Liệu pháp tế bào gốc phục hồi thính lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Một nhóm các nhà khoa học từ Bệnh viện Brigham (BWH) thuộc MIT, đã tìm ra phương pháp mới để điều trị tình trạng mất thính lực, bằng cách tái phát triển các tế bào lông siêu nhỏ có thể thu nhận được âm thanh. Phương pháp này có thể được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong 18 tháng tới. Con người có khoảng 15.000 tế bào lông tai trong, mỗi tế bào này đều thu nhận rung động âm thanh, chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện và truyền đến não để xử lí.

Ảnh minh họa

Theo thời gian, tiếng ồn quá lớn, thuốc men và tuổi già kết hợp lại làm chết những tế bào này - những lông siêu nhỏ này được gọi là stereocilia – dẫn đến mất thính lực. Một số loài động vật có thể tự tái tạo các tế bào này, tuy nhiên con người và động vật có vú không có khả năng đó. Nhưng một nhóm các nhà khoa học tại Boston nói rằng họ đã tìm ra một cách để khởi động những “nhà máy” sản xuất tế bào này của cơ thể và có thể phục hồi thính lực.

Jeffrey Karp, giáo sư tại BWH, Trường Y Harvard, và là tác giả của nghiên cứu mới xuất trên tạp chí Cell Reports và các đồng nghiệp đã tái phát triển những tế bào lông này bằng cách kích hoạt một tế bào gốc trong ốc tai được gọi là Lgr5 với một viên thuốc phân tử nhỏ. Một tế bào gốc tương tự được tìm thấy trong ruột người, cho phép cơ thể tái phát triển lớp lót bên ngoài của mỗi cơ quan theo chu kì năm ngày.

Trước đó, nhóm đã tiến hành nghiên cứu khả năng tái tạo tế bào lông trong một nghiên cứu về tế bào của niêm mạc ruột. Trong nghiên cứu được công công bố vào năm 2013, Karp và các đồng nghiệp công bố rằng họ có thể tạo ra một lượng lớn những tế bào ruột non và sau đó kích thích chúng phân hóa bằng cách cho chúng tiếp xúc với những phân tử nhất định.

Trong nghiên cứu đó, nhóm nhận ra rằng các tế bào cung cấp sự hỗ trợ về cấu trúc trong ốc tai cho thấy một số protein bề mặt tương tự như tế bào gốc của ruột. Vì vậy, họ đã quyết định áp dụng phương pháp tiếp cận tương tự với những tế bào hỗ trợ này.

Họ lấy những tế bào từ ốc tai của chuột, nuôi trong một đĩa thí nghiệm, để các phân tử kích thích tín hiệu wnt [loại protein truyền tín hiệu giữa các tế bào], khiến tế bào nhân lên nhanh chóng.

Tế bào lông ở tai.

Khi có một lượng lớn những tế bào trưởng thành (nhiều hơn khoảng 2.000 lần so với bất kì nghiên cứu nào được báo cáo trước đó), các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm một số những phân tử khác để kích thích các tế bào phân hóa thành những tế bào lông trưởng thành. Quá trình này tạo ra nhiều hơn khoảng 60 lần những tế bào lông trưởng thành so với kĩ thuật hoạt động tốt nhất trước đó.

“Chúng tôi không muốn mang lại hi vọng ảo tưởng, nhưng chúng tôi cảm thấy hết sức lạc quan từ công trình này. Và khả năng chúng tôi tạo ra được những tế bào lông thật sự là hấp dẫn”, Karp nói.

Bước tiếp theo là lấy dữ liệu thực nghiệm và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở người. Karp và Robert Langer từ MIT là những người đồng sáng lập công ty Frequency Therapeutics, đang tiến hành hướng đến thử nghiệm giai đoạn I trong 18 tháng tới.

“Đề xuất của họ rất mới mẻ và về cơ bản, bằng cách kích hoạt những tế bào hỗ trợ này, một tiến trình tự nhiên sẽ nối tiếp và một tỉ lệ nhất định sẽ trở thành những tế bào lông có khả năng đóng vai trò trong việc mã hóa âm thanh. Tôi không thấy bất kì dấu hiệu tiêu cực nào rõ rệt cho đến thời điểm hiện tại”, theo Nicolas Reed, chuyên gia tai mũi họng tại trường John Hopkins.

Theo Larry Medwetsky, Chủ tịch Phòng Nghe, Nói và Ngôn ngữ khoa học của trường Đại học Gallaudet, việc mất thính lực có thể gây ra những vấn đề lớn khi chúng ta già đi, bao gồm sự xuất hiện của bệnh Alzheimer, ngã và sự tách biệt xã hội.

“Đây không phải là vấn đề nhỏ”, Medwetsky nói. “Việc mất thính lực có thể ảnh hưởng đến tinh thần và tình cảm của bạn. Nếu có thể ngăn ngừa hoặc khắc phục nó, bạn cũng có thể khôi phục chất lượng cuộc sống và tránh được các vấn đề nêu trên.”

Nguồn[sửa]

Xem thêm[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này