Cải thiện thính lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giảm thính lực thường là vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng đôi khi vấn đề này có thể xảy ra ra ở mọi lứa tuổi, nếu lạm dụng đôi tai quá mức, vệ sinh hoặc giữ gìn đôi tai không đúng cách thì rất dễ gây nguy cơ mất thính lực. Hiện tại có hai hình thức mất thính lực, đó là mất thính lực thuộc thần kinh cảm nhận (sensorineural) và mất thính lực do không có sự dẫn truyền sóng âm (conductive). Mất thính lực thuộc thần kinh cảm nhận (SNHL) là loại phổ biến nhất và do tổn thương đến cơ quan cảm biến bên trong tai (ốc tai) hoặc đến dây thần kinh nối tai với não.[1] Thông thường, mất thính lực thuộc thần kinh cảm nhận không thể chữa trị bằng y khoa, nhưng có thể dùng một số phương pháp để hỗ trợ như máy trợ thính và cấy ghép ốc tai. Ngược lại, mất thính lực do không có sự dẫn truyền sóng âm (CHL) xảy ra khi sóng âm thanh bị chặn lại một phần khi truyền đến xương tai giữa.[2] Tuy nhiên, điều đáng mừng là mất thính lực do không có sự dẫn truyền sóng âm có thể chữa trị bằng y khoa.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Khám Tai[sửa]

  1. Khám tai. Nếu cảm thấy thấy thính lực bị giảm xuống hoặc có gì bất thường, bạn nên gặp chuyên viên y tế để kiểm tra tai, chuyên gia cũng có thể kiểm tra về tiểu sử và lối sống của bạn. Hầu hết các vấn đề ảnh hưởng xấu đến thính giác đều lành tính và có thể chữa được, do đó, bạn không nên quá lo lắng.
    • Đừng tự chẩn đoán hoặc nhờ bạn bè hoặc người nhà không có chuyên môn kiểm tra bên trong tai.
    • Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giới thiệu cho bạn chuyên gia về tai để kiểm tra thêm.
  2. Gặp chuyên gia để kiểm tra thính giác. Chuyên gia tai mũi họng hoặc chuyên viên thính học có thể tiến hành kiểm tra tai kỹ lưỡng hơn, bao gồm kiểm tra thính giác và thính lực, để đánh giá khả năng âm thanh truyền đến bộ não. Kiểm tra tai sẽ khá nhanh và không gây đau đớn và rất quan trọng do bước kiểm tra này sẽ xác định bệnh mất thính lực là vĩnh viễn hay không.
    • Chuyên gia tai mũi họng sẽ cho bạn biết trường hợp mất thính lực của bạn thuộc hình thức nào SNHL hoặc CHL.
  3. Hiểu rõ chẩn đoán của chuyên gia và phương pháp điều trị. Đảm bảo bạn hiểu rõ chẩn đoán bệnh của mình, nếu không bạn có thể nhờ bác sỹ giải thích lại rõ ràng và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị khác nhau. Nếu là SNHL, bạn sẽ gặp chuyên gia tai mũi họng để điều trị. Tuy nhiên, nếu là trường hợp CHL, sẽ có nhiều phương pháp điều trị hơn, bao gồm một số biện pháp điều trị đơn giản và an toàn, tùy thuộc vào nguyên nhân mất thính lực.
    • Tìm hiểu về căn bệnh mất thính lực trên internet để tìm ra phương pháp điều trị tiềm năng, đặc biệt đối với trường hợp CHL, nhưng lưu ý phải tìm trên những trang web y tế uy tín.

Chữa Mất thính lực thuộc Thần kinh Cảm nhận (SNHL)[sửa]

  1. Hiểu rõ SNHL là trường hợp mất thính lực không thể phục hồi một cách tự nhiên. Nếu bị SNHL, bạn không thể nghe bình thường theo cách tự nhiên hoặc điều trị tại nhà, nhưng tiến bộ trong y học và công nghệ chắc chắn có thể giúp bạn.
    • SNHL là hình thức mất thính lực phổ biến nhất của người Mỹ, khoảng 23% người Mỹ trên 65 tuổi đều bị mắc SNHL.[3]
    • Tiếp xúc với tiếng ồn quá to chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra SNHL (đặc biệt là mất thính lực tần số cao) và căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 15% người Mỹ trong độ tuổi từ 20 đến 69.[3]
  2. Đeo máy trợ thính. Máy trợ thính là một thiết bị điện tử nhỏ được đeo trong hoặc sau tai, giúp làm cho âm thanh to hơn bằng cách khuếch đại âm thanh vào tai cho to hơn. Máy trợ thính có ba phần chính: máy trợ thính nhận âm thanh thông qua micro, sau đó chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện và gửi đến bộ khuếch đại, và bộ khuếch đại sẽ khuếch đại âm thanh và gửi đến ốc tai qua loa nhỏ. Sau đó, âm thanh sẽ buộc những sợi lông nhỏ di chuyển bên trong ốc tai, kích thích dây thần kinh để gửi thông điệp đến trung tâm thính giác của não bộ.
    • Ngày này, máy trợ thính được thiết kế khá nhỏ gọn và hầu như không nổi bật nên bạn không cần quá e dè khi dùng máy.
    • Hoạt động của máy trợ thính có thể khác nhau một chút, tùy thuộc vào thiết bị điện tử là tín hiệu số hoặc tín hiệu tương tự.
  3. Cấy ốc tai nhân tạo. Nếu những sợi lông trong ốc tai bị tổn thương quá nghiêm trọng do nhiễm trùng, khối u hoặc chấn thương đầu, thì máy trợ tính sẽ không có nhiều hữu ích. Thay vào đó, bạn sẽ cần phẫu thuật bên trong tai, được gọi là cấy ghép ốc tai điện tử để phục hồi lại chức năng nghe, đây là thiết bị điện tử y tế giúp ốc tai vốn đã bị tổn thương cung cấp tín hiệu âm thanh đến não bộ.
    • Giá thành của phương pháp cấy mô ốc tai đắt hơn nhiều so với máy trợ thính.
  4. Dùng thiết bị công nghệ trợ thính (HAT). Có rất nhiều thiết bị công nghệ khác nhau có thể khuếch đại điện tử, truyền tải năng lượng điện từ, tín hiệu vô tuyến hoặc sóng hồng ngoại, được thiết kế để tự phóng to âm thanh hoặc dùng kết với với máy trợ thính hoặc mô cấy ốc tai nhân tạo.
  5. Chuẩn bị thủ tục phẫu thuật. Bạn cần phải làm phẫu thuật để làm khô nước bị nhiễm trùng trong tai trong, loại bỏ khối u hoặc định hình lại dị tật di truyền để giúp khôi phục lại thính lực. Nhớ rằng bất kỳ cuộc phẫu thuật nào đều có tính rủi ro, do đó bạn phải nắm rõ thông tin đầy đủ trước khi chọn phương pháp này.

Chữa Mất thính lực do Không có Dẫn truyền Sóng âm (CHL)[sửa]

  1. Làm sạch ống tai ngoài. Bị tắc nghẽn bởi ráy tai hoặc các mảnh vụn khác là nguyên nhân phổ biến gây ra CHL. Ráy tai với lượng rất ít thì tương đối lành mạnh và có thể bảo vệ, bôi trơn và kháng khuẩn cho đôi tai. Thông thường ống tai sẽ tự làm sạch, nhưng đôi khi sẽ bị tắc nghẽn hoặc bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng mất thính lực một phần, và gây ra cảm giác viêm mãn tai, ngứa hoặc ù tai. Chuyên gia khuyến cáo không nên dùng tăm bông để ráy sâu vào bên trong ống tai, bạn nên tìm phương pháp an toàn hơn như nhỏ vài giọt dầu khoáng, dầu em bé hoặc glycerin vào tai đang bị tắc.[4]
    • Nước oxy già hoặc hỗn hợp nước carbamide peroxide cũng có thể giúp làm tan ráy tai an toàn, mặc dù hai loại nước này có thể sẽ gây cảm giác nhức nhẹ hoặc cảm giác nóng rát trong vài phút.
    • Bạn có thể nhờ bác sĩ nhỏ các loại nước này vào tai hoặc tự nhỏ tại nhà, thông thường các loại nước này khá phổ biến và không đắt tiền. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng dung dịch nước muối ấm để đạt kết quả tốt nhất.
    • Một phương pháp khác làm sạch ống tai khác cũng được bác sỹ khuyến cáo không nên thực hiện là xông tai, do phương pháp này có thể gây bỏng tai và màng nhĩ thủng.
  2. Làm sạch vòi nhĩ. Một số bệnh như cảm cúm, viêm xoang và dị ứng tạo chất lỏng và chất nhầy làm tắc nghẽn vòi nhĩ (kết nối tai giữa với cổ họng trên và khoang mũi), dẫn đến đau tai, ù tai và giảm thính lực. Vòi nhĩ bị tắc thường sẽ tự thông, nhưng để nhanh hơn, bạn có thể cố gắng ngậm chặt miệng và giữ chặt mũi, sau đó nhẹ nhàng thổi như thể bạn đang qua thổi mũi.
    • Ngáp hoặc nhai kẹo cao su cũng có thể giúp thông vòi nhĩ.
    • Bạn có thể nghe tiếng "bùng" khi vòi nhĩ mở ra, như vậy áp lực giữa trong và ngoài tai đã được cân bằng.
  3. Dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hoặc làm ức chế tăng trưởng của vi sinh vật, như vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng ở tai trong và và tai giữa. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhiễm trùng tai, thì có thể dùng một số thuốc kháng sinh như amoxicillin để giúp phục hồi thính giác.
    • Lưu ý, một số thuốc kháng sinh dạng uống, chẳng hạn như erythromycin và tetracyclin, cũng có thể gây ra mất thính lực.

Luyện tập Bài tập Cải thiện Thính lực[sửa]

  1. Cải thiện thính lực bằng phương pháp tập thể dục. Nếu bạn không bị một trong hai trường hợp SNHL hoặc CHL, nhưng chỉ đơn giản muốn cải thiện thính lực thì bạn nên thương xuyên tập luyện bài tập tim mạch bởi vì bài tập này sẽ giúp tuần hoàn máu và tinh chỉnh bên trong tai.[5]
  2. Tập luyện lọc tiếng ồn. Nghe nhạc với âm lượng tương đối thấp khi đang trò chuyện với bạn bè. Mở thêm nhạc như nguồn âm thanh thứ hai, sau đó tiếp tục thêm nguồn âm thanh thứ ba trong khi tiếp tục trò chuyện. Phương pháp này sẽ tai bạn luyện lọc các âm thanh xung quanh.
  3. Luyện tập xác định nơi phát ra âm thanh. Nhắm mắt lại và yêu cầu bạn bè tự đi đến nơi nào đó mà bạn không biết trước, có thể cách bạn khoảng 6m hoặc xa hơn. Sau đó bạn của bạn sẽ rung chuông hoặc thổi còi, và bạn đoán âm thanh được phát ra từ nơi nào. Yêu cầu bạn lần lượt của bạn thay đổi hướng và khoảng cách và bạn tiếp tục đoán.
  4. Luyện tập phân biệt loại âm thanh. Nhắm mắt lại và lắng nghe tất cả các âm thanh khác nhau xung quanh bạn. Từ từ, từng âm thanh một, cố gắng phân biệt từng loại âm thanh mà bạn nghe được, cả ở gần và ở xa. Luyện tập càng lâu thì bạn sẽ phân biệt được càng nhiều loại âm thanh hơn.[6]
  5. Tải các ứng dụng phần mềm được thiết kế để cải thiện thính lực. Ví dụ như Clix (xác định sự khác biệt giữa các từ), Forbrain (nhận dạng âm thanh thích hợp trong giọng nói), và Carousel (liên hệ âm thanh với hình ảnh).[7]

Thay đổi Chế độ ăn uống[sửa]

  1. Ăn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và chức năng của tai bình thường. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe và tai như cá nước lạnh (cá trích, cá hồi), hầu hết các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và gần như tất cả các loại rau tươi và trái cây.[8]
    • Chất chống oxy hóa làm chậm lão hóa trên toàn cơ thể và bao gồm vitamin A, C và E. Chất chống oxy hóa trung hòa các gốc oxy tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể làm tổn thương tai.
    • Vitamin B3 (niacin) thúc đẩy lưu thông máu đến tai (và khắp cơ thể) bằng cách hơi nới rộng các mạch máu nhỏ, trong khi B6 (pyridoxamin) rất cần thiết để chức năng thần kinh khỏe mạnh.
    • Thiếu Vitamin B12 và folate (vitamin B9) có thể làm rối loạn chức năng thính giác liên quan đến tuổi tác, do đó phải đảm bảo cung cấp đủ hai loại vitamin cho cơ thể qua thực phẩm cũng như thực phẩm chức năng.[9]
  2. Tránh dùng thực phẩm có tác dụng tiêu cực đến thính giác. Ngoài việc bổ sung thêm một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bạn cũng nên tránh loại thực phẩm có hại để cơ thể khỏe mạnh và thính lực cũng tốt hơn.
    • Ăn nhiều mỡ động vật bão hòa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, có thể làm gây nguy cơ tắc động mạch. Đôi tai của bạn cần được lưu lượng máu thích hợp để phát triển tốt.
    • Tiêu thụ nhiều muối cũng có thể làm tăng lượng nước trong tai.
  3. Tránh một số kim loại nặng như thủy ngân, thạch tín và kẽm. Kim loại nặng rất độc hại cho tế bào thần kinh (đặc biệt đối với một số tế bào thần kinh nhỏ như tế bào thần kinh ở tai trong) và cuối cùng có thể phá hủy tế bào thần kinh đó. Cơ thể không thể tự loại bỏ quá nhiều kim loại nặng, vì vậy lâu ngày kim loại nặng được tích tụ và trở nên nguy hiểm hơn.
    • Thực phẩm thường chứa lượng thủy ngân tương đối cao như một số loài cá: cá mập, cá kiếm, cá kình và cá thu.

Ngăn ngừa Mất thính lực[sửa]

  1. Ngăn chặn mất thính lực do ảnh hưởng của tiếng ồn lớn. Mặc dù SNHL không thể chữa trị, nhưng bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn bằng cách tránh và giảm tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc trong trường hợp không thể tránh, bạn nên đeo nút tai.
    • Xem xét lại có nên đi đến buổi hòa nhạc rock hoặc các sự kiện thể thao như đua xe.
    • Giảm âm lượng của thiết bị MP3 khi nghe nhạc.
  2. Bảo vệ đôi tai khỏi các vật nhọn. Đừng bao giờ đặt vật sắc nhọn vào tai! Đâm cây ghim, bút chì, dao hoặc vật sắc nhọn khác vào tai có thể gây thủng màng nhĩ dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
    • Nếu màng nhĩ bị thủng có thể dẫn đến đau đớn, chóng mặt, và ù tai.[10]
  3. Xem xét loại thuốc có ảnh hưởng đến thính giác. Có một số loại thuốc rất an toàn và thường được dùng theo liều quy định, nhưng cũng có một số loại thuốc đặc trị các triệu chứng nhẹ như đau đầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác.
    • Thuốc giảm đau như aspirin đã được chứng minh có thể gây phá vỡ dòng điện ở tai trong.[11]
    • Thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và bệnh ung thư cũng gây nguy cơ mất thính giác cao hơn.
    • Thậm chí một số loại thuốc hóa trị có thể gây ra mất thính lực vĩnh viễn, như cisplatin, 5-fluorouracil, bleomycin, và nitrogen mustard.
    • Dùng aspirin ở liều cao có thể gây ra mất thính lực tạm thời.[12]
    • Thuốc đặc trị sốt rét như quinine và chloroquine cũng có thể gây ra mất thính giác tạm thời.[12]
  4. Một số bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính giác. Đừng để cảm cúm, nhiễm trùng xoang lạnh hoặc dị ứng hoặc trở thành mãn tính, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tai và làm giảm thính lực. Giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh để tự cơ thể tự nhiên có thể chống lại nhiễm trùng.
    • Ngủ nhiều, uống nhiều nước, kiểm soát căng thẳng và ăn thức ăn bổ dưỡng sẽ rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch của bạn.
    • Một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như tiểu đường, cũng có thể dẫn đến mất thính lực. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên tìm mọi cách để kiểm soát bệnh và khi cảm giác đau tai lập tức đến gặp bác sỹ. Do đây có thể là dấu hiệu tình trạng hoại tử viêm tai ngoài, có thể dẫn đến giảm thính lực và thậm chí có thể làm mất thính lực hoàn toàn.[13]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu khi bạn không thể nghe rõ, nhớ nói chuyện với giọng hơi mềm hơn và nhỏ so với bạn nghĩ, bởi vì thông thường khi nghe không rõ hoặc không nghe được giọng mình, chúng ta sẽ có xu hướng nói to.
  • Suy nghĩ về việc bỏ thuốc vì thông thường những người hút thuốc có nguy cơ giảm thính lực cao hơn so với người không hút.[14]
  • Ù tai là một dấu hiệu tai trong bị tổn thương và có thể là tiền thân của việc mất thính lực.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này