Loại bỏ thư rác

Từ VLOS
(đổi hướng từ Loại bỏ Thư rác)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thư rác đã trở thành một vấn đề thường trực trong hoạt động trực tuyến. Dù thư rác có thể dễ dàng bị xem nhẹ, nhưng vô tình nhấp chuột vào liên kết của thư rác có thể khiến bạn bị vi-rút tấn công và lấy cắp thông tin hay dữ liệu. Hãy chủ động chặn thư rác được gửi đến, hộp thư sẽ vô cùng biết ơn bạn đấy!

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xác định Thư rác[sửa]

  1. Kiểm tra người gửi. Thư rác luôn đến từ những người gửi không xác định hoặc thường được gửi đi từ những địa chỉ email lạ. Điều đó không có nghĩa là mọi email lạ đều là thư rác. Thông báo, email quản trị website (cài đặt lại mật khẩu, yêu cầu chứng thực,...) và nhiều nội dung khác đều có thể được được gửi đi từ những địa chỉ không hề quen thuộc với bạn.
  2. Kiểm tra các liên kết. Chỉ nhấp chuột vào những liên kết đến từ người gửi đáng tin cậy. Mục tiêu cuối cùng của thư rác chính là khiến bạn nhấp vào một liên kết nào đó. Nếu trong email có chứa liên kết và bạn không thể nhận diện được người gửi, có khả năng cao đó chính là thư rác. Di chuột lên bất kỳ một liên kết để kiểm tra đích đến trên trình duyệt hay trên thanh trạng thái của người dùng email.
  3. Kiểm tra chính tả. Thư rác thường sai chính tả hoặc có cách dùng từ lạ, bao gồm cả việc viết hoa và ngắt câu kỳ quặc. Trong nhiều trường hợp, chúng còn có những đoạn vô nghĩa ở cuối thư.
  4. Đọc nội dung thư. Bất kỳ email nào thông báo rằng bạn đã giành chiến thắng trong một cuộc thi mà bạn chưa bao giờ tham dự, đề nghị trao cho bạn một món tiền vô chủ, hay hứa hẹn các thiết bị điện tử hoặc dược phẩm miễn phí đều bất hợp pháp. Mọi email yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu cũng có vấn đề (website hợp pháp luôn có chương trình tái thiết lập mật khẩu tự động). Hãy bỏ qua mọi yêu cầu từ người lạ.
    • Rất nhiều dịch vụ email có chức năng xem trước, cho phép bạn đọc nội dung mà không cần mở email.
  5. Kiểm tra tệp đính kèm. Phần mềm độc hại và vi-rút thường ngụy trang dưới dạng đính kèm. Đừng bao giờ tải đính kèm từ người gửi mà bạn không tin tưởng hoặc không nghĩ là sẽ gửi thư cho bạn.[1]

Phòng ngừa Thư rác[sửa]

  1. Đừng công khai địa chỉ email của bạn lên mạng.“Robots” (chương trình được viết nhằm khai thác địa chỉ email từ các website) có thể nhanh chóng thu thập được hàng ngàn địa chỉ email một lúc từ những website mà tại đó, địa chỉ email được công khai. Đồng thời, đôi khi người ta cũng dùng email trên các website để đăng ký nhận những món đồ miễn phí (iPod, Nhạc chuông, Ti vi,…).[2]
  2. Đảm bảo địa chỉ email của bạn không thể quét được. Trong trường hợp bắt buộc phải cung cấp thông tin liên hệ, hãy làm điều đó một cách sáng tạo (tôi [át] yahoo [chấm] com). Có nhiều cách thể hiện địa chỉ email mà vẫn gây khó khăn cho các chương trình thư rác tự động trong việc lợi dụng chúng, bao gồm sử dụng hình ảnh cho email hay dùng mã Java thực hiện cấu trúc động hiển thị của địa chỉ email..
  3. Không đặt tên đăng nhập giống địa chỉ email. Tên đăng nhập hầu như luôn công khai và trong trường hợp đó, xác định email của bạn chỉ còn đơn giản là xác định đúng dịch vụ thư điện tử để bổ sung phần sau của email. Điều này còn dễ dàng hơn với những dịch vụ như Yahoo! Chat khi mà mọi người dùng đều có email dạng @yahoo.com. Tránh sử dụng phòng trò chuyện gắn với địa chỉ email của bạn.
  4. Dùng nhiều email thay thế để xác định và loại bỏ nguồn thư rác. Hãy lập một tài khoản chính, sau đó tạo nhiều tài khoản khác nhau cho những mục đích khác nhau (một cho bạn bè, một cho các trang giải trí, một cho các dịch vụ tài chính,…).
    • Trong gmail, bạn có thể thêm dấu "+" vào địa chỉ. Ví dụ, bạn có thể đăng ký email cho tin tức là Ten+tintuc@gmail.com nếu địa chỉ email của bạn là Ten@gmail.com.
    • Đặt chế độ chuyển tiếp đến tài khoản chính của bạn cho tất cả những tài khoản trên. Nhờ đó, bạn không cần mất công kiểm tra nhiều tài khoản email.
    • Nếu bạn bắt đầu nhận được thư rác từ một trong những tài khoản thay thế, bạn có thể xác định được nó đến từ địa chỉ nào và giải quyết đơn giản bằng cách hủy đi tài khoản đó.
  5. Đừng bao giờ trả lời thư rác. Trả lời hay nhấn vào liên kết “Unsubscribe” (Hủy đăng ký) sẽ khiến bạn nhận được nhiều thư rác thêm, bởi giờ đây địa chỉ email của bạn đã được xác nhận là đang hoạt động. Cách tốt nhất là báo thư rác và xóa chúng bằng các bước dưới đây.[3]

Chặn và Báo Thư rác[sửa]

  1. Chặn và báo thư rác trong Gmail. Hầu hết thư rác đều được phát hiện tự động và chuyển vào thư mục Spam (Thư rác), nơi mà chúng sẽ bị xóa sau 30 ngày. Nếu bạn tin rằng trong hộp thư của bạn có thư rác, chọn hộp nằm kế bên thư đó và nhấp chuột vào nút “Report Spam” (Báo cáo spam) ở thanh công cụ phía trên.
    • Nếu vô tình báo thư rác, bạn có thể nhấn vào liên kết Undo (Hoàn tác) ở phía trên của trang để khôi phục lại.
    • Mỗi lần bạn báo cáo thư rác, chức năng lọc thư tự động của Gmail sẽ được cải thiện.
    • Nếu có một email hợp lệ trong thư mục Spam của bạn, hãy chọn và nhấp chuột vào nút “Not spam” (Không phải spam). Chỉ thực hiện khi bạn chắc chắn về email đó.
  2. Chặn và báo cáo thư rác trong Yahoo! Mail. Yahoo! có bộ lọc thư rác rất mạnh và hầu như mọi thư rác sẽ tự động được chuyển vào thư mục Spam. Nếu bạn tin rằng hộp thư đến của bạn có thư rác, chọn hộp thoại cạnh thư đó và chọn nút “Spam” ở thanh công cụ phía trên.
    • Bạn có thể thêm người gửi và miền vào Blocked list (danh sách Chặn). Tuy nhiên, việc này có thể không giúp ích nhiều vì người gửi thư rác thường xuyên thay đổi địa chỉ hoặc chỉ dùng những miền tạm thời.
  3. Chặn thư rác trong Outlook. Outlook cung cấp Junk Filter (Bộ lọc Thư rác) được cài đặt mặc định ở mức bảo vệ Low (Thấp). Điều này chỉ giúp chặn hầu hết các thư có khả năng là thư rác cao và chuyển chúng về thư mục Junk (Thư rác). Bạn có thể nâng mức bảo vệ của bộ lọc bằng cách chọn tab Home và nhấp chuột vào Junk. Chọn “Junk E-mail Options” (Tùy chọn Thư rác). Chọn tab Options (Tùy chọn) và cài đặt bộ lọc ở mức bạn mong muốn.[4]
    • Mỗi cấp độ bảo vệ của bộ lọc đều được giải thích. Cấp độ High (Cao) có thể chuyển cả những email hợp lệ vào thư mục Junk, do đó bạn cần kiểm tra Junk thường xuyện.
    • Cài đặt chương trình chặn thư rác của bên thứ ba. Có nhiều lựa chọn đối với tiện ích lọc thư rác cho Outlook được cấp bởi bên thứ ba. Những tiện ích này cung cấp chức năng lọc nâng cao và cập nhật thông tin chống thư rác. Một số tiện ích phổ biến bao gồm: DesktopOne, SpamAid, and Spam Reader ([5]).
  4. Báo cáo Thư rác. Trước khi xóa, hãy chuyển thư rác của bạn đến: spam@uce.gov. Đây là hộp Thư rác của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission - FTC). Các email gửi đến đây sẽ được điều tra. Nếu đó thật sự là thư rác, người gửi ban đầu có thể sẽ bị phạt 500 Đô la mỗi thư. Càng nhiều thư xuất phát từ cùng một nguồn thư rác được chuyển đến bởi những người dùng khác nhau, khả năng nguồn thư rác này bị điều tra sẽ càng cao.[6]
    • Bạn có thể báo thư rác cho những tổ chức chống thư rác như SpamCop hay KnujOn. Đây là những tổ chức báo cáo nguồn thư rác đến các nhà cung cấp dịch vụ internet (Internet Service Provider - ISP) và các cơ quan chính phủ.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu mong muốn tham gia dịch vụ thư mục, BBS (Bulletin board system ) hoặc các trang mạng xã hội, rất có thể, đầu tiên, bạn sẽ tìm kiếm email liên lạc trên các trang web. Nếu có vô số địa chỉ được trả về, trang web đó có thể không an toàn và hãy nhớ đừng bao giờ cung cấp bất kỳ thông tin nào của bạn!
  • Nếu bạn cần nhưng không muốn cấp địa chỉ email để chứng thực một tài khoản trực tuyến, bạn có thể dùng ten@mailinator.com. Mailinator.com không yêu cầu bạn phải đăng ký tài khoản, bạn chỉ cần kiểm tra hộp thư với tên tùy chọn. Bạn cũng cần lưu ý rằng người khác cũng có thể đọc được email gửi đến mailinator.com miễn là họ có thể đoán được tên bạn dùng. Đồng thời, email được gửi đến mailinator.com chỉ tồn tại một vài giờ trước khi bị xóa và mọi đính kèm trên email đều tự động bị loại bỏ.
  • Một cách khác, bạn có thể dùng https://meandmyid.com. Dịch vụ này cho phép bạn tạo vô số email độc và riêng tư. Những email này sẽ được chuyển tiếp đến tài khoản cá nhân của bạn. Nhờ đó, tính bảo mật được đảm bảo và bạn chỉ việc khóa hoặc xóa những địa chỉ bị thư rác tấn công.
  • Tránh nhấp chuột vào liên kết trong bài của Wiki. Hiện nay thư rác bài đăng đã xuất hiện, chúng chèn ngẫu nhiên các liên kết vào những trang cung cấp dịch vụ viết bài. Một dạng thư rác khác là các chương trình thư rác tạo những trang ngẫu nhiên về các chủ đề, chẳng hạn như về bốt UGG. Những trang này cũng chứa các liên kết rác, bất kể chúng có mối liên hệ nào với chủ đề hay không hay thậm chí còn được đặt ở vị trí rất hợp lý.
  • Có hai việc bạn cần làm để xác định liệu địa chỉ email hay trang web của bạn đang gặp rắc rối hay không.
    • Nếu bạn có một trang web, mở trang Contact (Danh bạ) trên trình duyệt như Firefox và kiểm tra trang nguồn. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy tại View (Xem) > Page Source (Trang Nguồn). Ở cửa sổ nguồn, nhấn tổ hợp phím Control-F (tìm kiếm) và gõ @. Nhấn enter. Nhấn giữ phím F3 (tìm kiếm lại) cho đến khi tất cả @ xuất hiện trong đoạn mã. Hãy lưu ý mọi thứ trông giống địa chỉ email. Nếu điều này xảy ra, liên hệ với bộ phận bảo trì trang web của bạn và kiên quyết yêu cầu trang web được bảo vệ khỏi các chương trình khai thác thư rác.
    • Tìm kiếm địa chỉ email của bạn trên Google, hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác. Nếu bạn tìm thấy nguồn của trang thống kê có chứa email của bạn, hãy liên hệ ngay với chủ của tất cả các trang trên và yêu cầu họ dỡ bỏ hoặc bảo vệ địa chỉ cho bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này