Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Loại bỏ móng chân chết
Từ VLOS
Móng chân chết có thể gây nhiều bất tiện và đau đớn, khiến bạn không muốn đeo dép xăng-đan hay để lộ ngón chân. Móng chân chết có thể do nhiều nguyên nhân, trong số đó bao gồm chấn thương (ví dụ như chân bị chèn liên tục vào phía trước giày chạy bộ) và nấm móng chân.[1] Ngay cả khi móng chân đã chết và ngừng phát triển hoàn toàn, bạn vẫn có thể loại bỏ móng chân và điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn.[2] Loại bỏ móng chân giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp móng chân lành lại sau chấn thương.[3] Khi được chăm sóc đúng cách, móng chân sẽ trở lại bình thường sau 6-12 tháng.[4] Để đảm bảo chắc chắn về tình trạng của móng chân, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn trước khi loại bỏ móng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chăm sóc vết phồng rộp[sửa]
-
Chú
ý
sự
hiện
diện
của
vết
phồng
rộp.
Móng
chân
chết
thường
hình
thành
khi
vết
phồng
rộp
(rộp
máu)
phát
triển
dưới
móng.
Vết
phồng
rộp
có
thể
khiến
da
dưới
móng
chết
đi
và
móng
rời
khỏi
ngón
chân.[5]
- Nếu móng chân chết do lý do khác, bao gồm nhiễm nấm, thường sẽ không có vết phồng rộp để lưu dẫn dịch. Bạn có thể bỏ qua bước này để đọc tiếp phần "Loại bỏ móng chân" và tiến hành quy trình loại bỏ, chăm sóc sau khi loại bỏ móng. Trong trường hợp nhiễm nấm, bạn cần đi khám bác sĩ để được kê đơn kem kháng nấm phù hợp.
- Không cố lưu dẫn vết phồng rộp dưới móng nếu bị tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên hoặc vấn đề với hệ miễn dịch.[6] Những vấn đề này có thể khiến nhiễm trùng mất nhiều thời gian để điều trị và vết thương không lành lại do hệ miễn dịch suy yếu và thiếu tuần hoàn máu để chữa lành. Trong trường hợp đó, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Vệ sinh ngón chân. Bạn cần rửa sạch móng chân và ngón chân bằng nước và xà phòng. Rửa cả bàn tay với xà phòng và nước. Bước khử trùng ngón chân và bàn tay là rất quan trọng trước khi tiến hành xuyên vết phồng rộp hoặc loại bỏ móng chân. Vi khuẩn trú ẩn còn sót lại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
-
Khử
trùng
và
đốt
nóng
đầu
ghim
hoặc
kẹp
giấy
đã
được
ép
thẳng.
Dùng
cồn
Isopropyl
để
lau
và
khử
trùng
ghim
sạch,
nhọn
hoặc
đầu
kẹp
giấy.
Đốt
nóng
đầu
nhọn
của
ghim
hoặc
kẹp
giấy
trên
ngọn
lửa
đến
khi
nóng
đỏ
thấy
rõ.[9]
- Để tránh nhiễm trùng một cách tốt nhất, bạn nên tiến hành khử trùng dưới sự giám sát của chuyên viên y tế. Thực hiện quy trình điều trị y tế tại nhà, ngay cả quy trình đơn giản nhất, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc xảy ra sơ xuất gây đau đớn hoặc nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được loại bỏ móng chân thay vì tự thực hiện tại nhà.
- Lưu ý có thể dùng kẹp giấy kim loại đầu cùn thay cho ghim nếu bạn cảm thấy không an tâm khi xuyên qua vết phồng rộp bằng ghim đầu nhọn. Nếu chưa từng thử lưu dẫn dịch từ vết phồng rộp, bạn nên dùng kẹp giấy cho an toàn. Lưu ý chuẩn bị sẵn ghim khử trùng đề phòng trường hợp cần xuyên qua vết phồng rộp.
- Chỉ đốt nóng đầu ghim. Phần còn lại của cây ghim sẽ ấm và chỉ phần đầu ghim mới phải nóng đỏ. Cẩn thận tránh bỏng tay trong khi xử lý.
-
Đâm
xuyên
đầu
ghim
qua
móng.
Đặt
đầu
ghim
đã
đốt
nóng
lên
móng,
ngay
phía
trên
vết
phồng
rộp.
Giữ
chắc
và
để
nhiệt
độ
cao
làm
nóng
chảy
một
lỗ
xuyên
qua
móng.[9]
- Nếu có thể tiếp cận vết phồng rộp bằng cách đưa ghim vào dưới đầu móng, bạn không cần phải đốt nóng chảy một lỗ xuyên qua móng nữa. Sau đó, chỉ việc lưu dẫn dịch từ vết phồng rộp bằng cách xuyên đầu ghim nóng qua.
- Vì trong móng không có dây thần kinh nên đâm ghim nóng qua móng sẽ không gây đau. Tuy nhiên, tránh tạo áp lực khi đâm ghim qua móng để không làm bỏng da bên dưới.[5]
- Tuy độ dày của móng mà bạn có thể cần hơ nóng lại đầu ghim nhiều lần và lặp lại bước xuyên ghim qua móng tại cùng một vị trí trên móng.
-
Xuyên
qua
vết
phồng
rộp.
Sau
khi
tạo
lỗ
trên
móng,
bạn
có
thể
dùng
đầu
ghim
đâm
vào
vết
phồng
rộp
và
để
dịch
lưu
dẫn
ra
ngoài.
- Để giảm thiểu cảm giác khó chịu hoặc đau, bạn nên để ghim nguội bớt đến mức nhiệt chịu được trước khi xuyên ghim qua vết phồng rộp.
- Nếu có thể, nên xuyên ghim ở vị trí quanh mép ngoài của vết phồng rộp. Cố gắng đừng chạm đến vùng da bên dưới. Tuyệt đối không chạm tay vào vùng da dưới móng để tránh nhiễm trùng.
-
Chăm
sóc
vết
thương.
Ngay
sau
khi
lưu
dẫn
vết
phồng
rộp,
bạn
nên
ngâm
móng
chân
vào
nước
ấm
và
hơi
có
bọt
xà
phòng
khoảng
10
phút.
Tiếp
theo,
tiếp
tục
ngâm
móng
chân
trong
nước
xà
phòng
3
lần
mỗi
ngày,
mỗi
lần
10
phút,
đến
khi
vết
phồng
rộp
lành
hẳn.
Sau
khi
ngâm
nước,
bạn
nên
thoa
thuốc
mỡ
kháng
khuẩn
hoặc
thuốc
mỡ
thoa
vết
phồng
rộp
ngón
chân
rồi
dùng
băng
gạc
sạch
quấn
lại.[10]
Bước
này
giúp
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng.
- Tùy kích thước và mức độ nghiêm trọng của vết phồng rộp mà bạn có thể cần tiến hành lưu dẫn dịch nhiều lần đến khi hết hoàn toàn. Cố gắng lưu dẫn dịch còn sót lại trong vết phồng rộp từ cùng một lỗ mà bạn đã tạo ra trên móng chân từ lần lưu dẫn trước.
Loại bỏ móng chân[sửa]
- Rửa vùng da quanh ngón chân. Trước khi loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng chân, bạn cần rửa ngón chân với nước xà phòng ấm. Lau khô trước khi sang bước tiếp theo. Vệ sinh cả bàn chân, ngón chân và móng trước khi loại bỏ móng chân sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần rửa tay sạch để giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn.
-
Tỉa
phần
trên
của
móng
càng
nhiều
càng
tốt.
Cắt
phần
móng
nằm
trên
da
chết
để
ngăn
bụi
bẩn
và
vi
khuẩn
mắc
kẹt
dưới
móng
chân
chết.[11]
Loại
bỏ
móng
cũng
giúp
da
dưới
móng
lành
nhanh
hơn.
- Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần khử trùng bấm móng bằng cồn Isopropyl trước khi dùng. Dùng bấm móng sắc sẽ tốt hơn bấm cùn vì bấm cùn có thể làm nứt móng trong quá trình loại bỏ.
- Kiểm tra móng trước khi tỉa. Nếu móng đã bắt đầu chết, bạn sẽ có thể kéo phần móng chết ra khỏi da dễ dàng. Phần móng có thể kéo khỏi da mà không gây đau đớn là phần bạn cần cắt bỏ.
- Quấn móng chân. Sau khi loại bỏ phần trên của móng, dùng băng gạc không dính để quấn cố định quanh móng. Phần da mới lộ ra sẽ như thịt sống và mềm nên việc quấn móng chân sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, nên thoa thuốc mỡ kháng khuẩn lên da để tăng quá trình lành lại và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
-
Chờ
trước
khi
loại
bỏ
phần
móng
còn
lại.
Mặc
dù
mỗi
trường
hợp
sẽ
khác
nhau
nhưng
thông
thường,
bạn
cần
chờ
vài
ngày
(tốt
nhất
là
2-5
ngày)
trước
khi
loại
bỏ
phần
móng
còn
lại.[11]
Móng
chân
sẽ
chết
dần
và
ít
đau
hơn
nhiều
nếu
bạn
chờ
vài
ngày
rồi
mới
loại
bỏ.
- Trong khi chờ phần đáy móng chết để loại bỏ, bạn cần giữ cho móng chân sạch hết mức có thể. Nghĩa là bạn cần nhẹ nhàng rửa sạch móng bằng xà phòng và nước sạch, thoa thuốc mỡ kháng khuẩn và quấn sơ băng gạc xung quanh.
-
Kéo
phần
móng
còn
lại.
Khi
phần
móng
còn
lại
chết
hẳn,
bạn
có
thể
cầm
và
kéo
móng
ra
theo
chuyển
động
từ
trái
qua
phải.[11]
Trong
khi
kéo,
bạn
sẽ
cảm
nhận
được
móng
đã
sẵn
sàng
để
được
kéo
bỏ
chưa.
Ngừng
kéo
móng
nếu
thấy
đau.
- Bạn có thể thấy máu chảy ra nếu móng còn dính với góc của lớp biểu bì nhưng cơn đau khi chảy máu không được dữ dội.
Chăm sóc sau khi loại bỏ móng chân chết[sửa]
- Giữ sạch và quấn băng cho ngón chân. Sau khi loại bỏ hoàn toàn móng và để lộ phần da thịt sống, bạn cần vệ sinh ngón chân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Bên cạnh đó, nên thoa thuốc mỡ kháng khuẩn và quấn băng gạc lỏng quanh ngón chân.[12] Nên nhớ đây là vết thương nên bạn cần điều trị nhẹ nhàng đến khi lớp da mới phát triển.
-
Cho
da
thời
gian
“thở”.
Mặc
dù
việc
giữ
sạch
và
bảo
vệ
ngón
chân
là
quan
trọng
nhưng
bạn
cũng
cần
cho
da
mới
tiếp
xúc
với
không
khí
để
có
thời
gian
lành
lại.
Trong
khi
nằm
gác
chân
xem
tivi,
bạn
có
thể
tháo
băng
gạc
ra
cho
móng
chân
tiếp
xúc
với
không
khí.
Mặt
khác,
khi
đang
đi
bộ
ngoài
đường,
đặc
biệt
là
khi
mang
giày
hở
ngón,
bạn
phải
băng
ngón
chân
lại.
- Thay băng quấn mỗi khi vệ sinh vết thương. Ngoài ra, thay băng gạc mỗi khi băng bẩn hoặc ướt.
- Điều trị vùng da hở. Thoa kem hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn lên vết thương ít nhất một lần mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và tiếp tục đến khi da non nhú lên. Kem không kê đơn là đủ trong hầu hết các trường hợp, nhưng bạn có thể cần dùng kem do bác sĩ kê đơn nếu bị nhiễm trùng.
-
Để
chân
nghỉ
ngơi.
Để
chân
nghỉ
ngơi
càng
nhiều
càng
tốt
trong
những
ngày
đầu
sau
khi
loại
bỏ
móng,
đặc
biệt
là
vì
chân
sẽ
khá
đau.
Sau
khi
bớt
đau
và
bớt
sưng,
bạn
có
thể
dần
trở
lại
với
hoạt
động
bình
thường,
bao
gồm
tập
thể
dục.
Tuy
nhiên,
không
được
ép
bản
thân
làm
việc
gây
đau
chân.
- Nếu có thể, nên nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm. Nâng chân lên cao hơn tim giúp giảm sưng và đau.[13]
- Trong khi móng mọc lại, bạn nên tránh mang giày chật hoặc ôm sát khiến móng bị chèn ép.[14] Nên mang giày bít ngón để bảo vệ giường móng trong quá trình phục hồi, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Nhận biết thời điểm nên đi khám bác sĩ. Triệu chứng đau dữ dội có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sưng, ấm quanh móng, chảy mủ từ móng, vệt đỏ kéo dài từ vết thương, sốt.[15] Đừng chờ đến khi nhiễm trùng nghiêm trọng mà phải đi khám bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu bất ổn.
Cảnh báo[sửa]
- Không gắng sức loại bỏ móng chân chưa chết. Nếu cần loại bỏ móng vì lý do nào đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhờ chuyên gia y tế loại bỏ móng bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
- Không lưu dẫn dịch từ vết phồng rộp hoặc loại bỏ móng chân khi bị tiểu đường, mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc các bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nước ấm
- Xà phòng
- Khăn sạch
- Ghim đầu nhọn và/hoặc kẹp giấy cùn
- Miếng bông tẩy trang
- Cồn Isopropyl
- Bật lựa (quẹt ga) hoặc nguồn lửa tương tự
- Băng gạc không dính
- Dụng cụ bấm móng
- Thuốc mỡ kháng sinh
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.footvitals.com/toenails/black-toenail.html
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/nonsurgical-nail-removal-for-fungal-nail-infections
- ↑ http://www.drugs.com/cg/toenail-fingernail-removal.html
- ↑ http://woundcaresociety.org/if-my-toenail-is-falling-off-should-i-take-it-off
- ↑ 5,0 5,1 http://runblog.adamcondit.com/2013/07/30/5-steps-to-safely-remove-dead-toenails/
- ↑ http://www.webmd.com/first-aid/how-to-drain-blood-from-under-a-nail
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/ART-20056691
- ↑ http://www.cdc.gov/hicpac/Disinfection_Sterilization/8_0Iodophors.html
- ↑ 9,0 9,1 http://www.healthline.com/health-blogs/outdoor-medicine/subungual-hematoma
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ 11,0 11,1 11,2 http://runblog.adamcondit.com/2013/07/30/5-steps-to-safely-remove-dead-toenails/
- ↑ http://www.footvitals.com/surgery/toenail-removal.html
- ↑ http://www.drugs.com/cg/toenail-fingernail-removal-aftercare-instructions.html
- ↑ http://www.drugs.com/cg/toenail-fingernail-removal-aftercare-instructions.html
- ↑ http://www.fairview.org/healthlibrary/Article/116569EN