Một số đặc điểm giải phẫu-sinh lý của rùa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nhân dịp CỤ RÙA HỒ GƯƠM đang được đưa vào khu chữa bệnh, VLOS tóm tắt giới thiệu với bạn đọc tài liệu của Lawson và Kardong về một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của rùa.

Hệ hô hấp

Hệ hô hấp của rùa có những đặc điểm khác biệt với hệ hô hấp của chim và các loài động vật có vú. Khí quản của rùa kéo dài do tim và các cơ quan nội tạng khác nằm dịch hẳn về phía sau và đồng thời, do cổ có khả năng kéo dài (Lawson 1979). Cấu trúc xốp của phổi tạo các khe, hốc hình tổ ong cho mạng lưới đường dẫn khí.

Mai rùa đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí của phổi. Độ cứng của mai hạn chế sự sử dụng các xương sườn trong động tác hô hấp. Thay vào đó, rùa sở hữu những tấm cơ rộng trong mai. Các cơ này co giãn ép không khí ra vào phổi. Thêm vào đó, rùa có khả năng tạo sự thay đổi áp lực trong phổi bằng cách thò chân ra khỏi mai hay rút chân vào trong mai (Kardong 1998). Rùa có hai xoang lớn là xoang bao tim và xoang màng phổi-màng bụng. Xoang bao tim dịch chuyển về phía sau và xuống phía dưới và nằm ở trước xoang màng phổi-bụng. Do rùa thiếu phần lớn các cơ bụng nên mặt bụng của các xoang này nằm tiếp giáp với các xương vùng bụng.

Hệ tiêu hóa của rùa tương tự hệ tiêu hóa của các động vật có xương sống khác. Khác với các loài lưỡng cư, rùa không có tuyến nhờn.Tuy nhiên, rùa có tuyến nước bọt. Dạ dày có hai vùng thượng vị và hạ vị. Ruột non có 3 đoạn: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Các đoạn này, tương tự như ruột của các loài có vú, khác nhau về vị trí và hình thái ngoài. Ở chố tiếp nối giữa ruột non và ruột già có trực tràng nhỏ đổ vào xoang niệu sinh dục (lỗ huyệt), nơi dẫn đến hậu môn (chỗ mở ra của đường tiêu hóa).

Hệ sinh dục và hệ tiết niệu của rùa, giống như ở nhiều loài động vật khác, có liên hệ chặt chẽ về giải phẫu học và được xếp chung vào hệ tiết niệu-sinh dục. Hệ ống dẫn niệu-bàng quang của rùa rất đặc biệt. Chất thải của cả hệ niệu và trứng/tinh trùng được đưa ra ngoài qua lỗ huyệt. Đặc điểm giải phẫu này tương tự như ở đa số các loài chim. Hệ thống niệu quản-bóng đái có đặc điểm đặc biệt: Hệ thống thứ nhất đổ nước tiểu vào phần đầu của xoang niệu-sinh dục (phần này khi giãn ra có thể tạo thành hai thùy). Cạnh bên kia của ổ nhớp là bóng đái phụ (Lawson 1979). Thận của rùa cùng nhóm thận của các động vật có màng ối (Kardong 1998). Ở đa số động vật có vú thận nằm hai bên, phía dưới các đốt sống vùng hôn; ở rùa, thận có dạng dẹp và nằm sát mặt dưới mai (Dawson 1998).

Còn nữa

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này