Mở một cửa hàng trực tuyến

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mở một cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế so với cửa hàng thông thường: bạn không trả tiền thuê mặt bằng và bạn có thể thu hút được hàng triệu khách hàng từ chính nhà mình. Để thành công từ lần đầu tiên, bạn nên dành nhiều công sức tạo cửa hàng trực tuyến của mình hấp dẫn như dành cho bất kỳ công việc nào khác. Bạn cần một sản phẩm tuyệt vời, trang web thân thiện và một kế hoạch tiếp thị hoàn chỉnh. Hãy đọc các lời khuyên dưới đây để bắt đầu.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Phát triển Kế hoạch Sản phẩm và Kế hoạch Kinh doanh[sửa]

  1. Hãy quyết định xem bạn muốn bán cái gì. Nếu bạn muốn bắt đầu mở cửa hàng trực tuyến, tức là bạn đã có ý tưởng về sản phẩm chào bán. Hãy nhớ rằng có những thứ rất phù hợp với bán trực tuyến trong khi những thứ khác có thể khó bán hơn vì chúng không được khách xem trực tiếp. Dù có như thế nào bạn phải có niềm tin mãnh liệt vào sản phẩm của mình – nếu không, sẽ rất khó để kết nối được với khách hàng. Dưới đây là một vài câu hỏi để bạn cân nhắc:
    • Nó là sản phẩm hữu hình cần phải giao hàng trực tiếp hay là sản phẩm vô hình có thể gửi qua mạng?
    • Liệu bạn có cần kho hàng dự trữ (nhiều hơn một) cho mỗi sản phẩm hay chúng là những sản phẩm độc nhất (ví dụ tác phẩm nghệ thuật, các món đồ cổ)?
    • Bạn dự định bán nhiều đồ khác nhau hay chỉ định tập trung vào một loại như chỉ bán áo thun hoặc sách?
    • Bạn đang tự làm sản phẩm? Nếu vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Hãy xây dựng mối quan hệ với một nhà cung cấp uy tín.
    • Còn nếu bạn không tự làm sản phẩm, bạn sẽ cần một nhà sản xuất giỏi. Hãy tìm kiếm nhiều công ty khác nhau để tìm công ty phù hợp với ý tưởng kinh doanh của bạn.
    • Hãy quyết định xem bạn sẽ giao hàng như thế nào. Hãy lập kế hoạch giao hàng từ nhà thật hiệu quả hoặc lập kế hoạch bảo quản và giao hàng từ một kho hàng. Bạn cũng có thể tính đến việc không lưu kho nếu sản phẩm của bản được sản xuất bởi bên thứ ba.
    • Bạn dự định sẽ gắn chặt với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Để có thể lan truyền bằng miệng và tiếp thị cửa hàng của bạn, bạn cần làm quen với những người trong ngành. Hãy chắc rằng bạn có thể gắn bó lâu dài với sản phẩm.
  2. Hãy tìm thị trường ngách. Biết mình muốn bán gì chỉ là một phần của việc xây dựng cửa hàng trực tuyến thành công. Bạn cần biết điều gì làm khác biệt sản phẩm của bạn so với những sản phẩm dịch vụ khác mà khách hàng có thể chọn ở cả mua trực tiếp lẫn trực tuyến. Tại sao khách hàng lại chọn áo len đan tay từ cửa hàng của bạn trong khi họ có thể chọn ở 100 cửa hàng trực tuyến tương tự khác?
    • Hãy ước lượng sự cạnh tranh. Đừng nhảy vào bán một sản phẩm cho tới khi bạn đã truy cập hết các trang web đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm đến thị trường trực tuyến chính mà bạn dự định quảng cáo sản phẩm và thông qua đó kiểm tra sự cạnh tranh.
    • Hãy cố gắng đưa ra những thứ độc đáo. Nếu bạn đang bán đồ thủ công hoặc bán các tác phẩm nghệ thuật, sự độc đáo có thể là yếu tố giúp khách hàng nhận diện sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, hãy cố gắng cân bằng giữa tính độc đáo và sự hấp dẫn của sản phẩm.
    • Hãy thật thành thạo và am hiểu. Có lẽ, yếu tố giúp phân biệt công ty của bạn với số đông còn lại sẽ là sự am hiểu về sản phẩm bạn đang bán. Ví dụ như bạn là một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp đi bán găng tay bóng chày. Hãy biến đam mê và kiến thức chuyên sâu của bạn trở thành những giá trị vô hình khách hàng nhận được khi mua.
    • Mang đến một quy trình mua hàng thân thiện cho khách hàng. Kể cả khi sản phẩm của bạn rất giống với sản phẩm tại các cửa hàng khác, bạn vẫn có thể tạo sự khác biệt bằng việc tạo ra trải nghiệm mua hàng vui vẻ và dễ chịu. Hãy đảm bảo rằng trang web của bạn dễ tìm kiếm và chia sẻ. Hãy phản hồi nhanh và cung ứng những dịch vụ khách hàng tuyệt vời mà cửa hàng khác không thể có.
  3. Hãy thử nghiệm bằng việc bán số lượng nhỏ trước. Trong kinh doanh truyền thống, sẽ là khôn ngoan nếu bạn bán sản phẩm qua những kênh cam kết thấp (ký gửi, chợ trời, triển lãm hàng thủ công, v.v...) trước khi bắt tay vào làm thật và mở cửa hàng thật. Điều này cũng đúng với bán hàng trực tuyến. Hãy cố gắng bán các món đồ của bạn trên eBay, Craigslist, Half.com và các trang tương tự trước. Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn đánh giá được việc bán thử:
    • Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Hãy tặng phiếu giảm giá hoặc quà miễn phí nếu họ trả lời cuộc khảo sát của bạn. Hãy tìm hiểu xem họ mua sắm trực tuyến ở những đâu.
    • Họ sẵn lòng trả mức giá bao nhiêu? Hãy thử nghiệm ở nhiều mức giá khác nhau.
    • Mức độ Khách hàng hài lòng như thế nào? Đây là thời điểm tốt để kiểm tra xem bạn chào mời sản phẩm đến khách hàng như thế nào. Bạn dùng bao bì có bắt mắt không? Phương pháp giao hàng có đáng tin không? Họ hài lòng với sản phẩm bạn cung cấp? Bạn mô tả nó tốt chứ?
  4. Hãy lập một kế hoạch kinh doanh. Trước khi bạn bắt đầu quá trình mở cửa hàng trực tuyến, hãy dành thời gian để xây dựng kế hoạch kinh doanh dù cho bạn không có ý định dùng nó để kêu gọi thêm vốn. Kế hoạch sẽ giúp bạn xây dựng những bước cần thiết để thành công. Hãy tính chi phí hoạt động và xây dựng chiến lược tiếp thị. Bạn sẽ cần phải cân nhắc những yếu tố sau đây:
    • Chi phí sản xuất dù bạn đang tự làm sản phẩm hay hợp đồng với nhà sản xuất.
    • Chi phí vận chuyển.
    • Thuế.
    • Lương nhân viên, nếu có.
    • Chi phí duy trì tên miền và dịch vụ web máy chủ.
  5. Hãy đăng ký hoạt động kinh doanh của bạn tại cơ quan địa phương. Khi bạn sẵn sàng làm mọi thứ chính thức, bạn cần có tên giao dịch kinh doanh (pháp nhân) cụ thể và điền đầy đủ các mẫu pháp lý và thuế để đăng ký kinh doanh.

Xây dựng Cửa hàng Trực tuyến[sửa]

  1. Đăng ký tên miền. Chọn một cái tên hấp dẫn và dễ nhớ. Hãy chọn những tên miền ngắn gọn, hay và dễ nhớ. Nếu không thì cũng nên là một tên miền độc đáo vì những tên miền hay, rõ ràng hầu như đã được lấy hết từ trước. Hãy tìm công ty đăng ký tên miền và chọn lấy tên miền làm hài lòng bạn và chưa sử dụng.
    • Nếu cái tên bạn yêu thích đã được sử dụng, hãy sáng tạo tên mới. Hãy thêm số, thêm chữ hoặc một dấu ngang.
    • Dịch vụ đăng ký tên miền sẽ gợi ý cho bạn một số tên thay thế nếu tên bạn muốn đã dùng rồi.
  2. Chọn dịch vụ máy chủ web. Hãy chọn một dịch vụ tốt vì trang web là trung tâm đầu não của cửa hàng trực tuyến. Nếu nó cầu kỳ phức tạp quá, khách hàng sẽ ngại mua và doanh số bán bị ảnh hưởng. Các dịch vụ máy chủ web miễn phí luôn có sẵn nhưng vì bạn đang bán hàng trực tuyến nên bạn cần trả cho những dịch vụ cần thiết và có chất lượng.[1]
    • Bạn sẽ cần đủ không gian để tăng trưởng nếu hoạt động kinh doanh của bạn tốt.
    • Hãy chọn dịch vụ máy chủ cho phép tùy biến nếu bạn dự định tự lập trình.
  3. Thiết kế trang web của bạn. Bạn có thể tự làm hay thuê nhân viên thiết kế. Trọng tâm của trang web nên tập trung vào trưng bày sản phẩm sao cho khách hàng có thể mua sản phẩm dễ dàng nhất có thể. Tránh làm trang web quá lòe loẹt – càng trực diện, càng tốt khi đi mua sắm trực tuyến.
    • Trang web nên có tính năng thu thập địa chỉ e-mail để bạn có thể gửi thư quảng cáo và những khuyến mại đặc biệt.[2]
    • Hãy làm sao để khách hàng sẽ cần không quá hai lần nhấn chuột để tìm ra một sản phẩm.
    • Hãy chỉ dùng một vài màu sắc và font chữ.
  4. Hãy chọn một phần mềm thương mại điện tử.[3] Điều này cho phép khách hàng xem sản phẩm dễ dàng và bảo mật quá trình thanh toán. Phần mềm sẽ lưu trữ thông tin khách hàng và thông tin tài chính. Trong một vài trường hợp, phần mềm thương mại điện tử còn bao gồm cả tính năng tiếp thị vì nó có thể được sử dụng để gửi e-mail cho khách hàng. Hãy dành thời gian tìm hiểu nhiều phần mềm trước khi đưa là quyết định vì phần mềm bạn chọn sẽ đóng vai trò thiết yếu ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và sự thành công của công ty bạn.
  5. Hãy mở một tài khoản thương mại điện tử. Bạn cần lập một tài khoản ngân hàng để khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Chi phí của việc duy trì tài khoản khá đắt đỏ nên nhiều người sử dụng PayPal để tiết kiệm chi phí.[4]

Sử dụng Dịch vụ Thương mại Điện tử Trọn gói[sửa]

  1. Hãy tìm kiếm dịch vụ thương mại điện tử trọn gói. Nếu bạn không có động lực để thiết kế trang web ngay từ đầu, thì vẫn có nhiều dịch vụ cung cấp nền tảng để bạn có thể thiết lập cửa hàng trực tuyến trong vài giờ với chi phí rất thấp. Với cách này bạn sẽ không phải học viết mã hay thuê chuyên viên thiết kế web mà bạn vẫn có đầy đủ các công cụ để bán hàng ngay lập tức.
    • Dịch vụ trọn gói thường tính một khoản phí từ mỗi lần bạn bán được hàng.
    • Những dịch vụ này có nhiều lợi ích nhưng cũng có hạn chế vì bạn phải làm việc trong hệ thống của họ. Hãy làm quen với nhiều hệ thống trước khi bạn chọn lấy một cái. Nếu bạn không tìm được dịch vụ phù hợp với mô hình kinh doanh dự tính, hãy xem xét việc tự làm một cửa hàng trực tuyến.
  2. Hãy tìm hiểu các dịch vụ thương mại điện tử tổng quát. Các công ty như Shopify và Yahoo! Stores sẽ cho phép bạn thiết lập mặt tiền cửa hàng rất chuyên nghiệp khi bạn chuyển kho hàng của riêng bạn. Các giải pháp thương mại điện tử có thể cung cấp nhiều hơn như thiết kế giao diện cửa hàng, bảo mật thanh toán, máy chủ, danh sách thư tín, bán dữ liệu, hỗ trợ khách hàng. Đây là công cụ tuyệt vời cho những ai không muốn tự lập trình.
  3. Hãy tính đến việc bán lại sản phẩm để có lợi nhuận. Các dịch vụ liên kết cửa hàng như của Amazon cho phép bạn bán lại sản phẩm của Buy.com và các trang khác bằng cách viết các bài đánh giá sản phẩm và tập trung vào chủ đề làm cho cuộc sống của khách hàng dễ dàng chịu hơn. Các cửa hàng của Amazon cho phép bạn thực hiện nhanh chóng nhưng không cho phép bạn có kho hàng thật.
  4. Sử dụng eBay ở tầm cao mới. Nếu bạn đã bán vài thứ trên eBay, và bạn có thể tự tin rằng hầu hết hầu hết khách hàng của bạn sẽ tìm thấy bạn ở đó, thì bạn có thể "tốt nghiệp" để mở một cửa hàng trên eBay và tiết kiệm các khoản phí.
    • Nếu bạn chưa dùng eBay trước đó, phương pháp này có thể không dành cho bạn vì nó phù hợp để bắt đầu với khách hàng có sẵn. Khách hàng của bạn cần biết về web để dễ dàng sử dụng eBay.
    • Hãy chú ý rằng eBay có xu hướng hấp dẫn người dùng tìm kiếm các món hời và những món đồ độc (và giá hời với những món đồ này).
  5. Hãy tìm hiểu về Tips để bán hàng. Tips là một thị trường trực tuyến nơi bạn có thể tải lên một món hàng hoặc tạo một danh mục miễn phí. Bạn tải lên một vài bức ảnh, mô tả và giá bán. Bạn sẽ được miễn phí việc đăng hàng bán trong nhiều tháng mà không phải cập nhật danh sách. Khi món đồ được bán với giá 35 đô la hoặc ít hơn, bạn sẽ mất 5% phí. Nếu món đồ giá cao hơn 35 đô la, phí là 3%. Bên cạnh việc bán hàng, bạn có thể nhúng các video, blog về sản phẩm và dịch vụ và kết nối miễn phí tài khoản twitter trực tiếp từ trang web.
  6. Hãy thử đến Cafepress nếu bạn đang bán những món đồ qua chỉnh sửa. Cafepress cung cấp dịch vụ rất tuyệt vời nếu bạn đang bán áo phông và các thứ khác mà bạn có thể "dán tem" với thiết kế độc đáo như là ca, nhãn dán và cái khuy. Khách hàng sẽ tìm kiếm trên cửa hàng của bạn và đặt hàng. Bạn có thể bắt đầu với gói cửa hàng cơ bản miễn phí và trả phí hàng tháng khi sử dụng nhiều tính năng hơn.
  7. Hãy bán hàng tự làm trên Etsy. Etsy là một sự lựa chọn ưa thích cho những người bán đồ tự làm. Bạn chịu phí 4.500 đồng (20 cent) cho những món đồ đăng lên và Etsy giữ 3.5% giá bán nếu món đồ được bán. Bạn được trả trực tiếp và chịu trách nhiệm giao hàng. Bạn bị tính phí (phụ thuộc vào bạn bán được cái gì) theo tháng.[5]
  8. Hãy thử bán hàng trên Instagram. Instagram là mạng xã hội phát triển nhanh chóng với tỷ lệ người tham gia cao và là nơi tuyệt vời để bán những món hàng thời trang, đồ tự làm, và đồ gia dụng. Hãy tải ảnh của món đồ lên Instagram và đồng bộ hóa tài khoản của bạn ở inSelly.com để tạo ra cửa hàng bán trực tuyến cá nhân từ ảnh Instagram. Việc thanh toán sẽ được trợ giúp bởi PayPal và dịch vụ không tính phí thành viên và phí hoa hồng.

Lôi kéo và Giữ chân Khách hàng[sửa]

  1. Hãy quảng bá cửa hàng của bạn trên Facebook và Twitter. Mạng xã hội là cách quan trọng để làm kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến, và để tự tiếp thị. Hãy bắt đầu mở tài khoản và khuyến khích mọi người vào nhấn "thích" và "chia sẻ" trang của bạn để phát triển ra khắp nơi.
    • Hãy tạo động lực để khách hàng quảng bá cửa hàng của bạn. Bạn có thể chào mời một đợt giảm giá và tặng quà cho những người tham gia .
    • Hãy luôn cập nhật tài khoản với những thông tin về sản phảm mới và các giao dịch mua bán.
  2. Làm blog. Kết hợp sản phẩm với kiến thức chuyên môn là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng đến với trang của bạn. Nếu sản phẩm của bạn liên quan đến thời trang, hãy bắt đầu với một blog phong cách mô tả sản phẩm. Hãy tìm cách tham gia các cuộc trò chuyện trực tuyến có liên quan đến sản phẩm bạn đang bán.
    • Một vài dịch vụ trọn gói chào mời một blog xuất hiện như một phần của "mặt tiền."
    • Hãy mô tả sản phẩm của các công ty khác trên blog của bạn và yêu cầu họ mô tả lại sản phẩm của bạn. Đây là một cách làm thông thường đối với những người bán hàng trực tuyến nhỏ.
    • Hãy gửi mẫu dùng thử sản phẩm đến những blogger nổi tiếng hoặc những trang web chuyên về đánh giá sản phẩm.
    • Hãy đóng vài trò là khách và viết bài trên blog của người khác. Ví dụ bạn đang bán bánh quy tự làm, hãy giới thiệu sản phẩm trên một blog làm bánh có tiếng.
  3. Hãy gửi email đến cho khách hàng về những đợt giảm giá. Hãy sử dụng chương trình email như MaiChimp để sắp xếp địa chỉ email khách hàng và gửi hàng loạt e-mail được trình bày đẹp về những đợt bán hàng đặc biệt. Tuy nhiên, đừng lạm dụng phương pháp này để liên hệ với khách hàng – họ có thể hủy đăng ký dịch vụ nhận email từ bạn nếu bạn gửi email quá thường xuyên.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy chắc rằng bạn tận dụng đầy đủ các bản dùng thử của tất cả các phần mềm thương mại điện tử. Việc này cho bạn cơ hội để kiểm tra mọi khía cạnh của phần mềm mà không tốn xu nào. Đồng thời, nếu bạn không thấy bản dùng thử, hãy liên hệ với nhà cung cấp để cài đặt bản thử. Thường họ sẽ cung cấp cho bạn.
  • Hãy để ý đến những dịch vụ bán hàng/sản phẩm mà bạn không có? Chúng thường được gọi là "bán hàng không lưu kho" trong khi một vài trường hợp là thật, đa phần là lừa đảo. Thậm chí dịch vụ này dù có thật thì vẫn có khả năng thành công thấp vì bạn đang bán những thứ người khác đã bán rồi. Bạn sẽ cần những kỹ năng tiếp thị đặc biệt để làm nó hiệu quả trong trường hợp này, vậy sao không áp dụng với sản phẩm của bạn?

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này