Mahabharata

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mahabharata (chữ Devanagari: महाभारत - Mahābhārata) là một tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại.

Sơ lược[sửa]

Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạn văn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốn thiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp bảy lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại Iliad Odyssey cộng lại. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ."

Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học tôn giáo tại Ấn Độ, do nó còn chứa Bhagavad Gita, một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo (đạo Hindu) dài chừng 700 câu thơ.

Nguồn gốc[sửa]

Tập tin:EpicIndia.jpg
Bản đồ Ấn Độ thời kỳ Mahabharata

Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath Vĩ Đại, mang nghĩa là Ấn Độ Vĩ Đại hay còn được hiểu là "Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath".

Theo dân gian, cuốn Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa. Với độ dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi có một lịch sử dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa. Tuy còn nhiều tranh cãi, cuốn sử thi được ước đoán ra đời chừng thế kỷ 8 - 9. Theo BKTTVN thì Mahabharata ra đời khoảng thế kỷ 5 TCN và được sửa chữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ 5 CN.

Nội dung[sửa]

Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".

Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/4 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...

Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva:

  1. Adi
  2. Sabha
  3. Vana
  4. Vitara
  5. Udyoga
  6. Brishma
  7. Drona
  8. Karna
  9. Shalya
  10. Sauptika
  11. Stri
  12. Shanti
  13. Anushasana
  14. Ashvamedhika
  15. Ashramavasika
  16. Mausala
  17. Mahaprasthanika
  18. Svargarohana

Ảnh hưởng văn học[sửa]

Bộ sử thi Mahabharata đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và những công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền văn học - nghệ thuật Ấn Độ và những nước chịu ảnh hưởng của nền văn học - nghệ thuật này.

Tục ngữ Ấn Độ có câu:

"Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ"

Mahabharata và truyền thuyết An Dương Vương[sửa]

Nhà nghiên cứu, tu sĩ Phật giáo Lê Mạnh Thát cho rằng truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ 18 và lập nên nhà nước Âu Lạc chỉ là một phiên bản của chuyện Mahabharata.[1]

Xem thêm[sửa]

Chú thích[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Tiếng Việt:

Tiếng Anh:

Tiếng Ấn Độ:

Liên kết đến đây