Ấn Độ
Ấn
Độ
(tiếng
Hindi:
भारत(Bhārata),
tiếng
Anh:
India),
tên
gọi
chính
thức
là
Cộng
hòa
Ấn
Độ,
là
một
quốc
gia
tại
Nam
Á.
Đây
là
quốc
gia
lớn
thứ
bảy
về
diện
tích,
và
đông
dân
thứ
nhì
trên
thế
giới
với
trên
1,3
tỷ
người.
Ấn
Độ
tiếp
giáp
với
Ấn
Độ
Dương
ở
phía
nam,
biển
Ả
Rập
ở
phía
tây-nam,
và
vịnh
Bengal
ở
phía
đông-nam,
có
biên
giới
trên
bộ
với
Pakistan
ở
phía
tây;
với
Trung
Quốc,
Nepal,
và
Bhutan
ở
phía
đông-bắc;
và
Myanmar
cùng
Bangladesh
ở
phía
đông.
Trên
Ấn
Độ
Dương,
Ấn
Độ
lân
cận
với
Sri
Lanka
và
Maldives;
thêm
vào
đó,
Quần
đảo
Andaman
và
Nicobar
của
Ấn
Độ
có
chung
đường
biên
giới
trên
biển
với
Thái
Lan
và
Indonesia.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.[1] Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ 18, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 7 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2016) và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).[2] Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, tham nhũng, kém dinh dưỡng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu quân sự trên thế giới. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.
Mục lục
Từ nguyên[sửa]
- Xem chi tiết: Tên gọi Ấn Độ
Thuật ngữ địa lý Bharat (भारत, Bản mẫu:IPA-hns), được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[3] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan (Bản mẫu:IPA-hns) có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[4][5]
Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là "Thân Độc" (身毒), hay "Thiên Trúc" (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度; [[bính âm]]: Yìndù) xuất hiện lần đầu trong "Đại Đường Tây Vực ký" của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.
Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus).[6] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là "người của Indus".[7]
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Ấn Độ
Ấn Độ cổ đại[sửa]
Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73-55.000 năm trở lại đây,[8] song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.[9] Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.[10] Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.[11] Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,Bản mẫu:Sfn là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;Bản mẫu:Sfn và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.Bản mẫu:Sfn
Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.Bản mẫu:Sfn Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,Bản mẫu:Sfn chúng được soạn trong giai đoạn này,Bản mẫu:Sfn và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.Bản mẫu:Sfn Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.Bản mẫu:Sfn Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.Bản mẫu:Sfn Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.Bản mẫu:Sfn
Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ 5 TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.Bản mẫu:Sfn Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,Bản mẫu:Sfn và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ 3 TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước).Bản mẫu:Sfn Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn
Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Đến thế kỷ 4 và 5, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình.Bản mẫu:Sfn Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.Bản mẫu:Sfn Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.Bản mẫu:Sfn
Ấn Độ trung đại[sửa]
Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.Bản mẫu:Sfn Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khoách trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của triều Chalukya ngự trị tại Deccan.Bản mẫu:Sfn Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khoách trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal.Bản mẫu:Sfn Khi triều Chalukya nỗ lực khoách trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.Bản mẫu:Sfn Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.Bản mẫu:Sfn Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.Bản mẫu:Sfn Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.Bản mẫu:Sfn
Trong thế kỷ 6 và 7, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Tamil.Bản mẫu:Sfn Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.Bản mẫu:Sfn Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.Bản mẫu:Sfn Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.Bản mẫu:Sfn Đến thế kỷ 8 và 9, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.Bản mẫu:Sfn Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự truyền bá này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.Bản mẫu:Sfn
Các thị tộc du cư Trung Á sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, sau thế kỷ 10 họ liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.Bản mẫu:Sfn Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ 13, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở bắc bộ Ấn Độ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.Bản mẫu:Sfn Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên kỹ thuật quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,Bản mẫu:Sfn và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.Bản mẫu:Sfn
Ấn Độ cận đại[sửa]
Đầu thế kỷ 16, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,Bản mẫu:Sfn song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.Bản mẫu:Sfn Đế quốc Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mớiBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn cùng giới tinh hoa cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung,Bản mẫu:Sfn tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.Bản mẫu:Sfn Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa.Bản mẫu:Sfn Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệpBản mẫu:Sfn và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,Bản mẫu:Sfn khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.Bản mẫu:Sfn Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ 17, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,Bản mẫu:Sfn kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.Bản mẫu:Sfn Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.Bản mẫu:Sfn Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.Bản mẫu:Sfn Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.Bản mẫu:Sfn
Đầu thế kỷ 18, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, thiết lập nên các tiền đồn ven biển.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu.Bản mẫu:Sfn Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.Bản mẫu:Sfn
Ấn Độ hiện đại[sửa]
Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn 1848-1885. Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Toàn quyền của Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc gia hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được giới thiệu tại châu Âu.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên trong thời kỳ này, và Khởi nghĩa Ấn Độ 1857 bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên vương, nó làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm lung lay nền móng của Công ty Đông Ấn Anh.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào năm 1858, song nó khiến cho Công ty Đông Ấn Anh giải thể và chính phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Trong các thập niên sau đó, hoạt động quần chúng dần nổi lên trên khắp Ấn Độ, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ 19 gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.Bản mẫu:Sfn Số lượng nạn đói quy mô lớn gia tăng,Bản mẫu:Sfn và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.Bản mẫu:Sfn Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,Bản mẫu:Sfn giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,Bản mẫu:Sfn và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,Bản mẫu:Sfn và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.Bản mẫu:Sfn Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.Bản mẫu:Sfn Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm chế do thuộc địa này phân chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.Bản mẫu:Sfn
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.Bản mẫu:Sfn Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.Bản mẫu:Sfn Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.Bản mẫu:Sfn Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,Bản mẫu:Sfn và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.Bản mẫu:Sfn Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như nghèo nàn ở cả thành thị lẫn nông thôn;Bản mẫu:Sfn từ xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;Bản mẫu:Sfn từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;Bản mẫu:Sfn từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.Bản mẫu:Sfn Có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962;Bản mẫu:Sfn và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.Bản mẫu:Sfn Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.Bản mẫu:Sfn
Địa lý[sửa]
- Xem chi tiết: Địa lý Ấn Độ
Ấn Độ bao trùm phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ và nằm trên đỉnh của mảng kiến tạo Ấn Độ- một phần của mảng Ấn-Úc.Bản mẫu:Sfn Các quá trình địa chất học xác định được của Ấn Độ bắt đầu từ 75 triệu năm trước, khi đó tiểu lục địa Ấn Độ một bộ phận của siêu lục địa phương nam Gondwana và bắt đầu trôi giạt về phía đông-bắc qua Ấn Độ Dương (khi đó còn chưa thành hình) kéo dài trong 50 triệu năm.Bản mẫu:Sfn tiểu lục địa sau đó va chạm và hút chìm bên dưới mảng Á-Âu đẩy lên cao dãy Himalaya có độ cao lớn nhất hành tinh. Dãy Himalaya hiện tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Bắc và Đông-Bắc.Bản mẫu:Sfn Tại đáy biển cũ nằm ngay phía nam dãy Himalaya, kiến tạo mảng hình thành nên một máng rộng lớn để rồi dần bị trầm tích từ sông bồi lấp;Bản mẫu:Sfn hình thành nên đồng bằng Ấn-Hằng hiện nay.Bản mẫu:Sfn Ở phía tây có hoang mạc Thar, dãy núi cổ Aravalli chia cắt hoang mạc này với đồng bằng Ấn-Hằng.Bản mẫu:Sfn
Mảng Ấn Độ gốc còn lại hiện là phần Ấn Độ bán đảo, đây là phần cổ nhất và có địa chất ổn định nhất của Ấn Độ; viễn bắc của phần này là các dãy Satpura và Vindhya tại trung bộ Ấn Độ. Hai dãy song song này chạy từ bờ biển Ả Rập thuộc bang Gujarat ở phía tây đến cao nguyên Chota Nagpur có nhiều than thuộc bang Jharkhand ở phía đông.Bản mẫu:Sfn Ở phía nam, ở hai bên sườn tây và đông của cao nguyên Deccan là các dãy núi ven biển được gọi là Ghat Tây và Ghat Đông;Bản mẫu:Sfn cao nguyên có các thành hệ đá cổ nhất của quốc gia, một vài trong số đó có trên 1 tỷ năm tuổi. Ấn Độ nằm ở bắc Xích đạo, từ 6°44' đến 35°30' vĩ Bắc (37°6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68°7' đến 97°25' kinh Đông.Bản mẫu:Sfn
Ấn Độ có đường bờ biển dài Bản mẫu:Convert; trong đó, Bản mẫu:Convert thuộc Ấn Độ bán đảo và Bản mẫu:Convert thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep.Bản mẫu:Sfn Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.Bản mẫu:Sfn
Các sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya về căn bản chảy qua lãnh thổ Ấn Độ gồm có sông Hằng và Brahmaputra, cả hai đều đổ nước vào vịnh Bengal.Bản mẫu:Sfn Các chi lưu quan trọng của sông Hằng bao gồm Yamuna và Kosi; độ dốc quá nhỏ của sông Kosi thường dẫn đến các trận lụt nghiêm trọng và thay đổi dòng chảy.Bản mẫu:Sfn Các sông chính ở phần bán đảo có độ dốc lớn hơn nên giúp ngăn ngừa nạn lụt, gồm có Godavari, Mahanadi, Kaveri, và Krishna, chúng đều đổ nước vào vịnh Bengal;Bản mẫu:Sfn trong khi Narmada và Tapti đổ nước vào biển Ả Rập.Bản mẫu:Sfn Các địa điểm đặc biệt của vùng ven biển Ấn Độ là đồng lầy nước mặn Kutch ở tây bộ Ấn Độ và đồng bằng phù sa Sundarbans (chia sẻ với Bangladesh) ở đông bộ Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ có hai quần đảo lớn: Lakshadweep, gồm các đảo san hô vòng ở ngoài khơi bờ biển tây-nam Ấn Độ; còn Quần đảo Andaman và Nicobar là một dãy núi lửa trên biển Andaman.Bản mẫu:Sfn
Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có sự tác động từ hai nơi này và mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa.Bản mẫu:Sfn Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đới mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.Bản mẫu:Sfn
Môi trường[sửa]
Tại Ấn Độ, các vấn đề chủ yếu về môi trường bao gồm suy thoái rừng và suy thoái đất nông nghiệp; cạn kệt tài nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy thoái môi trường; các vấn đề về y tế công; mất đa dạng sinh học; các hệ sinh thái mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo.[12] Tuy nhiên, theo các dữ liêu thu thập được và nghiên cứu tác động môi trường của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, từ năm 1995 đến năm 2010, Ấn Độ là một trong những nước có sự tiến bộ nhanh nhất thế giới trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và cải thiện chất lượng môi trường.[13][14]
Đa dạng sinh học[sửa]
Ấn Độ nằm trong vùng sinh thái Indomalaya và gồm có ba điểm nóng đa dạng sinh học.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh vật siêu cấp, có 8,6% tổng số loài thú, 13,7% tổng số loài chim, 7,9% tổng số loài bò sát, 6% tổng số loài lưỡng cư, 12,2% tổng số loài cá, và 6,0% tổng số loài thực vật có hoa.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Ấn Độ có nhiều loài đặc hữu, chiếm tỷ lệ 33%, và nằm tại các vùng sinh thái như rừng shola.Bản mẫu:Sfn Môi trường sống trải dài từ rừng mưa nhiệt đới của quần đảo Andaman, Ghat Tây, và Đông Bắc đến rừng tùng bách trên dãy Himalaya. Giữa chúng là rừng sala sớm rụng ẩm ở đông bộ Ấn Độ; rừng tếch sớm rụng khô ở trung bộ và nam bộ Ấn Độ; và rừng gai do keo Ả Rập thống trị nằm ở trung bộ Deccan và tây bộ đồng bằng sông Hằng.Bản mẫu:Sfn Dưới 12% đất đai của Ấn Độ có rừng rậm bao phủ.Bản mẫu:Sfn Sầu đâu là một loài cây quan trọng tại Ấn Độ, được sử dụng rộng rãi trong thảo dược nông thôn Ấn Độ. Cây đề xuất hiện trên các ấn ở di chỉ Mohenjo-daro, Đức Phật giác ngộ dưới gốc của loài cây này.
Nhiều loài tại Ấn Độ bắt nguồn từ các taxon có nguồn gốc từ Gondwana- nơi mà mảng Ấn Độ tách ra từ hơn 106 triệu năm trước.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ bán đảo sau đó di chuyển đến và va chạm với siêu lục địa Laurasia và khởi đầu sự trao đổi loài trên quy mô lớn. Việc khởi đầu kỷ nguyên núi lửa và thay đổi khí hậu vào 20 triệu năm trước dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.Bản mẫu:Sfn Các loài thú sau đó tiến vào Ấn Độ từ châu Á thông qua hai hành lang động vật địa lý học đi vòng qua sườn dãy Himalaya đang nổi lên.Bản mẫu:Sfn Do đó, trong khi 45,8% số loài bò sát và 55,8% số loài lưỡng cư là đặc hữu, thì chỉ có 12,6% số loài thú và 4,5% số loài chim là đặc hữu.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ có 172 loài động vật bị đe dọa theo chỉ định của IUCN, hay 2,9% số loài gặp nguy hiểm.Bản mẫu:Sfn
Việc loài người tràn ngập và tàn phá sinh thái trong những thập niên gần dây khiến các loài hoang dã gặp nguy hiểm cực kỳ lớn. Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn khởi đầu từ năm 1935, và sau đó được mở rộng về căn bản. Năm 1972, Ấn Độ ban hành Luật bảo vệ loài hoang dãBản mẫu:Sfn và Dự án Hổ để bảo vệ những vùng hoang vu cốt yếu; Đạo luật Bảo tồn rừng được ban hành vào năm 1980 và sửa đổi bổ sung vào năm 1988.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ có hơn 500 khu bảo tồn loài hoang dã và 13 khu dự trữ sinh quyển,Bản mẫu:Sfn bốn trong số đó là một phần của Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới; 25 khu đất ngập nước được đăng ký nằm dưới Công ước Ramsar.Bản mẫu:Sfn
Chính trị[sửa]
- Xem chi tiết: Chính trị Ấn Độ
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới.Bản mẫu:Sfn Đây là một nước cộng hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng,Bản mẫu:Sfn có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương.Bản mẫu:Sfn Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa — đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia sẻ nhiều hơn vũ đài chính trị với Đảng Bharatiya Janata,Bản mẫu:Sfn cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong các một liên minh đa đảng.Bản mẫu:Sfn
Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại nước Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, và 1962, Đảng Quốc đại do Jawaharlal Nehru lãnh đạo đã dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, Lal Bahadur Shastri trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là Indira Gandhi, người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn vì tình trạng khẩn cấp mà bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho Đảng Janata mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai Rajiv Gandhi, người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng Janata Dal mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.Bản mẫu:Sfn Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do P. V. Narasimha Rao lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.Bản mẫu:Sfn
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là Liên minh Dân chủ Quốc gia do Atal Bihari Vajpayee lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là Liên minh Cấp tiến Quốc gia (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Năm đó, Manmohan Singh trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.Bản mẫu:Sfn Trong tổng tuyển cử năm 2014, đảng Bharatiya Janata trở thành chính đảng đầu tiên kể từ năm 1984 giành được đa số ghế và có thể cầm quyền mà không cần sự ủng hộ từ các chính đảng khác.Bản mẫu:Sfn
Chính phủ[sửa]
Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp. Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950,Bản mẫu:Sfn trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ.Bản mẫu:Sfn Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu,Bản mẫu:Sfn song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn
Biểu tượng quốc giaBản mẫu:Sfn
Động vật quốc gia | 50px | |
---|---|---|
Chim quốc gia | 50px | |
Cây quốc gia | 50px | |
Quốc hoa | 50px | |
Động vật di sản quốc gia | 50px | |
Động vật dưới nước quốc gia | 50px | |
Bò sát quốc gia | 50px | |
Động vật có vú quốc gia | 50px | |
Quả quốc gia | 50px | |
Đền quốc gia | 50px | |
Sông quốc gia | 50px | |
Núi quốc gia | 50px |
Chính phủ liên bang gồm ba nhánh:
- Hành pháp: Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc giaBản mẫu:Sfn và được một đại cử tri đoàn quốc gia bầu gián tiếpBản mẫu:Sfn với một nhiệm kỷ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu chính phủ và thi hành hầu hết quyền lực hành pháp.Bản mẫu:Sfn Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm,Bản mẫu:Sfn và theo quy ước là người được chính đảng hoặc liên minh đảng phải nắm giữ đa số ghế trong hạ viện ủng hộ.Bản mẫu:Sfn Nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống, và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu. Người được bổ nhiệm làm bộ trưởng phải là một thành viên trong các viện của quốc hội.Bản mẫu:Sfn Trong hệ thống quốc hội Ấn Độ, hành pháp lệ thuộc lập pháp; thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước hạ viện của quốc hội.Bản mẫu:Sfn
- Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Ấn Độ hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện được gọi là Rajya Sabha ("Hội đồng các bang") và hạ viện được gọi là Lok Sabha ("Viện Nhân dân").Bản mẫu:Sfn Rajya Sabha là một thể chế thường trực gồm có 245 thành viên phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm được đặt so le.Bản mẫu:Sfn Hầu hết họ được bầu gián tiếp từ các cơ quan lập pháp bang và lãnh thổ và số lượng tương ứng với tỷ lệ dân số của bang so với dân số quốc gia.Bản mẫu:Sfn 543 thành viên của Lok Sabha được bầu trực tiếp theo thể chế phổ thông đầu phiếu; họ đại diện cho các khu vực bầu cử riêng rẽ trong nhiệm kỳ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Hai thành viên còn lại của Lok Sabha do tổng thống chỉ định từ cộng đồng người Anh-Ấn, trong trường hợp tổng thống quyết định rằng cộng đồng này không được đại diện tương xứng.Bản mẫu:Sfn
- Tư pháp: Ấn Độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp nhất thể,Bản mẫu:Sfn gồm: Tòa án Tối cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ thẩm.Bản mẫu:Sfn Toà án Tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương; nó có quyền chống án đối với các tòa án thượng thẩm.Bản mẫu:Sfn Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên bang hay bang mà trái với hiến pháp.Bản mẫu:Sfn Tòa án Tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối cùng của hiến pháp.Bản mẫu:Sfn
Phân vùng[sửa]
Bản mẫu:Indian states and territories image map
- Xem chi tiết: Phân cấp hành chính Ấn Độ
Ấn Độ là một liên bang gồm 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang.Bản mẫu:Sfn Toàn bộ các bang, cùng các lãnh thổ liên bang Puducherry và Delhi, bầu nên cơ quan lập pháp và chính phủ theo hệ thống Westminster. Năm lãnh thổ liên bang còn lại do Trung ương quản lý trực tiếp thông qua các quản trị viên được bổ nhiệm. Năm 1956, dựa theo Luật Tái tổ chức các bang, các bang của Ấn Độ được tái tổ chức dựa trên cơ sở ngôn ngữ.Bản mẫu:Sfn Kể từ đó, cấu trúc các bang phần lớn vẫn không thay đổi. Mỗi bang hay lãnh thổ liên bang được chia thành các huyện. Các huyện chia tiếp thành các tehsil và cuối cùng là các làng.
Các bang Bản mẫu:Columns-list
Lãnh thổ liên bang Bản mẫu:Ordered list
Quan hệ ngoại giao và quân sự[sửa]
- Xem chi tiết: Quân hệ ngoại giao của Ấn Độ
Kể từ khi độc lập vào năm 1947, Ấn Độ duy trì các quan hệ thân mật với hầu hết các quốc gia. Trong thập niên 1950, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ quá trình phi thực dân hóa tại châu Phi và châu Á, đóng một vai trò lãnh đạo trong Phong trào Không liên kết.Bản mẫu:Sfn Vào cuối thập niên 1980, quân đội Ấn Độ can thiệp ra nước ngoài theo lời mời của các quốc gia láng giềng: một hoạt động gìn giữ hòa bình tại Sri Lanka từ năm 1987 đếm năm 1990; và một cuộc can thiệp vũ trang để ngăn chặn một nỗ lực đảo chính tại Maldives. Ấn Độ có các mối quan hệ căng thẳng với Pakistan; hai quốc gia từng bốn lần tiến tới chiến tranh vào các năm 1947, 1965, 1971 và 1999. Ba trong số bốn cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, còn cuộc chiến năm 1971 diễn ra sau khi Ấn Độ ủng hộ nền độc lập cho Bangladesh.Bản mẫu:Sfn Sau khi tiến hành chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1962 và với Pakistan vào năm 1965, Ấn Độ theo đuổi các mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi với Liên Xô; Liên Xô là nước cung ứng vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ vào cuối thập niên 1960.Bản mẫu:Sfn
Ngoài việc tiếp tục mối quan hệ chiến lược với Nga, Ấn Độ có quan hệ quân sự ở phạm vi rộng với Israel và Pháp. Trong những năm gần đây, quốc gia này đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực và Tổ chức Thương mại Thế giới. Ấn Độ cung cấp 100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, G8+5, và nhiều diễn đàn đa phương khác.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu Phi; theo đuổi một chính sách "Hướng Đông" mà theo đó mưu cầu tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, song đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh tế và an ninh khu vực.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn
Sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964, và liên tục hăm dọa can thiệp hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến năm 1965, Ấn Độ tin rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974 và tiếp tục tiến hành vụ thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 1998. Bất chấp các chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ không ký kết cả Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng chúng thiếu sót và phân biệt đối xử.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ duy trì chính sách hạt nhân "không sử dụng trước tiên" và phát triển năng lực bộ ba hạt nhân như một phần của học thuyết "răn đe tối thiểu đáng tin cậy" của mình.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Ấn Độ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và hợp tác với Nga nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.Bản mẫu:Sfn Các dự án quân sự bản địa khác liên quan đến việc thiết kế và bổ sung hàng không mẫu hạm lớp Vikrant và tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.Bản mẫu:Sfn
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tăng cường hợp tác về kinh tế, chiến lược và quân sự với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.Bản mẫu:Sfn Năm 2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự. Mặc dù đương thời Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không phải là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, song quốc gia này nhận được miễn trừ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Ấn Độ do vậy thoát khỏi các hạn chế trước đây đối với công nghệ và thương mại hạt nhân. Như một hệ quả, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ sau đó ký kết các thỏa thuận hợp tác liên quan đến năng lượng hạt nhân dân sự với Nga,Bản mẫu:Sfn Pháp,Bản mẫu:Sfn Anh Quốc,Bản mẫu:Sfn và Canada.Bản mẫu:Sfn
Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia; với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này.Bản mẫu:Sfn Quân đội Ấn Độ gồm có lục quân, hải quân, và không quân; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ vào năm 2011 là 36,03 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,83% GDP.Bản mẫu:Sfn Đối với năm tài chính 2012–2013, ngân sách dự thảo là 40,44 tỷ đô la Mỹ.Bản mẫu:Sfn Theo một báo cáo của SIPRI năm 2008, phí tổn quân sự hàng năm của Ấn Độ dựa theo sức mua đứng ở mức 72,7 tỷ đô la Mỹ,Bản mẫu:Sfn Năm 2011, ngân sách quốc phòng hàng năm tăng 11,6%,Bản mẫu:Sfn song đây chưa bao gồm các ngân quỹ đến với quân đội thông qua các nhánh khác của chính phủ.Bản mẫu:Sfn Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn dành cho mua sắm vũ khí quốc tế.Bản mẫu:Sfn Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ chống Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.Bản mẫu:Sfn
Kinh tế[sửa]
- Xem chi tiết: Kinh tế Ấn Độ
Theo
Quỹ
Tiền
tệ
quốc
tế,
năm
2015,
nền
kinh
tế
Ấn
Độ
có
GDP
danh
nghĩa
là
2.182
tỷ
đô
la
Mỹ;
và
có
GDP
theo
sức
mua
tương
đương
là
8.027
tỷ
đô
la
Mỹ.[15]
Ấn
Độ
có
tốc
độ
tăng
trưởng
GDP
trung
bình
đạt
5,8%
mỗi
năm
trong
hai
thập
niên
qua,
và
đạt
mức
6,1%
trong
giai
đoạn
2011–12,Bản
mẫu:Sfn
Ấn
Độ
là
một
trong
các
nền
kinh
tế
tăng
trưởng
nhanh
nhất
thế
giới.Bản
mẫu:Sfn
Tuy
nhiên,
Ấn
Độ
đều
xếp
hạng
trên
100
thế
giới
về
GDP
danh
nghĩa
bình
quân
đầu
người
và
GDP
PPP
bình
quân
đầu
người.Bản
mẫu:Sfn
Cho
đến
năm
1991,
tất
cả
các
chính
phủ
Ấn
Độ
đều
theo
chính
sách
bảo
hộ
do
chịu
ảnh
hưởng
từ
các
nền
kinh
tế
xã
hội
chủ
nghĩa.
Sự
can
thiệp
và
sắp
đặt
của
nhà
nước
là
phổ
biến,
tạo
nên
một
bức
tường
lớn
ngăn
cách
kinh
tế
Ấn
Độ
với
thế
giới
bên
ngoài.
Một
cuộc
khủng
hoảng
sâu
sắc
về
cán
cân
thanh
toán
vào
năm
1991
buộc
đất
nước
phải
tự
do
hóa
nền
kinh
tế;Bản
mẫu:Sfn
kể
từ
đó
Ấn
Độ
chuyển
đổi
chậm
hướng
về
một
hệ
thống
thị
trường
tự
doBản
mẫu:Sfn
với
việc
nhấn
mạnh
cả
ngoại
thương
và
dòng
vốn
đầu
tư
trực
tiếp
nước
ngoài.Bản
mẫu:Sfn
Mô
hình
nền
kinh
tế
Ấn
Độ
trong
thời
gian
gần
đây
phần
lớn
là
tư
bản
chủ
nghĩa.Bản
mẫu:Sfn
Ấn
Độ
trở
thành
một
thành
viên
của
WTO
từ
ngày
1
tháng
1
năm
1995.Bản
mẫu:Sfn
Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 486,6 triệu người theo số liệu năm 2011.Bản mẫu:Sfn Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây.Bản mẫu:Sfn Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm.Bản mẫu:Sfn Năm 2008, Ấn Độ chiếm 1,68% giá trị ngoại thương toàn cầu;Bản mẫu:Sfn Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới.Bản mẫu:Sfn Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc.Bản mẫu:Sfn Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.Bản mẫu:Sfn Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.Bản mẫu:Sfn
Mức lương theo giờ tại Ấn Độ tăng gấp đôi trong thập niên đầu của thế kỷ 21.Bản mẫu:Sfn Khoảng 431 triệu người Ấn Độ thoát nghèo kể từ năm 1985; các tầng lớp trung lưu của Ấn Độ được dự tính sẽ đạt khoảng 580 triệu người vào năm 2030.Bản mẫu:Sfn
Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh và xếp thứ 39 về cách tân, đứng trước một số nền kinh tế tiến bộ.Bản mẫu:Sfn Năm 2009, 7 trong số 15 công ty gia công phần mềm hàng đầu thế giới đặt tại Ấn Độ, do vậy đất nước này được nhìn nhận là nơi gia công phần mềm thuận lợi thứ hai sau Hoa Kỳ.Bản mẫu:Sfn Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.Bản mẫu:Sfn Đến cuối tháng 5 năm 2012, Ấn Độ có 960,9 triệu thuê bao điện thoại,Bản mẫu:Sfn và sau quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.[16]
Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10,Bản mẫu:Sfn và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–09.Bản mẫu:Sfn Công suất điện năng của Ấn Độ là 250 GW, trong đó 8% là năng lượng tái tạo.Bản mẫu:Sfn Đến cuối năm 2011, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn
Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trường mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt doanh thu 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Ấn Độ chiếm 60% thị phần ngành công nghiệp sinh dược phẩm.[17]
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các thập niên gần đây, Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội. Ấn Độ là nơi có số lượng người nhiều nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới,Bản mẫu:Sfn tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005.Bản mẫu:Sfn 48% số trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị thiếu cân, một nửa số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng mãn tính, và tại các bang Madhya Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Haryana, Jharkhand, Karnataka, và Uttar Pradesh, chiếm 50,04% dân số Ấn Độ, 70% số trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng bị thiếu máu.[18] Kể từ năm 1991, bất bình đẳng kinh tế giữa các bang của Ấn Độ liên tục phát triển: sản phẩm nội địa ròng bình quân đầu người cấp bang của các bang giàu nhất vào năm 2007 gấp 3,2 lần so với các bang nghèo nhất.Bản mẫu:Sfn Tham nhũng tại Ấn Độ được cho là gia tăng đáng kể.Bản mẫu:Sfn Nhờ tăng trưởng mà GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Ấn Độ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1991, tuy nhiên nó luôn ở mức thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, hay Thái Lan, và được dự báo sẽ vẫn tiếp tục như vậy trong tương lai gần.Bản mẫu:Sfn
Nhân khẩu[sửa]
- Xem chi tiết: Nhân khẩu Ấn Độ
Với dân số 1.210.193.422 người theo điều tra tạm thời năm 2011,Bản mẫu:Sfn Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ giảm xuống còn trung bình 1,76% mỗi năm trong giai đoạn 2001–2011,Bản mẫu:Sfn từ mức 2,13% mỗi năm trong thập niên trước (1991–2001).Bản mẫu:Sfn Tỷ suất giới tính theo điều tra năm 2011 là 940 nữ trên 1.000 nam.Bản mẫu:Sfn Tuổi bình quân của cư dân Ấn Độ là 24,9 theo điều tra năm 2001.Bản mẫu:Sfn Trong cuộc điều tra dân số hậu thuộc địa đầu tiên, tiến hành vào năm 1951, Ấn Độ có 361,1 triệu người.[19] Các tiến bộ về y tế trong suốt 50 năm vừa qua cùng với năng suất nông nghiệp gia tăng (Cách mạng xanh) khiến dân số Ấn Độ gia tăng nhanh chóng.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến sức khỏe cộng đồng.Bản mẫu:Sfn Theo Tổ chức Y tế thế giới, 900.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do uống nước bị nhiễm bẩn hay hít khí bị ô nhiễm.Bản mẫu:Sfn Có khoảng 50 bác sĩ trên 100.000 người Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Số người Ấn Độ sinh sống tại thành thị tăng trưởng 31,2% từ 1991 đến 2001.Bản mẫu:Sfn Tuy nhiên, theo số liệu năm 2001, có trên 70% cư dân Ấn Độ sinh sống tại các vùng nông thôn.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Theo điều tra dân số năm 2001, có 27 đô thị trên 1 triệu dân tại Ấn Độ;Bản mẫu:Sfn trong đó Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bangalore, Hyderabad, Ahmedabad, và Pune là các vùng đô thị đông dân nhất. Tỷ lệ biết chữ năm 2011 là 74,04%: 65,46% đối với nữ giới và 82,14% đối với nam giới.Bản mẫu:Sfn Kerala là bang có tỷ lệ người biết chữ cao nhất;Bản mẫu:Sfn còn bang Bihar có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất.Bản mẫu:Sfn
Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói) và Dravidia (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ hệ Nam Á và Tạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia.Bản mẫu:Sfn Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị "ngôn ngữ phó chính thức";Bản mẫu:Sfn và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 "ngôn ngữ xác định" (scheduled languages). Hiến pháp công nhận 212 nhóm bộ lạc xác định, họ chiếm tỷ lệ 7,5% trong dân số quốc gia.Bản mẫu:Sfn Điều tra dân số năm 2001 đưa ra số liệu là 800 triệu người Ấn Độ (80,5% tổng dân số) là tín đồ Ấn Độ giáo, Ấn Độ giáo do vậy là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ, sau đó là Hồi giáo (13,4%), Kitô giáo (2,3%), Sikh giáo (1,9%), Phật giáo (0,8%), Jaina giáo (0,4%), Do Thái giáo, Hỏa giáo, và Bahá'í giáo.Bản mẫu:Sfn Ấn Độ có số tín đồ Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Jaina giáo, Hỏa giáo, Bahá'í giáo đông nhất thế giới, và có số tín đồ Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, đồng thời là quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trong số các quốc gia mà họ không chiếm đa số.[20][21]
Văn hóa[sửa]
- Xem chi tiết: Văn hóa Ấn Độ
Lịch
sử
văn
hóa
Ấn
Độ
kéo
dài
hơn
4.500
năm.Bản
mẫu:Sfn
Trong
thời
kỳ
Vệ
Đà
(k.
1700
–
500
TCN),
các
nền
tảng
của
triết
học,
thần
thoại,
văn
học
Ấn
Độ
giáo
được
hình
thành,
ngoài
ra
còn
có
sự
hình
thành
của
nhiều
đức
tin
và
thực
hành
vẫn
tồn
tại
cho
đến
nay,
chẳng
hạn
như
Dharma,
Karma,
yoga,
và
moksha.Bản
mẫu:Sfn
Ấn
Độ
có
sự
đa
dạng
về
mặt
tôn
giáo,
trong
đó
Ấn
Độ
giáo,
Sikh
giáo,
Hồi
giáo,
Kitô
giáo,
và
Jaina
giáo
nằm
trong
số
các
tôn
giáo
lớn
của
quốc
gia.Bản
mẫu:Sfn
Ấn
Độ
giáo
là
tôn
giáo
chiếm
ưu
thế,
được
định
hình
thông
qua
nhiều
trường
phái
mang
tính
lịch
sử
về
tư
tưởng,
bao
gồm
các
tư
tưởng
trong
Áo
nghĩa
thư,Bản
mẫu:Sfn
kinh
Yoga,
phong
trào
Bhakti,Bản
mẫu:Sfn
và
từ
triết
học
Phật
giáo.Bản
mẫu:Sfn
Nghệ thuật và kiến trúc[sửa]
Phần nhiều kiến trúc Ấn Độ, bao gồm Taj Mahal, các công trình theo kiến trúc Mogul, và kiến trúc Nam Ấn, là sự pha trộn giữa các truyền thống bản địa cổ xưa với các phong cách nhập ngoại.Bản mẫu:Sfn Kiến trúc bản xứ cũng mang tính vùng miền cao. Học thuyết Vastu shastra dịch theo nghĩa đen là "khoa học xây dựng" hay "kiến trúc", và được gán cho những người mang tước vị Mamuni Mayan,Bản mẫu:Sfn khám phá xem các quy luật của thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến chỗ ở của con người;Bản mẫu:Sfn nó sử dụng các điều chỉnh hình học và định hướng chính xác để phản ánh nhận thức về cấu trúc vũ trụ.Bản mẫu:Sfn Khi áp dụng trong kiến trúc đền Ấn Độ giáo, nó chịu ảnh hưởng từ Shilpa Shastras, một loạt các văn bản mang tính nền tảng có hình dạng thần thoại học cơ bản là Vastu-Purusha mandala- một hình vuông là hiện thân của "tuyệt đối".Bản mẫu:Sfn Taj Mahal được xây dựng tại Agra từ năm 1631 đến năm 1648 theo lệnh của Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ hoàng hậu của ông, nó được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO với miêu tả "viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo tại Ấn Độ và một trong những kiệt tác được khắp nơi ca tụng thuộc về di sản thế giới."Bản mẫu:Sfn Từ các yếu tố của kiến trúc Ấn-Hồi, Anh Quốc phát triển thành kiến trúc Ấn-Saracen phục hưng vào cuối thế kỷ 19.Bản mẫu:Sfn
Văn học[sửa]
Các tác phẩm văn học sớm nhất tại Ấn Độ được biên soạn từ khoảng năm 1400 TCN đến 1200 TCN, chúng được viết bằng tiếng Phạn.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Các tác phẩm nổi bật trong nền văn học tiếng Phạn này bao gồm các sử thi như Mahabharata và Ramayana, các tác phẩm kịch của tác gia Kālidāsa như Abhijnanasakuntalam, và thơ ca như Mahakavya.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Cuốn sách nổi tiếng về quan hệ tình dục là Kama Sutra (Dục kinh) cũng được viết bằng tiếng Phạn. Văn học Sangam phát triển từ năm 600 TCN đến năm 300 TCN tại Nam Ấn Độ, bao gồm 2.381 bài thơ, được xem như một tiền thân của văn học Tamil.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, các truyền thống văn học của Ấn Độ trải qua một giai đoạn thay đổi mạnh mẽ do sự xuất hiện của các thi nhân sùng đạo như Kabir, Tulsidas, và Guru Nanak. Điểm đặc trưng của văn học giai đoạn này là thể hiện một hình ảnh đa dạng và rộng lớn về tư tưởng và biểu lộ tình cảm; như một hệ quả, các tác phẩm văn học Ấn Độ trung đại có sự khác biệt đáng kể so với các tác phẩm truyền thống cổ điển.Bản mẫu:Sfn Đến thế kỷ 19, các tác gia Ấn Độ đi theo mối quan tâm mới về các vấn đề xã hội và mô tả tâm lý. Trong thế kỷ 20, văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của thi nhân và tiểu thuyết gia người Bengal Rabindranath Tagore.Bản mẫu:Sfn
Nghệ thuật biểu diễn[sửa]
Âm nhạc Ấn Độ có các phong cách truyền thống và khu vực khác biệt. Âm nhạc cổ điển gồm có hai thể loại và các nhánh dân gian khác nhau của chúng: trường phái Hindustan ở bắc bộ và Carnatic ở nam bộ.Bản mẫu:Sfn Các loại hình phổ biến được địa phương hóa gồm filmi và âm nhạc dân gian: baul bắt nguồn từ Bengal với truyền thống hổ lốn là một loại hình âm nhạc dân gian được biết đến nhiều. Khiêu vũ Ấn Độ cũng có các loại hình dân gian và cổ điển đa dạng, trong số những vũ điệu dân gian được biết đến nhiều, có Bhangra của Punjab, Bihu của Assam, Chhau của Tây Bengal và Jharkhand, Garba và Dandiya của Gujarat, Sambalpuri của Odisha, Ghoomar của Rajasthan, và Lavani của Maharashtra. Tám loại vũ điệu, trong đó nhiều loại đi kèm với các hình thức kể chuyện và yếu tố thần thoại được Viện Âm nhạc, Vũ đạo, Hí kịch Quốc gia ban cho địa vị vũ đạo cổ điển. Chúng gồm có Bharatanatyam của bang Tamil Nadu, Kathak của Uttar Pradesh, Kathakali và Mohiniyattam của Kerala, Kuchipudi của Andhra Pradesh, Manipuri của Manipur, Odissi của Odisha, và Sattriya của Assam.Bản mẫu:Sfn Sân khấu tại Ấn Độ pha trộn các loại hình âm nhạc, vũ điệu, ứng khẩu hay đối thoại.Bản mẫu:Sfn Sân khấu Ấn Độ thường dựa trên thần thoại Ấn Độ giáo, song cũng vay mượn từ các mối tình từ thời trung cổ hay các sự kiện xã hội và chính trị, và gồm có bhavai của Gujarat, Jatra của Tây Bengal, Nautanki và rRamlila ở Bắc Ấn Độ, Tamasha của Maharashtra, Burrakatha của Andhra Pradesh, Terukkuttu của Tamil Nadu, và Yakshagana của Karnataka.Bản mẫu:Sfn
Điện ảnh[sửa]
Ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ tạo ra nghệ thuật điện ảnh đông người xem nhất thế giới.Bản mẫu:Sfn Các truyền thống điện ảnh địa phương tồn tại trong các ngôn ngữ gồm Assam, Bengal, Hindi, Kannada, Malayalam, Punjab, Gujarat, Marath, Oriya, Tamil, và Telugu.Bản mẫu:Sfn Điện ảnh nam bộ Ấn Độ chiếm tới 75% doanh thu phim toàn quốc.Bản mẫu:Sfn Truyền hình tại Ấn Độ khởi đầu từ năm 1959 như một phương tiện truyền thông quốc doanh, và được mở rộng chậm chạp trong hai thập niên sau.Bản mẫu:Sfn Sự độc quyền của nhà nước đối với truyền hình kết thúc vào thập niên 1990, và kể từ đó các kênh truyền hình vệ tinh ngày càng góp phần hình thành văn hóa đại chúng của xã hội Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Ngày nay, truyền hình là phương tiện truyền thông đi sâu vào xã hội Ấn Độ nhất; các ước tính cho thấy vào năm 2012 có trên 554 triệu khán giả truyền hình, 462 triệu có kết nối vệ tinh hoặc/và kết nối cáp, lớn hơn các loại hình truyền thông đại chúng khác như báo chí (350 triệu), phát thanh (156 triệu) hay internet (37 triệu).Bản mẫu:Sfn
Xã hội[sửa]
Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp".Bản mẫu:Sfn Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit ("tiện dân cũ") và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt.Bản mẫu:SfnBản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị.Bản mẫu:Sfn Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình.Bản mẫu:Sfn Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh,Bản mẫu:Sfn và tỷ lệ ly hôn rất thấp.Bản mẫu:Sfn Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18.Bản mẫu:Sfn Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi. Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti.
Trang phục[sửa]
Bông được thuần hóa tại Ấn Độ từ khoảng 4000 TCN, và y phục truyền thống Ấn Độ có sự khác biệt về màu sắc và phong cách giữa các vùng và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm khí hậu và đức tin. Phong cách y phục phổ biến gồm phục trang được xếp nếp như sari cho nữ giới và dhoti hay lungi cho nam giới. Các loại phục trang được khâu cũng phổ biến, như shalwar kameez cho nữ giới và kết hợp kurta–pyjama hay quần áo kiểu Âu cho nam giới.[22] Việc đeo đồ kim hoàn tinh tế, được làm theo hình hoa thật thời Ấn Độ cổ đại, là một phần của truyền thống kéo dài từ khoảng 5.000 năm; người Ấn Độ cũng đeo đá quý như một thứ bùa.[23]
Thể thao[sửa]
Tại Ấn Độ, một số môn thể thao bản địa truyền thống vẫn còn khá phổ biến, chẳng hạn như kabaddi, kho kho, pehlwani và gilli-danda. Một số hình thái sơ khởi của võ thuật châu Á, như kalarippayattu, musti yuddha, silambam, và marma adi, bắt nguồn tại Ấn Độ. Cờ vua thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên gọi chaturanga, môn thể thao này đang lấy lại tính đại chúng bằng sự gia tăng số Đại kiện tướng người Ấn Độ.[24][25] Pachisi là tiền thân của parcheesi, Akbar Đại đế từng chơi trò này trên một kì trường khổng lồ bằng cẩm thạch.[26]
Việc đội tuyển Davis Cup Ấn Độ và các đội tuyển quần vợt khác tại Ấn Độ cải thiện được kết quả vào đầu thập niên 2010 khiến môn thể thao này gia tăng tính đại chúng tại nước này.[27] Ấn Độ có sự hiện diện tương đối mạnh trong các môn thể thao bắn súng, và giành một vài huy chương tại Thế vận hội, Giải vô địch bắn súng Thế giới, và Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.[28]Bản mẫu:Sfn Ấn Độ cũng thành công trên cấp độ quốc tế trong các môn gồm cầu lông,[29] quyền Anh,[30] và đấu vật.[31] Bóng đá là môn thể thao phố biến tại Tây Bengal, Goa, Tamil Nadu, Kerala, và các bang đông-bắc.[32]
Ấn Độ có một Liên đoàn quản lý môn khúc côn cầu, đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Ấn Độ từng giành chiến thắng trong Giải vô địch khúc côn cầu thế giới năm 1975, và tính đến năm 2012, Ấn Độ giành được tổng cộng 8 huy chương vàng, một huy chương bạc, và hai huy chương đồng Thế vận hội. Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đại chúng hóa môn cricket, và đây là môn thể thao phổ biến nhất tại quốc gia này. Đội tuyển cricket quốc gia Ấn Độ giành chiến thắng tại các giải vô địch cricket thế giới năm 1983 và 2011.
Ấn Độ từng tổ chức hoặc đồng tổ chức một vài sự kiện thể thao quốc tế: Á vận hội năm 1951 và 1982, vòng chung kết Giải vô địch Cricket thế giới năm 1987, 1996 và 2011; Đại hội thể thao Á-Phi năm 2013; Giải khúc côn cầu nam thế giới năm 2010; Đại hội thể thao khối Thịnh vương chung năm 2010. Các sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức thường niên tại Ấn Độ bao gồm Chennai Open, Mumbai Marathon, Delhi Half Marathon, và Indian Masters. Cuộc đua Indian Grand Prix đầu tiên diễn ra vào cuối năm 2011.[33] Ấn Độ có truyền thống là quốc gia chiếm ưu thế tại Đại hội Thể thao Nam Á.
Chú thích[sửa]
- ↑ Stein 1998, tr. 16–17
- ↑ “Gross domestic product, current prices in US dollars, Oct 2013”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Ministry of Law and Justice 2008
- ↑ Kaye 1997, tr. 639–640
- ↑ Encyclopædia Britannica
- ↑ Oxford English Dictionary
- ↑ Kuiper 2010, tr. 86
- ↑ Petraglia, Allchin & 2007, tr. 6
- ↑ Singh 2009, tr. 64
- ↑ Singh 2009, tr. 89–93
- ↑ Possehl 2003, tr. 24–25
- ↑ Environmental Issues, Law and Technology – An Indian Perspective. Ramesha Chandrappa và Ravi.D.R, Research India Publication, Delhi, 2009, ISBN 978-81-904362-5-0
- ↑ “The Little Green Data Book”. The World Bank (2010).
- ↑ “Environment Assessment, Country Data: India”. The World Bank (2011).
-
↑
Lỗi
chú
thích:
Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênimf2
- ↑ Natasha Lomas (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “India Passes Japan To Become Third Largest Global Smartphone Market, After China & U.S.”. TechCrunch. AOL Inc. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Vishal Dutta, ET Bureau, “Indian biotech industry at critical juncture, global biotech stabilises: Report”, Economic Times, 10 tháng 7 năm 2012. Truy cập 31 tháng 10 năm 2012.
- ↑ Social Statistics Division. “Children in India 2012: A Statistical Appraisal” trang 10–11. Central Statistics Office, Government of India. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Census Population” định dạng (PDF). Census of India. Ministry of Finance India.
- ↑ Global Muslim population estimated at 1.57 billion. The Hindu (8 tháng 10 năm 2009)
- ↑ India Chapter Summary 2012
- ↑ Tarlo 1996, tr. xii, xii, 11, 15, 28, 46
- ↑ Eraly 2008, tr. 160
- ↑ Wolpert 2003, tr. 2
- ↑ Rediff 2008 b
- ↑ Binmore 2007, tr. 98
- ↑ The Wall Street Journal 2009
- ↑ British Broadcasting Corporation 2010 b
- ↑ British Broadcasting Corporation 2010 a
- ↑ Mint 2010
- ↑ Xavier 2010
- ↑ Majumdar & Bandyopadhyay 2006, tr. 1–5
- ↑ Dehejia 2011
Tham khảo[sửa]
Tổng quan
- India, Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ), https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/in.html. Truy cập 4 tháng 10 năm 2011
- Country Profile: India (ấn bản 5th), Đơn vị Nghiên cứu Liên bang Thư viện Quốc hội Mỹ, December 2004, http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/India.pdf. Truy cập 30 tháng 9 năm 2011
- Heitzman, J.; Worden, R. L. (August 1996), India: A Country Study, Area Handbook Series, Washington, D.C.: Library of Congress, ISBN 978-0-8444-0833-0
- India, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/02/weodata/weorept.aspx?sy=2009&ey=2016&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=534&s=NGDPD%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CLP&grp=0&a=&pr1.x=88&pr1.y=9. Truy cập 14 tháng 10 năm 2011
- Provisional Population Totals – Census 2011, Bộ Nội chính Ấn Độ, 2011, http://www.censusindia.gov.in/2011-prov-results/indiaatglance.html. Truy cập 29 tháng 3 năm 2011
- Constituent Assembly of India—Volume XII, Trung tâm Tin học Quốc gia (Ấn Độ), 24 tháng 1 năm 1950, http://parliamentofindia.nic.in/ls/debates/vol12p1.htm. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- There's No National Language in India: Gujarat High Court, The Times Of India, 6 tháng 1 năm 2007, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2010-01-25/india/28148512_1_national-language-official-language-hindi. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- “Table 1: Human Development Index and its Components”, Human Development Report 2011, Liên Hiệp Quốc, 2011
Từ nguyên
- Hindustan, Encyclopædia Britannica, http://www.britannica.com/EBchecked/topic/266465/Hindustan. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- Kaye, A. S. (1 tháng 9 năm 1997), Phonologies of Asia and Africa, Eisenbrauns, ISBN 978-1-57506-019-4, http://books.google.com/books?id=T6jmziooEk0C&pg=PA639
- Kuiper, K., ed. (July 2010), Culture of India, Rosen Publishing Group, ISBN 978-1-61530-203-1, http://books.google.com/?id=LiqloV4JnNUC
- Constitution of India, Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ, 29 tháng 7 năm 2008, http://lawmin.nic.in/coi/coiason29july08.pdf. Truy cập 3 tháng 3 năm 2012
- “India”, Oxford English Dictionary, Oxford University Press, http://www.oed.com/. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
Lịch sử
- Asher, C. B.; Talbot, C (1 tháng 1 năm 2008), India Before Europe (ấn bản 1st), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-51750-8
- Bose, S.; Jalal, A. (11 tháng 3 năm 2011), Modern South Asia: History, Culture, Political Economy (ấn bản 3rd), Routledge, ISBN 978-0-415-77942-5
- Brown, J. M. (26 tháng 5 năm 1994), Modern India: The Origins of an Asian Democracy, The Short Oxford History of the Modern World (ấn bản 2nd), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-873113-9, http://books.google.com/books?id=PaKdsF8WzbcC
- Copland, I. (8 tháng 10 năm 2001), India 1885–1947: The Unmaking of an Empire (ấn bản 1st), Longman, ISBN 978-0-582-38173-5, http://books.google.com/?id=Dw1uAAAAMAAJ
- Kulke, H.; Rothermund, D. (1 tháng 8 năm 2004), A History of India, 4th, Routledge, ISBN 978-0-415-32920-0, http://books.google.com/books?id=V73N8js5ZgAC
- Ludden, D. (13 tháng 6 năm 2002), India and South Asia: A Short History, One World Media, ISBN 978-1-85168-237-9
- Metcalf, B.; Metcalf, T. R. (9 tháng 10 năm 2006), A Concise History of Modern India (ấn bản 2nd), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-68225-1, http://books.google.com/books?id=iuESgYNYPl0C
- Peers, D. M. (3 tháng 8 năm 2006), India under Colonial Rule 1700–1885 (ấn bản 1st), Pearson Longman, ISBN 978-0-582-31738-3, http://books.google.com/?id=6iNuAAAAMAAJ
- Petraglia, Michael D.; Allchin, Bridget (2007), “Human evolution and culture change in the Indian subcontinent”, trong Michael Petraglia, Bridget Allchin, The Evolution and History of Human Populations in South Asia: Inter-disciplinary Studies in Archaeology, Biological Anthropology, Linguistics and Genetics, Springer, ISBN 978-1-4020-5562-1, http://books.google.com/?id=Qm9GfjNlnRwC&pg=PA6
- Possehl, G. (January 2003), The Indus Civilization: A Contemporary Perspective, Rowman Altamira, ISBN 978-0-7591-0172-2, http://books.google.com/books?id=pmAuAsi4ePIC
- Robb, P. (2001), A History of India, London: Palgrave, ISBN 978-0-333-69129-8
- Sarkar, S. (1983), Modern India: 1885–1947, Delhi: Macmillan India, ISBN 978-0-333-90425-1, http://books.google.com/?id=rVxuAAAAMAAJ
- Singh, U. (2009), A History of Ancient and Medieval India: From the Stone Age to the 12th Century, Delhi: Longman, ISBN 978-81-317-1677-9, http://books.google.com/books?id=H3lUIIYxWkEC
- Sripati, V. (1998), “Toward Fifty Years of Constitutionalism and Fundamental Rights in India: Looking Back to See Ahead (1950–2000)”, American University International Law Review 14 (2): 413–496
- Stein, B. (16 tháng 6 năm 1998), A History of India (ấn bản 1st), Oxford: Wiley-Blackwell, ISBN 978-0-631-20546-3, http://books.google.com/books?id=SXdVS0SzQSAC
- Stein, B. (27 tháng 4 năm 2010), Arnold, D., ed., A History of India (ấn bản 2nd), Oxford: Wiley-Blackwell, ISBN 978-1-4051-9509-6, http://books.google.com/books?id=QY4zdTDwMAQC
- Briefing Rooms: India, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 17 tháng 12 năm 2009, https://web.archive.org/web/20110520002800/http://www.ers.usda.gov/Briefing/India/
- Thapar, Romila (2003), Penguin history of early India: from the origins to A.D.1300, Penguin Books, http://books.google.com/books?id=O2OgAAAAMAAJ. Truy cập 13 tháng 2 năm 2012
- Witzel, Michael (2003), “Vedas and Upanișads”, trong Gavin D. Flood, The Blackwell companion to Hinduism, John Wiley & Sons, ISBN 978-0-631-21535-6, http://books.google.com/books?id=qSfneQ0YYY8C. Truy cập 15 tháng 3 năm 2012
- Wolpert, S. (25 tháng 12 năm 2003), A New History of India (ấn bản 7th), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-516678-1
Địa lý
- Ali, J. R.; Aitchison, J. C. (2005), “Greater India”, Earth-Science Reviews 72 (3–4): 170–173, doi:
- Chang, J. H. (1967), “The Indian Summer Monsoon”, Geographical Review 57 (3): 373–396, doi:
- Forest (Conservation) Act, 1980 with Amendments Made in 1988, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Quần đảo Andaman và Nicobar, 1988, http://forest.and.nic.in/fca1980.pdf. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011
- Dikshit, K. R.; Schwartzberg, Joseph E., “Land”, India, tr. 1–29
- Duff, D. (29 tháng 10 năm 1993), Holmes Principles of Physical Geology (ấn bản 4th), Routledge, ISBN 978-0-7487-4381-0, http://books.google.com/books?id=E6vknq9SfIIC&pg=PT353
- Kumar, V. S.; Pathak, K. C.; Pednekar, P.; Raju, N. S. N. (2006), “Coastal processes along the Indian coastline”, Current Science 91 (4): 530–536, http://drs.nio.org/drs/bitstream/2264/350/1/Curr_Sci_91_530.pdf
- India Yearbook 2007, New Delhi: Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông Ấn Độ, 2007, ISBN 978-81-230-1423-4
- Posey, C. A. (1 tháng 11 năm 1994), The Living Earth Book of Wind and Weather, Reader's Digest, ISBN 978-0-89577-625-9
- Prakash, B.; Kumar, S.; Rao, M. S.; Giri, S. C. (2000), “Holocene Tectonic Movements and Stress Field in the Western Gangetic Plains”, Current Science 79 (4): 438–449, http://tejas.serc.iisc.ernet.in/currsci/aug252000/prakash.pdf
Đa dạng sinh học
- Ali, S.; Ripley, S. D.; Dick, J. H. (15 tháng 8 năm 1996), A Pictorial Guide to the Birds of the Indian Subcontinent (ấn bản 2nd), Mumbai: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-563732-8
- Animal Discoveries 2011: New Species and New Records, Zoological Survey of India, 2012, http://zsi.gov.in/right_menu/Animal_disc/Animal%20Discovery%202011.pdf. Truy cập 20 tháng 7 năm 2012
- Basak, R. K. (1983), Botanical Survey of India: Account of Its Establishment, Development, and Activities, http://books.google.com/books?id=yXAVcgAACAAJ. Truy cập 20 tháng 7 năm 2011
- Hotspots by Region, Conservation International, 2007, http://www.biodiversityhotspots.org/xp/Hotspots/hotspots_by_region/Pages/default.aspx. Truy cập 28 tháng 2 năm 2011
- Crame, J. A.; Owen, A. W. (1 tháng 8 năm 2002), Palaeobiogeography and Biodiversity Change: The Ordovician and Mesozoic–Cenozoic Radiations, Geological Society Special Publication, Học hội Địa chất Luân Đôn, ISBN 978-1-86239-106-2, http://books.google.com/books?id=YswVy5YolYsC&pg=PA142. Truy cập 8 tháng 12 năm 2011
- Fisher, W. F. (January 1995), Toward Sustainable Development?: Struggling over India's Narmada River, Columbia University Seminars, M. E. Sharpe, ISBN 978-1-56324-341-7, http://books.google.com/books?id=n-iwqh2hS9kC
- Griffiths, M. (6 tháng 7 năm 2010), The Lotus Quest: In Search of the Sacred Flower, St. Martin's Press, ISBN 978-0-312-64148-1, http://books.google.com/books?id=f2cbyTCeq-EC
- Karanth, K. P. (25 tháng 3 năm 2006), “Out-of-India Gondwanan Origin of Some Tropical Asian Biota”, Current Science (Học viện Khoa học Ấn Độ) 90 (6): 789–792, http://www.iisc.ernet.in/currsci/mar252006/789.pdf. Truy cập 18 tháng 5 năm 2011
- Mace, G. M. (March 1994), 1994 IUCN Red List of Threatened Animals, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, ISBN 978-2-8317-0194-3, http://books.google.com/books?id=dyy0HilL9ecC&pg=PR4
- Biosphere Reserves of India, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Ấn Độ, http://www.cpreec.org/pubbook-biosphere.htm. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- Indian Wildlife (Protection) Act, 1972, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Ấn Độ, 9 tháng 9 năm 1972, http://envfor.nic.in/legis/wildlife/wildlife1.html. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011
- Puri, S. K., Biodiversity Profile of India, http://ces.iisc.ernet.in/hpg/cesmg/indiabio.html. Truy cập 20 tháng 6 năm 2007
- The List of Wetlands of International Importance, Ban Thư ký Công ước về Đất ngập nước, 4 tháng 6 năm 2007, tr. 18, http://www.ramsar.org/sitelist.pdf. Truy cập 20 tháng 6 năm 2007
- Tritsch, M. F. (3 tháng 9 năm 2001), Wildlife of India, London: HarperCollins, ISBN 978-0-00-711062-9, http://books.google.com/books?id=aNRQAAAACAAJ
Chính trị
- Bhambhri, C. P. (1 tháng 5 năm 1992), Politics in India, 1991–1992, Shipra, ISBN 978-81-85402-17-8, http://books.google.com/books?id=pf5HAAAAMAAJ. Truy cập 20 tháng 7 năm 2011
- Burnell, P. J.; Calvert, P. (1 tháng 5 năm 1999), The Resilience of Democracy: Persistent Practice, Durable Idea (ấn bản 1st), Taylor & Francis, ISBN 978-0-7146-8026-2, http://books.google.com/books?id=hv6TkML5_HAC&pg=PA271. Truy cập 20 tháng 7 năm 2011
- Second UPA Win, A Crowning Glory for Sonia's Ascendancy, Business Standard, 16 tháng 5 năm 2009, http://www.business-standard.com/india/news/second-upa-wincrowning-glory-for-sonia%5Cs-ascendancy/61892/on. Truy cập 13 tháng 6 năm 2009
- Chander, N. J. (1 tháng 1 năm 2004), Coalition Politics: The Indian Experience, Concept Publishing Company, ISBN 978-81-8069-092-1, http://books.google.com/books?id=G_QtMGIczhMC&pg=PA117. Truy cập 20 tháng 7 năm 2011
- Dunleavy, P.; Diwakar, R.; Dunleavy, C. (2007), The Effective Space of Party Competition, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn, http://www2.lse.ac.uk/government/research/resgroups/PSPE/pdf/PSPE_WP5_07.pdf. Truy cập 27 tháng 9 năm 2011
- Dutt, S. (1998), “Identities and the Indian State: An Overview”, Third World Quarterly 19 (3): 411–434, doi:
- Echeverri-Gent, J. (January 2002), “Politics in India's Decentred Polity”, trong Ayres, A.; Oldenburg, P., Quickening the Pace of Change, India Briefing, London: M. E. Sharpe, tr. 19–53, ISBN 978-0-7656-0812-3
- Current Recognised Parties, 14 tháng 3 năm 2009, http://eci.nic.in/eci_main/ElectoralLaws/OrdersNotifications/Symbols_Sep_2009.pdf. Truy cập 5 tháng 7 năm 2010
- Gledhill, A. (30 tháng 3 năm 1970), The Republic of India: The Development of its Laws and Constitution, Greenwood, ISBN 978-0-8371-2813-9, http://books.google.com/books?id=cHAjPQAACAAJ. Truy cập 21 tháng 7 năm 2011
- Narasimha Rao Passes Away, The Hindu, 24 tháng 12 năm 2004, http://www.hindu.com/2004/12/24/stories/2004122408870100.htm. Truy cập 2 tháng 11 năm 2008
- Mathew, K. M. (1 tháng 1 năm 2003), Manorama Yearbook, Malayala Manorama, ISBN 978-81-900461-8-3, http://books.google.com/books?id=jDaLQwAACAAJ. Truy cập 21 tháng 7 năm 2011
- National Symbols of India, Trung tâm Tin học Quốc gia (Ấn Độ), http://india.gov.in/knowindia/national_symbols.php. Truy cập 27 tháng 9 năm 2009
- Neuborne, B. (2003), “The Supreme Court of India”, International Journal of Constitutional Law 1 (1): 476–510, doi:
- Pylee, M. V. (2003), “The Longest Constitutional Document”, Constitutional Government in India (ấn bản 2nd), S. Chand, ISBN 978-81-219-2203-6, http://books.google.com/?id=veDUJCjr5U4C
- Pylee, M. V. (2003), “The Union Judiciary: The Supreme Court”, Constitutional Government in India (ấn bản 2nd), S. Chand, ISBN 978-81-219-2203-6, http://books.google.com/?id=veDUJCjr5U4C&pg=PA314. Truy cập 2 tháng 11 năm 2007
- Sarkar, N. I. (1 tháng 1 năm 2007), Sonia Gandhi: Tryst with India, Atlantic, ISBN 978-81-269-0744-1, http://books.google.com/books?id=26flsWUf8fkC. Truy cập 20 tháng 7 năm 2011
- Sharma, R. (1950), “Cabinet Government in India”, Parliamentary Affairs 4 (1): 116–126
- Sharma, B. K. (August 2007), Introduction to the Constitution of India (ấn bản 4th), Prentice Hall, ISBN 978-81-203-3246-1, http://books.google.com/books?id=srDytmFE3KMC&pg=PA161
- Sinha, A. (2004), “The Changing Political Economy of Federalism in India”, India Review 3 (1): 25–63, doi:
- World's Largest Democracy to Reach One Billion Persons on Independence Day, Cơ quan Dân số Liên Hiệp Quốc, http://www.un.org/esa/population/pubsarchive/india/ind1bil.htm. Truy cập 5 tháng 10 năm 2011
- Wheare, K. C. (June 1980), Federal Government (ấn bản 4th), Oxford University Press, ISBN 978-0-313-22702-8
- “BJP first party since 1984 to win parliamentary majority on its own”, DNA, ngày 16 tháng 5 năm 2014, http://www.dnaindia.com/india/report-bjp-first-party-since-1984-to-win-parliamentary-majority-on-its-own-1988981. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2014
Ngoại giao và quân sự
- Alford, P. (7 tháng 7 năm 2008), G8 Plus 5 Equals Power Shift, The Australian, http://www.theaustralian.com.au/news/g8-plus-5-equals-power-shift/story-e6frg6t6-1111116838759. Truy cập 21 tháng 11 năm 2009
- Behera, L. K. (7 tháng 3 năm 2011), Budgeting for India's Defence: An Analysis of Defence Budget 2011–2012, Học viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, http://www.idsa.in/idsacomments/IndiasDefenceBudget2011-12_lkbehera_070311. Truy cập 4 tháng 4 năm 2011
- Behera, L. K. (20 tháng 3 năm 2012), India's Defence Budget 2012–13, Học viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, http://www.idsa.in/idsacomments/IndiasDefenceBudget2012-13_LaxmanBehera_200312. Truy cập 26 tháng 3 năm 2012
- Russia Agrees India Nuclear Deal, BBC, 11 tháng 2 năm 2009, http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7883223.stm. Truy cập 22 tháng 8 năm 2010
- Curry, B. (27 tháng 6 năm 2010), Canada Signs Nuclear Deal with India, The Globe and Mail, http://www.theglobeandmail.com/news/world/g8-g20/news/canada-signs-nuclear-deal-with-india/article1620801/. Truy cập 13 tháng 5 năm 2011
- India, Europe Strategic Relations, Liên minh châu Âu, 8 tháng 4 năm 2008, http://europa.eu/legislation_summaries/external_relations/relations_with_third_countries/asia/r14100_en.htm. Truy cập 14 tháng 1 năm 2011
- Ghosh, A. (1 tháng 9 năm 2009), India's Foreign Policy, Pearson, ISBN 978-81-317-1025-8, http://books.google.com/books?id=Y32u4JMroQgC
- Gilbert, M. (17 tháng 12 năm 2002), A History of the Twentieth Century, William Morrow, ISBN 978-0-06-050594-3, http://books.google.com/books?id=jhwY1j8Ao3kC&pg=PA486. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- India, Russia Review Defence Ties, The Hindu, 5 tháng 10 năm 2009, http://www.thehindu.com/news/national/article2514142.ece. Truy cập 8 tháng 10 năm 2011
- Kumar, A. V. (1 tháng 5 năm 2010), Reforming the NPT to Include India, http://thebulletin.org/reforming-npt-include-india. Truy cập 1 tháng 11 năm 2010
- Miglani, S. (28 tháng 2 năm 2011), With An Eye on China, India Steps Up Defence Spending, Reuters, http://www.reuters.com/article/2011/02/28/india-budget-military-idUSSGE71R02Y20110228. Truy cập 6 tháng 7 năm 2011
- Nair, V. K. (2007), No More Ambiguity: India's Nuclear Policy, http://www.afsa.org/fsj/oct02/nair.pdf. Truy cập 7 tháng 6 năm 2007
- Pandit, R. (27 tháng 7 năm 2009), N-Submarine to Give India Crucial Third Leg of Nuke Triad, The Times of India, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2009-07-27/india/28212143_1_nuclear-powered-submarine-ins-arihant-nuclear-submarine. Truy cập 10 tháng 3 năm 2010
- Perkovich, G. (5 tháng 11 năm 2001), India's Nuclear Bomb: The Impact on Global Proliferation, University of California Press, ISBN 978-0-520-23210-5, http://books.google.com/books?id=UDA9dUryS8EC. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- India, France Agree on Civil Nuclear Cooperation, Rediff, 25 tháng 1 năm 2008, http://www.rediff.com/news/2008/jan/25france.htm. Truy cập 22 tháng 8 năm 2010
- UK, India Sign Civil Nuclear Accord, Reuters, 13 tháng 2 năm 2010, http://www.reuters.com/article/2010/02/13/us-india-britain-nuclear-idUSTRE61C21E20100213?type=politicsNews. Truy cập 22 tháng 8 năm 2010
- Ripsman, N. M.; Paul, T. V. (18 tháng 3 năm 2010), Globalization and the National Security State, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-539390-3, http://books.google.com/books?id=7P87HIh9ajMC&pg=PA130. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- Rothermund, D. (17 tháng 10 năm 2000), The Routledge Companion to Decolonization, Routledge Companions to History (ấn bản 1st), Routledge, ISBN 978-0-415-35632-9, http://books.google.com/books?id=ez37H0UPt_YC
- India Gets Its First Homegrown Fighter Jet, RIA Novosti, 10 tháng 1 năm 2011, http://en.rian.ru/world/20110110/162090932.html. Truy cập 1 tháng 4 năm 2009
- Sharma, S. R. (1 tháng 1 năm 1999), India–USSR Relations 1947–1971: From Ambivalence to Steadfastness, 1, Discovery, ISBN 978-81-7141-486-4, http://books.google.com/books?id=vTEge1JWK8oC
- Shukla, A. (5 tháng 3 năm 2011), China Matches India's Expansion in Military Spending, Business Standard, http://www.business-standard.com/india/news/china-matches-india%5Cs-expansion-in-military-spending/427365/. Truy cập 6 tháng 7 năm 2011
- Sisodia, N. S.; Naidu, G. V. C. (2005), Changing Security Dynamic in Eastern Asia: Focus on Japan, Promilla, ISBN 978-81-86019-52-8, http://books.google.com/books?id=jSgfLG3Ib9wC
- SIPRI Yearbook 2008: Armaments, Disarmament, and International Security, Oxford University Press, 8 tháng 8 năm 2008, ISBN 978-0-19-954895-8, http://books.google.com/books?id=EAyQ9KCJE2gC&pg=PA178. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- Rise in international arms transfers is driven by Asian demand, says SIPRI, 19 tháng 3 năm 2012, http://www.sipri.org/media/pressreleases/rise-in-international-arms-transfers-is-driven-by-asian-demand-says-sipri. Truy cập 26 tháng 3 năm 2012
- India, US Sign 123 Agreement, The Times of India, 11 tháng 10 năm 2008, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2008-10-11/india/27905286_1_indian-nuclear-market-sign-landmark-civil-nuclear-field. Truy cập 21 tháng 7 năm 2011
Kinh tế
- Alamgir, J. (24 tháng 12 năm 2008), India's Open-Economy Policy: Globalism, Rivalry, Continuity, Taylor & Francis, ISBN 978-0-415-77684-4, http://books.google.com/books?id=JL7QfWJ5Yk0C. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Bonner, B (20 tháng 3 năm 2010), Make Way, World. India Is on the Move, The Christian Science Monitor, http://www.csmonitor.com/Business/The-Daily-Reckoning/2010/0320/Make-way-world.-India-is-on-the-move. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- India Lost $462bn in Illegal Capital Flows, Says Report, BBC, 18 tháng 11 năm 2010, http://www.bbc.co.uk/news/world-south-asia-11782795. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- India Second Fastest Growing Auto Market After China, 9 tháng 4 năm 2010, http://www.thehindubusinessline.com/todays-paper/article988689.ece. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Drèze, Jean; Sen, Amartya (2013), An Uncertain Glory: India and Its Contradictions, Allen Lane
- India's Economy: Not Just Rubies and Polyester Shirts, The Economist, 8 tháng 10 năm 2011, http://www.economist.com/node/21531527. Truy cập 9 tháng 10 năm 2011
- Indian Car Exports Surge 36%, 13 tháng 10 năm 2009, http://www.expressindia.com/latest-news/Indian-car-exports-surge-36/528633/. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Report for Selected Countries and Subjects: India, Indonesia, Islamic Republic of Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thailand, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, April 2011, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/01/weodata/weorept.aspx?pr.x=20&pr.y=6&sy=1991&ey=2016&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=548%2C566%2C524%2C578%2C534%2C536%2C429&s=NGDPDPC&grp=0&a=. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Farrell, D.; Beinhocker, E. (19 tháng 5 năm 2007), Next Big Spenders: India's Middle Class, McKinsey & Company, http://www.mckinsey.com/mgi/mginews/bigspenders.asp. Truy cập 17 tháng 9 năm 2011
- Gargan, E. A. (15 tháng 8 năm 1992), India Stumbles in Rush to a Free Market Economy, The New York Times, http://www.nytimes.com/1992/08/15/world/india-stumbles-in-rush-to-a-free-market-economy.html. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- World Economic Outlook Update, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, June 2011, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/update/02/pdf/0611.pdf. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- Nayak, P. B.; Goldar, B.; Agrawal, P. (10 tháng 11 năm 2010), India's Economy and Growth: Essays in Honour of V. K. R. V. Rao, SAGE Publications, ISBN 978-81-321-0452-0, http://books.google.com/books?id=N1Ho2SGXUHwC
- Pal, P.; Ghosh, J (July 2007), Inequality in India: A Survey of Recent Trends, Liên Hiệp Quốc, http://www.un.org/esa/desa/papers/2007/wp45_2007.pdf. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- The World in 2050: The Accelerating Shift of Global Economic Power: Challenges and Opportunities, PricewaterhouseCoopers, January2011, http://www.pwc.com/en_GX/gx/psrc/pdf/world_in_2050_jan2011.pdf. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Schwab, K. (2010), The Global Competitiveness Report 2010–2011, World Economic Forum, http://www3.weforum.org/docs/WEF_GlobalCompetitivenessReport_2010-11.pdf. Truy cập 10 tháng 5 năm 2011
- Sheth, N. (28 tháng 5 năm 2009), Outlook for Outsourcing Spending Brightens, http://online.wsj.com/article/SB124344190542659025.html#articleTabs_comments%3D%26articleTabs%3Darticle. Truy cập 3 tháng 10 năm 2010
- Srivastava, V. C. (2008), “Introduction”, trong V.C. Srivastava, Lallanji Gopal, D.P. Chattopadhyaya, History of Agriculture in India (p to c1200 AD), History of Science, Philosophy and Culture In Indian Civization, V (Part 1), Concept Publishing Co, ISBN 8180695212, http://books.google.com/books?id=FvjZVwYVmNcC&pg=PR30
- Information Note to the Press (Press Release No. 143/2012), Telecom Regulatory Authority of India, 4 tháng 7 năm 2012, http://www.trai.gov.in/WriteReadData/PressRealease/Document/PR-TSD-May12.pdf. Truy cập 1 tháng 4 năm 2012
- Exporters Get Wider Market Reach, The Times of India, 28 tháng 8 năm 2009, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2009-08-28/india-business/28205417_1_strategies-and-policy-measures-foreign-trade-policy-focus-market-scheme. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Corruption Perception Index 2010—India Continues to be Corrupt, Transparency International, 26 tháng 10 năm 2011, http://transparencyindia.org/resource/press_release/Corruption%20Perception%20Index%20(CPI)%202010.pdf. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- New Global Poverty Estimates—What It Means for India, Ngân hàng Thế giới, http://www.worldbank.org.in/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/SOUTHASIAEXT/INDIAEXTN/0,,contentMDK:21880725~pagePK:141137~piPK:141127~theSitePK:295584,00.html. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- India: Undernourished Children—A Call for Reform and Action, http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/SOUTHASIAEXT/0,,contentMDK:20916955~pagePK:146736~piPK:146830~theSitePK:223547,00.html. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Inclusive Growth and Service Delivery: Building on India's Success, Ngân hàng Thế giới, 29 tháng 5 năm 2006, http://siteresources.worldbank.org/SOUTHASIAEXT/Resources/DPR_FullReport.pdf. Truy cập 7 tháng 5 năm 2009
- India Country Overview tháng 9 năm 2010, Ngân hàng Thế giới, September 2010, http://www.worldbank.org.in/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/SOUTHASIAEXT/INDIAEXTN/0,,contentMDK:20195738~menuPK:295591~pagePK:141137~piPK:141127~theSitePK:295584,00.html. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Trade to Expand by 9.5% in 2010 After a Dismal 2009, WTO Reports, Tổ chức Thương mại Thế giới, 26 tháng 3 năm 2010, http://www.wto.org/english/news_e/pres10_e/pr598_e.htm. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Yep, E. (27 tháng 9 năm 2011), ReNew Wind Power Gets $201 Million Goldman Investment, The Wall Street Journal, http://online.wsj.com/article/SB10001424052970204422404576595972728958728.html. Truy cập 27 tháng 9 năm 2011
- Indian IT-BPO Industry, NASSCOM, 2011-2012, http://www.nasscom.org/indian-itbpo-industry. Truy cập 22 tháng 6 năm 2012
- UNDERSTANDING THE WTO: THE ORGANIZATION Members and Observers, WTO, 1995, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm. Truy cập 23 tháng 6 năm 2012
Nhân khẩu
- Bonner, A. (1990), Averting the Apocalypse: Social Movements in India Today, Duke University Press, ISBN 978-0-8223-1048-8, http://books.google.com/books?id=uxJlAgRemHgC. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Dev, S. M.; Rao, N. C. (2009), India: Perspectives on Equitable Development, Academic Foundation, ISBN 978-81-7188-685-2, http://books.google.com/books?id=adhKjRoTjcIC
- Dharwadker, A. (28 tháng 10 năm 2010), “Representing India's Pasts: Time, Culture, and Problems of Performance Historiography”, trong Canning, C. M.; Postlewait, T., Representing the Past: Essays in Performance Historiography, University of Iowa Press, ISBN 978-1-58729-905-6, http://books.google.com/books?id=Rgf0gbml2ocC. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Drèze, J.; Goyal, A. (9 tháng 2 năm 2009), “The Future of Mid-Day Meals”, trong Baru, R. V., School Health Services in India: The Social and Economic Contexts, SAGE Publications, ISBN 978-81-7829-873-3, http://books.google.com/books?id=aQ39RO9OET4C&pg=PA46
- Dyson, T.; Visaria, P. (7 tháng 7 năm 2005), “Migration and Urbanisation: Retrospect and Prospects”, trong Dyson, T.; Casses, R.; Visaria, L., Twenty-First Century India: Population, Economy, Human Development, and the Environment, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-928382-8, http://books.google.com/books?id=bqU9T5c0wlYC
- Garg, S. C. (19 tháng 4 năm 2005), Mobilizing Urban Infrastructure Finance in India, Ngân hàng Thế giới, http://siteresources.worldbank.org/INTMF/Resources/339747-1105651852282/Garg.pdf. Truy cập 27 tháng 1 năm 2010
- Mallikarjun, B (November 2004), “Fifty Years of Language Planning for Modern Hindi—The Official Language of India”, Language in India 4 (11), ISSN 19302940, http://www.languageinindia.com/nov2004/mallikarjunmalaysiapaper1.html. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Notification No. 2/8/60-O.L, Bộ Nội chính Ấn Độ, 27 tháng 4 năm 1960, http://rajbhasha.nic.in/enpres-1960.htm. Truy cập 13 tháng 5 năm 2011
- Religious Composition, Bộ Nội chính Ấn Độ, 2010–2011, http://www.censusindia.gov.in/Census_Data_2001/India_at_glance/religion.aspx. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Census Data 2001, Bộ Nội chính Ấn Độ, 2010–2011, http://www.censusindia.gov.in/Census_Data_2001/National_Summary/National_Summary_DataPage.aspx. Truy cập 22 tháng 7 năm 2011
- Ottenheimer, H. J. (2008), The Anthropology of Language: An Introduction to Linguistic Anthropology, Cengage, ISBN 978-0-495-50884-7, http://books.google.com/books?id=d4QHsORbZs4C
- Ratna, U. (2007), “Interface Between Urban and Rural Development in India”, trong Dutt, A. K.; Thakur, B, City, Society, and Planning, 1, Concept, ISBN 978-81-8069-459-2, http://books.google.com/books?id=QDmZeW1H37IC
- Robinson, S. (1 tháng 5 năm 2008), India's Medical Emergency, http://www.time.com/time/nation/article/0,8599,1736516,00.html. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
- Rorabacher, J. A. (2010), Hunger and Poverty in South Asia, Gyan, ISBN 978-81-212-1027-0, http://books.google.com/books?id=u6hriMcSsE4C
- Singh, S. (2004), Library and Literacy Movement for National Development, Concept, ISBN 978-81-8069-065-5, http://books.google.com/books?id=JmmeWL_9hqAC
- Skolnik, R. L. (2008), Essentials of Global Health, Jones & Bartlett Learning, ISBN 978-0-7637-3421-3, http://books.google.com/books?id=XBARu3KzSNAC
- Country Cooperation Strategy: India, Tổ chức Y tế Thế giới, November 2006, http://www.who.int/countryfocus/cooperation_strategy/ccsbrief_ind_en.pdf. Truy cập 23 tháng 7 năm 2011
Văn hóa
- Binmore, K. G. (27 tháng 3 năm 2007), Playing for Real: A Text on Game Theory, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-530057-4, http://books.google.com/books?id=eY0YhSk9ujsC&pg=PA98
- Bladholm, L. (12 tháng 8 năm 2000), The Indian Grocery Store Demystified (ấn bản 1st), Macmillan Publishers, ISBN 978-1-58063-143-3, http://books.google.com/books?id=nCCEmAIo7HAC&pg=PA64
- Saina Nehwal: India's Badminton Star and "New Woman", 1 tháng 8 năm 2010, http://www.bbc.co.uk/news/world-south-asia-10725584. Truy cập 5 tháng 10 năm 2010
- Commonwealth Games 2010: India Dominate Shooting Medals, 7 tháng 10 năm 2010, http://news.bbc.co.uk/sport2/hi/commonwealth_games/delhi_2010/9068886.stm. Truy cập 3 tháng 6 năm 2011
- Chopra, P. (18 tháng 3 năm 2011), A Joint Enterprise: Indian Elites and the Making of British Bombay, University of Minnesota Press, ISBN 978-0-8166-7037-6, http://books.google.com/books?id=jhTiCnh6RqAC&pg=PA46
- Cullen-Dupont, K. (July 2009), Human Trafficking (ấn bản 1st), Infobase Publishing, ISBN 978-0-8160-7545-4, http://books.google.com/books?id=B2GeSNXy5CoC
- Das, S. K. (1 tháng 1 năm 2005), A History of Indian Literature, 500–1399: From Courtly to the Popular, Sahitya Akademi, ISBN 978-81-260-2171-0
- Datta, A. (2006), The Encyclopaedia of Indian Literature, 2, Sahitya Akademi, ISBN 978-81-260-1194-0
- Dehejia, R. S. (7 tháng 11 năm 2011), Indian Grand Prix Vs. Encephalitis?, http://blogs.wsj.com/indiarealtime/2011/11/07/economics-journal-indian-grand-prix-vs-encephalitis/. Truy cập 20 tháng 12 năm 2011
- Deutsch, E. (30 tháng 4 năm 1969), Advaita Vedānta: A Philosophical Reconstruction, University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-0271-4, http://books.google.com/books?id=63gdKwhHeV0C
- Dissanayake, W. K.; Gokulsing, M. (May 2004), Indian Popular Cinema: A Narrative of Cultural Change (ấn bản 2nd), Trentham Books, ISBN 978-1-85856-329-9, http://books.google.com/?id=_plssuFIar8C&dq
- Southern Movies Account for over 75% of Film Revenues, The Economic Times, 18 tháng 11 năm 2009, http://articles.economictimes.indiatimes.com/2009-11-18/news/27638208_1_film-industry-small-budget-movies-farokh-balsara. Truy cập 18 tháng 6 năm 2011
- “Indian Dance”, South Asian Arts, http://www.britannica.com/EBchecked/topic/556016/South-Asian-arts/65246/Indian-dance. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- Tamil Literature, 2008, http://original.britannica.com/eb/article-9071111/Tamil-literature. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Eraly, A. (2008), India, Penguin Books, ISBN 978-0-7566-4952-4, http://books.google.com/books?id=HUdHHuFZN_8C&pg=PA160. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Hart, G. L. (August 1975), Poems of Ancient Tamil: Their Milieu and Their Sanskrit Counterparts (ấn bản 1st), University of California Press, ISBN 978-0-520-02672-8, http://books.google.com/books?id=a5KwQwAACAAJ
- Heehs, P., ed. (1 tháng 9 năm 2002), Indian Religions: A Historical Reader of Spiritual Expression and Experience, New York University Press, ISBN 978-0-8147-3650-0, http://books.google.com/books?id=Jgsu-aIm3ncC. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Henderson, C. E. (2002), Culture and Customs of India, Greenwood Publishing Group, ISBN 978-0-313-30513-9, http://books.google.com/books?id=CaRVePXX6vEC&pg=PA102
- Hoiberg, D.; Ramchandani, I. (2000), Students' Britannica India: Select Essays, Popular Prakashan, ISBN 978-0-85229-762-9
- Johnson, W. J., ed. (1 tháng 9 năm 2008), The Sauptikaparvan of the Mahabharata: The Massacre at Night, Oxford World's Classics (ấn bản 2nd), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-282361-8
- Jones, G.; Ramdas, K. (2005), (Un)tying the Knot: Ideal and Reality in Asian Marriage, National University of Singapore Press, ISBN 978-981-05-1428-0, http://books.google.com/books?id=IttiQ3QdJ6YC
- Kālidāsa; Johnson, W. J. (15 tháng 11 năm 2001), The Recognition of Śakuntalā: A Play in Seven Acts, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-283911-4
- Kaminsky, Arnold P.; Long, Roger D. (30 tháng 9 năm 2011), India Today: An Encyclopedia of Life in the Republic: An Encyclopedia of Life in the Republic, ABC-CLIO, ISBN 978-0-313-37462-3, http://books.google.com/books?id=wWDnTWrz4O8C. Truy cập 12 tháng 9 năm 2012</ref>
- Karanth, S. K. (October 2002), Yakṣagāna, Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-357-1
- Kiple, K. F.; Ornelas, K. C., eds. (2000), The Cambridge World History of Food, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-40216-3
- Kuiper, K., ed. (1 tháng 7 năm 2010), The Culture of India, Britannica Educational Publishing, ISBN 978-1-61530-203-1, http://books.google.com/books?id=LiqloV4JnNUC. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Kumar, V. (January 2000), Vastushastra, All You Wanted to Know About Series (ấn bản 2nd), Sterling Publishing, ISBN 978-81-207-2199-9
- Lal, A. (2004), The Oxford Companion to Indian Theatre, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-564446-3, http://books.google.com/books?id=DftkAAAAMAAJ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Lang, J.; Moleski, W. (1 tháng 12 năm 2010), Functionalism Revisited, Ashgate Publishing, ISBN 978-1-4094-0701-0, http://books.google.com/books?id=rOCaSn8-ZboC&pg=PA151
- MacDonell, A. A. (2004), A History of Sanskrit Literature, Kessinger Publishing, ISBN 978-1-4179-0619-2
- Majumdar, B.; Bandyopadhyay, K. (2006), A Social History of Indian Football: Striving To Score, Routledge, ISBN 978-0-415-34835-5
- Makar, E. M. (2007), An American's Guide to Doing Business in India, Adams, ISBN 978-1-59869-211-2, http://books.google.com/books?id=ujYmdNVIr7QC
- Massey, R.; Massey, J (1998), The Music of India, Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-332-8, http://books.google.com/books?id=yySNDP9XVggC
- Medora, N. (2003), “Mate Selection in Contemporary India: Love Marriages Versus Arranged Marriages”, trong Hamon, R. R.; Ingoldsby, B. B., Mate Selection Across Cultures, SAGE Publications, tr. 209–230, ISBN 978-0-7619-2592-7
- Messner, W. (2009), Working with India. The Softer Aspects of a Successful Collaboration with the Indian IT & BPO Industry, Springer, ISBN 978-3-540-89077-5, http://www.globusresearch.com/knowledge-books.com#working-with-india
- Messner, W. (2012), Engaging with India. How to Manage the Softer Aspects of a Global Collaboration, Createspace, ISBN 978-1-466244900, http://www.globusresearch.com
- “Indian Readership Survey 2012 Q1: Topline Findings” định dạng (PDF). Media Research Users Council. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- Mehta, Nalin (30 tháng 7 năm 2008), Television in India: Satellites, Politics and Cultural Change, Taylor & Francis US, ISBN 978-0-415-44759-1, http://books.google.com/books?id=R-BsSzSjnTYC. Truy cập 12 tháng 9 năm 2012
- Is Boxing the New Cricket?, Mint, 24 tháng 9 năm 2010, http://www.livemint.com/2010/09/24211250/Is-boxing-the-new-cricket.html. Truy cập 5 tháng 10 năm 2010
- Nakamura, H. (1 tháng 4 năm 1999), Indian Buddhism: A Survey with Bibliographical Notes, Buddhist Tradition Series (ấn bản 12th), Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0272-8, http://books.google.com/books?id=w0A7y4TCeVQC
- Puskar-Pasewicz, M. (16 tháng 9 năm 2010), Cultural Encyclopedia of Vegetarianism, Greenwood Publishing Group, ISBN 978-0-313-37556-9, http://books.google.com/books?id=scpwmjE3TWYC&pg=PA39
- Raghavan, S. (23 tháng 10 năm 2006), Handbook of Spices, Seasonings, and Flavorings (ấn bản 2nd), CRC Press, ISBN 978-0-8493-2842-8, http://books.google.com/books?id=m4vvs87XiucC&pg=PA3
- Raichlen, S. (10 tháng 5 năm 2011), A Tandoor Oven Brings India's Heat to the Backyard, The New York Times, http://www.nytimes.com/2011/05/11/dining/a-tandoor-oven-brings-indias-heat-to-the-backyard.html. Truy cập 14 tháng 6 năm 2011
- Rajadhyaksha, A.; Willemen, P., eds. (22 tháng 1 năm 1999), Encyclopaedia of Indian Cinema (ấn bản 2nd), British Film Institute, ISBN 978-0-85170-669-6
- Ramanujan, A. K. (dịch giả) (15 tháng 10 năm 1985), Poems of Love and War: From the Eight Anthologies and the Ten Long Poems of Classical Tamil, New York: Columbia University Press, tr. ix–x, ISBN 978-0-231-05107-1, http://books.google.com/?id=nIybE0HRvdQC
- Rawat, Ramnarayan S (23 tháng 3 năm 2011), Reconsidering Untouchability: Chamars and Dalit History in North India, Indiana University Press, ISBN 978-0-253-22262-6, http://books.google.com/books?id=bz5dKC81O3IC&pg=PA3
- Anand Crowned World Champion, Rediff, 29 tháng 10 năm 2008, http://www.rediff.com/sports/2008/oct/29anand.htm. Truy cập 29 tháng 10 năm 2008
- Roberts, N. W. (12 tháng 7 năm 2004), Building Type Basics for Places of Worship (ấn bản 1st), John Wiley & Sons, ISBN 978-0-471-22568-3, http://books.google.com/books?id=hOxOAAAAMAAJ
- Sarma, S. (1 tháng 1 năm 2009), A History of Indian Literature, 1 (ấn bản 2nd), Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0264-3
- Schoenhals, M. (22 tháng 11 năm 2003), Intimate Exclusion: Race and Caste Turned Inside Out, University Press of America, ISBN 978-0-7618-2697-2, http://books.google.com/books?id=922nG03giDwC&pg=PA119
- Schwartzberg, J. (2011), “Caste”, India, http://www.britannica.com/EBchecked/topic/285248/India/46404/Caste. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011
- Sen, A. (5 tháng 9 năm 2006), The Argumentative Indian: Writings on Indian History, Culture, and Identity (ấn bản 1st), Picador, ISBN 978-0-312-42602-6, http://books.google.com/books?id=agk63AlLmIgC&pg=PA132
- Seymour, S.C. (28 tháng 1 năm 1999), Women, Family, and Child Care in India: A World in Transition, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-59884-2, http://books.google.com/books?id=ClkaIF3KzLIC&pg=PA81
- Silverman, S. (10 tháng 10 năm 2007), Vastu: Transcendental Home Design in Harmony with Nature, Gibbs Smith, ISBN 978-1-4236-0132-6, http://books.google.com/books?id=iwaryJd3fD8C&pg=PA20
- Tarlo, E. (1 tháng 9 năm 1996), Clothing Matters: Dress and Identity in India (ấn bản 1st), University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-78976-7, http://books.google.com/books?id=ByoTXhXCuyAC. Truy cập 24 tháng 7 năm 2011
- Sawant Shoots Historic Gold at World Championships, The Times of India, 9 tháng 8 năm 2010, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2010-08-09/shooting/28278530_1_tejaswini-sawant-50m-rifle-world-shooting-championship. Truy cập 25 tháng 5 năm 2011
- Taj Mahal, UNESCO, http://whc.unesco.org/en/list/252. Truy cập 3 tháng 3 năm 2012
- India Aims for Center Court, The Wall Street Journal, 11 tháng 9 năm 2009, http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203440104574406704026883502.html. Truy cập 29 tháng 9 năm 2010
- Wengell, D. L.; Gabriel, N. (1 tháng 9 năm 2008), Educational Opportunities in Integrative Medicine: The A-to-Z Healing Arts Guide and Professional Resource Directory (ấn bản 1st), The Hunter Press, ISBN 978-0-9776552-4-3, http://books.google.com/books?id=BNR1KGJXX9cC&pg=PA158
- “Intergenerational Mobility for Dalits Is Visible, Albeit Limited” định dạng (PDF). World Bank Report 2011. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- Xavier, L. (12 tháng 9 năm 2010), Sushil Kumar Wins Gold in World Wrestling Championship, The Times of India, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2010-09-12/wrestling/28272312_1_sushil-kumar-first-indian-wrestler-semifinal-bout. Truy cập 5 tháng 10 năm 2010
- Yadav, S. S.; McNeil, D.; Stevenson, P. C. (23 tháng 10 năm 2007), Lentil: An Ancient Crop for Modern Times, Springer, ISBN 978-1-4020-6312-1, http://books.google.com/?id=VfT6hZHpXPkC&pg=PA174
- Zvelebil, K. V. (1 tháng 8 năm 1997), Companion Studies to the History of Tamil Literature, Brill Publishers, ISBN 978-90-04-09365-2, http://books.google.com/books?id=qAPtq49DZfoC
Liên kết ngoài[sửa]
- Cổng thông tin quốc gia của Chính phủ Ấn Độ
- Bản mẫu:CIA World Factbook link
- Bản mẫu:Dmoz
- Sơ lược Ấn Độ từ BBC News
- Mục từ Ấn Độ trên Encyclopædia Britannica
- Ấn Độ trên Thư viện Thông tin Chính phủ UCB
- Bản mẫu:Wikiatlas
Bản mẫu:Quốc gia châu Á Bản mẫu:Khối Thịnh vượng chung Anh Bản mẫu:Phong trào không liên kết Bản mẫu:Các chủ đề Bản mẫu:Sao bài viết tốt
Liên kết đến đây
- Nông trường nuôi tôm
- Triều đại nhà Đường và Maya là nạn nhân của thay đổi khí hậu?
- Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
- Ngôn ngữ chính thức
- "Vị thuốc" từ chuối
- Việt Nam tại Olympic Toán học Quốc tế
- Olympic Toán học Quốc tế
- Olympic Hóa học Quốc tế
- Olympic Sinh học Quốc tế
- Olympic Thiên văn học Quốc tế
- Xem thêm liên kết đến trang này.