Triều đại nhà Đường và Maya là nạn nhân của thay đổi khí hậu?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cuộc nghiên cứu do Gerald Haug thuộc Trung tâm nghiên cứu Trái đất (Geoforschungs Zentrum) ở Potsdam, Đức, đứng đầu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature đưa ra giả thuyết: nguyên nhân sự cáo chung của triều đại nhà Đường, Trung Quốc và nền văn hóa Maya Trung Mỹ có thể là những thay đổi khí hậu trong thời kỳ gió mùa ở châu Á, diễn ra từ năm 700 đến năm 900.

Cuộc nghiên cứu cho biết tình trạng hạn hán do sự đảo lộn của chế độ mưa thường niên đã dẫn đến mất mùa triền miên và dân chúng bị bần cùng hóa hoàn toàn. Có thể đây là nguyên nhân sâu xa của tình hình căng thẳng và xung đột khiến các chế độ xã hội tại chỗ không thể tồn tại. Kết luận trên dựa vào việc phân tích các chất trầm tích của hồ Huguang Maar, đông nam Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Gerald Haug và các cộng sự người Trung Quốc Mỹ nhận định rằng trong 16.000 năm qua, Trung Quốc đã trải qua ba thời kỳ gió mùa đông thổi mạnh và khí hậu khô, đặc biệt trong thời kỳ suy vong của triều đại thứ 13 ở Trung Quốc, là nhà Đường (trị vì từ năm 618 - 907). Trong ba thế kỷ tồn tại, triều đại này nổi tiếng về nghệ thuật và những trao đổi thương mại với Ấn Độ Trung Đông.

Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, những biến đổi trong vòng cung mưa nhiệt đới có thể gây tác động đến toàn cầu, hay ít nhất là một phần. Thay đổi khí hậu gây hậu quả tương tự như tại Trung Quốc đã góp phần kết thúc thời đại Maya (250-900) ở Trung Mỹ. Những đô thị Maya (tại Mexico và Guatemala ngày nay) với những nghệ thuật trang trí lộng lẫy, bộ lịch mặt trời 365 ngày và những kim tự tháp rực rỡ... Một nền văn minh lớn của nhân loại đã đột ngột lụi tàn ngay trong thời kỳ vàng son của mình...

(nguồn AFP)

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này