Trung Đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trung Đông là một phân miền lịch sử văn hoá của vùng Phi-Âu-Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á Ai Cập. Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi và/hay Trung Á. Pakistan Kavkaz nói chung không thuộc vùng này. Ba ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng là Tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh cũng được sử dụng là ngôn ngữ thứ hai của một số cơ quan chinh phủ của các nước phát triển và tầng lớp trung-thượng lưu ở các nước này. Các nền kinh tế phát triển thịnh vượng tính theo PPP như Qatar, Kuwait, UAE, Bahrain và Síp; các quốc gia xếp hạng thấp nhất về PPP là chính quyền Palestinian và Bờ Tây. Theo GDP, 3 nền kinh tế lớn nhất Trung Đông năm 2008 là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Iran.

Những đặc điểm[sửa]

Ở thế giới phương tây, Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số Hồi giáo Ả Rập. Tuy nhiên, vùng này gồm nhiều nền văn hóa và các nhóm dân tộc riêng biệt, như Ả Rập, Assyria, Azerbaijan, Berber, Chaldean, Druze, Hy Lạp, Do Thái, Kurd, Maronites, Ba Tư Thổ. Các nhóm ngôn ngữ chính gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Assyri (cũng được gọi là Aramaic và tiếng Siriac), tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Đa số các định nghĩa của phương tây về "Trung Đông" — cả trong những cuốn sách tham khảo và trong sử dụng thông thường - định nghĩa vùng này là "các quốc gia ở Tây Nam Á, từ Iran (Ba Tư) tới Ai Cập". Ai Cập, với Bán đảo Sinai của nó ở châu Á, thường được coi là một phần của Trung Đông, mặc dù đa phần diện tích nước này về mặt địa lý nằm ở Bắc Phi. Các quốc gia Bắc Phi không có quan hệ với châu Á, như Libya, Tunisia Maroc, ngày càng quen thuộc với cái tên người Bắc Phi - để đối lập với vùng Trung Đông (Iran tới Ai Cập-châu Á) - theo ngôn ngữ thường được dùng trên các phương tiện truyền thông.

Một cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi khác về "Trung Đông" là của công nghiệp hàng không, được duy trì trong tổ chức tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế. Định nghĩa này - tới đầu năm 2006 - bao gồm Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Các vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Sudan, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất Yemen [1]. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong những cách tính vé và thuế hành khách và hàng hóa trên thế giới.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Trung Đông
Tập tin:Middle east.jpg
Bản đồ với các nước được coi là thuộc Trung Đông

Trung Đông là nơi khởi nguồn và là trung tâm tôn giáo của Do Thái giáo, Kitô giáo Hồi giáo. Vùng này từng trải qua các giai đoạn bạo lực và khoan dung. Trong thế kỷ 20, nó từng nằm trong vùng trung tâm các sự kiện quốc tế, và về mặt chiến lược, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo nó là một vùng rất nhạy cảm. Nó có trữ lượng dầu thô rất lớn. Xem thêm Danh sách các cuộc xung đột ở Trung Đông.

Các biên giới[sửa]

"Trung Đông" xác định một vùng văn hoá, vì thế nó không có các biên giới chính xác. Nó thường được tính gồm: Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Bờ Tây Dải Gaza.

Iran thường được coi là biên giới phía đông của vùng, nhưng Afghanistan và tây Pakistan cũng thường được tính gộp vào đó vì mối quan hệ gần gũi (về mặt sắc tộc và tôn giáo) của nó với những nhóm sắc dân đa số của những dân tộc Iran cũng như những liên kết lịch sử của nó với vùng Trung Đông, nó từng là một phần của nhiều đế chế đã từng trải dài trong vùng như các đế chế Ba Tư Ả Rập. Afghanistan, Tajikistan và tây Pakistan (Baluchistan tỉnh Biên giới Tây Bắc) có những mối quan hệ chặt chẽ về văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử với Iran và cũng là một phần của cao nguyên Iran, trong khi những mối quan hệ của Iran với các quốc gia Ả Rập dựa nhiều trên tôn giáo và sự gần gũi về địa lý hơn. Cũng như vậy, người Kurd, một nhóm sắc tộc bên trong các dân tộc Iran có chung nguồn gốc về ngôn ngữ, là nhóm thiểu số lớn nhất ở vùng Trung Đông không có quốc gia riêng.

Bắc Phi, hay Maghreb, mặc dù thường bị đặt bên ngoài vùng Trung Đông chính thức, nhưng có những mối liên kết về văn hoá và ngôn ngữ sâu sắc với vùng này, và trong lịch sử cũng đã từng tham dự nhiều sự kiện chính hình thành nên Địa Trung Hải và các vùng Trung Đông gồm cả những sự kiện do người Carthage lúc ấy là thuộc địa của Phoenicia và những nền văn minh Hy Lạp-La Mã cũng như quốc gia Hồi giáo của người Berber và các Đế quốc Ottoman gây nên. Maghrib thỉnh thoảng được gộp vào và thỉnh thoảng lại bị loại ra khỏi vùng Trung Đông trong cách định nghĩa vùng này của các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sử dụng không chính thức, trong khi đa số các học giả tiếp tục coi Bắc Phi là một phần địa lý của châu Phi, nhưng có liên quan chặt chẽ với Tây Nam Á trong các thuật ngữ chính trị, văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, và di truyền học. Điều này có thể so sánh với một số ví dụ tương tự, theo đó ví dụ như Tasmania Newfoundland, về mặt địa lý không thuộc châu Âu nhưng có nhiều nét tương đồng với vùng tây bắc của Tây Âu trong khi Madagascar lại có nhiều đặc trưng tương tự Đông Nam Á hơn Đông Nam Phi.

Vùng Kavkaz, Kypros (Síp) và Thổ Nhĩ Kỳ, dù thường được gộp vào vùng Tây Nam Á dựa trên sự gần gũi về địa lý và tính liên tục, nói chung về mặt văn hoá và chính trị thường được coi là thuộc châu Âu vì lịch sử khác biệt của họ và những mối quan hệ chính trị gần đây với vùng đó. Ví dụ, Armenia và Síp, dù cả hai nằm gần Trung Đông về mặt địa lý, nhưng chúng có hai đặc điểm khiến chúng trở nên gần gũi với châu Âu hơn Trung Đông: tính đồng nhất quốc gia của họ gồm một căn bản hệ ngôn ngữ Ấn-Âu và đa số dân cư theo Kitô giáo, cả hai đặc điểm đó không hề tương thích với đặc điểm đặc trưng nhất của các quốc gia vùng Trung Đông, một số quốc gia ở vùng này có một nét đặc trưng (ví dụ các ngôn ngữ hệ Ấn-Âu phổ biến ở Iran và Afghanistan) này hay khác (Liban là quốc gia duy nhất có thể có cộng đồng Kitô giáo đa số nhưng vẫn chỉ mang tính suy đoán). Thổ Nhĩ Kỳ không có những đặc điểm châu Âu đó nhưng có những quan hệ lịch sử sâu sắc với châu Âu từ khi nó còn là một địa điểm thuộc Đế chế Byzantine Đế chế Ottoman, những đế chế có lãnh thổ trải dài sang tận châu Âu. Được coi là một ứng cử viên triển vọng vào Liên minh châu Âu và từ lâu đã là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhẫn những đặc trưng muôn thuở phổ biến ở châu Âu và đã không còn giữ nhiều mối quan hệ của nó với vùng Trung Đông ngoại trừ tôn giáo chính của họ là Đạo Hồi. Trong suốt lịch sử của mình, Gruzia luôn giữ khoảng cách với các quốc gia Hồi giáo xung quanh (và liên kết về phong cách sống), vì thế nó đã gia nhập vào vùng thuộc "Đạo Cơ đốc" và nói chung về mặt đồng nhất quốc gia, nó là một nước kiểu châu Âu. Từ đầu thế kỷ 19, tất cả ba nước vùng Nam Caucasian (gồm Azerbaijan, Armenia và Gruzia) bị ảnh hưởng rất lớn từ quyền lực thống trị của Đế chế Nga Liên bang Sô viết. Hiện nay các nước này mang nhiều đặc tính "châu Âu" hơn Trung Đông và thường được coi là một khối vùng trong vùng Cáp cát.

Các quốc gia Trung Á từ Khối Liên Xô cũ cũng có nhiều quan hệ thân thuộc và chính trị ở các mức độ khác nhau với Trung Đông, nhưng không hề giống nhau hoàn toàn. Trong khi các quốc gia phía nam Turkmenistan, Uzbekistan Tajikistan có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử và chính trị-xã hội với Trung Đông. Kazakhstan Kyrgyzstan là những vùng ở xa hơn với những pha trộn nhiều hơn về văn hoá. Vì thế, các quốc gia này thường được coi là Âu-Á (theo những cách tương tự với vùng Cáp cát) và quá khứ Nga/Sô viết của chúng đã khiến chúng trở nên khác biệt ở nhiều mặt so với vùng Trung Đông, ví dụ hiện nay đang có một phong trảo tái lập các mối quan hệ với Trung Đông ở Tajikistan, dựa trên những tương đồng về sắc tộc-ngôn ngữ của họ với Iran và Afghanistan. Giống như vùng Cáp cát và Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á có nhiều đặc điểm chung với "phương Tây" và chúng đều bắt nguồn từ thời gian nằm trong nước Nga Sô viết, mặc dù điều này có thể thay đổi với một số hành động gần đây nhằm phục hồi lịch sử-văn hoá của bản sắc Hồi giáo từng bị hạn chế trong những thập kỷ cầm quyền của chính quyền Sô viết.

Israel cũng là một nước duy nhất có sự hợp nhất giữa các đặc điểm châu Âu và Trung Đông, vì sự gần gũi về địa lý của họ với miền Cận Đông và đa phần dân cư là người có nguồn gốc Trung Đông (gồm người Do Thái Sephardic, Sabra, người Ả Rập Israel, vân vân), có lẽ nó có nhiều điểm tương đồng với các nước lân cận hơn là những gì đang hiện diện trên báo chí ngày nay.

Thay đổi về ý nghĩa theo thời gian[sửa]

Cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, việc coi bờ biển phía đông vùng Địa Trung Hải là Cận Đông là rất thường tình. Sau này Trung Đông có nghĩa là vùng từ Lưỡng Hà tới Myanma, đó là vùng giữa Cận Đông và Viễn Đông. Nghĩa được miêu tả trong bài này được lấy ra từ trong cuộc chiến, có lẽ bị ảnh hưởng bởi ý tưởng trước đó rằng Địa Trung Hải là "biển ở giữa".

Chủ nghĩa trọng Âu[sửa]

Một số người đã chỉ trích thuật ngữ Trung Đông vì nó hàm ý trọng Âu (Eurocentrism) [2], có lẽ bởi vì nó do người châu Âu đưa ra. Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng bởi những người châu Âu và cả ngoài châu Âu, không giống như thuật ngữ tương đương Mashreq, chỉ được dùng duy nhất trong những bối cảnh ngôn ngữ Ả Rập. Vùng này chỉ là phía đông nếu ta đang đứng ở Tây Âu. Đối với một người Ấn Độ, nó nằm ở phía tây; đối với một người Nga, nó nằm ở phía Nam. Sự miêu tả "giữa" cũng dẫn tới một số nhầm lẫn cùng với sự thay đổi về các định nghĩa. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, "Cận Đông" được dùng trong tiếng Anh để chỉ vùng Balkans Đế chế Ottoman, trong khi "Trung Đông" để chỉ Ba Tư, Afghanistan Trung Á, Turkistan và vùng Cáp cát. Trái lại, "Viễn Đông" để chỉ các quốc gia Đông Á, ví dụ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông, Đài Loan, vân vân. Những người chỉ trích thường đòi sử dụng một thuật ngữ khác để thay thế, ví dụ như "Tây Á".

Với sự biến mất của Đế chế Ottoman năm 1918, "Cận Đông" đã hầu như bị loại bỏ ra khỏi tiếng Anh thông thường, trong khi "Trung Đông" lại thường được dùng để chỉ các quốc gia mới tái xuất hiện trong thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng "Cận Đông" vẫn được giữ lại trong nhiều môn học hàn lâm, gồm cả khảo cổ học lịch sử cổ đại, nó được dùng để miêu tả một vùng tương tự với thuật ngữ "Trung Đông", vốn không được sử dụng ở đó (xem Cận Đông cổ đại). Vì thế trong những từ ngắn hơn, thuật ngữ "Trung Đông" cũng được sử dụng ở những vùng sử dụng tiếng Anh/Pháp trên thế giới. Tại Đức, thuật ngữ Naher Osten (Cận Đông) vẫn được sử dụng thường xuyên và trong tiếng Nga Ближний Восток (Cận Đông) vẫn là thuật ngữ duy nhất để chỉ vùng này.

Sự chỉ trích chủ nghĩa trọng Âu tất nhiên liên quan tới sự thực rằng 'Đông' và 'Tây' được xác định theo quan hệ với các đường kinh tuyến liên quan tới Kinh tuyến chính hay Kinh tuyết Greenwich và vì thế vốn đã theo kiểu châu Âu. Đây là hậu quả từ việc các tiêu chuẩn của khoa nghiên cứu bản đồ Anh được chấp nhận rộng rãi trên thế giới từ năm 1884 tại Hội nghị kinh tuyến quốc tế.

Những cách dịch gián tiếp[sửa]

Có những thuật ngữ tương tự với "Cận Đông" và "Trung Đông trong các ngôn ngữ "châu Âu khác, nhưng bởi vì nó là một sự miêu tả có liên quan, nên các nghĩa của nó phụ thuộc vào từng nước và nói chung khác biệt so với các thuật ngữ trong tiếng Anh. Xem fr:Proche-Orient, fr:Moyen-Orient, và de:Naher Osten, ru:Blizhniy Vostok, ru:Ближний Восток để biết về các ví dụ.

Các thuật ngữ tương đương[sửa]

Ở một số mặt, sự thiếu vắng những đường biên giới chính xác của khu vực Trung Đông cũng là lợi thế, bởi vì nó có thể được dùng để chỉ nhiều tiêu chuẩn văn hoá chính trị. Tính chất áng trong định nghĩa này dẫn tới sự phát sinh một số thuật ngữ trung tính thay thế khác, được sử dụng bởi các tổ chức quốc tế và các phong trào, như Tây Nam Á Tây Á, chúng đã trở thành những thuật ngữ thường được sử dụng ở Ấn Độ, bởi cả chính phủ và báo chí. Thế giới Ả Rập không phải là một thuật ngữ đồng nghĩa với Trung Đông, mặc dù nó cũng bao hàm hầu như toàn bộ vùng đó. Vùng châu Á của thế giới Ả Rập (gồm những đặc trưng thích hợp Ả Rập) được gọi là Mashreq. "Trung Đông-Bắc Phi" (MENA), thỉnh thoảng được dùng để bao hàm vùng từ Maroc đến Iran, vì thế thỉnh thoảng cũng được gọi là Đại Trung Đông; thỉnh thoảng thuật ngữ này được dùng để miêu tả toàn bộ vùng châu Phi từ Sahara đến Địa Trung Hải và vùng châu Á phía tây Trung Quốc và Ấn Độ và phía nam nước Nga. Nó được một số nhà sử học, những người nghiên cứu nhiều đế chế và nền văn minh (gồm cả những đế chế và nền văn minh Địa Trung Hải, Hy Lạp-La Mã và Ba Tư cũng như các vương quốc Hồi giáo rộng lớn và những vùng nơi những người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo trước kia từng ngự trị) sử dụng. Nó có thể bao gồm cả Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây tới Pakistan và Afghanistan ở phía đông. Thuật ngữ "Đại Trung Đông" vẫn còn được sử dụng bởi G8, Hoa Kỳ [3], và nhiều viện hàn lâm cũng như Viện Trung Đông [4].

Nhân chủng học[sửa]

Các nhóm dân tộc[sửa]

Tập tin:Ede ethnic groups.jpg
Nhiều nhóm dân tộc vào tôn giáo đã có mặt ở Trung Đông, thế kỷ 19

Trung Đông ngày nay là nơi phát sinh của nhiều nhóm dân tộc đã hình thành từ lâu như Ả Rập, người Turk, Ba Tư, Baloch, Pashtun, Lur, Mandaean, Tat, Do Thái, Kurd, Somali, Assyri, Ai Cập Copts, Armeni, Azeris, Malt, Circassi, Hy Lạp, Turcoman, Shabak, Yazidi, Gruzia, Roma, Gagauz, Mhallami Samarita.

Di cư[sửa]

Theo tổ chức di dân quốc tế, có khoảng 13 triệu người di dân thế hệ đầu tiên từ các quốc gia Arab trên thế giới, trong đó 5,8 định cư ở các nước Ả Rập khác. Người nước ngoài từ các quốc gia Ả Rập đóng góp vào sự luân chuyển vốn tài chính và con người trong khu vực và do đó thúc đẩy đáng kể sự phát triển trong khu vực. Trong năm 2009 các nước Ả Rập nhận được tổng cộng 35,1 tỷ USD chuyển vào trong dòng chảy và kiều hối gửi về Jordan, Ai Cập Liban từ các quốc gia Ả Rập khác là 40-190% cao hơn so với doanh thu thương mại giữa các nước kể trên và các quốc gia Ả Rập khác.[1]

Tôn giáo[sửa]

Trung Đông là khu vực đa dạng về tôn giáo, nhiều trong số đó có nguồn gốc ngay tại đây. Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất ở Trung Đông, nhưng các tôn giáo bản địa khác như Do Thái giáo Kitô giáo cũng có lịch sử lâu đời và đóng vai trò quan trọng. Kitô hiện chiếm tỷ lệ 40,5% dân số Liban, nơi Tổng thống Li-băng, một nửa nội các và một nửa nghị viện theo các hệ phái Kitô giáo. Ngoài ra còn có các tôn giáo thiểu số quan trọng như Bahá'í giáo, Yarsanism, Yazidism, Hỏa giáo, Mandae giáo, Druze, và Shabakism, và trong thời cổ đại khu vực này là cái nôi của các tôn giáo cổ đại Lưỡng Hà, tôn giáo cổ đại Canaan, Mani giáo, tôn giáo bí truyền Mithras và nhiều phái ngộ giáo độc thần.

Ngôn ngữ[sửa]

Năm ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng là Tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Berber, và Kurd. Tiếng Ả Rập và Berber đại diện cho ngôn ngữ Á-Phi. Ba Tư và người Kurd thuộc Ấn-Âu. Và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 20 thứ tiếng dân tộc thiểu số cũng được sử dụng tại Trung Đông.

Tiếng Ả Rập (với tất cả các phương ngữ của nó) là ngôn ngữ được nói/viết rộng rãi nhất ở Trung Đông, là chính thức trong tất cả hầu hết các nước Tây Á và Bắc Phi. Nó cũng được sử dụng ở một số khu vực lân cận ở các nước không thuộc nhóm Ả Rập lân cận Trung Đông. Nó là một thành viên của nhánh Do Thái trong các ngôn ngữ Á-Phi.

Ba Tư là ngôn ngữ được nói thứ hai. Trong khi nó được giới hạn Iran và một số khu vực biên giới các nước láng giềng, một trong những quốc gia lớn nhất và đông dân nhất khu vực. Nó thuộc về nhánh Ấn Độ-Iran thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Ngôn ngữ thứ ba sử dụng rộng rãi nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn là giới hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một trong những nước lớn nhất và đông dân nhất trong khu vực, nhưng nó hiện diện trong khu vực các nước láng giềng. Nó là một thành viên của ngôn ngữ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, có nguồn gốc ở Trung Á.

Các ngôn ngữ khác được nói trong khu vực bao gồm Do Thái Lưỡng Hà được nói chủ yếu bởi người Assyria Mandean. Tiếng Armenia, Azerbaijan, Somali, Berber được nói trên khắp Bắc Phi, Circassian, một ngôn ngữ nhỏ của tiếng Iran, Kurd, một nhóm nhỏ hơn của tiếng gốc Thổ Nhĩ Kỳ (như ngôn ngữ Gagauz), Shabaki, Yazidi, Roma, Gruzia, Hy Lạp, và một số tiếng Ả Rập hiện đại. Tiếng Malta cũng là một ngôn ngữ Trung Đông ngôn ngữ và địa lý.

Tiếng Anh thường được dạy và được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu thượng lưu, ở các nước như Ai Cập, Jordan, Israel, Iran, Iraq, Qatar, Bahrain, UAE Kuwait.[2][3] Nó cũng là ngôn ngữ chính ở một số tiểu vương quốc thuộc UAE.

Tiếng Pháp được giảng dạy và được sử dụng ở nhiều cơ sở của chính phủ và phương tiện truyền thông ở Algeria, Morocco, Tunisia, và Lebanon. Nó được dạy ở một số trường tiểu học và trung học của Ai Cập, Israel và Syria.

Tiếng Urdu Tiếng Hindi được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng di dân ở nhiều nước Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Saudi (nơi 20-25% dân số là Nam Á), UAE (nơi 50-55 % dân số là Nam Á), và Qatar, trong đó có một số lượng lớn người nhập cư Pakistan Ấn Độ.

Cộng đồng nói tiếng Romani lớn nhất ở Trung Đông ở Israel, nơi mà năm 1995, tiếng Romani được 5% dân số sử dụng.[note 1][4][5] Tiếng Nga cũng nói bởi một phần lớn dân số Israel, vì di cư vào cuối năm 1990. Tiếng Amharic và các ngôn ngữ Ethiopia khác được nói bởi cộng đồng thiểu số Ethiopia.

Các cuộc xung đột[sửa]

Hiện nay vùng này được biết đến đặc trưng bằng những căng thẳng chính trị mãnh liệt bên trong, các tổ chức khủng bố đặc biệt là Daesh gần đây, vấn đề về quyền sở hữu các nguồn nước, cũng như một số vần đề khác có tầm quan trọng nhỏ hơn, như sự hiện diện của người Syria ở Liban (hiện nay, 4/2006, người Syria tuyên bố đã rút hết quân khỏi Liban), bất đồng về lãnh thổ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Hatay, giữa Ai Cập và Sudan về Tam giác Hala'ib, giữa Ả Rập Saudi và Yemen về địa lý của Ả Rập Saudi, các quyền cá nhân của các dân tộc thiểu số ở Iraq Bahrain và sự an toàn của các cộng đồng người Kitô giáo tại Ai Cập và Syria.

Cũng có những căng thẳng đáng kể giữa khu vực Trung Đông và các vùng bên ngoài, đặc biệt là với phương Tây. Chúng bao gồm những vấn đề xuất hiện từ cuộc tấn công Iraq, việc phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) ủng hộ kinh tế Israel, chương trình vũ khí hạt nhân Iran và những luận điệu của chủ nghĩa khủng bố được quốc gia hậu thuẫn từ phía nhiều quốc gia Trung Đông.

Kinh tế[sửa]

Các nền kinh tế Trung Đông thay đổi trong phạm vi rộng từ rất nghèo (như Gaza Yemen) đến cực kỳ thịnh vượng (như Qatar UAE). Nhìn chung, đến năm 2007, theo CIA World Factbook, tất cả các quốc gia Trung Đông vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương.

Theo cơ sở dữ liệu về chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 01 tháng 7 năm 2009, 3 nền kinh tế lớn nhất Trung Đông năm 2008 là Thổ Nhĩ Kỳ ($ 794.228.000.000), Ả Rập Saudi ($ 467.601.000.000) và Iran ($ 385.143.000.000) theo GDP danh nghĩa.[6] Về GDP danh nghĩa trên đầu người, các quốc gia có hạng cao nhất là Qatar ($93.204), UAE ($55.028), Kuwait ($45.920) và Síp ($32.745).[7] Thổ Nhĩ Kỳ ($ 1.028.897.000.000), Iran ($ 839.438.000.000) và Ả Rập Saudi ($ 589.531.000.000) là các nền kinh tế lớn nhất tính theo GDP-PPP.[8] Nếu tính theo thu nhập dựa trên (PPP), các quốc gia có hạng cao nhất là Qatar ($86.008), Kuwait ($39.915), UAE ($38.894), Bahrain ($34.662) và Sip ($29.853). Quốc gia xếp hạng thấp nhất về PPP là chính quyền Palestinian và Bờ Tây ($1.100).

Cấu trúc kinh tế của các quốc gia Trung Đông khác biệt về hoàn cảnh, trong khi một số quốc gia nhờ vào xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu (như Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait), các quốc gia khác có cấu trúc kinh tế đa dạng hơn (như Síp, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập). Các ngành công nghiệp của Trung Đông bao gồm dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu, nông nghiệp, vải sợi, chăn nuôi gia súc, sữa, dệt, da, trang thiết bị tự vệ, trang thiết bị phẫu thuật. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực quan trọng trong các nền kinh tế đặc biệt là trong trường hợp của UAE và Bahrain.

Ngoại trừ Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Libăng và Israel, du lịch là lĩnh vực tương đối kém phát triển của nền kinh tế, một phần vì bản chất xã hội bảo thủ trong khu vực cũng như bất ổn chính trị ở một số vùng của Trung Đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quốc gia như UAE, Bahrain, Jordan và đã bắt đầu thu hút số lượng lớn khách du lịch vì cải thiện cơ sở du lịch và thư giãn của chính sách hạn chế du lịch liên quan đến.

Thất nghiệp nổi tiếng cao ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt trong nhóm có độ tuổi 15–29, chiếm 30% tổng dân số khu vực. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực năm 2005 theo Liên đoàn Lao động thế giới là 13,2%,[9] và trong nhóm trẻ cao đến 25%,[10] đến 37% ở Maroc và 73% ở Syria.[11]

Địa lý[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý châu Á

Các vùng Trung Đông[sửa]

Bài chính: Các vùng Trung Đông

Xem thêm[sửa]

Ghi chú[sửa]

  1. According to the 1993 Statistical Abstract of Israel there were 250,000 Romanian speakers in Israel, at a population of 5,548,523 (census 1995).

Chú thích[sửa]

  1. “IOM Intra regional labour mobility in Arab region Facts and Figures (English)” định dạng (PDF). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. “World Factbook - Jordan”.
  3. “World Factbook - Kuwait”.
  4. “Reports of about 300,000 Jews that left the country after WW2”. Eurojewcong.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “Evenimentul Zilei”. Evz.ro. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. The World Bank: World Economic Indicators Database. GDP (Nominal) 2008. Data for 2008. Last revised on ngày 1 tháng 7 năm 2009.
  7. Data refer to 2008. World Economic Outlook Database-October 2009, International Monetary Fund. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
  8. The World Bank: World Economic Indicators Database. GDP (PPP) 2008. Data for 2008. Last revised on ngày 1 tháng 7 năm 2009.
  9. “Unemployment Rates Are Highest in the Middle East”. Progressive Policy Institute (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.).
  10. Navtej Dhillon, Tarek Yousef (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Inclusion: Meeting the 100 Million Youth Challenge”. Middle East Youth Initiative Working Paper. Shabab Inclusion. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. Hilary Silver (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Social Exclusion: Comparative Analysis of Europe and Middle East Youth”. Middle East Youth Initiative Working Paper. Shabab Inclusion. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong vùng[sửa]

  • Ansar Burney Trust - Tổ chức phi chính phủ hoạt động về các vấn đề quyền con người và buôn người ở Trung Đông

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.