Châu Á

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Châu Á hay Á Châu châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu Đông bán cầu. châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.

Tên gọi[sửa]

Danh xưng "châu Á" và "Á châu" trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh Trung văn của từ "Asia" là Á Tế Á (phồn thể: 亞細亞; giản thể: 亚细亚; phồn thể: 亞細亞; [[bính âm]]: yàxìyà), gọi tắt là Á châu (Trung văn phồn thể: 亞洲; Trung văn giản thể: 亚洲; Trung văn phồn thể: 亞洲; bính âm: yàzhōu).

Từ "Asia" lại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Ασία (Asia), lần đầu tiên được chứng thực ở Herodotus, ở đó nó được nói đến như là Tiểu Á, hoặc trong các kết quả của các cuộc chiến tranh Ba Tư, đối với đế chế Ba Tư như là sự tương phản với Hy Lạp Ai Cập. Homer đã biết đồng minh của người Troia (Tờ roa) có tên gọi là Asios, con trai của Hyrtacus, một người cai trị nhiều thành thị.

Thuật ngữ Hy Lạp có lẽ có từ Assuwa, liên minh của nhiều quốc gia vào thế kỷ 14 TCN ở Anatolia cổ đại. Trong tiếng Hittite assu- "tốt" có lẽ là một thành phần trong tên gọi này. Ngoài ra, ngôn từ cơ bản của thuật ngữ này có thể có nguồn gốc từ chữ asu trong tiếng Akkad, có nghĩa là "đi ra ngoài" hay "mọc", ám chỉ tới hướng của Mặt Trời khi nó mọc ở Trung Đông. So sánh giả thiết này với giả thiết về ngôn từ học của châu Âu trong tiếng Semit erebu "lặn" có thể thấy lý do đặt tên của châu Á và Châu Âu là sự tương phản với nhau, tương tự như các thuật ngữ orient occident (tên gọi của Anatolia Levant cũng là dấu hiệu của "mặt trời mọc"). Tuy được viện dẫn nhiều nhưng giả thuyết này bị phản đối do thực tế là Anatolia ở Akkad hoặc Semit nói chung không nằm ở phía đông.

Ranh giới[sửa]

Người Hy Lạp[sửa]

Tập tin:Two-point-equidistant-asia.jpg
Phép chiếu đồng khoảng cách 2 điểm của châu Á và các vùng đất xung quanh

Người Hy Lạp cổ đại đã phân định ranh giới rõ ràng giữa châu Âu và châu Á, là biển Aegea, Dardanelles, biển Marmara, Bosporus, biển Đen, eo biển Kerch, và biển Azov. Sông Nile đã từng được sử dụng làm ranh giới giữa châu Á và châu Phi (lúc đó được gọi là Libya), mặc dù một số nhà địa lý Hy Lạp đề nghị ranh giới này là biển Đỏ thì tốt hơn.[1]

Châu Á - châu Đại Dương[sửa]

Ranh giới giữa châu Á và châu Đại Dương được xem là thuộc quần đảo Malay. Thuật ngữ Đông Nam Á và châu Đại Dương được tách ra vào thế kỷ 19 do có sự khác biệt lớn về ý mặt địa lý. Đặc điểm chính để xác định các đảo nào của quần đảo Malay thuộc châu Á là vị trí của quá trình thuộc địa hóa của nhiều đế chế khác nhau tại đây (không phải hoàn toàn từ châu Âu). Lewis và Wigen viết rằng "sự thu hẹp của 'Đông Nam châu Á' đến ranh giới hiện tại đã diễn ra từ từ."[1]

Địa lý[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý châu Á

Châu Á tự nó được phân chia thành các bộ phận khu vực như sau:

Bắc Á[sửa]

Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, và thông thường nó được nhắc đến để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, còn được biết đến như là Siberi. Đôi khi các phần miền bắc của các quốc gia châu Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á.

Khu vực này bao gồm:

  • Liên Bang Nga (phía đông dãy Uran)
  • Mông Cổ

Trung Á (Trung Đông)[sửa]

Không có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này. Thông thường, Trung Á bao gồm:

Trung Á hiện nay là quan trọng về địa lý chính trị do các tranh chấp và mâu thuẫn quốc tế về các ống dẫn dầu, Nagorno-Karabakh Chechnya cũng như là sự có mặt của quân đội Mỹ tại Afghanistan.

Đông Bắc Á/Đông Á[sửa]

Khu vực này bao gồm:

Đông Nam Á[sửa]

Khu vực này bao gồm bán đảo Mã Lai, Bán đảo Trung-Ấn và các đảo trong Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Các quốc gia nằm ở đây bao gồm:

Nước Malaysia bị chia thành hai phần qua biển Đông và vì thế có cả hai phần: lục địa và hải đảo.

Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ)[sửa]

Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ. Nó bao gồm:

Tây Nam Á (Tây Á)[sửa]

Cũng được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Trung Đông thông thường cũng được sử dụng để chỉ một số quốc gia ở Bắc Phi (trong một số diễn giải). Tây Nam Á có thể chia nhỏ thành:

Kinh tế[sửa]

Bài chính: Kinh tế châu Á

Kinh tế châu Á
Năm 2003 nếu không có thông báo khác
Dân số: 4.001 tỷ (2002)
GDP (PPP): US$ 18.077 tỷ
GDP (tiền tệ): $8.782 tỷ
GDP/đầu người (PPP): $4.518
GDP/đầu người (tiền tệ): $2.195
Tăng trưởng hàng năm
GDP theo đầu người:
Không rõ
Thu nhập của tốp 10%: Không rõ
Triệu phú: 2,0 triệu (0,05%)
Thất nghiệp Không rõ
Thu nhập của nữ
(ước tính)
Không rõ
Phần lớn số liệu là của UNDP năm 2002, một số số liệu đã loại bỏ một số quốc gia nào đó vì thiếu thông tin.

Trong thuật ngữ của GDP theo PPP thì nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, tuy nhiên nền kinh tế của Liên minh châu Âu (viết tắt EU, với một quốc gia của nó nằm ở châu Á là Síp), mới là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Địa vị của EU như là một thể chế siêu quốc gia, chứ không phải là một quốc gia thông thường, làm cho điều này nằm dưới câu hỏi; đặc biệt là khi so sánh đơn lẻ thì nền kinh tế của Síp là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất ở cả EU và châu Á, và nó không lớn hơn nhiều lần so với nền kinh tế của Đông Timor, một quốc gia châu Á với nền kinh tế nhỏ nhất (mặc dù vào năm 2005 đã không có số liệu tin cậy cho cả Iraq và Bắc Triều Tiên). Trong những thập niên gần đây thì kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, cả hai có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6%. Theo GDP (PPP) thì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau nền kinh tế của EU và Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản Ấn Độ với vị trí thứ tư và thứ năm (sau đó là các quốc gia trong EU: Đức, Anh Quốc, Pháp Ý). Theo thuật ngữ của tỷ giá hối đoái thì Nhật Bản lại là nền kinh tế lớn nhất ở châu Á và là thứ ba trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, trong khi Bắc Triều Tiên lại là một trong những nước nghèo nhất.

Các khối thương mại:

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên[sửa]

Châu Á theo ranh giới (được cho là như thế) là lục địa lớn nhất thế giới và nó rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ sắt.

Với năng suất cao trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã cho phép mật độ dân số cao của các quốc gia trong các khu vực nóng ẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chính còn có lúa mì thịt gà.

Lâm nghiệp cũng phát triển trong phạm vi rộng của châu Á, ngoại trừ khu vực Trung và Tây Nam Á. Nghề cá là một nguồn chủ yếu cung cấp thực phẩm ở châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản.

Công nghiệp[sửa]

Sản xuất công nghiệp ở châu Á theo truyền thống là mạnh nhất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, cụ thể là ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc Singapore. Các ngành nghề công nghiệp dao động từ sản xuất các mặt hàng rẻ tiền như đồ chơi tới các mặt hàng công nghệ cao như máy tính ô tô. Nhiều công ty ở châu Âu, Bắc Mỹ Nhật Bản có các sự hợp tác đáng kể ở châu Á đang phát triển để tận dụng các lợi thế so sánh về sức lao động rẻ tiền.

Một trong các lĩnh vực chính của sản xuất công nghiệp ở châu Á là công nghiệp may mặc. Phần lớn việc cung cấp quần áo và giày dép hiện nay của thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Tài chính và các dịch vụ khác[sửa]

Châu Á có 3 trung tâm tài chính lớn. Chúng nằm ở Hồng Kông, Singapore Tokyo. Các trung tâm mới nổi ở Ấn Độ hay Trung Quốc là do sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp theo hình thức gia công ở các quốc gia này cũng như sự có được của nhiều người trẻ có học vấn cao và nói tiếng Anh

Lịch sử sơ kỳ[sửa]

Bài chính: Lịch sử châu Á

Lịch sử châu Á có thể được xem xét như là các lịch sử riêng biệt của một số vùng ngoại biên ven biển như Đông Á, Nam Á Trung Đông được liên kết bằng các vùng thảo nguyên Á-Âu lớn bên trong.

Những vùng ngoại biên ven biển có thể coi như là quê hương của các nền văn minh, với mỗi nền văn minh trong ba khu vực này đã phát triển rất sớm quanh lưu vực các con sông màu mỡ. Các nền văn minh ở Lưỡng Hà, lưu vực sông Ấn Hoàng Hà chia sẻ nhiều điểm tương đồng và có lẽ đã trao đổi với nhau các ý tưởng và công nghệ chẳng hạn như toán học và bánh xe. Các khái niệm khác như khái niệm về chữ viết có lẽ đã phát triển riêng biệt trong từng khu vực. Các thành thị, nhà nước và đế chế đã phát triển trong các vùng đất thấp này.

Khu vực thảo nguyên đã có thời gian dài là nơi sinh sống của các bộ lạc dân

cư miền núi, và từ các thảo nguyên trung tâm thì họ có thể đi tới tất cả các khu vực khác của châu Á. Sự mở rộng như thế ra ngoài các thảo nguyên sớm nhất được biết là của người Ấn-Âu, những người đã truyền bá ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và tới người Tochari ở biên giới Trung Quốc. Phần phía bắc của châu Á, phần lớn là vùng Siberi, đã là không thể đi tới được đối với những người dân du mục vùng thảo nguyên do mật độ dày của rừng cũng như các lãnh nguyên. Các khu vực này có rất ít dân cư.

Khu vực trung tâm và ngoại biên đã bị cách biệt là do các dãy núi và các sa mạc. Các dãy núi như dãy Kavkaz, dãy Himalaya hay sa mạc Karakum sa mạc Gobi tạo ra các cản trở chính làm cho những kỵ binh du mục rất khó khăn trong việc vượt qua chúng. Về mặt kỹ thuật và văn hóa thì những người sống ở các khu vực đồng bằng và đô thị là có ưu thế hơn nhưng về quân sự thì họ làm được ít hơn để bảo vệ khu vực sinh sống và chống lại các bộ lạc du cư miền núi. Tuy nhiên, các vùng đất thấp có rất ít đồng cỏ để duy trì một lượng lớn ngựa. Vì thế các bộ lạc đã xâm lăng các quốc gia ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông khi đó đã sớm phải học cách làm quen với sinh hoạt của cộng đồng địa phương.

Toàn bộ Ai Cập, Nga, Kazakhstan, Gruzia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ được nói đến trong bảng này, mặc dù các nước này chỉ có một phần nằm ở châu Á.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ[sửa]

Dân số châu Á trong tương lai[sửa]

Năm Dân số Mật độ (km²) Tỉ lệ tăng lên % Dân số thế giới
2020 4.598.426.260 148,178 0.8161% 65.69%
2025 4.774.708.304 153,858 0.664% 68.21%
2030 4.922.829.661 158,631 0.5371% 70.33%
2035 5.045.488.373 162,584 0.4271% 72.08%
2040 5.143.850.426 165,754 0.326% 73.48%
2045 5.218.032.708 168,144 0.226% 74.54%
2050 5.266.848.432 169,717 0.1278% 75.24%
2055 5.290.517.068 170,480 0.0325% 75.58%
2060 5.290.029.643 170,464 -0.0483% 75.57%
2065 5.270.626.348 169,839 -0.106% 75.29%
2070 5.237.952.908 168,785 -0.1516% 74.83%
2075 5.194.086.547 167,372 -0.192% 74.2%
2080 5.140.833.583 165,655 -0.2261% 73.44%
2085 5.080.577.103 163,715 -0.2463% 72.58%
2090 5.017.487.286 161,682 -0.2532% 71.68%
2095 4.953.893.193 159,632 -0.2595% 70.77%

Nguồn:World Population Review,http://worldpopulationreview.com/continents/asia-population/

Tên vùng[2]
lãnh thổ cùng quốc kỳ
Diện tích
(km²)
Dân số
(Thống kê 1 tháng 7, 2008)
Mật độ dân số
(theo km²)
Thủ đô
Trung Á:
[3] 2.724.900 15.666.533 5,7 Astana
199.951 5.356.869 24,3 Bishkek
143.100 7.211.884 47,0 Dushanbe
488.100 5.179.573 9,6 Ashgabat
447.400 28.268.441 57,1 Tashkent
Đông Á:
377.930 127.288.628 336,1 Tokyo
120.538 23.479.095 184,4 Bình Nhưỡng
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[4] 9.596.961 hay 9.640.011 1.322.044.605 134,0 Bắc Kinh
 Đài Loan [5] 36.188 22.920.946 626,7 Đài Bắc
 Hàn Quốc 99.678 hay 100.210[6] 49.232.844 490,7 Seoul
Bắc Á:
 Nga[7] 17.098.242 142.200.000 26,8 Moskva
1.564.100 2.996.082 1,7 Ulaanbaatar
Đông Nam Á:[8]
5.765 381.371 66,1 Bandar Seri Begawan
676.578 47.758.224 70,3 Naypyidaw[9]
[10] 181.035 13.388.910 74 Phnôm Pênh
[11] 14.874 1.108.777 73,8 Dili
 Indonesia[12] 1.919.440 230.512.000 120,1 Jakarta
236.800 6.677.534 28,2 Viêng Chăn
330.803 27.780.000 84,2 Kuala Lumpur
300.000 92.681.453 308,9 Manila
 Singapore 704 4.608.167 6.545,7 Singapore
 Thái Lan 513.120 65.493.298 127,4 Bangkok
 Việt Nam 331.212 hơn 90.000.000 dân(năm 2013) 259,6 Hà Nội
Nam Á:
652.090 32.738.775 42,9 Kabul
147.998 153.546.901 1040,5 Dhaka
38.394 682.321 17,8 Thimphu
22x20px Ấn Độ[13] 3.201.446 hay 3.287.263[14] 1.147.995.226 349,2 New Delhi
300 379.174 1.263,3 Malé
147.181 29.519.114 200,5 Kathmandu
796.095 hay 801.912 [14] 167.762.049 208,7 Islamabad
65.610 21.128.773 322,0 Sri Jayawardenepura Kotte
Tây Á:
[15] Yerevan
 Azerbaijan[16] 86.600 8.845.127 102,736 Baku
750 718.306 987,1 Manama
[17] 9.251 792.604 83,9 Nicosia
[18] 69.700 64,0 Tbilisi
438.371 28.221.181 54,9 Baghdad
 Iran 1.628.750 70.472.846 42,8 Tehran
 Israel 22.072 7.112.359 290,3 Jerusalem[19]
89.342 6.198.677 57,5 Amman
17.818 2.596.561 118,5 Thành phố Kuwait
10.452 3.971.941 353,6 Beirut
309.500 3.311.640 12,8 Muscat
6.257 4.277.000 683,5 Ramallah
11.586 928.635 69,4 Doha
2.149.690 23.513.330 12,0 Riyadh
185.180 19.747.586 92,6 Damas
[20] 783.562 Ankara
83.600 4.621.399 29,5 Abu Dhabi
527.968 23.013.376 35,4 Sanaá
Tổng cộng 43.810,582 4.162.966.086 89,07
Ghi chú: Một phần của Ai Cập (Bán đảo Sinai) thuộc về Tây Á về mặt địa lý.

Tôn giáo[sửa]

Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.

Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu hết đều khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 Lewis & Wigen 1997, tr. 170–173
  2. Continental regions as per UN categorisations (map), except 12. Depending on definitions, various territories cited below (notes 6, 11-13, 15, 17-19, 21-23) may be in one or both of Asia and Europe, Africa, or Oceania.
  3. Kazakhstan đôi khi được coi là một quốc gia xuyên lục địa tại Trung Á và Đông Âu; số liệu diện tích và dân số chỉ tính phần thuộc châu Á.
  4. "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" thường được gọi một cách vắn tắt là "Trung Quốc". Số liệu chỉ tính Trung Quốc đại lục, không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao Đài Loan.
  5. Số liệu cho khu vực nằm dưới quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Hoa Dân Quốc, thường được gọi là Đài Loan
  6. Cục thống kê Hàn Quốc
  7. Russia được coi là một quốc gia xuyên lục địa tại Đông Âu và Bắc Á; số liệu dân số và diện tích tính trên bình diện cả nước.
  8. Không tính Đảo Christmas Quần đảo Cocos (Keeling)
  9. Thủ đô hành chính của Myanma chính thức chuyển từ Yangon (Rangoon) tời một khu vực phía tây Pyinmana vào năm 2005.
  10. General Population Census of Cambodia 2008 - Provisional population totals, National Institute of Statistics, Ministry of Planning, released 3rd September, 2008
  11. Đông Timor được coi là một quốc gia xuyên lục địa giữa Đông Nam Á và châu Đại Dương.
  12. Indonesia thường được coi là một quốc gia xuyên lục địa tại Đông Nam Á và châu Đại Dương; số liệu không bao gồm Irian Jaya quần đảo Maluku, thường được liệt là thuộc châu Đại Dương (Melanesia/Australasia).
  13. Bao gồm Jammu and Kashmir, lãnh thổ tranh cãi giữa Ấn Độ, Pakistan, và Trung Quốc.
  14. 14,0 14,1 Theo UN 2007
  15. Armenia đôi khi được coi là một quốc gia xuyên lục địa: về mặt địa lý thuộc Tây Á, song có liên kết về lịch sử và chính trị-xã hội với châu Âu.
  16. Azerbaijan thường được coi là một quốc gia xuyên lục địa giữa Tây Á và Đông Âu; số liệu dân số và diện tích chỉ tính phần thuộc châu Á. Số liệu bao gồm cả Nakhchivan, một lãnh thổ bị tách rời của Azerbaijan giáp với Armenia, Iran Thổ Nhĩ Kỳ.
  17. Hòn đảo Cộng hòa Síp đôi khi được coi là một lãnh thổ xuyên lục địa. Nằm ở Đông Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc củaSinai, và phía tây của Liban Syria, có một số liên kết xã hội-chính trị với châu Âu. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc coi Síp thuộc Tây Á, trong khi CIA xem quốc đảo thuộc vùng Trung Đông.
  18. Gruzia thường được coi là một quốc gia xuyên lục địa tại Tây Á và Đông Âu; số liệu dân số và diện tích chỉ tính phần thuộc châu Á.
  19. Năm 1980, Jerusalem được tuyên bố là thủ đô của nước Israel thống nhất, sau sự thôn tính của nước này với khu vực do người Ả Rập chiếm ưu thế tại Đông Jerusalem trong Chiến tranh Sáu ngày 1967. Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác không công nhận điều này, hầu hết các nước duy trì đại sứ quán tại Tel Aviv.
  20. Thổ Nhĩ Kỳ thường được coi là một quốc gia xuyên đại lục tại Tây Á và Nam Âu; số liệu diện tích và dân số chỉ tính phần thuộc châu Á, không bao gồm tỉnh Istanbul.

Tài liệu[sửa]

  • Lewis, Martin W.; Wigen, Kären (1997), The myth of continents: a critique of metageography, Berkeley and Los Angeles: University of California Press, ISBN 0-520-20743-2 
  • Ventris, Michael; Chadwick, John (1973). Documents in Mycenaean Greek (ấn bản 2nd). Cambridge: University Press.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.