Bắc Mỹ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:LocationNorthAmerica.png
Vị trí của Bắc Mỹ

Bắc Mỹ là một lục địa nằm ở bán cầu bắc của Trái Đất, phía đông của Thái Bình Dương và phía tây của Đại Tây Dương, phía nam của Bắc Băng Dương, phía bắc của Nam Mỹ. Đây là phần phía bắc của toàn bộ châu Mỹ.

Bắc Mỹ còn được gọi là Tân Thế giới khi các nhà thám hiểm châu Âu khám phá ra lục địa này vào cuối thế kỷ 15, điển hình là Christopher Columbus (hay Cristoforo Colombo nếu viết theo tiếng Ý). Tuy Columbus thường được xem như người đầu tiên khám phá ra Bắc Mỹ, thật sự thì lục địa này đã có rất nhiều người bản xứ sinh sống trước khi Columbus đặt chân đến đây. Columbus cũng không phải là người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ, từ đầu thế kỷ 11, người Viking đã lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương – một di tích của họ còn được bảo tồn tại L'Anse aux Meadows, thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada. Sau người Viking là Giovanni Caboto (cũng còn được gọi là John Cabot theo tiếng Anh hay Jean Cabot theo tiếng Pháp) khi ông đến Newfoundland vào ngày 24 tháng 6 năm 1497. Mãi cho đến năm 1498, Columbus mới đặt chân lên lục địa Bắc Mỹ.

Mặc dù các nước Canada, Hoa Kỳ México (cũng như nhiều nước nhỏ) đều thuộc Bắc Mỹ, nhưng có nhiều người lầm tưởng là México thuộc vào Nam Mỹ.

Động thực vật[sửa]

Rừng núi[sửa]

Bắc Mỹ chủ yếu gồm rất nhiều rừng lá rộng, nhất là ở các khu vực phía Đông Hoa Kỳ. Những khu vực thuộc bang California thường bao gồm chủ yếu là các khu rừng cận nhiệt đới. Phần lớn các khu rừng ở Canada và đảo Greenland gồm các loài cây thường xanh. Đó là những loài cây có khả năng thích nghi với trời lạnh. Khu vực thuộc vùng phía bắc nước Mexico vì thuộc dạng khí hậu bán sa mạc nên chủ yếu thực vật tồn tại dưới dạng savanna hoặc đồng cỏ hoang. Các savanna này còn lên tới cả Mỹ. Ngược lại, tại các khu vực thuộc phía nam Mexico lại bao gồm chủ yếu rừng nhiệt đới. Cây cối ở những nơi này thường rậm rạp và ẩm.

Động vật[sửa]

Vì ở Bắc Mỹ có rất nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên ở đó cũng có nhiều loài động vật khác nhau. Động vật phân hóa từ bắc xuống nam do trải dài trên nhiều vĩ độ; phân hóa từ tây sang đông do ảnh hưởng của địa hình.

Alaska và Canada[sửa]

Vì đây là một khu vực chủ yếu với các kiểu khí hậu các loài động vật ở đây thường là động vật xứ lạnh. Ví dụ như:

Mỹ[sửa]

Mỹ có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, núi cao và sa mạc nên là một quốc gia lý tưởng cho sự sinh sống của các loài động vật như:

Mexico[sửa]

Vì Mexico chủ yếu gồm sa mạc nên ở đây gồm các loài động vật sa mạc như Tatu, Linh dương, Gà cát,Thằn lằn, Rắn,...

Địa lý Bắc Mỹ[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý Bắc Mỹ

Đồng bằng[sửa]

Miền đồng bằng ở giữa nằm trên đất nước Hoa Kỳ tựa như một lòng máng cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở phía nam và đông nam.

Núi[sửa]

Bắc Mỹ nổi tiếng với dãy núi Rocky. Dãy núi này dài hơn 4800 km, chạy từ bắc British Columbia, dọc theo bờ biển phía Tây, đến New Mexico. Những núi cao nhất trong dãy núi này tập trung lại theo một đường thẳng nối từ bang Alaska đến bang Colorado (3-4,5 nghìn mét). Xung quanh khu vực này gồm các núi có độ cao 1-2 nghìn mét. Ở trung tâm Mexico thì lại chủ yếu gồm các núi cao 2-3 nghìn mét phủ một khu vực rất lớn tại Mexico.

Khoáng sản[sửa]

Tại Bắc Mỹ, những khoáng sản chủ yếu gồm: vàng, đồng, urani, chì, than đá, dầu mỏ, dầu khí, niken, bạc, sắt. Các khoáng sản này được coi là rất có lợi trong nông nghiệp công nghiệp Bắc Mỹ. Trong đó phân bố chủ yếu nhất chính là dầu mỏ. Sau đây là một số nơi có thể khai thác khoáng sản trên đất liền:

  • Dãy Rocky: dầu mỏ, vàng, than đá, đồng, uranium, chì, bạc, dầu khí.
  • Đông nam nước Mỹ: chì, dầu khí, dầu mỏ, than đá.
  • Khu vực quanh hồ Superior: urani, niken, đồng, sắt

Sông, hồ[sửa]

Ở Bắc Mỹ có rất nhiều sông lớn, đặc biệt, hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ chính là sông Mississippi. Con sông này bắt nguồn từ dãy Rocky bao gồm 6 nhánh sông và chảy ra biển ở New Orleans. Nhánh sông bao phủ phần lớn nước Mỹ với diện tích bao phủ hơn 6.877.000 km². Ở Canada, sông dài nhất sông Mackenzie đổ vào Bắc Băng Dương..

Hồ nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ và lớn nhất thế giới là Ngũ Đại hồ nằm ở giữa Mỹ và Canada, gồm 5 hồ hợp lại: hồ Superior, hồ Michigan, hồ Huron, hồ Erie hồ Ontario. Hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong Canada là hồ Great Bear (Gấu lớn).

Vịnh[sửa]

Quần đảo[sửa]

Bán đảo[sửa]

Khí hậu[sửa]

Các đới khí hậu[sửa]

Từ Bắc xuống Nam:

Khí hậu đất liền[sửa]

Bắc Mỹ chủ yếu gồm khí hậu ôn đới bao phủ phần lớn Hoa Kỳ và Canada. Tại khu vực ven bờ biển phía tây từ 20° vĩ bắc đến 50° vĩ bắc thuộc khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Song song với khí hậu hoang mạc là khí hậu núi cao. phía nam nước Mỹ thuộc khí hậu cận nhiệt đới.

Trên phía bắc (cả đảo Greenland) thuộc khí hậu hàn đới. Mexico bao gồm chủ yếu là khí hậu hoang mạc và khí hậu nhiệt đới.

Hải lưu[sửa]

Bắc Mỹ chủ yếu gồm 5 đợt hải lưu:

Dân cư Bắc Mỹ[sửa]

Con người Bắc Mỹ[sửa]

  • Chủng tộc Mongoloit cổ: Người thổ dân, sống trên toàn bộ Bắc Mỹ trước khi người da trắng đến.
  • Người Oropeoid: Da trắng, từ châu Âu tại các thuộc địa.
  • Chủng tộc Negroid: Da đen, từ châu Phi, thường bị đem đến làm nô lệ.

Mật độ[sửa]

Dân số Bắc Mỹ là khoảng hơn 610 triệu người, mật độ dân số trung bình là khoảng 21 người/km². Tại bán đảo Alaska và miền bắc Canada có rất ít người, một số nơi không có người ở. Ở giữa nước Mỹ có một khu vực rất ít dân: 1-10 người/km²; ven biển phía tây, Mexico và phía đông nước Mỹ có mật độ 51-100 người/km². Trên 100 người/km² nằm ở đông bắc Hoa Kỳ và phía nam Hồ Lớn

Các thành phố lớn[sửa]

Tại Bắc Mỹ có khoảng 24 thành phố với 1-5 triệu và 4 thành phố trên 5 triệu người. Đây là các vùng đô thị có 1-5 triệu người trên toàn Bắc Mỹ:

Tại Canada[sửa]

  • Toronto-Mississauga (hơn 5,1 triệu; thành phố Toronto chỉ khoảng 2,5 triệu)
  • Montréal-Laval (hơn 3,6 triệu; thành phố Montréal chỉ hơn 1,6 triệu)
  • Vancouver-Surrey (hơn 2,1 triệu; thành phố Vancouver chỉ khoảng 590 ngàn)
  • Ottawa-Gatineau (hơn 1,1 triệu; thành phố Ottawa chỉ hơn 812 ngàn)
  • Calgary (khoảng 1,1 triệu; thành phố Calgary chỉ khoảng 900 ngàn)
  • Edmonton (khoảng hơn 1 triệu; thành phố Edmonton chỉ hơn 730 ngàn)

Tại Mỹ[sửa]

Tại Mexico[sửa]

Danh sách các TP trên 5 triệu dân[sửa]

Các quốc gia Bắc Mỹ[sửa]

Canada[sửa]

Xem chi tiết: Canada

Canada là quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ (9.984.670 km²) và ít dân nhất Bắc Mỹ (32.805.041 người). Canada giáp Hoa Kỳ tại hướng Nam và phía tây bắc.

Hoa Kỳ[sửa]

Xem chi tiết: Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có diện tích là 9.629.091 km² và dân số là 300.165.500 người (đông nhất Bắc Mỹ). Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, trong đó lớn nhất là Alaska.

Mexico[sửa]

Xem chi tiết: México

México có diện tích thứ ba tại Bắc Mỹ (1.972.550 km²) và dân số 106.202.903 người.

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)[sửa]

Năm 1993 được thành lập gồm 3 nước Canada, México và Hoa Kỳ. Khối kinh tế này giúp cả 3 nước phát triển mạnh, tạo nên thị trường rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Hoa Kỳ và Canada là 2 nước có ngành công nghệ, kĩ thuật cao, phát triển theo hướng hiện đại hóa. Mexico có nguồn lao động rẻ, dồi dào

Cơ quan lập pháp[sửa]

Cơ quan lập pháp của các quốc gia Bắc Mỹ được tổ chức theo hai hệ thống, lưỡng viện (Hoa Kỳ, Canada, Bermuda và México) và đơn viện (Greenland, Saint Pierre và Miquelon). Trong đó Nghị viện Mexico có số lượng đại diện lớn nhất với 628 thành viên (thượng viện 128 ghế, hạ viện 500 ghế), Quốc hội Hoa Kỳ có số đại diện trong nghị viện lớn nhất, với 535 thành viên (thượng viện 100 nghị sĩ và hạ viện 435 nghị sĩ). Nghị viện có số đại diện thấp nhất là Saint Pierre và Miquelon chi có 19 thành viên.

Quốc gia Tổng số ghế Thượng viện Hạ viện
 Canada 413 ghế 105 ghế 308 ghế
 Hoa Kỳ 535 ghế 100 ghế 435 ghế
 Mexico 628 ghế 128 ghế 500 ghế
47 ghế 11 ghế 36 ghế
31 ghế Không chia viện Không chia viện
19 ghế Không chia viện Không chia viện

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.