Sông
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vực nước khác. Các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch. Không có một chuẩn nào để gọi tên gọi cho các yếu tố địa lý như sông, suối,[1] mặc dù ở một số quốc gia, cộng đồng thì người ta gọi dòng chảy là sông, rạch tùy thuộc vào kích thước của nó.
Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyết hoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương. Sông Nine, sông Amazom, sông Trường Giang là những con sông hàng đầu thế giới.
Mục lục
Phân loại[sửa]
Thông thường, sông được chia làm 2 loại là sông chính và sông nhánh (hay nhánh sông). Sông chính là sông có độ dài lớn nhất hoặc có diện tích lưu vực hay lượng nước lớn nhất; sông nhánh là sông chảy vào sông chính.
Phân loại theo bậc sông[sửa]
Ở mức độ chi tiết hơn người ta còn phân cấp sông: theo Horton–Strahler, các sông ở đầu nguồn được đánh số 1. Hai sông cấp 1 nhập lại tạo thành một dòng sông cấp 2. Một sông cấp 1 hợp với sông cấp 2 thì chỉ tạo thành sông cấp 2; nhưng hai sông cấp 2 nhập lại thành một sông cấp ba. Nghĩa là, hai sông phải có cùng cấp thì hợp lại được thành sông có cấp cao hơn một đơn vị. Cứ như vậy đánh số cho đến cửa sông.
Theo địa hình[sửa]
Các con sông nhìn chung có thể phân thành sông chảy trên vùng có bồi tích hoặc sông chảy trên vùng có đá gốc hoặc hỗn hợp. Các con sông chảy trên vùng có bồi tích có các lòng dẫn và đồng bãi bồi là do chúng tự tạo thành trên các vật liệu trầm tích chưa gắn kết hoặc gắn kết yếu. Chúng xâm thực bờ của chúng và lắng đọng vật liệu trên các đê, cồn và trên các bãi bồi. Còn sông chảy trên đá gốc hình thành khi dòng sông xâm thực sâu cắt qua khỏi lớp trầm tích hiện đại và cắt vào lớp đá gốc nằm bên dưới. Quá trình này diễn ra ở những khu vực từng trải qua các kiểu biến động địa chất như nâng lên (làm tăng gradient của sông) hoặc ở những khu vực có thành phần đá cứng làm cho con sông dốc đến mức nó không thể tích tụ các bồi tích hiện đại. Sông chảy trên đá gốc thường rất ít có bồi tích trên đáy của chúng; các vật liệu này là đối tượng dễ xâm thực trong lòng sông.
Các sông bồi tích có thể phân chia theo hình dạng kênh dẫn như uốn khúc, bện tết, lang thang, hoặc thẳng. Hình dạng của một con sống bồi tích bị khống chế bởi các yếu tố như nguồn cung cấp trầm tích, thành phần vật chất, lưu lượng, thực vật trong lưu vực và nâng cao đáy sông.
Thế kỷ 20, William Morris Davis đưa ra một phương pháp chu kỳ xâm thực để phân loại các con sông dự trên độ "tuổi" của nó. Mặc dù hệ thống phân loại của Davis vẫn có thể tìm thấy trong một số sách hiện nay, sau thập niên 1950 và 1960 nó ngày càng bị các nhà địa mạo học chỉ trích và không chấp nhận do cách phân loại của ông không dựa trên một giả thiết có thể kiểm chứng và do đó được cho là không khoa học.[2] Các ví dụ về phân loại sông của Davis:
- Sông trẻ: là một con sông có độ dốc, có ít dòng chảy nhánh và có dòng chảy nhanh. Các lòng dẫn của nó xâm thực sâu phát triển mạnh hơn xâm thực ngang. Ví dụ như sông Brazos, Trinity và Ebro.
- Sông trưởng thành: là một con sông có độ dốc nhỏ hơn sông trẻ và có dòng chảy chậm hơn. Sông trưởng thành có nhiều nhánh sông đổ vào và có lưu lượng lớn hơn sông trẻ. Lòng sông xâm thực ngang lớn hơn xâm thực sâu như sông Mississippi, Saint Lawrence, Danube, Ohio, Thames và Paraná.
- Sông già: là một con sông có độ dốc thấp và có năng lượng xâm thực nhỏ. Các sông già đặc trưng bởi các bãi bồi như Hoàng Hà, sông Hằng, Tigris, Euphrates, sông Ấn và Nile.
- Rejuvenated river: là sông có độ dốc tạo ra bởi sự nâng lên của kiến tạo.
Danh sách các sông[sửa]
10 sông dài nhất thế giới[sửa]
- Xem chi tiết: Danh sách sông dài nhất
Việc đo chiều dài của một con sông rất khó, phần nhiều tại vì càng đo chính xác hơn thì những sông càng dài hơn. Ngoài ra, việc xác định nguồn và cửa sông cũng khó, bởi vì phần đầu của nhiều sông chỉ là dòng suối hay hồ từng mùa hoặc đầm lầy.
Đây là những con số trung bình:
- Nil (6.650 km)
- Amazon (6.400 km)
- Dương Tử (Trường Giang; 6.300 km)
- Mississippi–Missouri (6.275 km)
- Obi–Irtysh (5.570 km)
- Enisei–Angara (5.550 km)
- Hoàng Hà (5.464 km)
- Hắc Long Giang (4.410 km)
- Congo (4.380 km hay 4.670 km)[3]
- Lena (4.260 km)
Những sông nổi tiếng[sửa]
- Sông Amazon, dòng sông lớn nhất thế giới (có lưu vực rộng nhất)
- Sông America, nhánh của sông Sutter's Mill
- Sông Amu Darya
- Sông Amur (Hắc Long Giang), dòng sông chính của vùng Đông Siberia và là biên giới tự nhiên giữa Nga và Trung Quốc
- Sông Arkansas, dòng chính của sông Mississippi
- Arno, dòng sông chảy xuyên qua Firenze, Ý
- Arvandrud (Shatt al-Arab), biên giới giữa Iran và Iraq
- Sông Brahmaputra, dòng sông chính ở Đông Bắc Ấn Độ và Tân Cương
- Chao Phraya, dòng sông chính của Thái Lan
- Sông Clyde, chảy qua Glasgow (Scotland)
- Colorado (ở Argentina)
- Colorado (ở Hoa Kỳ), dòng sông chính của miền Tây Mỹ
- Sông Columbia, dòng sông chính ở Bắc Thái Bình Dương
- Congo, sông chính của vùng Trung Phi.
- Sông Danube, dòng sông chảy qua vùng trung tâm châu Âu
- Río de la Plata, sông rộng nhất thế giới
- Sông Ebro, Tây Ban Nha
- Sông Elbe, sông chính của Đức, Hamburg nằm bên cạnh bờ sông
- Sông Euphrates, cùng với sông Tigris là hai nhánh của sông Mesopotamia (Iraq)
- Sông Hằng, dòng sông quan trọng của Ấn Độ; cũng chảy qua Bangladesh
- Sông Hán, dòng sông chảy qua Seoul, Hàn Quốc
- Sông Helmand, dòng sông chính của Afghanistan
- Sông Hoàng Hà, một trong những dòng sông chính của Trung Quốc
- Sông Hudson, dòng sông chính của New York
- Sông Ấn, con sông chính của Pakistan
- Jordan, sông chính của Israel
- Sông Karun, Iran
- Sông Kaveri, Ấn Độ
- Sông Lena, dòng sông chính vùng Siberia, Nga
- Sông Mackenzie, dòng sông dài nhất Canada
- Magdalena, Colombia
- Sông Main, Đức
- Sông Mê Kông (Cửu Long), sông dài nhất Đông Nam Á
- Sông Mersey, chảy qua Liverpool
- Sông Maas, sông giữa Hà Lan và Bỉ. Khu vực cửa sông có cảng Rotterdam
- Sông Mississippi, Hoa Kỳ
- Sông Missouri, Hoa Kỳ
- Sông Murray, (Murray-Darling) Úc
- Niger, châu Phi
- Sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới, nguồn cung cấp phù sa cho Ai Cập
- Sông Obi, Siberia, Nga
- Oder, châu Âu
- Sông Ohio
- Sông Orinoco, Venezuela
- Parana', sông chính vùng Nam Mỹ
- Paraguay, dòng sông quan trọng ở Brasil, Bolivia, Paraguay và Argentina.
- Po, chảy qua khu công nghiệp miền bắc nước Ý.
- Sông Potomac, sông chảy qua Washington, D.C. và là ranh giới giữa 2 bang Maryland và Virginia, Hoa Kỳ
- Sông Rhine, châu Âu, đang gánh chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ các khu công nghiệp miền Tây nước Đức.
- Rhône, Pháp
- Sông Rio Grande, biên giới giữa Mỹ và México
- Sông Saint Lawrence, vùng Hồ Lớn
- Sông Seine, chảy qua Paris
- Sông Segura, Tây Ban Nha
- Sông Severn, sông dài nhất nước Anh
- Shinano-gawa, dài nhất Nhật Bản.
- Sông Snake
- Sông Tajo, sông lớn nhất ở bán đảo Iberia
- Sông Tay, Scotland
- Thames, chảy qua Luân Đôn
- Sông Tiber, Roma
- Sông Tigris, vùng Lưỡng Hà - một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.
- Tonegawa, Nhật Bản
- Sông Vistula, Ba Lan
- Sông Vltava, Praha (Cộng hòa Séc)
- Sông Volga , Nga - con sông dài nhất Châu Âu.
- Sông Trường Giang, sông dài nhất Trung Quốc
- Yenisei, Siberia
- Yukon, Alaska và Lãnh thổ Yukon
- Sông Zambezi, châu Phi
- Sông Hồng, [Sông lớn thứ 2 vùng Đông Nam Á, [chảy qua Trung Quốc và Việt Nam]].
- Sông Thái Bình, [Sông lớn thứ 2 miền Bắc Việt Nam].
- Sông Đồng Nai, [Sông lớn thứ 2 miền nam Việt Nam].
Hình ảnh[sửa]
-
River gambia Niokolokoba National Park.gif
-
Victoria5.jpg
-
Sông Son chảy trong hang.jpg
Sông Son chảy trong động Phong Nha
-
Chosen4.JPG
-
PolandSzczecinPanorama.JPG
-
Caves entranceexit.jpg
-
Freshwater river redirection.png
Đọc thêm[sửa]
- Beyond the Bridges Life on American Rivers told by Riverlorian, Jerry Hay. indianawaterways.com for more information
- Bản mẫu:Cite encyclopedia
- Luna B. Leopold (1994). A View of the River. Harvard University Press. ISBN. ISBN 0674937325. OCLC 28889034. — a non-technical primer on the geomorphology và hydraulics of water.
Chú thích[sửa]
- ↑ “GNIS FAQ”. United States Geological Survey. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Castree, Noel (2006). Questioning geography: fundamental debates. Wiley-Blackwell. 84–85. ISBN 978-1-4051-0192-9. http://books.google.com/books?id=nrbzXM_woFQC&pg=PA84. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
- ↑ Nguồn của sông này bị tranh cãi.
Liên kết đến đây
- Xem thêm liên kết đến trang này.