Tây Ban Nha

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: España) hay Vương quốc Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Reino de España)[note 1] là một nước trên bán đảo Iberia phía tây nam châu Âu. Tây Ban Nha giáp biển Địa Trung Hải ở hướng đông-nam và nam, giáp lãnh thổ Vương quốc Anh Gibraltar ở một rẻo đất hẹp ở phía cực nam, giáp Pháp, Andorra ở hướng đông-bắc, giáp vịnh Biscay ở phía bắc và giáp Đại Tây Dương cùng Bồ Đào Nha về phía tây và tây-bắc.

Lãnh thổ Tây Ban Nha cũng bao gồm quần đảo Baleares trong Địa Trung Hải, quần đảo Canaria ngoài khơi châu Phi thuộc Đại Tây Dương và hai thành phố tự trị ở Bắc Phi Ceuta Melilla, giáp với Maroc. Với diện tích 504.782 km², Tây Ban Nha là nước lớn thứ nhì ở Tây Âu và Liên minh châu Âu, chỉ sau Pháp.

Lãnh thổ Tây Ban Nha có một vị trí chịu nhiều tác động từ bên ngoài từ thời tiền sử và buổi ban đầu của đất nước. Ngược lại, Tây Ban Nha cũng gây ra ảnh hưởng lên các vùng khác, chủ yếu là vào thời kỳ lịch sử hiện đại, khi Tây Ban Nha trở thành một đế quốc để lại hơn 400 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha ngày nay, trở thành thứ tiếng mẹ đẻ phổ biến thứ hai trên thế giới.

Tây Ban Nha là một quốc gia dân chủ và quân chủ lập hiến phát triển với nền kinh tế lớn thứ 9[1] hoặc thứ 10[2] trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa và có chỉ số phát triển con người đứng thứ 15.[3] Tây Ban Nha là thành viên của Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, NATO, OECD, và WTO.

Tên gọi[sửa]

Xem chi tiết: Tên gọi Tây Ban Nha

Tên gọi “Tây Ban Nha” trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, Tây Ban Nha được gọi là “西班牙”. “西班牙” có âm Hán Việt là “Tây Ban Nha”.[4]

Trước đây văn tịch của người Việt dùng tên Y Pha Nho "衣坡儒", phiên âm theo tiếng Việt. Danh từ Y Pha Nho hầu như không được sử dụng nữa.

Tên gọi của Tây Ban Nha trong tiếng Tây Ban Nha là "España" (Ét-xpa-nha). Trước đây tên gọi chính thức của nước này là Vương quốc Tây Ban Nha (Reino de España), nhưng năm 1978 đã được Hiến pháp thay đổi để làm rõ hơn về tình hình đất nước hiện tại. Tuy nhiên, ngày nay tên gọi Vương quốc Tây Ban Nha vẫn còn được sử dụng khá phổ biến.

Có một số giả thuyết cho rằng khởi đầu của cái tên España là từ cái tên trong tiếng La Mã cổ Hispania. Trong tiếng Anh, Tây Ban Nha có tên là Spain và trong tiếng Pháp Espagne.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Tây Ban Nha

Thời kỳ Tiền sử và Tiền La Mã[sửa]

Tập tin:Techo de Altamira (replica)-Museo Arqueológico Nacional.jpg
Một hình vẽ trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha

Giống người hiện đại Cro-Magnon bắt đầu đến bán đảo Iberia qua dãy núi Pyrenees vào khoảng 35.000 năm trước. Vết tích nổi tiếng nhất về những sự định cư thời tiền sử tại đây là những bức tranh được khắc trên đá ở hang động Altamira, miền bắc Tây Ban Nha. Những bức họa này được vẽ khoảng 15.000 năm trước Công nguyên.

Những người đầu tiên đến sống tại Tây Ban Nha chủ yếu là người Iberia người Celt. Trước đó, họ sống ở quanh vùng Địa Trung Hải trong khu vực từ phía đông bắc đến phía tây nam bán đảo. Sau đó, họ đến sống tại vùng bờ biển Đại tây Dương, ở vùng phía bắc và tây bắc bán đảo Iberia. Các nền văn hóa tại đây đã hòa trộn vào nhau và bây giờ được biết đến với cái tên Celtiberian.

Người ta tin rằng nền văn hóa thành thị đầu tiên thuộc về một thành phố bán thần thoại ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Tartessos (có lẽ tồn tại khoảng 1100 năm trước Công nguyên). Giữa năm 500 và 300 trước Công nguyên, người Phoenici Hy Lạp đã thực hiện những chuyến vượt biển và thành lập các thuộc địa thương mại của mình trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, trong đó có Tây Ban Nha ngày nay. Người Carthage đã thống trị Địa Trung hải trong một thời gian ngắn trước khi bị người La Mã đánh bại trong Chiến tranh Punic.

Phụ thuộc Đế chế La Mã, bộ tộc German xâm lăng[sửa]

Tập tin:Merida Roman Theatre1.jpg
Một nhà hát La Mã cổ ở Mérida

Trong chiến tranh Punic lần thứ hai, Đế chế La Mã đã sát nhập các thuộc địa thương mại của người Carthage trên biển Địa Trung Hải vào lãnh thổ của mình (từ năm 210 đến 205 trước Công nguyên). Đế chế La Mã đã cai quản toàn bộ bán đảo Iberia trong suốt 500 năm, ràng buộc vùng đất này bởi luật pháp và ngôn ngữ của La Mã. Những con đường lớn cũng được xây dựng nối bán đảo Iberia với đế chế.

Người La Mã đã trùng tu lại các đô thị còn lại như Lisbon (hay còn gọi là Olissipo, nay là thủ đô của Bồ Đào Nha), Tarragona (Tarraco) và thành lập các đô thị mới như Zaragoza (Caesaraugusta), Mérida (Augusta Emerita), và Valencia (Valentia). Nền kinh tế của bán đảo đã phát triển hưng thịnh dưới sự cai trị của La Mã. các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên cùng với việc đưa vào vận hành hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, một trong số chúng ngày nay vẫn còn được sử dụng. Các hoàng đế Trajan, Hadrian, Marcus Aurelius Theodosius I, cùng với triết gia nổi tiếng Seneca đều sinh ra tại Tây Ban Nha. Kitô giáo đã lan đến Tây Ban Nha vào thế kỉ 1 và trở nên phổ biến vào thế kỉ 2 tại các đô thị. Phần lớn ngôn ngữ, tôn giáo, cơ sở luật pháp của Tây Ban Nha ngày nay đều bắt nguồn từ giai đoạn này.

Các bộ tộc người còn lạc hậu đã xâm chiếm Tây Ban Nha vào thế kỉ 5, khi mà Đế chế La Mã đang trên đà sụp đổ. Người Visigoth, Suebi, Vandal and Alan đã vượt qua dãy núi Pyrenees để tiến vào Tây Ban Nha. Người Visigoth sau đó đã tiếp quản Tây Ban Nha vào năm 415. Sau khi cải đạo theo Công giáo Rôma, vương quốc Visigoth đã trở thành một triều đại lớn ở bán đảo Iberia.

Thời kỳ Hồi giáo[sửa]

Xem chi tiết: Al-Andalus
Tập tin:Spain Andalusia Granada BW 2015-10-25 17-22-07.jpg
Cung điện Alhambra được xây dựng vào Thời kỳ Hồi giáo tại Tây Ban Nha

Vào thế kỷ 8, bán đảo Bán đảo Iberia bị người Berber theo Đạo Hồi từ Bắc Phi vượt eo biển Địa Trung Hải xâm lăng (711-718) và chiếm đóng. Đây là một bước trên đà bành trướng của triều đại Omeyyad từ Ả Rập. Iberia bị người Hồi khống chế chỉ chừa ba xứ Asturias, Navarre Aragón ở miền núi phía bắc là chống trả được nên thoát ách đô hộ của người Hồi. Trong Thời kỳ Hồi giáo, Tây Ban Nha được biết đến là "Al-Andalus", đạt mức cực thịnh dưới triều vua Abd-ar-Rahman III.

Dưới sự cai trị của người Hồi, dân đạo Kitô Do Thái vẫn được tự do hành đạo tuy rằng ai theo đạo Hồi được chiếu cố hơn. Triều đình Al-Andalus tiếp tục củng cố địa vị, xây dựng một đất nước Hồi giáo hùng mạnh vào thế kỷ 10 thế kỷ 11.[5].

Dần dà chính người Hồi giáo ở Tây Ban Nha bị chia rẽ; tuy cùng đạo Hồi nhưng người Berber gốc Bắc Phi không phục người Ả Rập từ Trung Đông. Một số ly khai, lập tiểu quốc riêng ở thung lũng sông Guadalquivir, vùng ven biển Valencia và vùng núi ở Granada.

Córdoba bấy giờ là kinh đô của đế chế Hồi giáo Tây Ban Nha, cũng là thành phố lớn nhất, giàu có nhất và hoa lệ nhất ở Châu Âu thời Trung Cổ. Thương mại và văn hóa đều phát triển rực rỡ. Người Hồi giáo cho du nhập vào Tây Ban Nha những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của các vùng Trung Đông và Bắc Phi. Về học thuật các học giả Hồi giáo và Do Thái đã đóng góp nhiều trong việc phục hồi và phát triển văn hóa Hy Lạp cổ đại tại Tây Âu. Nhiều công trình kiến trúc mỹ thuật mang phong cách Hồi giáo vẫn còn tồn tại nhiều nơi ở Tây Ban Nha, tiêu biểu nhất là cung điện Alhambra. Về mặt kinh tế, quyền sở hữu đất đai từ thời La Mã vẫn được duy trì, không bị tước đoạt, củng cố bền vững xã hội nông thôn. Một số kỹ thuật canh tác cũng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển dồi dào.

Đế chế Hồi giáo sụp đổ, Tây Ban Nha thống nhất[sửa]

Xem chi tiết: Reconquista
Tập tin:IsabellaofCastile05.jpg
Vua Fernando II của Aragón và nữ hoàng Isabel I của Castilla

Trong khi người Hồi mở cuộc xâm lăng năm 711 ở phía nam thì ở phía bắc, người dân vùng Asturias lập một tiểu quốc riêng theo Kitô giáo năm 722. Sang năm 739 thì quân Hồi phải triệt thoái khỏi Galicia, nơi có thánh tích Santiago de Compostela mà giáo dân thường trảy hội hành hương đến chiêm bái. Cũng không lâu sau đó người Frank cũng chiến thắng ở đông bắc bán đảo Iberia, buộc quân Hồi phải rút khỏi vùng bình nguyên phía nam dãy Pyrenees, lập ra tiểu quốc Navarre.

Đế chế Hồi giáo Al-Andalus trong khi đó suy yếu dần với nhiều lãnh chúa Taifa nổi lên chống lại triều đình trung ương. Lợi dụng sự phân rã các vương quốc Kitô giáo mở cuộc tái chiếm, tiến sâu về phía Nam. Năm 1085 Toledo của quân Hồi thất thủ; từ đấy phần lớn miền bắc Tây Ban Nha đổi chủ, thuộc quyền kiểm soát của quân Kitô. Quân Hồi lại phục hồi vào thế kỷ 12 nhưng sang thế kỷ 13 thì lại bị quân Kitô đánh rát: người Hồi mất Córdoba năm 1236 và Sevilla năm 1248. Từ đó trở đi quân Hồi chỉ kiểm soát vùng Granada như một tiểu quốc ở vùng cực nam bámn đảo. trong khi đó vương quốc Kitô giáo Aragón ở vùng đông bắc càng hùng mạnh, lan ra đến bờ Địa Trung Hải, thâu nhận cả Sicilia ở ngoài khơi nước Ý.

Năm 1469, ngai vàng của hai vương quốc Kitô giáo Aragón và Castilla đã được hợp nhất bởi lễ cưới giữa vua Fernando II của Aragon và nữ hoàng Isabella I của Castilla. Năm 1492, vương quốc hợp nhất đã chiếm đóng Granada, chấm dứt 781 năm cai trị của người Hồi giáo tại bán đảo Iberia. Cũng trong năm 1492, với sự hỗ trợ của vua Fernando và nữ hoàng Isabel, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vượt Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ, một phát kiến địa lí quan trọng hàng đầu của lịch sử. Trong cùng năm, một lượng lớn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha bởi Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha.

Vua Fernando và nữ hoàng Isabel đã củng cố vững chắc hệ thống quyền lực trung ương, đồng thời cái tên España (Tây Ban Nha) bắt đầu được dùng để chỉ vương quốc hợp nhất. Với những cải cách lớn về chính trị, pháp luật, tôn giáo và quân đội, Tây Ban Nha đã vươn lên trở thành một cường quốc trên thế giới.

Từ Thời kỳ Khai sáng cuối thế kỉ 18[sửa]

Xem chi tiết: Đế quốc Tây Ban Nha

Sự thống nhất của các vương quốc Aragón, Castilla, León Navarre đã làm nên nền tảng của đất nước Tây Ban Nha hiện nay và Đế chế Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh hàng đầu châu Âu trong thế kỷ 16 và nửa đầu của thế kỷ 17, vị thế đó được tạo nên bởi thương mại phát triển và sự chiếm hữu thuộc địa. Tây Ban Nha đã vươn tới đỉnh cao dưới sự trị vì của hai vua đầu tiên của hoàng triều Habsburg Carlos I (1516-1556) và Felipe II (1556-1598).

Hệ thống thuộc địa ở đế chế Tây Ban Nha trải rộng khắp Trung Mỹ Nam Mỹ, México, một phần lớn miền nam Hoa Kỳ, Philippines ở Đông Á, bán đảo Iberia (trong đó có cả Bồ Đào Nha), miền nam Ý, đảo Sicilia và một số nơi ngày nay thuộc các nước Đức, Bỉ, Luxembourg Hà Lan. Tây Ban Nha là đế quốc đầu tiên được gọi là đất mặt trời không bao giờ lặn. Thời kỳ này được gọi là Kỉ nguyên Khai phá với việc các nước châu Âu đi chiếm thuộc địa, mở ra các trung tâm buôn bán. Cùng với nguồn kim loại, hương liệu, các mặt hàng xa xỉ phẩm mang về từ thuộc địa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và châu Âu đã mang về rất nhiều kiến thức, làm thay đổi cách nhìn của người châu Âu về thế giới.

Vào thế kỉ 16 và thế kỉ 17, Tây Ban Nha cũng bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu thế kỉ 16, bọn cướp biển Barbary hung hãn dưới sự bảo hộ của đế chế Ottoman đã đột kích vào những vùng ven biển của Tây Ban Nha, với âm mưu lập ra các vùng đất Hồi giáo mới. Thời gian này, những cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Pháp cũng thường nổ ra tại Ý và một vài nơi khác. Tiếp đó, phong trào cải cách tôn giáo châu Âu đã khiến đất nước rơi vào bãi lầy của những cuộc chiến tranh tôn giáo.

Giữa thế kỉ 17, những dấu hiệu của sự căng thẳng tại châu Âu ngày càng lộ rõ. Triều đại Habsburg ở Tây Ban Nha đã liên tiếp vướng vào những cuộc xung đột về chính trị, tôn giáo, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế. Tây Ban Nha đã giúp đỡ Đế chế La Mã Thần thánh chống lại những người theo Đạo Tin lành. Nhưng Tây Ban Nha sau đó lại phải công nhận quyền độc lập của Bồ Đào Nha Hà Lan, từ bỏ một số vùng đất cho Pháp. Từ năm 1640, Tây Ban Nha ngày càng suy yếu dần.

Cuộc tranh luận về quyền kế thừa ngôi báu đã nổ ra vào những năm đầu của thế kỉ 18. Cuộc chiến tranh về quyền thừa kế đã nổ ra tại Tây Ban Nha (1701-1714) với cái giá phải trả là Tây Ban Nha đã mất đi vị trí là một cường quốc ở khu vực. Vương triều Bourbon Pháp đã lên thay thế. Vị vua Bourbon đầu tiên là Felipe V đã thống nhất đất nước dưới một chính quyền tập trung, thủ tiêu rất nhiều đặc quyền đặc lợi của quý tộc địa phương. Thế kỉ 18 chứng kiến sự phục hồi dần dần và sự thịnh vượng đã quay trở lại Tây Ban Nha dưới triều đại Bourbon. Những ý tưởng của Thời kỳ Khai sáng đã phát huy tác dụng. Vào cuối thế kỉ 18, thương mại tăng trưởng nhanh chóng. Sự giúp đỡ quân sự đối với các thuộc địa Anh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ đã cải thiện vị thế quốc tế của Tây Ban Nha.

Thế kỉ 19[sửa]

Tập tin:El dos de mayo de 1808 en Madrid.jpg
Bức tranh của danh họa Francisco de Goya vẽ cuộc khởi nghĩa ngày 2 tháng 5 năm 1808

Cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha (cùng với Anh, Áo, đế chế Ottoman Phổ,...) giúp đỡ Hoàng gia Bourbon mất ngôi trong Chiến tranh Cách mạng Pháp chống lại nước Cộng hòa Pháp. Nhưng sự thất bại trên chiến trường đã dẫn đến việc vua Carlos IV phải có những thỏa hiệp với nước Pháp cách mạng. Năm 1804, Đế chế thứ nhất được Hoàng đế Napoléon I của Pháp thành lập. Các cuộc chiến giữa Napoléon và Liên minh chống Pháp của Anh, Áo, Phổ,... xảy ra liên miên trong khi Tây Ban Nha bấy giờ về phe Pháp. Trong trận Trafalgar vào năm 1805, Hải quân Anh do Đô đốc Horatio Nelson thống lĩnh đập tan tác hạm đội hỗn hợp của Hải quân Tây Ban Nha và Pháp, và Đô đốc Tây Ban Nha bị thương chí mạng.[6] Sau đó, việc Tây Ban Nha rút khỏi Hệ thống Phong tỏa Lục địa đã khiến Napoléon hết sức tức giận. Ông ta đã đem quân chiếm đóng và hạ bệ vua Carlos IV của Tây Ban Nha. Người dân Tây Ban Nha phản ứng rất mãnh liệt và quyết định ủng hộ con trai vua Carlos là Fernando. Ngày 2 tháng 5 năm 1808, cuộc khởi nghĩa giành độc lập người dân thủ đô Madrid bùng nổ, chống lại quân đội Pháp chiếm đóng.

Tây Ban Nha bị đặt vào vòng phong tỏa của Đế quốc Anh. Trong khi đó, các ủy ban hành chính tuyên bố ủng hộ Fernando, và họ mong có được nhiều quyền tự trị từ Madrid với một bản hiến pháp tự do. Năm 1812, Cádiz Cortes đã thành lập bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha, Hiến pháp năm 1812 (còn có tên là La Pepa).

Quân đội Anh, dưới sự lãnh đạo của công tước của Wellington, đã đánh bại quân đội Pháp ở bán đảo Iberia. Cuộc chiến tranh ở bán đảo Iberia có thể coi là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong lịch sử cận đại Tây Âu. Những con đường tiếp tế của quân Pháp đã bị ngăn chặn và phá hủy bởi những chiến sĩ du kích Tây Ban Nha. Quân đội Pháp chính thức bị đánh bại trong trận Vitoria năm 1813, và đến năm sau, Fernando IV đã trở thành vua của Tây Ban Nha.

Sự xâm lược của Pháp đã để lại nhiều hậu quả tai hại cho Tây Ban Nha. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh đua nhau đòi độc lập, nước này chỉ còn lại mỗi hai thuộc địa ở châu Mỹ là Cuba Puerto Rico.

Tập tin:1850espanya.jpg
Tấm bản đồ Tây Ban Nha năm 1850

Từ năm 1820-1823, một cuộc cách mạng đã diễn ra ở Tây Ban Nha đòi vua Fernando VII phải thực hiện bản Hiến pháp 1812, lãnh đạo bởi Rafael del Riego và được người dân ủng hộ. Trước phong trào cách mạng, nhà vua đã phải thừa nhận bản hiến pháp và một số cải cách tư sản đã được tiến hành. Đến tháng 11 năm 1823, quân Bourbon của Pháp theo lệnh của Liên minh Thần thánh tiến vào đàn áp, Riego bị xử tử.

Đến năm 1873, nền cộng hòa đầu tiên ở Tây Ban Nha được thành lập. Nhưng đến năm 1874, nền cộng hòa đã bị Giáo hội Công giáo Rôma đàn áp.

Vào cuối thế kỉ 19, những phong trào dân tộc bùng nổ ở Cuba Philippines, gây ra những cuộc chiến tranh đòi độc lập. Hoa Kỳ đã can thiệp vào các nước này và vào năm 1898, cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha bùng nổ. Kết quả là Tây Ban Nha đã mất nốt những thuộc địa cuối cùng của mình là Philippines, Guam châu Á Cuba, Puerto Rico ở biển Caribbean.

Đầu thế kỉ 20[sửa]

Những năm đầu thế kỉ 20, tình hình Tây Ban Nha tương đối ổn định. Tây Ban Nha đã chiếm một số thuộc địa ở châu Phi như Tây Sahara, Maroc Guinea Xích Đạo. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Rif nổ ra tại Morocco vào năm 1931 đã làm suy giảm ảnh hưởng của Tây Ban Nha tại các thuộc địa này. Khoảng thời gian cai trị độc tài của tướng Miguel Primo de Rivera (1923-1931) kết thúc với việc nền cộng hòa thứ hai được thành lập. Chính quyền cộng hòa đã trao quyền tự trị cho các vùng như xứ Basque, Catalonia Galacia, đồng thời công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Năm 1936, cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ giữa phe của viên tướng độc tài Francisco Franco với phe Cộng hòa. Cho đến ngày 21 tháng 3 năm 1939, Francisco Franco, (generalisimo de todos los ejercitos) chiếm được thủ đô Madrid, chính phủ Cộng hòa bị lật đổ. Franco thiết lập nền thống trị độc tài ở Tây Ban Nha và ông ta trở thành nguyên thủ của đất nước này cho đến khi mất.

Dưới thời Franco, một nền thống trị độc tài được thiết lập ở Tây Ban Nha. Chỉ có duy nhất một đảng của Franco là hợp pháp, còn tất cả các chính đảng khác đều bị thủ tiêu. Nhiều nhân sĩ tiến bộ đã bị bắt giam hoặc bị giết, nhiều người đã phải chạy sang châu Mỹ Latinh.

Năm 1956, nền thống trị của Tây Ban Nha tại Maroc đã kết thúc. Đến năm 1968, đến lượt Guinea thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, trở thành một quốc gia với tên gọi Guinea Xích Đạo.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài. Nước này vẫn giữ mình đứng ngoài Liên Hiệp Quốc cho đến tận năm 1955. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện khiến cho ngành du lịch hết sức phát triển, chỉ số phát triển con người được nâng cao.

Từ sau năm 1978 đến nay[sửa]

Sau khi Franco qua đời, Juan Carlos trở thành vua của Tây Ban Nha và được coi là người đứng đầu quốc gia. Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa đất nước trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1982, Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha (PSOE) lên nắm quyền, đại diện cho sự trở lại của lực lượng cánh tả Tây Ban Nha sau 43 năm. Trong cuộc bầu cử năm 1996, Đảng Nhân dân Tây Ban Nha (PP) đã vượt lên trong cuộc đua tranh vào quốc hội.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, Tây Ban Nha đã thông qua việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu là euro, đồng tiền chung của 13 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Chính trị[sửa]

Xem chi tiết: Chính trị Tây Ban Nha

Chính quyền Tây Ban Nha[sửa]

Tập tin:Juan Carlos 2004.jpg
Vua Juan Carlos I và hoàng hậu Sofia

Tây Ban Nha là một quốc gia quân chủ lập hiến, với ngôi vua cha truyền con nối và quốc hội lưỡng viện. Hội đồng Bộ trưởng nắm quyền hành pháp, đứng đầu bởi Chủ tịch Chính phủ, cũng có thể coi là thủ tướng Tây Ban Nha. Người đảm nhiệm chức vị này được chọn qua cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Ngành lập pháp thuộc quốc hội với 350 nghị sĩ bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm.

  • Quốc trưởng: Vua Juan Carlos, đăng quang ngày 22 tháng 11 năm 1975
  • Chủ tịch Quốc hội (hay Thủ tướng): José Luis Rodríguez Zapatero, được bầu ngày 14 tháng 3 năm 2004
  • Hội đồng Bộ trưởng: bổ nhiệm bởi thủ tướng.

Tây Ban Nha ngày nay là một quốc gia nhất thể, mặc dù chính phủ hoạt động gần như một quốc gia liên bang với nhiều đơn vị tự trị. Cơ chế chính phủ Tây Ban Nha phân định rõ quyền lực trung ương khác quyền lực địa phương. Có thể nói rằng mô hình phân tỏa quyền lực xuống các cấp địa phương liệt Tây Ban Nha vào một trong những quốc gia với chính quyền địa phương nắm nhiều quyền lực nhất châu Âu. Mỗi vùng đều có riêng hệ thống y tế, giáo dục và đối với hai xứ Basque và Navarre thì có hệ thống tài chính riêng.

Kể từ hậu bán thế kỷ 20 chính quyền Tây Ban Nha phải đối phó với lực lượng ETA, một tổ chức địa phương ly khai thành lập ở xứ Basque vào năm 1959 với mục đích chống lại Franco và giành độc lập cho xứ Basque bằng võ lực. Họ tự nhận là một tổ chức du kích trong khi Liên minh châu Âu Hoa Kỳ xếp ETA vào danh sách các tổ chức khủng bố. Lực lượng này bị kết án đã gây ra hơn 800 tử vong trong các hoạt động chống chính phủ.

Hiến pháp[sửa]

Tập tin:MarianoRajoy.jpg
Mariano Rajoy, thủ tướng Tây Ban Nha

Bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha ra đời vào năm 1812. Năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco, cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện vào năm 1977 với mục tiêu là phác thảo và soạn ra bản hiến pháp tự do. Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa Tây Ban Nha trở lại quá trình dân chủ. Hiến pháp quyết định thay đổi tên gọi chính thức của Tây Ban Nha từ Vương quốc Tây Ban Nha sang chỉ còn là Tây Ban Nha, để làm rõ tình hình đất nước hiện tại. Tây Ban Nha có 17 vùng tự trị và 2 thành phố tự trị mới các mức độ khác nhau, mặc dù Hiến pháp không công nhận nước này là một nhà nước liên bang.

Quan hệ ngoại giao[sửa]

Từ sau năm 1975, Tây Ban Nha chủ trương thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở với các nước. Tây Ban Nha đã gia nhập vào Cộng đồng châu Âu (mà sau này là Liên minh châu Âu) vào năm 1986. Trước đó, Tây Ban Nha cũng đã gia nhập NATO vào năm 1982.

Với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vào năm 2001, Tây Ban Nha đã hoàn thành chính sách ngoại giao rộng mở của mình. Nước này cũng giữ một mối liên hệ đặc biệt với các nước châu Mỹ Latinh, nơi tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi. Tây Ban Nha là một ví dụ thành công của sự chuyển hóa từ nền chính trị độc tài sang một đất nước dân chủ.

Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 1977. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos I cùng hoàng hậu Sofia đã thăm chính thức Việt Nam[7].

Phân chia hành chính[sửa]

Xem chi tiết: Vùng hành chính (Tây Ban Nha)

Tây Ban Nha được chia làm 17 vùng tự trị (comunidades autónomas) và 2 thành phố tự trị (ciudades autónomas) là Ceuta và Melilla. Các vùng tự trị này được chia tiếp thành tổng cộng 50 tỉnh (provincias). Các tỉnh lại được chia tiếp thành các hạt (comarcas). Đơn vị hành chính thấp nhất của Tây Ban Nha là các đô thị tự trị (municipio).

Danh sách các vùng tự trị của Tây Ban Nha:

Vùng tự trị Thủ phủ
Andalucía Sevilla, Granada
Aragón Zaragoza
Asturias Oviedo
Đảo Balearic Palma de Mallorca
Xứ Basque Vitoria-Gasteiz
Quần đảo Canary Santa Cruz de Tenerife, Las Palmas de Gran Canaria
Cantabria Santander
Castile-La Mancha Toledo, Albacete
Castile và León Valladolid, Burgos, León
Catalonia Barcelona
Extremadura Mérida
Galicia Santiago de Compostela, A Coruña
La Rioja Logroño
Cộng đồng Madrid Madrid
Vùng Murcia Murcia
Navarre Pamplona
Cộng đồng Valencia Valencia

Địa lý[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý Tây Ban Nha

Diện tích[sửa]

Tập tin:Sp-map.png
Bản đồ Tây Ban Nha
Tập tin:Teide año 2011(2).jpg
Teide, là ngọn núi cao nhất của Tây Ban Nha tại 3.718 mét.

Diện tích của Tây Ban Nha là 504.782 km² và đứng hàng thứ 50 trên thế giới về diện tích. Còn tại châu Âu, Tây Ban Nha là quốc gia có diện tích rộng thứ 4, chỉ sau Nga, Ukraina Pháp. Trong đó, diện tích phần đất của Tây Ban Nha là 499.542 km² và diện tích phần nước là 5.240 km².

88% ranh giới của Tây Ban Nha là giáp với các biển và vịnh (4 964 km). Phần biên giới trên bộ của Tây Ban Nha dài tổng cộng 1917,8 km. Trong đó, phần biên giới giáp với Bồ Đào Nha dài 1214 km, với Pháp 623 km, với Andorra 63,7 km, với Gibraltar 1,2 km. Riêng hai vùng lãnh thổ tách biệt của Tây Ban Nha thuộc châu Phi là Melilla Ceuta giáp với Maroc, dài tổng cộng 15,9 km.

Tây Ban Nha có hai quần đảo chính là quần đảo Balearic ở vùng Địa Trung Hải quần đảo Canary Đại Tây Dương. Quần đảo Balearic có diện tích khoảng 5 000 km², cách bờ biển phía đông của Tây Ban Nha 80 km. Quần đảo Canary cách bờ biển châu Phi 90 km, được tạo thành bởi hoạt động của núi lửa. Những hòn đảo rộng nhất của quần đảo này, đảo Tenerife Gran Canaria, đều có những đỉnh núi rất cao. Trên đảo Tenerife có đỉnh núi Teide cao 3 717 m, là ngọn núi cao nhất Tây Ban Nha. Teide là một ngọn núi lửa đã tắt.

Địa hình[sửa]

Địa hình của Tây Ban Nha có thể chia làm 3 miền chính: miền Trung tâm Meseta, các miền núi khác và miền đất thấp.

Miền Trung tâm của Meseta có thể coi như một vùng cao nguyên khổng lồ ở trung tâm Tây Ban Nha với độ cao trung bình từ 610 đến 700 m. Được bao quanh bởi những vùng núi, miền Trung tâm Meseta dốc thoai thoải về phía tây, nơi có những con sông đổ sang Bồ Đào Nha. Dãy Trung tâm Sistema là xương sống của vùng, chia miền Trung tâm Meseta thành hai khu vực phía bắc và phía nam.

Những miền núi khác bao gồm dãy núi Pyrenees ở phía đông bắc và dãy Sistema Penibético ở phía đông nam. Dãy Pyrenees đã làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Tây Ban Nha với Pháp Andorra, và trong quá trình lịch sử đã góp phần làm cách biệt Tây Ban Nha với các nước châu Âu khác. Đỉnh núi cao nhất dãy Pyrenees là đỉnh Pico de Aneto, cao 3 400 m. Dãy Sistema Penibético chạy dài từ phía đông bắc đến phía nam Tây Ban Nha, song song với đường bờ biển. Dãy Sierra Nevada, một phần của dãy Sistema Penibético có đỉnh núi cao nhất bản đảo Iberia là đỉnh Mulhacén, cao 3479 m.

Các vùng đất thấp bao gồm đồng bằng Andalusia phía tây nam, lòng chảo Ebro phía đông bắc và các đồng bằng ven biển. Đồng bằng Andalusia thực chất là một thung lũng sông rộng do sông Guadalquivir chảy qua. Vùng lòng chảo Ebro thì được sông Ebro chảy qua, và bị bao bọc bởi dãy núi Sistema Ibérico ở phía nam và phía tây, và dãy Pyrenees phía bắc. Các đồng bằng ven biển là những dải đất hẹp giữa những rằng núi ven biển. Đồng bằng ven biển rộng nhất chạy theo con sông Golfo de Cádiz, nơi tiếp liền với đồng bằng Andalusia.

Khí hậu[sửa]

Do có nhiều đồi núi, khí hậu Tây Ban Nha phân hóa rất phức tạp. Ta có thể chia làm 3 khu vực khí hậu chính như sau:

Tài nguyên thiên nhiên[sửa]

Tây Ban Nha là một quốc gia có nhiều tài nguyên về khoáng sản như: than đá, than non, sắt, uranium, thủy ngân, quặng Pyrit, fluorit, thạch cao, kẽm, chì, tungsten, đồng, cao lanh, năng lượng nước, đất trồng.

Sử dụng đất[sửa]

  • Đất trồng trọt: 30%.
  • Đất trồng cây lâu năm: 9%.
  • Đồng cỏ lâu năm: 21%.
  • Rừng: 32%.
  • Mục đích khác: 8%.

Diện tích đất tưới tiêu: 34 530 km² (năm 1993).

Nhân khẩu[sửa]

Tập tin:Population densities in Spain (2005).png
Phân bố dân cư ở Tây Ban Nha
Xem chi tiết: Nhân khẩu tại Tây Ban Nha

Dân số của Tây Ban Nha hiện nay khoảng 45 triệu người. Mật độ dân số của Tây Ban Nha là 87,8 người/km², thấp hơn so với nhiều nước Tây Âu khác. Dân cư của nước này phân bố không đều. Ngoại trừ khu vực xung quanh thủ đô Madrid thì phần lớn dân cư tập trung tại các thành phố lớn ven biển.

Dân số của Tây Ban Nha đã tăng gấp đôi trong thế kỉ 20, đặc biệt là trong cuộc bùng nổ dân số vào những thập niên 1960 và 1970. Thời gian này chứng kiến một sự thay đổi lớn về phân bố nhân khẩu khi nhiều người dân từ nông thôn nhập cư vào những vùng đô thị giàu có hơn. Tuy nhiên tỉ lệ sinh đã bắt đầu giảm dần từ thập niên 1980 và hiện nay xuống còn khá thấp, đe dọa đến sự ổn định dân số của nước này. Năm 2007, tốc độ tăng dân số của Tây Ban Nha chỉ đạt khoảng 0,1%[8].

Bên canh đó, Tây Ban Nha còn tiếp nhận một dòng người nhập cư khá lớn từ các nước đang phát triển như các nước Mỹ Latinh, Đông Âu, Bắc Phi Hạ Sahara.

Tôn giáo[sửa]

Tập tin:Sagrada Familia 01.jpg
Vương cung thánh đường Nhà thờ ngoại hiệu Thánh Gia, thường được gọi Sagrada Família, là nhà thờ Công giáo lớn nhất nước đang xây tại Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha
Xem chi tiết: Tôn giáo tại Tây Ban Nha

Công giáo Rôma từ lâu đã là tôn giáo chính của Tây Ban Nha, và mặc dù nó không còn là tôn giáo chính thức của nhà nước nữa, nhưng trong tất cả các trường công lập ở Tây Ban Nha sinh viên phải lựa chọn hoặc là một tôn giáo hay lớp học đạo đức, và Công giáo là tôn giáo duy nhất chính thức giảng dạy. Theo một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu xã hội học của Tây Ban Nha công bố tháng 4 năm 2012 thì có khoảng 71% người Tây Ban Nha tự nhận mình là người Công giáo Rôma, 2,7% tôn giáo khác, và khoảng 24% xác định không có tôn giáo (9,4% trong số đó là người vô thần). Hầu hết người Tây Ban Nha không tham gia thường xuyên buổi lễ tôn giáo. Nghiên cứu này cho thấy rằng tuy tự nhận mình là Công giáo Rôma, nhưng 59% người dân hầu như không bao giờ hoặc không bao giờ đi dự các lễ tại nhà thờ, 15% đi nhà thờ một lần một năm, 8% mỗi tháng và 14% chủ nhật hàng tuần hoặc nhiều lần mỗi tuần.[9]

Nhìn chung, khoảng 22% của toàn bộ dân số Tây Ban Nha tham dự nghi lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi tháng.[10] Mặc dù xã hội Tây Ban Nha đã trở thành một xã hội thế tục hơn đáng kể trong những thập kỷ gần đây, thì dòng người nhập cư Mỹ Latinh, thường là những tín hữu Công giáo tích cực, đã giúp cho Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha phục hồi phần nào.

Tổng số linh mục tại các giáo xứ đã giảm từ 24.300 người năm 1975 xuống còn 19.307 năm 2005. Nữ tu cũng giảm 6,9% xuống còn 54.160 người trong giai đoạn 2000-2005.[11]

Nhà thờ Tin Lành có khoảng 1.200.000 thành viên.[12] Có khoảng 105.000 tín hữu Nhân chứng Giê-hô-va. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có khoảng 46.000 tín đồ ở 133 hội đoàn trong tất cả các vùng của đất nước và có một nhà thờ ở quận Moratalaz của Madrid.[13]

Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Unión de comunidades islámicas de España đã chứng minh rằng có khoảng 1.700.000 người dân Hồi giáo sống ở Tây Ban Nha chiếm 3-4% tổng dân số của Tây Ban Nha. Sau khi cuộc "tái chinh phục" Reconquista diễn ra trong năm 1492, người Hồi giáo đã không còn sống ở Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Phần lớn họ là hậu duệ của những người nhập cư và con cháu của những công dân Tây Ban Nha có nguồn gốc từ các nước Bắc Phi và các quốc gia khác. Hơn 514.000 người (30%) của tổng số người Hồi giáo có quốc tịch Tây Ban Nha.[14]

Những làn sóng nhập cư gần đây cũng đã dẫn đến một số lượng ngày càng tăng người Ấn giáo, Phật giáo, Đạo Sikh, Bahá'ís và Hồi giáo.

Hiệp hội dữ liệu lưu trữ các Tôn Giáo ước tính có khoảng 13.300 người tôn giáo Bahá'ís trong năm 2005 ở Tây Ban Nha.[15] Đến năm 2007, các cộng đồng Bahá'ís đã thành lập tại tất cả các đảo thuộc Quần đảo Canaria và đang lan rộng trong khoảng năm mươi thành phố ở Tây Ban Nha.[16]

Tây Ban Nha đã công nhận chính thức Ấn Độ giáo vào năm 2006[17], hiện tại Tây Ban Nha có khoảng 25.000 người theo đạo Ấn và đa phần họ là người nhập cư từ Ấn Độ. Ngoài ra một số người Tây Ban Nha cũng đã chuyển đổi sang Ấn Độ giáo.

Do Thái giáo thực tế không tồn tại ở Tây Ban Nha từ năm 1492 do bị trục xuất cho đến thế kỷ 19, khi người Do Thái một lần nữa được phép nhập cảnh vào Tây Ban Nha. Hiện nay có khoảng 62.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha, tương đương 0,14% tổng dân số. Đông nhất số này là người nhập cư đến trong thế kỷ vừa qua, trong khi một số ít là con cháu của người Do Thái sống trước đó ở Tây Ban Nha. Khoảng 80.000 người Do Thái được cho là đã sống ở Tây Ban Nha vào ngày trước khi Toà án dị giáo Tây Ban Nha trục xuất họ.[18]

Kinh tế[sửa]

Xem chi tiết: Kinh tế Tây Ban Nha
Tập tin:Glories.jpg
Quang cảnh một khu phố hiện đại ở Barcelona

Tây Ban Nha là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Hiện nay, nền kinh tế nước này lớn thứ 9 trên thế giới[19] và thứ 5 tại châu Âu, sau Đức, Anh, Pháp Ý. Năm 2006 GDP của Tây Ban Nha đạt khoảng 1.232 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 27.767 USD (đứng thứ 25 trên thế giới).

Vào thập niên 1960, những chính sách cải cách kinh tế dưới sự cai trị của nhà độc tài Francisco Franco đã gỡ bỏ bớt sự tập trung về mặt kinh tế và thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng lớn, khiến cho nền kinh tế Tây Ban Nha bùng nổ nhanh chóng và được gọi là Phép màu Tây Ban Nha. Tuy nhiên sau khi Franco qua đời và chính quyền quân chủ lập hiến lên nắm quyền điều hành đất nước, chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nền kinh tế, trong đó có việc kiểm soát giá cả những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm. Những biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là cuộc Khủng hoảng Dầu mỏ 1973 đã gây ra sự khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp của Tây Ban Nha. Từ cuối thập niên 1980, Tây Ban Nha buộc phải tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế đất nước để hội nhập với các nước châu Âu khác. Với việc gia nhập Cộng đồng châu Âu (sau là Liên minh châu Âu - EU) vào năm 1986, Tây Ban Nha đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 23% xuống còn 10% và tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 3%.

Vào năm 1992, mức sản xuất của Tây Ban Nha khôi phục lại bằng thời điểm cuối thập niên 1980. Sự mất giá của đồng peseta đã làm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của nước này. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng thay thế đồng tiền chung châu Âu euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Năm 2006, kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng với tốc độ 3,9%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu là 3,2%[20].

Những vấn đề chính của nền kinh tế Tây Ban Nha là thâm hụt thương mại gia tăng, hàng hóa xuất khẩu bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, lạm phát cao hơn so với các nước châu Âu khác và giá nhà đất tăng nhanh. Tuy nhiên nền kinh tế Tây Ban Nha được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan trong thời gian tới do sự phát triển mạnh của nền công nghiệp nước này và ngoại thương giữa Tây Ban Nha với các nước châu Á Mỹ Latinh được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, du lịch cũng là một ngành thế mạnh của Tây Ban Nha khi nước này có rất nhiều các công trình văn hóa lịch sử cũng như nhiều quang cảnh thiên nhiên đẹp. Hiện nay Tây Ban Nha là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ hai trên thế giới, sau Pháp[21]. Trong năm 2006, Tây Ban Nha đón tiếp gần 60 triệu khách du lịch, nhiều hơn dân số của cả nước này.

Các đối tác thương mại chính của Tây Ban Nha là Pháp, Đức, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Italia. Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 5,3%, công nghiệp chiếm 30,1% và dịch vụ chiếm 64,6% tổng giá trị kinh tế (năm 2006)[22].

Văn hóa[sửa]

Tập tin:El ingenioso hidalgo don Quijote de la Mancha.jpg
Bìa cuốn Đôn Kihôtê, xuất bản 1605
Xem chi tiết: Văn hóa Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là một quốc gia rộng lớn ở miền tây nam châu Âu, gồm rất nhiều vùng đất khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong lịch sử, nền văn hóa của Tây Ban Nha đã trải qua các thời kỳ như Celtiberian, La Mã, Visigothic, Hồi giáo, Công giáo. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới. Do từng có hệ thống thuộc địa rộng lớn vào thế kỉ 16 nên những ảnh hưởng văn hóa của Tây Ban Nha đã trải rộng trên khắp thế giới, từ vùng Địa Trung Hải cho đến tất cả thuộc địa cũ của nước này (bao gồm miền nam nước Mỹ, México, Trung Mỹ, các nước Nam Mỹ trừ Brasil và một số nước khác, vùng biển Caribbean, Philippines).

Ngày nay Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội đấu bò tót hay như là đất nước sản sinh ra vũ điệu flamenco và cây đàn ghita làm nức lòng hàng triệu trái tim trên thế giới. Với 42 di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, Tây Ban Nha là quốc gia có số lượng di sản thế giới lớn thứ hai chỉ sau Ý.

Văn học[sửa]

Văn học Tây Ban Nha là một trong những nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nhắc đến văn học Tây Ban Nha, người ta không thể không nhắc tới tác phẩm văn học kinh điển và được yêu thích nhất của đất nước này: tác phẩm Đôn Kihôtê của nhà văn Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616). Đôn Kihôtê là một trong những tiểu thuyết sớm nhất ở châu Âu thuộc thể loại chấm biếm, trào phúng. Tác phẩm nói về nhân vật chính Đôn Kihôtê bị hoang tưởng bởi những câu chuyện kiếm hiệp và những chuyến phiêu lưu kỳ cục, lố bịch của ông ta. Đây là một trong những tác phẩm văn học kinh điển được không chỉ người Tây Ban Nha mà cả thế giới yêu thích.

Tây Ban Nha đã từng có 5 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel về văn học. Đó là José Echegaray (năm 1904), Jacinto Benavente (năm 1922), Juan Ramón Jiménez (năm 1956), Vicente Aleixandre (năm 1977) và Camilo José Cela (năm 1989).

Tiếng Tây Ban Nha[sửa]

Xem chi tiết: Tiếng Tây Ban Nha

Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman. Do từng có một hệ thống thuộc địa rộng lớn trong lịch sử nên tiếng Tây Ban Nha đã trở thành ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ (trừ Brasil và một số nước khác) và một số bang ở miền nam nước Mỹ. Theo ước tính, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người và dự đoán số người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ còn tăng mạnh nữa, chủ yếu do tỉ suất sinh cao ở các nước Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, văn học và âm nhạc tiếng Tây Ban Nha cũng là một nhân tố khiến cho thứ tiếng này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trên toàn cầu. Có một điều thú vị là tuy Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn nhưng nước có số người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất lại là México.

Âm nhạc[sửa]

Đối với rất nhiều người, vũ điệu flamenco gần như đi liền với những nét văn hóa đặc sắc về âm nhạc của Tây Ban Nha. Chiếc đàn ghita hiện đại ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới là một nhạc cụ có xuất xứ cũng từ đất nước này. Ngoài ra, Tây Ban Nha còn có một kho tàng âm nhạc dân gian đặc sắc với những bài hát dân ca của nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên ngày nay các hình thức nhạc trẻ như pop, rock và hip hop đang trở nên phổ biến.

Hội họa[sửa]

Hội họa Tây Ban Nha là một thành phần không thể thiếu của hội họa châu Âu và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do sự đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hóa, hội họa Tây Ban Nha cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều những nền hội họa khác nhau như Pháp, Ý. Đất nước này là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng toàn thế giới trong hai trường phái Baroque và hiện đại.

Trong trường phái hội họa Baroque, Tây Ban Nha có hai họa sĩ rất nổi tiếng là Diego Velázquez (1599-1660) và Francisco Goya (1746-1828). Diego Velázquez là họa sĩ hàng đầu dưới triều vua Philip IV. Ông là một họa sĩ theo chủ nghĩa cá nhân, ngoài những tác phẩm vẽ những bối cảnh lịch sử và văn hóa, ông còn vẽ về các gia đình hoàng tộc của Tây Ban Nha và những người bình dân. Còn Francisco Goya là một họa sĩ chuyên vẽ những tranh chân dung về các vị vua của Tây Ban Nha và gia đình hoàng tộc của các vua Charles IV của Tây Ban Nha và vua Ferdinand VII. Ông còn vẽ tranh về các dịp lễ hội, phác thảo tranh châm biếm, những cảnh chiến tranh và các trận đánh. Ông cũng từng tham gia cách mạng Tây Ban Nha.

Trong thế kỉ 20, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất toàn thế giới của Tây Ban Nha là danh họa Pablo Picasso (1881-1973). Cùng với Georges Braque, ông được coi là người đồng sáng lập của trường phái hội họa lập thể. Cũng không thể không nhắc tới Salvador Dalí (1904-1989), một họa sĩ lớn khác của Tây Ban Nha theo chủ nghĩa siêu thực. Ông còn là một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh và sản xuất phim và từng đoạt giải Oscar với bộ phim hoạt hình Destiny. Năm 1982, ông được vua Tây Ban Nha Juan Carlos phong chức hầu tước và được trao tặng huân chương Isabella.

Kiến trúc[sửa]

Tập tin:031106 alhambra 1.jpg
Sân Sư tử trong cung điện Alhambra

Kiến trúc Tây Ban Nha, cũng như các mặt khác của nền văn hóa này cũng trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của một số quốc gia khác. Dưới Đế chế Hồi giáo, mà cụ thể là vương triều Umayyad, thành phố Cordoba được thành lập và trở thành một thủ đô văn hóa của người Hồi giáo. Phong cách kiến trúc Hồi giáo được du nhập vào Tây Ban Nha và để lại rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Đồng thời, những vương quốc Công giáo ở Tây Ban Nha cũng hình thành phong cách nghệ thuật của riêng họ, ban đầu khá cách biệt với những phong cách kiến trúc châu Âu nhưng về sau đã hòa nhập vào các dòng kiến trúc La Mã và Gothic và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Phong cách kiến trúc Mudéjar từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 17 là kết quả của sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng văn hóa của châu Âu Ả Rập.

Vào đầu thế kỉ 20, phong cách kiến trúc tân thời đã được hình thành bởi một số kiến trúc sư tài danh như Antoni Gaudí. Những phong cách kiến trúc hiện đại của quốc tế ngày càng phát triển. Tây Ban Nha đã có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng nên bởi hàng loạt những kiến trúc sư nổi tiếng như Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill và rất nhiều người khác đã làm nên những công trình kiến trúc của thế giới hiện đại ngày nay.

Thể thao[sửa]

Tập tin:TORERO.jpg
Một dũng sĩ đấu bò tót (torero)

Đấu bò tót (được khởi nguồn từ thế kỉ 17) là một thể thao truyền thống của người Tây Ban Nha và nổi tiếng toàn thế giới bởi tính hấp dẫn và mạo hiểm của nó.

Xem chi tiết: đấu bò tót

Ngày nay, môn thể thao phổ biến nhất ở Tây Ban Nha là bóng đá. La Liga của Tây Ban Nha được coi là một trong những giải đấu bóng đá chất lượng nhất trên thế giới với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng như Real Madrid, FC Barcelona hay Valencia CF. Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha đã từng 12 lần lọt vào vòng chung kết và luôn vượt qua vòng loại World Cup từ năm 1978. Họ đã trở thành quán quân của mùa World Cup thứ 19 vào năm 2010. Đó là lần đầu tiên đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch tại World Cup. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu, Tây Ban Nha vô địch năm 1964, đoạt ngôi á quân năm 1984, giành chức vô địch Euro 2008 tại Áo và Thụy Sĩ, vô dịch Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Tây Ban Nha là một trong hai đội thành công nhất đấu trường Euro với 3 lần vô địch và là đội duy nhất bảo vệ được ngôi vô địch.

Ngoài ra Tây Ban Nha cũng có rất nhiều các môn thể thao thế mạnh khác như golf, tennis, bơi lội, trượt tuyết, đua xe đạp... Từ khi tổ chức thành công Olympic 1992 tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha đã được coi là một trong những cường quốc thể thao của thế giới

Ẩm thực[sửa]

Tập tin:Calamares tapas.jpg
Một món khai vị làm bằng mực

Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng và phong phú. Do là một quốc gia với đường bờ biển dài nên Tây Ban Nha có rất nhiều các món hải sản. Sự đa dạng về văn hóa gốc Địa Trung Hải cũng được thể hiện rõ trên các món ăn của nước này với hàng ngàn cách chế biến và hương vị khác nhau. Thông thường, các món ăn của Tây Ban Nha được chế biến với khoai tây, cà chua, ớt xanh và hạt đậu. Một trong những hương liệu hay xuất hiện trong các món ăn của Tây Ban Nha là dầu ôliu, khi mà nước này sản xuất 44% sản lượng dầu ôliu trên thế giới. Một trong những phong tục ăn uống độc đáo của Tây Ban Nha là các món khai vị (tapas) luôn được phục vụ kèm với đồ uống. Món churro, một loại bánh bột dài chấm với chocolate cũng là một món ăn rất đặc sắc của Tây Ban Nha.

Hình ảnh về Tây Ban Nha[sửa]

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Chú thích[sửa]

  1. Hiến pháp Tây Ban Nha không đặt tên chính thức, mặc dù España (Tây Ban Nha), Estado español/Nación española (Quốc gia Tây Ban Nha) được dùng như nhau. Bộ ngoại giao, trong một sắc lệnh năm 1984, tuyên bố rằng tên gọi "Tây Ban Nha" và "Vương quốc Tây Ban Nha" là tương đương nhau trên thế giới…

Tham khảo[sửa]

  1. International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2010: Nominal GDP list of countries. Data for the year 2009.
  2. “Gross domestic product (2008)”. The World Bank: World Development Indicators database. World Bank (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. Human Development Report 2009
  4. Trần Văn Chánh. Từ điển Hán-Việt — Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Năm 2014. Trang 2435.
  5. “A History of Spain and Portugal, vol. 1”.
  6. Julia Ortiz Griffin, William D. Griffin, Spain and Portugal: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 393
  7. http://www1.dantri.com.vn/Thegioi/donga/2006/2/102776.vip Nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha thăm chính thức Việt Nam
  8. “The World Factbook”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. Centro de Investigaciones Sociológicas (April 2012). "Barómetro abril 2012". p. 17. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012.
  10. "October poll, questions 32 and 32a" (PDF). Centre of Sociological Investigations. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  11. "Estadísticas de la Iglesia en España, 2005". Truy cập 2007-05-05.
  12. Ferede.org. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  13. "Spain – LDS Newsroom". Lds.org. Archived from the original on ngày 13 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  14. "Explotación estadística del censo de ciudadanos musulmanes en España referido a fecha 31/12/2012". UNIÓN DE COMUNIDADES ISLÁMICAS DE ESPAÑA: 6–9. 2012.
  15. ^"Most Baha'i Nations (2005)". QuickLists > Compare Nations > Religions >. The Association of Religion Data Archives. 2005. Truy cập 2009-07-04.
  16. "50th Anniversary of the Bahá'í Community in the Canaries (1953-2003)". Official Website of the National Spiritual Assembly of the Bahá'ís of the Canary Islands. Comunidad Bahá`í de Canarias. 2007. Truy cập 2020-07-26.
  17. “Spain”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  18. Kamen, Henry (1999). The Spanish Inquisition: A Historical Revision. Yale University Press. pp. 29–31.
  19. http://siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GDP.pdf Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới
  20. “The World Factbook”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  21. “The World's Top Tourism Destinations”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  22. “The World Factbook”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.