Tiếng Tây Ban Nha

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bài này nói về ngôn ngữ được toàn thế giới gọi là tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Castil. Để biết về các ngôn ngữ khác được nói ở nước Tây Ban Nha, xem các ngôn ngữ tại Tây Ban Nha.

 

Tiếng Tây Ban Nha
español, castellano
Nói tại Phần lớn ở Trung Mỹ, phần lớn ở Nam Mỹ, một số vùng ở Bắc Mỹ với thiểu số quan trọng ở những nơi khác, và các đảo Caribbean; một số vùng ở Châu Âu; và những vùng và dân nhập cư trên các lục địa
Tổng số người nói 417 triệu
Hạng 3–4 (tùy ước lượng)
Ngữ hệ Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu
>Nhóm gốc Ý
->Nhóm Rôman

-->Nhánh Ý-Tây
--->Nhóm Gaul-Rôman
---->Nhóm Iberia-Rôman
----->Nhóm Tây Iberia
------>Tiếng Tây Ban Nha

Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominicana, Ecuador, El Salvador, Guinea Xích Đạo, Guatemala, Honduras, Liên minh châu Âu, México, Nicaragua, New Mexico (Mỹ), Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Puerto Rico, Tây Ban Nha, Uruguay, và Venezuela
Quy định bởi Asociación de Academias de la Lengua Española (Real Academia Española)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 es
ISO 639-2 spa
ISO 639-3 spa
Bản đồ của giới nói tiếng Tây Ban Nha, với các nơi nói tiếng đó
hoàn toàn, đa số, và thiểu số được tô đậm.

Tiếng Tây Ban Nha ( /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|s]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|p]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|æ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ʃ]]/, español), cũng được gọi là tiếng Castile ( /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|k]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|æ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|s]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|t]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ɪ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|l]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|i]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ə]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]]/, ) hay tiếng Y Pha Nho theo kiểu cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ Guinea Xích Đạo.

Nhóm ngôn ngữ và các ngôn ngữ liên hệ[sửa]

Tiếng Tây Ban Nha có quan hệ rất gần gũi với các ngôn ngữ ở Đông Iberia như: tiếng Asturian (asturianu), tiếng Ladino (Djudeo-espanyol, sefardí), tiếng Catalan (català) tiếng Bồ Đào Nha (português). Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ngữ pháp và từ vựng rất giống nhau; số lượng từ vựng tương tự nhau của hai ngôn ngữ này lên đến 89%.

So sánh từ vựng[sửa]

Tiếng Latin Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Catalan Tiếng Ý Tiếng Pháp Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
nos nosotros nós nosaltres noi nous we chúng tôi
fratrem germānum hermano irmão germà fratello frère brother anh, em trai
dies Martis (cổ điển), tertia feria (Giáo hội) martes terça-feira dimarts martedì mardi Tuesday ngày Thứ Ba (trong tuần)
cantiōnem canción canção cançó canzone chanson song bài hát
magis hoặc plus más (hoặc plus) mais (hoặc chus) més (hoặc pus) più plus more (hoặc plus) nhiều hơn, cộng thêm vào
manūm sinistram mano izquierda mão esquerda mà esquerra mano sinistra main gauche left hand tay trái
nihil hoặc nullam rem natam nada nada res niente/nulla rien/nul nothing không có gì

Hệ chữ viết[sửa]

Tiếng Tây Ban Nha được viết sử dụng ký tự Latin, với một chữ cái được thêm vào là "ñ" (eñe), được đọc là /ɲ/ ("nh" trong tiếng Việt) và được xem là xuất phát từ chữ "n", cho dù là được viết là một chữ "n" với một dấu ngã (~) bên trên. Những chữ ghép "ch" (che) và "ll" (elle) được xem như là những chữ cái đơn, có tên riêng và là một chữ cái trên bảng chữ cái, vì mỗi chữ đại diện cho một âm tiết khác nhau (/tʃ/ and /ʎ/) tương ứng. Tuy nhiên, chữ ghép "rr" (erre doble, chữ "r" đúp, hoặc chỉ là "erre" thay vì "ere"), cũng đại diện cho một âm đơn /r/, không được xem là một chữ đơn. Vì thế bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha có 28 chữ (sẽ là 29 nếu tính chữ "w", nhưng nó chỉ được sử dụng trong tên tiếng nước ngoài và từ mượn): a, b, c, ch, d, e, f, g, h, i, j, k, l, ll, m, n, ñ, o, p, q, r, s, t, u, v, (w), x, y, z.

Từ năm 1994, hai chữ ghép trên bị tách ra thành hai chữ cái riêng biệt để sắp xếp. Những từ có chữ "ch" bây giờ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái giữa "ce" và "ci", thay vì ở giữa "cz" như trước đây, và chữ "ll" cũng thế. Tuy nhiên, những chữ "che" (ch), và "elle" (ll) vẫn còn được sử dụng như thông tục.

Trừ những từ địa phương như ở México, việc phát âm có thể được định rõ khi đánh vần. Một từ tiếng Tây Ban Nha tiêu biểu được nhấn giọng ở âm áp chót nếu như nó tận cùng bằng một nguyên âm (không phải "y") hoặc nếu như tận cùng bằng phụ âm "n" và "s"; trong các trường hợp khác thì nhấn giọng ở âm cuối cùng. Những trường hợp ngoại lệ được biểu thị bằng một dấu sắc trên nguyên âm. Khi đó thì nguyên âm có dấu sắc sẽ được nhấn giọng.

Dấu sắc còn được sử dụng để phân biệt những từ đồng âm, nhất là khi một trong số chúng là những từ có nhấn giọng và cái còn lại thì không. So sánh "el" (mạo từ xác định giống đực số ít) với "él" (đại từ "anh ấy" hoặc "nó"); hoặc "te" ("bạn", bổ ngữ đại từ), de (giới từ "của" hoặc "từ") và "se" (đại từ phản thân) với "té" ("trà"), dé ("cho") và sé ("Tôi biết", hoặc mệnh lệnh cách của động từ "ser"), ta thấy được sự khác nhau.

Những đại từ nghi vấn (qué, cuál, dónde, quién, v.v.) cũng có dấu sắc ở những câu hỏi gián tiếp hay trực tiếp, và một số đại từ chỉ định (ése, éste, aquél, v.v.) có thể có dấu khi được sử dụng như những đại từ. Liên từ "o" ("hoặc") được thêm vào một dấu sắc khi được viết ở giữa các số với nhau để không bị lẫn với số 0 (zero): Ví dụ, "10 ò 20" phải được đọc là diez o veinte ("muời hay hai mươi") thay vì diez mil veinte ("10 020 - mười ngàn không trăm hai mươi"). Những dấu này thường được bỏ đi khi viết hoa (thói quen trước đây khi khi sử dụng máy tính vì chỉ có những chữ viết thường mới có dấu được), cho dù Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha phản đối.

Trong trường hợp hiếm, "u" được viết với một dấu tách âm ("ü") khi nó được viết giữa chữ "g" và một nguyên âm lưỡi trước ("e" hoặc "i"), để báo hiệu là nó phải được đọc thay vì câm như thường lệ. Ví dụ, cigüeña (con cò), được đọc là /θ̟iˈɰweɲa/; nếu như nó được viết là cigueña, nó sẽ được đọc là /θ̟iˈɰeɲa/.

Những mệnh đề nghi vấn và cảm thán được bắt đầu bằng dấu chấm hỏi ngược (¿) và dấu chấm than ngược (¡).

Phân phối địa lý của tiếng Tây Ban Nha[sửa]

Những nước có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha
Thứ tự chữ cái Số người dùng làm tiếng mẹ đẻ
  1. Andorra (40.000)
  2. Argentina (41.248.000)
  3. Aruba (105.000)
  4. Úc (150.000)
  5. Áo (1.970)
  6. Belize (130.000)
  7. Bolivia (7.010.000)
  8. Bonaire (5.700)
  9. Brasil (19.700.000)
  10. Canada (272.000)
  11. Chile (15.795.000)
  12. Trung Quốc (250.000)
  13. Colombia (45.600.000)
  14. Costa Rica (4.220.000)
  15. Cuba (11.285.000)
  16. Curaçao (112.450)
  17. Cộng hoà Dominicana (8.850.000)
  18. Ecuador (10.946.000)
  19. El Salvador (6.859.000)
  20. Guinea Xích Đạo (447.000)
  21. Phần Lan (17.200)
  22. Pháp (2.100.000)
  23. Guyane thuộc Pháp (13.000)
  24. Đức (410.000)
  25. Guatemala (8.163.000)
  26. Guyana (198.000)
  27. Haiti (1.650.000)
  28. Honduras (7.267.000)
  29. Israel (160.000)
  30. Ý (455.000)
  31. Nhật Bản (500.000)
  32. Kuwait (1.700)
  33. Liban (2.300)
  34. México (106.255.000)
  35. Maroc (960.706)
  36. Hà Lan (17.600)
  37. New Zealand (26.100)
  38. Nicaragua (5.503.000)
  39. Panama (3.108.000)
  40. Paraguay (4.737.000)
  41. Peru (26.152.265)
  42. Philippines (2.900.000)
  43. Bồ Đào Nha (1.750.000)
  44. Puerto Rico (4.017.000)
  45. România (7.000)
  46. Nga (1.200.000)
  47. Tây Ban Nha (44.400.000)
  48. Nam Hàn (90.000)
  49. Thụy Điển (39.700)
  50. Thụy Sĩ (172.000)
  51. Trinidad và Tobago (32.200)
  52. Thổ Nhĩ Kỳ (29.500)
  53. Hoa Kỳ (41.000.000)
  54. Anh (900.000)
  55. Uruguay (3.442.000)
  56. Virgin thuộc Mỹ (3980)
  57. Venezuela (26.021.000)
  58. Tây Sahara (341.000)
  1. México (106.255.000)
  2. Colombia (45.600.000)
  3. Tây Ban Nha (44.400.000)
  4. Argentina (41.248.000)
  5. Hoa Kỳ (41.000.000)
  6. Peru (26.152.265)
  7. Venezuela (26.021.000)
  8. Brasil (19.700.000)
  9. Chile (15.795.000)
  10. Cuba (11.285.000)
  11. Ecuador (10.946.000)
  12. Cộng hòa Dominican (8.850.000)
  13. Guatemala (8.163.000)
  14. Honduras (7.267.000)
  15. Bolivia (7.010.000)
  16. El Salvador (6.859.000)
  17. Nicaragua (5.503.000)
  18. Paraguay (4.737.000)
  19. Costa Rica (4.220.000)
  20. Puerto Rico (4.017.000)
  21. Uruguay (3.442.000)
  22. Panama (3.108.000)
  23. Philippines (2.900.000)
  24. Pháp (2.100.000)
  25. Bồ Đào Nha (1.750.000)
  26. Haiti (1.650.000)
  27. Nga (1.200.000)
  28. Maroc (960.706)
  29. Anh (900.000)
  30. Nhật (500.000)
  31. Ý (455.000)
  32. Guinea Xích Đạo (447.000)
  33. Đức (410.000)
  34. Tây Sahara (341.000)
  35. Canada (272.000)
  36. Trung Quốc (250.000)
  37. Guyana (198.000)
  38. Thụy Sĩ (172.000)
  39. Israel (160.000)
  40. Úc (150.000)
  41. Belize (130.000)
  42. Curaçao (112.450)
  43. Aruba (105.000)
  44. Nam Hàn (90.000)
  45. Andorra (40.000)
  46. Thụy Điển (39.700)
  47. Trinidad và Tobago (32.200)
  48. Thổ Nhĩ Kỳ (29.500)
  49. New Zealand (26.100)
  50. Hà Lan (17.600)
  51. Phần Lan (17.200)
  52. Guyane thuộc Pháp (13.000)
  53. România (7.000)
  54. Bonaire (5.700)
  55. Virgin thuộc Mỹ (3980)
  56. Liban (2.300)
  57. Áo (1.970)
  58. Kuwait (1.700)

Ngữ pháp[sửa]

Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ có nhiều biến tố, có hai giống cho danh từ (giống đực và giống cái) và khoảng 50 hình thái chia động từ cho một động từ, nhưng ít biến tố hơn cho danh từ, tính từ từ hạn định.

Tiếng Tây Ban Nha có sử dụng giới từ, và thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì tính từ đứng sau danh từ. Cấu trúc câu là SVO (Subject Verb Object), tức là Chủ ngữ - Động từ - Bổ ngữ, cho dù những sự biến đổi thì cũng khá phổ biến. Có thể lược bỏ chủ ngữ đi khi ngữ cảnh trong câu đã rõ ràng. Động từ diễn tả hướng đi mà không cần phải có giới từ.

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.