Thụy Sĩ
Thụy
Sĩ,
tên
chính
thức
Liên
bang
Thụy
Sĩ,
là
một
nước
cộng
hòa
liên
bang
tại
châu
Âu.
Quốc
gia
này
gồm
có
26
bang,
và
thành
phố
Bern
là
nơi
đặt
trụ
sở
nhà
đương
cục
liên
bang.[1][2][note
1]
Quốc
gia
nằm
tại
Tây-Trung
Âu,
có
biên
giới
với
Ý
về
phía
nam,
với
Pháp
về
phía
tây,
với
Đức
về
phía
bắc,
và
với
Áo
cùng
Liechtenstein
về
phía
đông.
Thụy
Sĩ
là
quốc
gia
nội
lục,
có
tổng
diện
tích
41.285
km²
và
về
địa
lý
bao
gồm
Dãy
Alpes/Alpen,
Cao
nguyên
Thụy
Sĩ
và
Dãy
Jura.
Mặc
dù
Dãy
Alpes
chiếm
phần
lớn
diện
tích
lãnh
thổ
quốc
gia,
song
khoảng
tám
triệu
dân
Thụy
Sĩ
hầu
hết
tập
trung
tại
khu
vực
cao
nguyên.
Các
thành
phố
lớn
nhất
toàn
quốc
cũng
nằm
tại
khu
vực
cao
nguyên,
trong
đó
có
hai
thành
phố
toàn
cầu
và
trung
tâm
kinh
tế
là
Zürich
và
Genève.
Mốc thành lập Liên bang Thụy Sĩ Cũ là vào thời kỳ Trung Cổ, là kết quả từ một loạt thắng lợi quân sự chống lại Áo và Bourgogne. Thụy Sĩ được chính thức công nhận độc lập từ Thánh chế La Mã theo Hòa ước Westfalen vào năm 1648. Thụy Sĩ có lịch sử trung lập về quân sự từ thời kỳ Cải cách Tin Lành; quốc gia này không nằm trong tình trạng chiến tranh trên bình diện quốc tế từ năm 1815 và không gia nhập Liên Hiệp Quốc cho đến năm 2002. Tuy thế, Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực và thường xuyên tham gia vào các tiến trình kiến tạo hòa bình trên toàn cầu.[3] Thụy Sĩ là nơi khai sinh của tổ chức Chữ thập đỏ, là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có văn phòng lớn thứ nhì của Liên Hiệp Quốc. Với cấp độ châu Âu, Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, Thụy Sĩ tham gia Khu vực Schengen và Thị trường chung châu Âu thông qua các hiệp định song phương.
Thụy Sĩ nằm tại nơi giao nhau của châu Âu German và châu Âu La Tinh, có bốn khu vực ngôn ngữ và văn hóa: Đức, Pháp, Ý và Romansh. Đa số dân chúng nói tiếng Đức, song bản sắc dân tộc Thụy Sĩ bắt nguồn từ một bối cảnh lịch sử chung, chia sẻ các giá trị như chủ nghĩa liên bang và dân chủ trực tiếp,[4] và chủ nghĩa tượng trưng Alpes.[5][6] Do đa dạng về ngôn ngữ, Thụy Sĩ có nhiều tên gọi bản địa: Schweiz Bản mẫu:IPA-de (tiếng Đức);[note 2] Suisse Bản mẫu:IPA-fr (tiếng Pháp); Svizzera Bản mẫu:IPA-it (tiếng Ý); và Svizra Bản mẫu:IPA-rm hoặc Bản mẫu:IPA-rm (Romansh).[note 3] Trên tiền xu và tem bưu chính, tên gọi trong tiếng Latinh (thường được rút ngắn thành "Helvetia") được sử dụng thay vì bốn ngôn ngữ chính thức.
Thụy Sĩ nằm trong số các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có của cải bình quân cao nhất (2010) và GDP PPP bình quân cao thứ tám theo IMF (2011).[7][8] Thụy Sĩ nằm vào hàng đứng đầu toàn cầu trên một vài số liệu về thành tựu quốc gia, bao gồm tính minh bạch chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, tính cạnh tranh kinh tế, và phát triển con người. Zürich và Genève nằm trong số các thành phố đứng đầu thế giới về chất lượng sinh hoạt, theo Mercer năm 2009.[9]
Mục lục
Tên gọi[sửa]
- Xem chi tiết: Tên gọi Thụy Sĩ
Tên gọi của Thuỵ Sỹ trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Thuỵ Sỹ trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Thuỵ Sỹ được gọi là “瑞士”. “瑞士” có âm Hán Việt là “Thuỵ Sỹ”.[10]
Địa danh Schwyz được chứng thực lần đầu vào năm 972 với dạng tiếng Thượng Đức Cổ Suittes, rốt cuộc có lẽ liên quan đến suedan "đốt cháy", ám chỉ khu rừng bị đốt và phát quang để xây dựng.[11] Tên gọi này được mở rộng ra khu vực do bang này thống trị, và sau Chiến tranh Schwaben năm 1499 thì dần được sử dụng cho toàn liên bang.[12][13] Tên tiếng Đức-Thụy Sĩ của quốc gia Schwiiz đồng âm với Schwyz song được phân biệt nhờ sử dụng mạo từ xác định ('d'Schwiiz để chỉ liên bang,[14] song chỉ là Schwyz để chỉ bang và thị trấn).[15]
Tên tiếng Latinh Confoederatio Helvetica được tân từ hóa và được đưa vào dần sau khi thành lập liên bang năm 1848, gợi lại Cộng hòa Helvetii của Napoleón, xuất hiện trên tiền xu từ năm 1879, được ghi trong Cung điện liên bang vào năm 1902 và sau năm 1948 được sử dụng trong con dấu chính thức.[16] (The Mã ngân hàng ISO "CHF" cho franc Thụy Sĩ bắt nguồn từ tên Latinh của liên bang). Helvetica bắt nguồn từ Helvetii, một bộ lạc sống trên Cao nguyên Thụy Sĩ trước thời kỳ La Mã.
Helvetia xuất hiện với thân phận nhân cách hóa quốc gia của Liên bang Thụy Sĩ trong thế kỷ 17 theo một vở kịch vào năm 1672 của Johann Caspar Weissenbach.[17]
Lịch sử[sửa]
Lịch sử sơ khởi[sửa]
Dấu tích cổ nhất về sự hiện diện của họ Người tại Thụy Sĩ có niên đại khoảng 150.000 năm trước.[18] Các khu định cư nông nghiệp cổ nhất được biết đến tại Thụy Sĩ nằm tại Gächlingen và có niên đại khoảng 5300 TCN.[18]
Các "bộ lạc văn hóa" sớm nhất được biết đến là thành viên của văn hóa Hallstatt và La Tène. Văn hóa La Tène phát triển và thịnh vượng vào cuối thời đại đồ sắt từ khoảng năm 450 TCN,[18] có thể là dưới một số ảnh hưởng từ Văn minh Hy Lạp và Văn minh Etrusca (tại Ý ngày nay). Helvetii là một trong số các nhóm bộ lạc quan trọng nhất tại khu vực nay là Thụy Sĩ. Do thường xuyên bị các bộ lạc German quấy nhiễu, đến năm 58 TCN người Helvetii quyết định từ bỏ Cao nguyên Thụy Sĩ và di cư đến miền tây Gallia, song quân đội của Julius Caesar truy kích và đánh bại họ trong Trận Bibracte tại miền đông của Pháp ngày nay, buộc bộ lạc này chuyển về quê hương ban đầu của họ.[18] Năm 15 TCN, Hoàng đế La Mã tương lai Tiberius cùng em trai là Drusus chinh phục Dãy Alpes, hợp nhất vào Đế quốc La Mã. Khu vực do người Helvetii chiếm giữ ban đầu trở thành bộ phận của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã, sau đó thuộc tỉnh Thượng Germania của đế quốc, trong khi phần miền đông của Thụy Sĩ ngày nay được hợp nhất vào tỉnh Raetia của đế quốc.
Trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công Nguyên, cư dân sống trên Cao nguyên Thụy Sĩ được hưởng một thời kỳ thịnh vượng. Một số đô thị như Aventicum, Iulia Equestris và Augusta Raurica đạt đến quy mô đáng kể, có hàng trăm bất động sản nông nghiệp (Villae rusticae) được phát hiện tại vùng nông thôn. Khoảng năm 260, khu vực Agri Decumates phía bắc sông Rhine thất thủ khiến Thụy Sĩ lúc này trở thành vùng biên giới của Đế quốc La Mã. Các vụ tập kích lặp đi lặp lại của các bộ lạc Alamanni khiến các đô thị và kinh tế Lã Mã bị tàn phá, buộc cư dân phải tìm nơi trú ẩn gần các công sự La Mã. Đế quốc cho xây dựng một tuyến phòng thủ khác tại biên giới phía bắc (được gọi là Donau-Iller-Rhine-Limes), song đến cuối thế kỷ 4 thì áp lực gia tăng từ người German buộc người La Mã từ bỏ quan niệm phòng thủ theo tuyến, và Cao nguyên Thụy Sĩ cuối cùng mở ra cho các khu định cư của người German.
Đến Sơ kỳ Trung Cổ, từ cuối thế kỷ 4, miền tây của Thụy Sĩ ngày nay là bộ phận lãnh thổ của Vương quốc Bourgogne. Người Alemanni định cư tại Cao nguyên Thụy Sĩ vào thế kỷ 5 và tại các thung lũng thuộc Dãy Alpes trong thế kỷ 8, hình thành Alemannia. Thụy Sĩ ngày nay do đó bị phân chia giữa hai vương quốc này.[18] Trong thế kỷ 6, sau chiến thắng của Clovis I trước người Alemanni tại Tolbiac vào năm 504 và rồi Frank thống trị người Bourgogne, toàn thể khu vực trở thành bộ phận của Đế quốc Frank.[20][21]
Trong phần còn lại của thế kỷ 6, trong thế kỷ 7 và 8 khu vực Thụy Sĩ tiếp tục nắm dưới quyền bá chủ của Frank (các triều đại Meroving và Caroling). Tuy nhiên, sau khi bành trướng dưới thời Charlemagne, Đế quốc Frank bị phân chia theo Hiệp ước Verdun vào năm 843.[18] Khu vực nay là Thụy Sĩ bị phân chia giữa Trung Frank và Đông Frank cho đến khi thống nhất dưới quyền Thánh chế La Mã (một tập hợp các lãnh địa) vào khoảng năm 1000.[18]
Đến năm 1200, Cao nguyên Thụy Sĩ gồm các lãnh địa của các gia tộc Savoy, Zähringer, Habsburg, và Kyburg.[18] Một số khu vực (Uri, Schwyz, Unterwalden sau gọi là Waldstätten) do thánh chế trực tiếp quản lý. Do không có hậu duệ theo dòng nam giới vào năm 1263, Triều đại Kyburg sụp đổ vào năm 1264; sau đó Gia tộc Habsburg dưới quyền Quốc vương Rudolph I (Hoàng đế Thánh chế vào năm 1273) đưa ra yêu sách đối với đất của nhà Kyburg và sáp nhập chúng để bành trướng lãnh thổ của họ đến miền đông Cao nguyên Thụy Sĩ.[20]
Liên bang Thụy Sĩ Cũ[sửa]
Liên bang Thụy Sĩ Cũ là một liên minh giữa các cộng đồng thung lũng tại miền trung Dãy Alpes. Liên minh tạo thuận tiện cho quản lý các lợi ích chung và đảm bảo hòa bình trên các tuyến mậu dịch miền núi quan trọng. Hiến chương Liên bang năm 1291 được đồng thuận giữa các công xã nông thôn Uri, Schwyz, và Unterwalden, được cho là văn kiện hình thành liên bang, mặc dù các liên minh tương tự có vẻ tồn tại từ nhiều thập niên trước đó.[22][23]
Đến năm 1353, liên minh tiếp nhận thêm các bang Glarus, Zug và các thành bang Lucerne, Zürich và Bern để hình thành "Liên bang Cũ" gồm tám bang và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15. Việc mở rộng này làm gia tăng quyền lực và thịnh vượng cho liên bang.[23] Đến năm 1460, liên bang kiểm soát hầu hết lãnh thổ nằm về phía nam và phía tây của Sông Rhine cho đến Dãy Alpes và Dãy Jura, đặc biệt là sau các chiến thắng trước Vương triều Habsburg tại Áo, trước Charles Dũng cảm của Bourgogne trong thập niên 1470, và thành công của các lính đánh thuê Thụy Sĩ. Chiến thắng của Thụy Sĩ trong Chiến tranh Schwaben trước Liên minh Schwaben dưới quyền Hoàng đế Thánh chế La Mã Maximilian I vào năm 1499 giúp đem lại độc lập thực tế cho Thụy Sĩ trong Thánh chế La Mã.[23]
Liên bang Thụy Sĩ Cũ có được danh tiếng bất khả chiến bại trong các cuộc chiến trước đây, song việc mở rộng liên bang gặp phải một bước lùi vào năm 1515 khi Thụy Sĩ thất bại trong Trận Marignano trước Pháp và Venezia. Chiến tranh kết thúc điều được gọi là kỷ "anh hùng" trong lịch sử Thụy Sĩ.[23] Cải cách Tin Lành dưới quyền lãnh đạo của Zwingli thành công tại một số bang dẫn đến xung đột tôn giáo giữa các bang vào năm 1529 và năm 1531. Đến năm 1648, theo Hòa ước Westfalen, các quốc gia châu Âu công nhận Thụy Sĩ độc lập từ Thánh chế La Mã và tính chất trung lập của nước này.[20][21]
Trong thời kỳ cận đại của lịch sử Thụy Sĩ, chủ nghĩa chuyên chế của các gia đình quý tộc phát triển, kết hợp với một cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Chiến tranh Ba mươi Năm dẫn đến nông dân khởi nghĩa vào năm 1653. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh này, xung đột giữa các bang Công giáo La Mã và Tin Lành vẫn dai dẳng, bùng phát thành bạo lực hơn nữa trong Chiến tranh Villmergen lần thứ nhất vào năm 1656, và Chiến tranh Toggenburg (Chiến tranh Villmergen lần thứ hai) vào năm 1712.[23]
Thời đại Napoléon[sửa]
Năm 1798, chính phủ Cách mạng Pháp xâm chiếm Thụy Sĩ và áp đặt một hiến pháp thống nhất mới.[23] Hành động trung ương tập quyền hóa chính phủ quốc gia này trên thực tế bãi bỏ các bang: ngoài ra, Mülhausen gia nhập Pháp còn thung lũng Valtellina gia nhập Cộng hòa Cisalpina (nay thuộc Ý). Chế độ mới mang tên Cộng hòa Helvetii, song rất không được lòng dân. Nó do quân đội ngoại quốc xâm lược áp đặt và phá hoại truyền thống từ nhiều thế kỷ, biến Thụy Sĩ thành một quốc gia vệ tinh của Pháp.
Khi chiến tranh bùng phát giữa Pháp với các kình địch của họ, quân của Nga và Áo xâm chiếm Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ từ chối chiến đấu bên phía Pháp nhân danh Cộng hòa Helvetii. Năm 1803, Napoléon tổ chức một hội nghị gồm các chính trị gia hàng đầu Thụy Sĩ từ cả hai bên tại Paris. Kết quả là Đạo luật Điều giải, theo đó khôi phục phần lớn quyền tự trị của Thụy Sĩ và đưa lại một Liên bang gồm 19 bang.[23] Từ đó về sau, chính trường Thụy Sĩ phần lớn liên quan đến cân bằng giữa truyền thống tự trị của các bang và nhu cầu về một chính phủ trung ương.
Năm 1815, Đại hội Wien tái lập hoàn toàn nền độc lập của Thụy Sĩ và các cường quốc châu Âu đồng ý công nhận vĩnh viễn tính chất trung lập của Thụy Sĩ.[20][21][23] Hiệp định cho phép Thụy Sĩ gia tăng lãnh thổ của mình, với việc tiếp nhận các bang Valais, Neuchâtel và Genève. Biên giới Thụy Sĩ không thay đổi kể từ đó, ngoại trừ một số điều chỉnh nhỏ.[24]
Quốc gia liên bang[sửa]
Khôi phục quyền lực cho giai cấp quý tộc chỉ là tạm thời. Sau một giai đoạn bất ổn với các xung đột bạo lực liên tiếp, nội chiến (Sonderbundskrieg) bùng phát vào năm 1847 khi một số bang Công giáo La Mã nỗ lực lập một liên minh riêng biệt (Sonderbund).[23] Chiến tranh kéo dài trong chưa đến một tháng, có ít hơn 100 người thiệt mạng. Mặc dù có quy mô nhỏ so với các náo loạn và chiến tranh khác tại châu Âu trong thế kỷ 19, tuy thế nội chiến này có tác động lớn đến tâm lý và xã hội Thụy Sĩ. Chiến tranh thuyết phục hầu hết người Thụy Sĩ về tính cần thiết của việc đoàn kết và sức mạnh trước các láng giềng. Người Thụy Sĩ từ tất cả tầng lớp xã hội, theo Công giáo La Mã hay Tin Lành, từ khuynh hướng tự do đến bảo thủ, nhận thấy rằng các bang sẽ có lợi hơn nếu các lợi ích kinh tế và tôn giáo của họ được hợp nhất.
Do đó, trong khi phần còn lại của châu Âu xảy ra các cuộc khởi nghĩa cách mạng, người Thụy Sĩ lập ra một hiến pháp đề ra bố cục liên bang, phần lớn được lấy cảm hứng từ mô hình Hoa Kỳ. Hiến pháp này tạo ra một nhà đương cục trung ương, trong khi để lại cho các bang quyền tự quản về các vấn đề địa phương. Quốc hội được chia thành một thượng viện (Hội đồng Các bang, mỗi bang có hai đại biểu) và một hạ viện (Hội đồng Quốc gia, có đại biểu được bầu từ toàn quốc). Bắt buộc phải trưng cầu dân ý để sửa đổi bất kỳ hiến pháp này.[21]
Một hệ thống cân và đo lường duy nhất được định ra và đến năm 1850 franc Thụy Sĩ trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của quốc gia. Điều 11 của hiến pháp ngăn cấm đưa binh sĩ đi phục vụ tại ngoại quốc. Một điều khoản quan trọng trong hiến pháp là nó có thể được soạn lại hoàn toàn nếu được cho là cần thiết, do đó cho phép việc phát triển toàn thể thay vì sửa đổi một phần tại một thời điểm.[26] Điều này nhanh chóng chứng minh tính cần thiết khi dân số gia tăng và cách mạng công nghiệp tiếp sau đó dẫn đến các yêu cầu thay đổi hiến pháp cho phù hợp. Một dự thảo ban đầu bị dân chúng bác bỏ vào năm 1872 song bản sửa đổi được thông qua vào năm 1874.[23] Nó xác định trưng cầu dân ý không cưỡng bách đối với pháp luật tại cấp độ liên bang. Nó cũng xác định liên bang chịu trách nhiệm về các sự vụ phòng thủ, mậu dịch, và lập pháp.
Năm 1891, hiến pháp được điều chỉnh với các yếu tố mạnh khác thường về dân chủ trực tiếp, là điều vẫn còn là độc nhất thế giới cho đến ngày nay.[23]
Lịch sử hiện đại[sửa]
Thụy Sĩ không bị xâm chiếm trong hai đại chiến thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thụy Sĩ là nơi Vladimir Lenin sống lưu vong cho đến năm 1917.[27] Tính trung lập của Thụy Sĩ bị nghi ngờ nghiêm trọng do một chính trị gia Thụy Sĩ tên là Robert Grimm thương lượng hòa bình giữa Đức và Nga vào năm 1917. Năm 1920, Thụy Sĩ gia nhập Hội Quốc Liên có trụ sở tại Genève, với điều kiện là họ được miễn bất kỳ yêu cầu quân sự nào.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức soạn thảo các kế hoạch xâm lược chi tiết Thụy Sĩ,[28] song nước này chưa từng bị tấn công.[23] Thụy Sĩ có thể duy trì độc lập nhờ kết hợp răn đe quân sự, nhượng bộ với Đức, và may mắn do các sự kiện lớn hơn trong chiến tranh khiến Đức trì hoãn xâm lược.[21][29] Chiến lược về quân sự của Thụy Sĩ thay đổi từ phòng thủ chiến lược tại biên giới để bảo vệ khu trung tâm kinh tế, sang chiến lược mang tên Reduit nhằm tiêu hao địch lâu dài có tổ chức và triệt thoái đến các vị trí cao kiên cố, có đủ dự trữ trên Dãy Alpes. Thụy Sĩ là một căn cứ quan trọng về hoạt động tình báo đối với cả hai phe xung đột và thường làm trung gian giao thiệp giữa lực lượng Phe Trục và Đồng Minh.[29]
Trong suốt cuộc chiến, Thụy Sĩ giam giữ trên 300.000 người tị nạn[30] và Chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại Genève giữ vai trò quan trọng trong xung đột. Các chính sách nhập cư và tị nạn nghiêm ngặt cũng như quan hệ tài chính với Đức Quốc Xã gây ra tranh luận, song không kéo dài đến cuối thế kỷ 20.[31]
Sau chiến tranh, chính phủ Thụy Sĩ xuất khẩu tín dụng thông qua quỹ từ thiện mang tên Schweizerspende và cũng đóng góp cho Kế hoạch Marshall nhằm giúp châu Âu phục hồi, các nỗ lưc này cuối cùng cũng làm lợi cho kinh tế Thụy Sĩ.[32]
Trong Chiến tranh Lạnh, nhà đương cục Thụy Sĩ từng xem xét chế tạo một bom hạt nhân.[33] Các nhà vật lý học hạt nhân hàng đầu tại Viện Công nghệ Liên bang Zürich biến điều này trở thành khả thi. Tuy nhiên,, các vấn đề tài chính và ngân sách quốc phòng ngăn cản cung cấp kinh phí đáng kể, và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 được cho là một lựa chọn có giá trị. Toàn bộ các kế hoạch còn lại về phát triển vũ khí hạt nhân bị dừng lại vào năm 1988.[34]
Thụy Sĩ là nước cộng hòa phương Tây cuối cùng trao quyền tuyển cử cho nữ giới. Một số bang của Thụy Sĩ phê chuẩn quyền này vào năm 1959, còn ở cấp liên bang là vào năm 1971[23][35]. Sau khi giành được quyền đi bầu ở cấp độ liên bang, nữ giới nhanh chóng nổi lên về tầm quan trọng chính trị, nữ giới đầu tiên trong Hội đồng Liên bang là Elisabeth Kopp, có nhiệm kỳ 1984–1989,[23] và nữ tổng thống đầu tiên là Ruth Dreifuss vào năm 1999.
Thụy Sĩ gia nhập Ủy hội châu Âu vào năm 1963.[21] Năm 1979, một số khu vực của bang Bern giành được độc lập và hình thành bang Jura. Ngày 18 tháng 4 năm 1989, dân chúng Thụy Sĩ và các bang bỏ phiếu tán thành thay đổi hoàn toàn hiến pháp liên bang.[23]
Năm 2002, Thụy Sĩ trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc. Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu. Đơn xin làm thành viên Liên minh châu Âu được gửi đi vào tháng 5 năm 1992, song không có tiến bộ từ khi Khu vực Kinh tế châu Âu bị dân chúng bác bỏ vào tháng 12 năm 1992[23]. Từ đó có một số cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Liên minh châu Âu; do phản ứng khác nhau từ dân chúng nên đơn xin làm thành viên bị đóng băng. Tuy thế, pháp luật Thụy Sĩ dần được điều chỉnh để phù hợp với pháp luật Liên minh châu Âu, và chính phủ ký kết một số thỏa thuận song phương với tổ chức này. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, cử tri Thụy Sĩ chấp thuận tham gia Hiệp ước Schengen.[21]
Địa lý[sửa]
Thụy Sĩ trải dài qua sườn phía bắc và phía nam của Dãy Alpes tại Tây-Trung Âu, có sự đa dạng lớn về cảnh quan và khí hậu trong một diện tích hạn chế là Bản mẫu:Convert.[36] Dân số toàn quốc khoảng 8 triệu, khiến mật độ dân số bình quân là khoảng 195 người/km².[36][37] Nửa phía nam có địa hình núi non hơn của quốc gia này có dân cư thưa thớt hơn rất nhiều so với nửa phía bắc.[36] Bang lớn nhất là Graubünden nằm hoàn toàn trên Dãy Alpes, có mật độ dân số là 27 người/km².[38]
Thụy Sĩ nằm giữa các vĩ tuyến 45° và 48° Bắc, và các kinh tuyến 5° và 11° Đ. Quốc gia này gồm có ba khu vực địa hình cơ bản: Dãy Alpes Thụy Sĩ về phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ hay Cao nguyên Trung tâm, và Dãy Jura về phía tây. Dãy Alpes là một dãy núi cao chạy dọc trung-nam của quốc gia, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc. Đa số dân chúng Thụy Sĩ cư trú tại Cao nguyên Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Dãy Alpes Thụy Sĩ, có nhiều sông băng được phát hiện với tổng diện tích là Bản mẫu:Convert. Chúng là đầu nguồn của một số sông lớn, chẳng hạn như Rhine, Inn, Ticino và Rhône, chúng chảy theo bốn hướng cơ bản ra toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn học bao gồm một số thực thể nước ngọt vào hàng lớn nhất tại Trung-Tây Âu, như Hồ Genève, Bodensee và Hồ Maggiore. Thụy Sĩ có trên 1500 hồ và chứa 6% tài nguyên nước ngọt của châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích quốc gia. Sông Rhône chảy ra Địa Trung Hải tại vùng Camargue của Pháp còn Sông Rhine chảy ra Biển Bắc tại Rotterdam thuộc Hà Lan, cách nhau khoảng Bản mẫu:Convert, song dòng chảy của chúng chỉ cách nhau khoảng Bản mẫu:Convert trên Dãy Alpes Thụy Sĩ.[36][39]
Thụy Sĩ có 48 núi cao từ Bản mẫu:Convert trở lên so với mực nước biển.[36] Monte Rosa là núi cao nhất với Bản mẫu:Convert, song Núi Matterhorn với độ cao (Bản mẫu:Convert) thường được cho là nổi tiếng nhất. Cả hai đều nằm trên Dãy Alpes Pennines thuộc bang Valais, trên biên giới với Ý. Đoạn Dãy Alpes Bern nằm ở trên thung lũng Lauterbrunnen gồm có 72 thác nước, được biết nhiều với các núi Jungfrau (Bản mẫu:Convert) Eiger và Mönch, cùng nhiều thung lũng đẹp như họa trong khu vực. Tại phía đông nam có Thung lũng Engadin trải dài, gồm khu vực St. Moritz của bang Graubünden, cũng nổi tiếng; đỉnh cao nhất tại Dãy Alpes Bernina là Piz Bernina (Bản mẫu:Convert).[36]
Phần miền bắc đông dân hơn của Thụy Sĩ chiếm khoảng 30% tổng diện tích, được gọi là Cao nguyên Thụy Sĩ. Nó có cảnh quan rộng mở và đồi núi, một phần là rừng, một phần là thảo nguyên rộng thường dùng để chăn thả gia súc, hoặc để trồng rau và quả, song vẫn có nhiều đồi. Tại đó có các hồ nước lớn và các thành phố lớn nhất Thụy Sĩ.[36]
Khí hậu[sửa]
Khí hậu Thụy Sĩ về tổng thể là ôn đới, song có thể khác biệt lớn giữa các địa phương,[40] từ tình trạng băng giá trên các đỉnh núi, đến thường êm dịu tương tự khí hậu Địa Trung Hải tại mũi phía nam của Thụy Sĩ. Có một số khu vực thung lũng nằm tại phần phía nam của Thụy Sĩ, tại đó có một số cây cọ chịu lạnh. Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm cùng các cơn mưa định kỳ, thích hợp cho đồng cỏ và gia súc. Mùa đông ít ẩm hơn tại các dãy núi, có thể ổn định trong một thời gian dài nhiều tuần, trong khi tại các vùng thấp có xu hướng nghịch ôn trong các giai đoạn này, do đó không có Mặt trời trong nhiều tuần.
Một hiện tượng thời tiết gọi là phơn có thể xảy ra tại bất kỳ lúc nào trong năm và mang đặc điểm là gió ấm bất ngờ, khiến không khí có độ ẩm tương đối rất thấp tại phía bắc của Alpes trong các giai đoạn mưa tại sườn nam của Alpes. Hiện tượng này xảy ra theo cả hai hướng qua Dãy Alpes, song phổ biến hơn là gió thổi từ miền nam. Tình trạng khô hạn nhất tồn tại trong toàn bộ các thung lũng núi cao nội địa, chúng nhận được mưa ít hơn do các đám mây mất đi phần lớn lượng ẩm khi vượt qua các dãy núi trước khi tiếp cận đến chúng. Các khu vực núi cao lớn như Graubünden vẫn khô hạn hơn các khu vực trước núi cao và như tại thung lũng chính của Valais các loại nho được trồng để làm rượu vang.[41]
Tình trạng ẩm nhất tồn tại trên vùng núi Alpes cao và tại bang Ticino, tại đó có nhiều ánh nắng gây các mưa lớn.[41] Giáng thủy cho xu hướng trải vừa phải quanh năm với đỉnh điểm vào mùa hè. Mùa thu là mùa khô hạn nhất, mùa đông có ít giáng thủy hơn mùa hè, song mô hình thời tiết tại Thụy Sĩ không phải là một hệ thống ổn định và có thể biến thiên từ năm này sang năm khác.
Môi trường[sửa]
Hệ sinh thái của Thụy Sĩ có thể đặc biệt dễ tổn thương, do nhiều thung lũng nhạy cảm bị các núi cao chia cắt nên thường tạo thành sinh thái duy nhất. Các khu vực núi non cũng dễ bị tổn thương, đa dạng về thực vật không tìm thấy tại các độ cao khác, và trải qua một số áp lực từ du khách và gia súc. Các điều kiện khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực núi cao tạo nên một hệ sinh thái rất mong manh, đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu.[40][43] Tuy thế, theo Chỉ số Thành tựu Môi trường 2014, Thụy Sĩ xếp thứ nhất trong số 132 quốc gia về bảo vệ môi trường, do có điểm số cao về y tế công cộng môi trường, phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện và địa nhiệt), và kiểm soát phát thải khí nhà kính.[44]
Chính trị[sửa]
Hiến pháp Liên bang được thông qua vào năm 1848 là căn cứ pháp lý của nhà nước liên bang hiện đại. Nó nằm trong số các hiến pháp lâu năm nhất của thế giới.[45] Một hiến pháp mới được phê chuẩn vào năm 1999, song không tiến hành các biến đổi đáng kể về cấu trúc liên bang. Nó phác thảo các quyền lợi cơ bản và chính trị của các cá nhân và tham gia của công dân vào công vụ, phân chia quyền lực giữa liên bang và các bang, và xác định thẩm quyền và quyền hạn của liên bang. Có ba cơ cấu quản lý chính tại cấp độ liên bang:[46] lưỡng viện quốc hội (lập pháp), Hội đồng Liên bang (hành pháp) và Tòa án Liên bang (tư pháp).
Nghị viện Thụy Sĩ gồm có hai viện: Hội đồng Các bang gồm có 46 đại biểu (mỗi bang hai đại biểu và mỗi bán bàng có 1 đại biểu), họ được bầu theo hệ thống riêng do mỗi bang xác định, và Hội đồng Quốc gia gồm 200 thành viên được bầu theo một hệ thống đại diện tỷ lệ, tùy theo dân số của mỗi bang. Thành viên của hai viện phục vụ trong bốn năm và chỉ phục vụ bán thời gian (gọi là "Milizsystem" hay cơ quan tư pháp công dân).[47] Khi cả hai viện họp chung, họ được gọi là Nghị hội Liên bang. Thông qua trưng cầu dân ý, công dân có thể thách thức bất kỳ luật nào do nghị viện thông qua, và thông qua xướng nghị có thể đưa các sửa đổi vào hiến pháp liên bang, do đó biến Thụy Sĩ thành một nền dân chủ trực tiếp.[45]
Hội đồng Liên bang gồm có chính phủ liên bang, chỉ đạo chính quyền liên bang và đóng vai trò là cơ quan cao nhất của quốc gia. Đây là một cơ cấu hiệp nghị gồm bảy thành viên, được Nghị hội Liên bang bầu ra theo nhiệm kỳ ủy thác bốn năm, Nghị hội Liên bang cũng thực thi giám sát Hội đồng. Tổng thống Liên bang được Nghị hội Liên bang bầu ra từ bảy thành viên này, theo truyền thống chức vụ này được luân phiên và có nhiệm kỳ một năm; Tổng thống chủ trì chính phủ và đảm nhiệm các chức năng tượng trưng. Tuy nhiên, tổng thống là một người đứng đầu bình đẳng, không có thêm quyền lực, và duy trì là người đứng đầu một cơ quan trong chính quyền.[45]
Chính phủ Thụy Sĩ là một liên minh của bốn chính đảng lớn kể từ năm 1959, mỗi đảng có một số lượng ghế trong nghị viện, chúng phản ánh đại thể tỷ lệ cử tri và đại diện của họ trong nghị viện liên bang. Phân bổ kiểu cũ là 2 thành viên CVP/PDC, 2 thành viên SPS/PSS, 2 thành viên FDP/PRD và 1 thành viên SVP/UDC tồn tại từ năm 1959 đến năm 2003 và được gọi là "công thức ma thuật". Sau bầu cử Hội đồng Liên bang năm 2015, bảy ghế trong hội đồng được phân bổ như sau:
- 1 ghế của Đảng Nhân dân Dân chủ Cơ Đốc giáo (CVP/PDC),
- 2 ghế của Đảng Dân chủ Tự do (FDP/PRD),
- 2 ghế của Đảng Dân chủ Xã hội (SPS/PSS),
- 2 ghế của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP/UDC).
Chức năng của Tòa án Tối cao Liên bang là phân xử kháng án phán quyết của các tòa án cấp bang và liên bang. Các thẩm phán được Nghị hội Liên bang bầu ra, có nhiệm kỳ sáu năm.[48]
Dân chủ trực tiếp[sửa]
Dân chủ trực tiếp và chủ nghĩa liên bang là các điểm nổi bật của hệ thống chính trị Thụy Sĩ.[49] Công dân Thụy Sĩ là đối tượng của ba quyền lực tư pháp: tại cấp khu tự quản, bang và liên bang. Hiến pháp 1848/1999 xác định một hệ thống dân chủ trực tiếp (thỉnh thoảng gọi là bán trực tiếp hay dân chủ trực tiếp đại diện). Các công cụ của hệ thống này tại cấp độ liên bang, được gọi là quyền dân chúng (Bản mẫu:Lang-de, Bản mẫu:Lang-fr, Bản mẫu:Lang-it),[50] bao gồm quyền đệ trình một "xướng nghị liên bang" và một "trưng cầu dân ý", cả hai đều có thể lật đổ các quyết định của nghị viện.[45][51]
Bằng cách yêu cầu một "trưng cầu dân ý" liên bang, một nhóm công dân có thể thách thức một luật do nghị viện thông qua, nếu họ thu thập được 50.000 chữ ký chống lại luật trong vòng 100 ngày. Nếu vậy, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc được lên kế hoạch để các cử tri quyết định theo thể thức đa số giản đơn về việc chấp thuận hay bác bỏ luật. Tập hợp gồm tám bang bất kỳ cũng có thể yêu cầu trưng cầu hiến pháp về một luật của liên bang.[45]
Tương tự, "xướng nghị hiến pháp" liên bang cho phép công dân đưa một sửa đổi hiến pháp ra bỏ phiếu toàn dân, nếu 100.000 cử tri ký tên vào sửa đổi được đề xuất trong vòng 18 tháng.[note 4] Hội đồng Liên bang và Nghị hội Liên bang có thể bổ sung sửa đổi được đề xuất bằng một phản đề án, và sau đó cử tri cần phải cho biết ưu tiên gì hơn trong trường hợp hai đề xuất được chấp thuận. Các sửa đổi hiến pháp do đó, bất kể tiến hành dựa theo xướng nghị hoặc tại nghị viện, cần phải được chấp thuận bởi đa số kép theo phiếu phổ thông quốc gia và phiếu phổ thông cấp bang.[note 5][49]
Đơn vị hành chính[sửa]
- Xem chi tiết: Bang của Thụy Sĩ
Liên bang Thụy Sĩ gồm có 20 bang và 6 bán bang:[45][52]
Các bang của Thụy Sĩ |
*Các bang được xem là bán bang và do đó chỉ có một ủy viên (thay vì hai) trong Hội đồng Các bang.
Các bang có một địa vị hiến pháp vĩnh viễn, và so với tình hình tại các quốc gia khác thì có mức độ độc lập cao. Theo Hiến pháp Liên bang, toàn bộ 26 bang đều bình đẳng về địa vị. Mỗi bang có hiến pháp riêng, cùng nghị viện, chính phủ và tòa án riêng.[52] Tuy nhiên, có khác biệt đáng kể giữa các bang, quan trọng nhất là về dân số và diện tích. Dân số các bang dao động từ 15.000 (Appenzell Innerrhoden) đến 1.253.500 (Zürich), và diện tích dao động từ Bản mẫu:Convert (Basel-Stadt) đến Bản mẫu:Convert (Graubünden). Các bang gồm có tổng cộng 2.485 khu tự quản. Tại Thụy Sĩ có hai vùng đất lọt vào: Büsingen thuộc về Đức, Campione d'Italia thuộc về Ý.[53]
Ngoại giao và tổ chức quốc tế[sửa]
Thụy Sĩ có truyền thống tránh các liên minh có thể yêu cầu quân sự, chính trị và hành động kinh tế trực tiếp, và là nước trung lập kể từ khi kết thúc mở rộng vào năm 1515. Chính sách trung lập của họ được quốc tế công nhận trong Đại hội Wien năm 1815.[54][55] Phải đến năm 2002 Thụy Sĩ mới trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc[54] và là quốc gia đầu tiên gia nhập tổ chức này theo trưng cầu dân ý. Thụy Sĩ duy trì quan hệ ngoại giao với hầu như toàn bộ các quốc gia và theo truyền thống đóng vai trò là một bên trung gian giữa các quốc gia khác.[54] Thụy Sĩ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu; người Thụy Sĩ kiên trì bác bỏ tư cách thành viên của tổ chức này kể từ đầu thập niên 1990.[54] Tuy nhiên, Thụy Sĩ tham gia Khu vực Schengen.[56]
Một lượng lớn các tổ chức quốc tế đặt trụ sở của họ tại Thụy Sĩ, một phần là do chính sách trung lập của nước này. Genève là nơi khai sinh của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ và Công ước Genève, và từ năm 2006 là nơi đặt trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Mặc dù Thụy Sĩ là một trong số các nước mới nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc, song Cung các Quốc gia tại Genève là trung tâm lớn thứ nhì của Liên Hiệp Quốc sau trụ sở tại New York, và Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập và là nơi đặt trụ sở của Hội Quốc Liên trước đây.
Ngoài trụ sở của Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ còn là chủ nhà của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và khoảng 200 tổ chức quốc tế khác, trong đó có Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới.[54] Các hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới, trong đó có y tế và môi trường. Ngoài ra, trụ sở của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt tại Basel từ năm 1930.
Hơn nữa, nhiều liên đoàn và tổ chức thể thao đặt tại khắp Thụy Sĩ, như Liên đoàn bóng rổ quốc tế tại Genève, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tại Nyon, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng quốc tế đặt tại Zürich, Liên đoàn Xe đạp Quốc tế tại Aigle, và Ủy ban Olympic Quốc tế tại Lausanne.[58]
Quân sự[sửa]
Lực lượng vũ trang Thụy Sĩ gồm có Lục quân và Không quân, gồm chủ yếu là các binh sĩ nghĩa vụ là nam công dân tuổi từ 20 đến 34 (trong trường hợp đặt biệt lên đến 50). Do là một quốc gia nội lục, Thụy Sĩ không có hải quân song trên các hồ biên giới có sử dụng các tàu kiểm soát quân sự có vũ trang. Công dân Thụy Sĩ bị cấm phục vụ trong quân đội ngoại quốc, ngoại trừ Đội cận vệ Thụy Sĩ của Vatican, hoặc nếu họ có quốc tịch kép của một nước khác và cư trú tại đó.
Cấu trúc của hệ thống dân quân Thụy Sĩ quy định rằng các binh sĩ giữ thiết bị mà Quân đội phát cho tại nhà, bao gồm toàn bộ vũ khí cá nhân. Một số tổ chức và chính đảng tranh luận về thực tiễn này[59] Nghĩa vụ quân sự áp dụng cho toàn bộ nam công dân Thụy Sĩ; nữ giới có thể phục vụ tự nguyện. Nam giới thường nhận lệnh huấn luyện nghĩa vụ quân sự vào năm 18 tuổi.[60] Khoảng hai phần ba thanh niên Thụy Sĩ phù hợp để phục vụ; có một số hình thức phục vụ thay thế đối với những người được đánh giá là không phù hợp.[61] Mỗi năm có khoảng 20.000 người được huấn luyện tại các trung tâm tuyển quân trong khoảng thời gian từ 18 đến 21 tuần lễ. Cải cách "Lục quân XXI" được dân chúng thông qua vào năm 2003, thay thế mô hình "Lục quân 95" trước đó, giảm chiến binh từ 400.000 xuống khoảng 200.000. Trong đó, 120.000 người tại ngũ trong thời kỳ huấn luyện và 80.000 binh sĩ dự bị phi huấn luyện.[62]
Tổng thể, Thụy Sĩ từng ba lần tuyên bố tổng động viên nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và tính trung lập của Thụy Sĩ. Lần đầu tiên nhằm ứng phó với Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Lần thứ hai là nhằm ứng phó với bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất vào tháng 8 năm 1914. Lần thứ ba diễn ra vào tháng 9 năm 1939 nhằm ứng phó trước việc Đức xâm lược Ba Lan; Henri Guisan được bầu làm tổng tư lệnh.
Do có chính sách trung lập, quân đội Thụy Sĩ hiện không tham gia các xung đột quân sự tại nước ngoài, song nằm trong một số sứ mệnh duy trì hòa bình khắp thế giới. Kể từ năm 2000 cơ quan lực lượng vũ trang cũng duy trì hệ thống thu thập tình báo Onyx nhằm theo dõi truyền thông vệ tinh.[63]
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có một số nỗ lực nhằm hạn chế hoạt động quân sự hoặc thậm chí là bãi bỏ lực lượng vũ trang. Một cuộc trưng cầu dân ý đáng chủ ý về vấn đề này được một nhóm chống quân phiệt phát động, được tổ chức vào năm 1989. Kết quả là thất bại khi hai phần ba cử tri bác bỏ đề xuất.[64][65] Một cuộc trưng cầu dân ý tương tự được tổ chức không lâu sau Sự kiện 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ có kết quả là 78% cử tri bác bỏ[66]
Chính sách về súng tại Thụy Sĩ là duy nhất tại châu Âu do có tỷ lệ tương đối lớn (29%) công dân có vũ trang hợp pháp. Đa số lớn vũ khí được giữ tại nhà là loại được phát cho dân quân, song đạn dược không được phát.[67][68]
Kinh tế[sửa]
Thụy Sĩ có một nền kinh tế ổn định, thịnh vượng và công nghệ cao, có được của cải lớn. Năm 2011, quốc gia này được xếp hạng giàu có nhất thế giới về bình quân đầu người ("giàu" được xác định bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính), trong khi Báo cáo Của cải Toàn cầu Credit Suisse 2013 cho thấy rằng Thụy Sĩ có lượng của cải bình quân đầu người cao nhất trong năm đó.[70][71][72] Thụy Sĩ là nền kinh tế lớn thứ mười chín theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 39 theo sức mua tương đương (2016). Đây là nước xuất khẩu lớn thứ 18 thế giới (2015) dù có kích thước nhỏ. Thụy Sĩ được xếp hạng cao nhất châu Âu về Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2010.[73] GDP danh nghĩa bình quân của Thụy Sĩ cao hơn của các nền kinh tế lớn tại Tây-Trung Âu và Nhật Bản.[74]
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng kinh tế Thụy Sĩ là cạnh tranh nhất toàn thế giới (2016-2017),[75] trong khi Liên minh châu Âu xếp hạng Thụy Sĩ là quốc gia sáng tạo nhất châu lục.[76][77] Trong phần lớn thế kỷ 20, Thụy Sĩ là quốc gia giàu có nhất tại châu Âu với khoảng cách đáng kể (theo GDP/người).[78] Năm 2007, thu nhập hộ gia đình trung bình tại Thụy Sĩ ước tính đạt 137.094 USD theo sức mua tương đương trong khi thu nhập trung bình là 95.824 USD.[79] Thụy Sĩ là một trong các quốc gia cân bằng tài khoản vãng lai lớn nhất theo tỷ lệ GDP.
Thụy Sĩ có một số tập đoàn đa quốc gia lớn. Các công ty lớn nhất Thụy Sĩ theo doanh thu là Glencore, Gunvor, Nestlé, Novartis, Hoffmann-La Roche, ABB, Mercuria Energy Group và Adecco.[81] Ngoài ra, còn phải chú ý đến UBS AG, Zurich Financial Services, Credit Suisse, Barry Callebaut, Swiss Re, Tetra Pak, The Swatch Group và Swiss International Air Lines. Thụy Sĩ được xếp vào hàng các nền kinh tế mạnh nhất thế giới.[78]
Lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Thụy Sĩ là chế tạo. Ngành chế tạo phần lớn gồm sản xuất các mặt hàng hóa chất, y dược chuyên biệt, các dụng cụ đo lường khoa học và chính xác, và nhạc cụ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là hóa chất, máy móc/đồ điện tử, và thiết bị/đồng hồ chính xác.[82] Exported services amount to a third of exports.[82] Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và các tổ chức quốc tế là một ngành quan trọng khác của Thụy Sĩ.
Khoảng 3,8 triệu người làm việc tại Thụy Sĩ, khoảng 25% người lao động thuộc một tổ chức công đoàn vào năm 2004.[83] Thụy Sĩ có thị trường lao động linh hoạt hơn so với các quốc gia láng giềng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,7% trong tháng 6 năm 2000 lên đến đỉnh là 4,4% trong tháng 12 năm 2009.[84] Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,2% vào năm 2014 và không giảm thêm vào năm 2015 và 2016.[85][86] Tăng trưởng dân số bắt nguồn từ di cư thuần là khá cao, ở mức 0,52% dân số vào năm 2004.[82] Cư dân là công dân ngoại quốc chiếm 21,8% vào năm 2004,[82] tương đương với Úc. GDP theo giờ làm việc cao thứ 16 thế giới, với 49,46 dollar quốc tế vào năm 2012.[87]
Khu vực tư nhân chiếm áp đảo trong kinh tế Thụy Sĩ và mức thuế tại đây là thấp theo tiêu chuẩn Phương Tây. Thụy Sĩ là quốc gia tương đối dễ dàng để kinh doanh, đứng thứ 26 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh (2016). Thụy Sĩ trải qua tăng trưởng chậm trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, tạo ra ủng hộ lớn hơn cho các cải cách kinh tế và hài hòa với Liên minh châu Âu.[88][89] Theo Credit Suisse, năm 2007 chỉ khoảng 37% cư dân sở hữu nhà ở, nằm vào hàng thấp nhất tại châu Âu. Giá nhà ở và thực phẩm cao hơn 171% và 145% so với các quốc gia EU vào năm 2007, tương đương với 113% và 104% so với Đức.[82]
Ngân sách liên bang Thụy Sĩ có quy mô 62,8 tỷ franc Thụy Sĩ vào năm 2010, tương đương 11,35% GDP quốc gia trong năm; tuy nhiên ngân sách khu vực (cấp bang) và ngân sách các khu tự quản không được tính vào trong ngân sách liên bang và tổng chi tiêu chính phủ là gần 33,8% GDP. Nguồn thu nhập chủ yếu của chính phủ liên bang là thuế giá trị gia tăng (33%) và thuế liên bang trực tiếp (29%) và chi tiêu chủ yếu nằm tại các khu vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế. Chi tiêu của Liên bang Thụy Sĩ tăng trưởng từ 7% GDP vào năm 1960 lên 9,7% vào năm 1990 và đến 10,7% vào năm 2010. Trong khi các lĩnh vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế tăng trưởng từ 35% vào năm 1990 lên 48,2% vào năm 2010, một sự suy giảm đáng kể chi tiêu đang diễn ra trong các lĩnh vực nông nghiệp và quốc phòng, từ 26,5% xuống 12,4% (ước tính vào năm 2015).[90][91]
Chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp là một ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách mậu dịch tự do của Thụy Sĩ, nó góp phần khiến giá thực phẩm ở mức cao. Tự do hóa thị trường sản phẩm tụt hậu so với nhiều quốc gia EU theo đánh giá của OECD.[88] Tuy thế, sức mua nội địa nằm vào hàng tốt nhất thế giới.[92][93][94] Ngoài nông nghiệp, các hàng rào kinh tế và mậu dịch giữa Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ là tối thiểu và Thụy Sĩ có các thỏa thuận mậu dịch tự do trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một thành viên của Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA).
Giáo dục và khoa học[sửa]
Giáo dục tại Thụy Sĩ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ ủy thác cho các bang giữ thẩm quyền về hệ thống trường học.[95] Tồn tại các trường học công lập và tư thục, trong đó có nhiều trường học quốc tế tư nhân. Tuổi tối thiểu đối với trường tiểu học là khoảng sáu tuổi tại toàn bộ các bang, song hầu hết các bang cung cấp một "trường học trẻ em" miễn phí bắt đầu từ năm 4 hoặc 5 tuổi.[95] Cấp tiểu học kéo dài đến lớp bốn, năm hoặc sáu, tùy theo trường học. Theo truyền thống, ngoại ngữ thứ nhất trong trường học luôn là một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Thụy Sĩ, song gần đây tiếng Anh được đưa vào làm ngoại ngữ thứ nhất tại một số bang.[95]
Đến cuối cấp tiểu học (hoặc đầu cấp trung học), học sinh được phân loại theo khả năng của họ theo một vài (thường là ba) lĩnh vực. Những trẻ học nhanh hơn được dạy trong các lớp học tiên tiến để chuẩn bị cho học tập sâu hơn và kỳ thi tú tài,[95] còn những trẻ tiếp thu chậm hơn một chút được tiếp nhận giáo dục thích ứng hơn với nhu cầu của chúng.
Thụy Sĩ có 12 đại học, mười trường duy trì thuộc cấp bang và thường cung cấp lĩnh vực các môn học phi kỹ thuật. Đại học đầu tiên tại Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1460 tại Basel (với một khoa y) và có truyền thống về nghiên cứu hóa học và y học tại Thụy Sĩ. Đại học lớn nhất tại Thụy Sĩ là Đại học Zürich với khoảng 25.000 sinh viên. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zürich (ETHZ) và Đại học Zürich được xếp thứ 20 và 54 theo Xếp hạng Học thuật Đại học Thế giới 2015 của Đại học Giao thông Thượng Hải.[96]
Hai học viện được chính phủ liên bang tài trợ là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zürich (ETHZ) thành lập vào năm 1855 và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) được thành lập vào năm 1969- trước đó là một viện liên kết với Đại học Lausanne.[note 6][97][98]
Ngoài ra, tồn tại một số đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule). Trong nghiên cứu kinh doanh và quản trị, Đại học St. Gallen được xếp hạng thứ 329 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới QS[99] và xếp hạng nhất về chương trình mở toàn cầu theo Financial Times.[100] Thụy Sĩ có tỷ lệ cao thứ hai (gần 18% vào năm 2003) sinh viên ngoại quốc ở cấp đại học, sau Úc (hơn 18% một chút).[101][102]
Như để thích hợp với một quốc gia trong vai trò là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, Viện Sau đại học Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển (IHEID) đặt tại Genève là trường sau đại học nghiên cứu quốc tế và phát triển lâu năm nhất tại châu Âu lục địa, và được nhìn nhận phổ biến là một trong những trường uy tín nhất.[103][104]
Nhiều nhà khoa học Thụy Sĩ từng nhận được giải thưởng Nobel, trong đó có nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Albert Einstein[105], ông phát triển thuyết tương đối hẹp của mình trong thời gian làm việc tại Bern. Gần đây có các nhà khoa học Thụy Sĩ Vladimir Prelog, Heinrich Rohrer, Richard Ernst, Edmond Fischer, Rolf Zinkernagel và Kurt Wüthrich nhận giải Nobel. Tổng cộng, Thụy Sĩ giành hơn 100 giải Nobel trong toàn bộ các lĩnh vực[106]và Giải Nobel Hòa bình được trao chín lần cho các tổ chức có trụ sở tại Thụy Sĩ.[107]
Genève và tỉnh Ain thuộc Pháp nằm kế bên cùng là nơi đặt phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới là CERN,[109] dành cho nghiên cứu vật lý hạt. Viện Paul Scherrer là trung tâm nghiên cứu quan trọng khác. Các phát minh đáng chú ý gồm có thuốc ảo giác lysergic acid diethylamide (LSD), kính hiển vi quét xuyên hầm và Velcro. Một số công nghệ cho phép thám hiểm các thế giới mới như bóng áp lực của Auguste Piccard và Bathyscaphe, cho phép Jacques Piccard tiếp cận điểm sâu nhất của đại dương thế giới.
Văn phòng Không gian Thụy Sĩ tham gia một số công nghệ và chương trình không gian. Ngoài ra, họ còn là một trong 10 thể chế sáng lập Cơ quan Không gian châu Âu vào năm 1975 và đóng góp lớn thứ bảy cho ngân sách của cơ quan này. Trong khu vực tư nhân, một số công ty liên quan đến công nghiệp không gian như Oerlikon Space[110] hay Maxon Motors[111] họ cung cấp các cấu trúc tàu vũ trụ.
Năng lượng, hạ tầng và môi trường[sửa]
56% điện năng tại Thụy Sĩ là từ thủy điện, và 39% là từ điện hạt nhân, kết quả là hệ thống phát điện gần như không thải CO2. Ngày 18 tháng 5 năm 2003, hai sáng kiến chống điện hạt nhân bị bác bỏ: Moratorium Plus nhằm mục tiêu cấm chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới,[112] và Điện năng Không Hạt nhân.[113] Tuy nhiên, do tác động từ sự cố hạt nhân Fukushima, Chính phủ Thụy Sĩ vào năm 2011 công bố rằng có kế hoạch kết thúc sử dụng năng lượng hạt nhân trong vòng hai hoặc ba thập niên tới.[114] Tháng 11 năm 2016, cử tri Thụy Sĩ bác bỏ một đề xuất của Đảng Xanh về đẩy nhanh thôi dần năng lượng hạt nhân.[115] Văn phòng Năng lượng Liên bang Thụy Sĩ (SFOE) chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến cung ứng năng lượng và sử dụng năng lượng. Cơ quan này ủng hộ sáng kiến xã hội 2.000 W (trung bình một người dùng không quá 48 KWh mỗi ngày) nhằm cắt giảm sử dụng năng lượng quốc gia xuống hơn một nửa vào năm 2050.[116]Bản mẫu:Dead link
Thụy
Sĩ
có
mạng
lưới
đường
sắt
dày
đặc
nhất
tại
châu
Âu[35],
gồm
Bản
mẫu:Convert
chuyên
chở
596
triệu
lượt
hành
khách
mỗi
năm
(tính
đến
2015).[117]
Năm
2015,
mỗi
công
dân
Thụy
Sĩ
đi
trung
bình
Bản
mẫu:Convert
bằng
tàu
hỏa,
do
đó
là
những
người
sử
dụng
đường
sắt
nhiều
nhất.Lỗi
chú
thích:
Thẻ
<ref>
sai;
thẻ
ref
không
có
nội
dung
thì
phải
có
tên
Gần
như
100%
mạng
lưới
được
điện
khí
hóa.
Đa
số
(60%)
hệ
thống
do
Đường
sắt
Liên
bang
Thụy
Sĩ
(SBB CFF FFS)
điều
hành.
BLS
AG
vận
hành
đường
sắt
khổ
tiêu
chuẩn
lớn
thứ
nhì,
hai
công
ty
đường
sắt
khác
vận
hành
mạng
lưới
khổ
nhỏ
là
Đường
sắt
Rhaetian
(RhB)
tại
bang
đông
nam
Graubünden,
trong
đó
có
một
số
đoạn
là
di
sản
thế
giới,[118]
và
Matterhorn
Gotthard
Bahn
(MGB)
đồng
vận
hành
cùng
với
RhB
vận
hành
Glacier
Express
giữa
Zermatt
và
St.
Moritz/Davos.
Ngày
31
tháng
5
năm
2016,
Đường
hầm
Gotthard
qua
Dãy
Alpes
được
khai
thông,
là
đường
hầm
đường
sắt
dài
nhất
và
sâu
nhất
thế
giới
với
chiều
dài
Bản
mẫu:Convert.
Mạng lưới đường bộ Thụy Sĩ được quản lý kết hợp công-tư, quỹ lấy từ phí đường bộ và thuế xe. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sĩ yêu cầu mua một tem thuế có giá 40 franc Thụy Sĩ mỗi năm theo lịch để sử dụng đường, áp dụng với cả xe chở khách và chở hàng. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sĩ có tổng chiều dài Bản mẫu:Convert (tính đến năm 2000), và so với diện tích toàn quốc là Bản mẫu:Convert thì đây cũng là một trong những hệ thống xa lộ dày đặc nhất thế giới.[119] Sân bay Zürich là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất của Thụy Sĩ, chuyên chở 22,8 triệu lượt hành khách vào năm 2012.[120] Các sân bay quốc tế khác là San bay Genève (13,9 triệu hành khách vào năm 2012),[121] EuroAirport Basel-Mulhouse-Freiburg trên lãnh thổ Pháp, Sân bay Bern, Sân bay Lugano, Sân bay St. Gallen-Altenrhein và Sân bay Sion. Swiss International Air Lines là hãng hàng không quốc gia của Thụy Sĩ, có trung tâm chính là Zürich.
Thụy Sĩ nằm trong số các quốc gia phát triển có thành tựu môi trường tốt nhất;[122] Thụy Sĩ ký kết Nghị định thư Kyoto vào năm 1998 và phê chuẩn nó vào năm 2003. Cùng với Mexico và Hàn Quốc tạo thành Tổ chức Toàn vẹn Môi trường (EIG).[123] Thụy Sĩ rất tích cực trong các quy định tái chế và chống xả rác, và là một trong những nước tái chế hàng đầu trên thế giới, với 66-96% vật liệu có thể tái chế đã được tái chế, tùy theo khu vực.[124] Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu 2014 xếp hạng Thụy Sĩ nằm trong 10 nền kinh tế xanh hàng đầu thế giới.[125]
Nhân khẩu[sửa]
Năm 2012, dân số Thụy Sĩ vượt qua tám triệu. Tương tự như các quốc gia phát triển khác, dân số Thụy Sĩ gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ công nghiệp hóa, tăng bốn lần từ năm 1800 đến năm 1990. Tăng trưởng từ đó ổn định, và như hầu hết châu Âu, Thụy Sĩ hiện phải đối diện với kết cấu dân số lão hóa, song được dự báo tăng trưởng liên tục hàng năm cho đến năm 2035 phần lớn là do nhập cư và tỷ lệ tử sinh gần đến mức thay thế.[126]
Bản mẫu:As of, cư dân là người ngoại quốc chiếm 23,3% dân số, một trong các tỷ lệ cao nhất tại thế giới phát triển.[127] Hầu hết trong số họ (64%) đến từ Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia [[Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu |EFTA]].[128] Người Ý là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong số người ngoại quốc với tỷ lệ 15,6% trong nhóm này, tiếp đến là người Đức (15,2%), di dân từ Bồ Đào Nha (12,7%), Pháp (5,6%), Serbia (5,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,8%), Tây Ban Nha (3,7%), và Áo (2%). Di dân Sri Lanka với hầu hết là người tị nạn Tamil là nhóm lớn nhất trong những người gốc Á.[128]
Ngoài ra, số liệu từ năm 2012 cho thấy 34,7% dân số thường trú từ 15 tuổi trở lên tại Thụy Sĩ (tức khoảng 2,33 triệu người) có một xuất thân nhập cư. Một phần ba trong số đó (853.000) giữ quyền công dân Thụy Sĩ. Bốn phần năm số người có một xuất thân nhập cư là người nhập cư; còn một phần năm sinh tại Thụy Sĩ.[129]
Trong thập niên 2000, các tổ chức nội địa và quốc tế bày tỏ lo ngại về điều được nhìn nhận là gia tăng bài ngoại, đặc biệt là trong một số chiến dịch chính trị. Phản ứng trước một báo cáo phê phán, Hội đồng Liên bang lưu ý rằng "chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đáng tiếc là hiện diện tại Thụy Sĩ", song phát biểu rằng tỷ lệ cao công dân ngoại quốc tại đây, cũng như sự hội nhập về đại thể là không có vấn đề của người ngoại quốc cho thấy sự cởi mở của Thụy Sĩ.[130]
Ngôn ngữ[sửa]
Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức chiếm đa số (63,3% dân số nói vào năm 2014); Tiếng Pháp (22,7%) tại miền tây; và Tiếng Ý (8,1%) tại miền nam.[131] Ngôn ngữ thứ tư là Tiếng Romansh (0,5%), đây là một ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và được nói ở quy mô địa phương tại bang Graubünden thuộc miền đông nam. Tuy nhiên, pháp luật liên bang và các đạo luật chính thức khác không cần thiết được ban hành bằng tiếng Romansh.
Năm 2013, các ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại nhà trong số cư dân thường trú từ 15 tuổi trở lên là Tiếng Đức-Thụy Sĩ (60,1%), Tiếng Pháp (23,4%), Tiếng Đức tiêu chuẩn (10,1%), và Tiếng Ý (8,4%). Trên hai phần năm (42,6%) cư dân thường trú biểu thị thường xuyên nói hơn một ngôn ngữ. Các ngôn ngữ khác được nói tại nhà gồm có Tiếng Anh (4,6%), Tiếng Bồ Đào Nha (3,5%), Tiếng Albania (2.6%), Tiếng Serbia và Croatia (2,5%), Tiếng Tây Ban Nha (2,2%), và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (1,3%).[131]
Chính phủ liên bang có nghĩa vụ giao thiệp bằng các ngôn ngữ chính thức, và trong nghị viện liên bang các bản dịch đồng thời được cung cấp giữa tiếng Đức, Pháp và Ý.[132]
Ngoài dạng chính thức, bốn khu vực ngôn ngữ của Thụy Sĩ cũng có dạng phương ngữ của mình. Vai trò của phương ngữ trong mỗi khu vực ngôn ngữ khác biệt đáng kể: Tại các khu vực nói tiếng Đức, tiếng Đức-Thụy Sĩ càng trở nên thịnh hành hơn kể từ nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt là trong truyền thông, và được sử dụng làm ngôn ngữ thường nhật, trong khi giao thiệp bằng văn bản hầu như luôn sử dụng dạng tiếng Đức tiêu chuẩn của Thụy Sĩ.[133] Tương phản, tại các khu vực nói tiếng Pháp, phương ngữ bản địa hầu như đã biến mất, trong khi các phương ngữ tại các khu vực nói tiếng Ý hầu như bị hạn chế trong bối cảnh gia đình và đàm thoại bình thường.[133]
Học một trong các ngôn ngữ quốc gia khác tại trường học là điều bắt buộc đối với toàn bộ học sinh Thụy Sĩ, do đó nhiều người Thụy Sĩ được giả định là ít nhất song ngữ, đặc biệt là những người thuộc các nhóm thiểu số ngôn ngữ.[134]
Y tế[sửa]
Toàn thể Công dân Thụy Sĩ được yêu cầu mua bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm tư nhân, ngược lại các công ty được yêu cầu chấp nhận bất kỳ người nào nộp đơn. Chi phí của hệ thống y tế Thụy Sĩ nằm vào hàng cao nhất, song có kết quả tốt so với các quốc gia châu Âu khác; các bệnh nhân là công dân Thụy Sĩ được báo cáo nhìn chung là hài lòng cao độ với hệ thống.[135][136][137] Năm 2012, tuổi thọ dự tính khi sinh là 80,4 đối với nam giới và 84,7 đối với nữ giới[138] — là con số cao nhất thế giới.[139][140] Chi tiêu vào y tế đặc biệt cao với 11,4% GDP (2010), song ngang hàng với Đức và Pháp (11,6%) cùng các quốc gia châu Âu khác, và thấp hơn đáng kể chi tiêu tại Hoa Kỳ (17,6%).[141] Từ năm 1990, ghi nhận được có tình trạng tăng dần chi phí, phản ánh chi phí cao của các dịch vụ được cung ứng.[142] With an ageing population and new healthcare technologies, health spending will likely continue to rise.[142]
Đô thị hóa[sửa]
Từ hai phần ba đến ba phần tư dân số cư trú tại các khu vực đô thị.[143][144] Thụy Sĩ biến đổi từ một quốc gia phần lớn là nông thôn sang một quốc gia phần lớn là đô thị trong 70 năm. Tình trạng mở rộng đô thị này không chỉ tác động đến Cao nguyên Thụy Sĩ mà còn đến Dãy Jura và chân núi Alpes[145] và có lo ngại gia tăng về sử dụng đất.[146] Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tăng trưởng dân số tại khu vực đô thị cao hơn tại khu vực nông thôn.[144]
Thụy Sĩ có một mạng lưới thành phố dày đặc, có các thành phố cỡ lớn, vừa và nhỏ bổ khuyết cho nhau.[144] Cao nguyên Thụy Sĩ có mật độ dân số rất cao với khoảng 450 người/km² và cảnh quan liên tục biểu thị dấu hiệu con người hiện diện.[147] Sức nặng của các đại đô thị là Zürich, Genève–Lausanne, Basel và Bern có xu hướng gia tăng.[144] Theo so sánh quốc tế tầm quan trọng của các khu vực đô thị này mạnh hơn so với số lượng cư dân.[144] Ngoài ra, hai trung tâm chính là Zürich và Genève được công nhận có chất lượng sinh hoạt đặc biệt cao.[148]
Tôn giáo[sửa]
Thụy Sĩ không có quốc giáo, song hầu hết các bang (ngoại trừ Genève và Neuchâtel) công nhận các giáo hội chính thức, là Giáo hội Công giáo La Mã hoặc Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ. Các giáo hội này, và tại một số bang còn có các giáo đoàn Công giáo Cổ và Do Thái giáo, được tài trợ bằng thuế chính thức từ các tín đồ.[149]
Cơ Đốc giáo là tôn giáo chủ yếu của Thụy Sĩ (khoảng 71% cư dân[150] và 75% công dân Thụy Sĩ[151]), bị phân chia giữa Công giáo La Mã (38,21% dân số), Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ (26,93%), các giáo hội Tin Lành khác (2,89%) và các giáo phái Cơ Đốc khác (2,79%). Gần đây có sự nổi lên của phái Phúc Âm.[152] Sự nhập cư lập nên các cộng đồng tôn giáo thiểu số đáng kể là Hồi giáo (4,95%) và Chính thống giáo Đông phương (khoảng 2%).[150] Theo một trưng cầu vào năm 2015 của Gallup International, 12% dân chúng Thụy Sĩ tự xác định là "người vô thần xác tín."[153]
Theo điều tra nhân khẩu năm 2000, các cộng đồng thiểu số Cơ Đốc khác gồm có Tân Mộ đạo (Pietism) (0,44%), Ngũ Tuần (0,28%), Giám Lý (0.13%), Tân Tông đồ (0,45%), Nhân Chứng Giê-hô-va (0,28%), giáo phái Tin Lành khác (0,20%), Công giáo Cổ (0,18%), các giáo phái Cơ Đốc khác (0,20%). Các tôn giáo phi Cơ Đốc là Ấn Độ giáo (0,38%), Phật giáo (0,29%), Do Thái giáo (0,25%) và khác (0,11%); 4,3% không tuyên bố. 21,4% vào năm 2012 tự tuyên bố là không giáo phái, tức không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo nào.[150][154]
Quốc gia có lịch sử cân bằng ngang nhau giữa Công giáo và Tin Lành, có sự đan xen phức tạp về phái chiếm đa số tại hầu hết lãnh thổ. Genève cải sang Tin Lành vào năm 1536, ngay trước khi John Calvin đến đó. Nơi này được quốc tế gọi là "Roma Tin Lành" do là căn cứ của nhiều nhà cải cách như Theodore Beza hay William Farel. Zürich trở thành một thành trì Tin Lành khác khoảng cùng thời điểm, khi Huldrych Zwingli và Heinrich Bullinger nắm quyền lãnh đạo tại đó. Một bang là Appenzell, bị phân chia chính thức giữa các phái Công giáo và Tin Lành vào năm 1597. Các thành phố lớn và bang mà chúng thuộc về (Bern, Genève, Lausanne, Zürich và Basel) là nơi Tin Lành chiếm ưu thế. Trung Thụy Sĩ gồm Valais, the Ticino, Appenzell Innerrhodes,Jura và Fribourg có truyền thống Công giáo. Hiến pháp Thụy Sĩ 1848 do ảnh hưởng từ xung đột giữa các bang Công giáo và Tin Lành đương thời nên cố ý xác định một tình trạng hiệp thương, cho phép Công giáo và Tin Lành cùng tồn tại hòa bình. Một sáng kiến vào năm 1980 kêu gọi hoàn toàn tách biệt giáo hội và nhà nước đã bị 78,9% cử tri bác bỏ.[155] Một số bang và thành phố có truyền thống Tin Lành ngày nay có một đa số nhỏ Công giáo, không phải vì phái này có tín đồ tăng lên, mà chỉ là vì từ khoảng năm 1970 có sự gia tăng dần lượng người không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo khác, đặc biệt là tại các khu vực truyền thống Tin Lành như Thành phố Basel (42%), Bang Neuchâtel (38%), Bang Genève (35%), Bang Vaud (26%), hay Thành phố Zürich (>25%%).[156]
Văn hóa[sửa]
Văn hóa Thụy Sĩ mang đặc điểm là đa dạng, phản ánh thông qua phạm vi rộng các phong tục truyền thống.[157] Một khu vực có thể bằng một số cách thức liên kết mạnh với quốc gia láng giềng chia sẻ cùng ngôn ngữ với họ, bản thân Thụy Sĩ có gốc là văn hóa Tây Âu.[158] Văn hóa Romash cô lập về ngôn ngữ tại bang Graubünden là ngoại lệ, nó tồn tại chỉ trên các thung lũng cao thuộc lưu vực Sông Rhine và Inn và phấn đấu duy trì truyền thống ngôn ngữ hiếm của mình.
Thụy Sĩ có nhiều cư dân có đóng góp nổi bật cho văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và khoa học. Ngoài ra quốc gia này còn thu hút một số cá nhân sáng tạo trong thời kỳ bất ổn hoặc chiến tranh tại châu Âu.[159] Thụy Sĩ có khoảng 1000 bảo tàng, được phân bổ trên toàn quốc; số lượng tăng gấp ba lần kể từ năm 1950.[160] Trong số các cuộc trình diễn văn hóa quan trọng nhất được tổ chức thường niên có Lễ hội Paléo, Lễ hội Lucerne,[161] Lễ hội Jazz Montreux,[162] Liên hoan Phim Quốc tế Locarno và Art Basel.[163]
Chủ nghĩa biểu tượng Alpes đóng vai trò thiết yếu trong hình thành lịch sử quốc gia và bản sắc dân tộc Thụy Sĩ.[5][164] Ngày nay một số vùng núi tập trung có văn hóa nghỉ dưỡng trượt tuyết sôi nổi vào mùa đông, và văn hóa đi bộ đường dài hoặc xe đạp leo núi vào mùa hè. Các khu vực khác trong suốt năm có văn hóa giải trí phục vụ cho du lịch, song mùa xuân và mùa thu vắng vẻ hơn do ít du khách hơn. Văn hóa nông dân và mục dân truyền thống cũng chi phối tại nhiều khu vực và các nông trại nhỏ hiện diện khắp nơi khi đi khỏi các thành phố. Nghệ thuật dân gian được duy trì tồn tại trong các tổ chức khắp Thụy Sĩ, chủ yếu được thể hiện bằng âm nhạc, vũ đạo, thơ, khắc gỗ và thêu. Alphorn là một nhạc cụ giống như trumpet làm bằng gỗ, nó cùng với lối hát yodel và phong cầm là khái quát của âm nhạc truyền thống Thụy Sĩ.[165][166]
Văn học[sửa]
Với tư cách liên bang, hình thành từ năm 1291 và hầu như chỉ bao gồm các khu vực nói tiếng Đức, dạng văn học sớm nhất của Thụy Sĩ được viết bằng tiếng Đức. Đến thế kỷ 18, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thời thượng tại Bern và nơi khác, với ảnh hưởng của các đồng minh và lãnh thổ lệ thuộc nói tiếng Pháp trở nên rõ ràng hơn.[168]
Trong số tác giả kinh điển của văn học tiếng Đức tại Thụy Sĩ có Jeremias Gotthelf (1797–1854) và Gottfried Keller (1819–1890). Các nhân vật phi thường của văn học Thụy Sĩ trong thế kỷ 20 là Max Frisch (1911–91) và Friedrich Dürrenmatt (1921–90), co các tiết mục Die Physiker (Các nhà vật lý học) và Das Versprechen (Thề nguyện), được Hollywood dựng phim và phát hành vào năm 2001.[169]
Các nhà văn tiếng Pháp xuất chúng là Jean-Jacques Rousseau (1712–1778) và Germaine de Staël (1766–1817). Các tác giả gần đây hơn là Charles Ferdinand Ramuz (1878–1947) và Blaise Cendrars (1887–1961).[169]
Có lẽ sáng tạo văn học nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ là Heidi, một câu chuyện về cô bé mồ côi sống với ông trên Dãy Alpes, đây là một trong số các sách thiếu nhi nổi tiếng nhất cho đến nay và trở thành một tượng trưng của Thụy Sĩ. Tác giả của truyện là Johanna Spyri (1827–1901), bà còn viết một số sách khác về đề tài tương tự.[169]
Truyền thông[sửa]
Tự do báo chí và quyền tự do biểu đạt được đảm bảo trong hiến pháp liên bang của Thụy Sĩ.[170] Thống tấn xã Thụy Sĩ (SNA) phát thông tin mỗi giờ bằng ba trong bốn ngôn ngữ chính thức về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. SNA cũng cấp tin tức cho hầu như toàn bộ truyền thông Thụy Sĩ và hàng chục dịch vụ truyền thông ngoại quốc.[170]
Thụy Sĩ có số đầu báo phát hành lớn nhất xét theo tỷ lệ với dân số và kích thước.[171] Các báo có ảnh hưởng nhất là Tages-Anzeiger và Neue Zürcher Zeitung (NZZ) viết bằng tiếng Đức, và Le Temps viết bằng tiếng Pháp, song hầu như mỗi thành phố đều có ít nhất một báo địa phương. Sự đa dạng văn hóa giải thích việc có số lượng lớn báo chí.[171]
Chính phủ áp dụng kiểm soát nhiều hơn đối với truyền thông phát sóng so với truyền thông in ấn, đặc biệt là tài chính và cấp phép.[171] Tập đoàn Phát sóng Thụy Sĩ SRG SSR chịu trách nhiệm sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình. Các phòng thu của SRG SSR được phân bố khắp các khu vực ngôn ngữ. Nội dung phát thanh được sản xuất tại sáu phòng thu trung ương và bốn phòng thu khu vực, trong khi các chương trình truyền hình được sản xuất tại Genève, Zürich và Lugano. Một mạng lưới cáp quy mô rộng cũng cho phép hầu hết người Thụy Sĩ tiếp cận với các chương trình từ các quốc gia láng giềng.[171]
Thể thao[sửa]
Trượt tuyết, trượt ván trên tuyết và leo núi nằm trong số các môn thể thao phổ biến nhất tại Thụy Sĩ, đặc điểm tự nhiên của quốc gia đặc biệt thích hợp cho các hoạt động như vậy.[172] Thể thao mùa đông được cư dân bản địa và du khách luyện tập kể từ nửa sau thế kỷ 19 khi phát minh xe trượt băng tại St. Moritz.[173] Các giải vô địch trượt tuyết thế giới đầu tiên được tổ chức tại Mürren (1931) và St. Moritz (1934). St. Moritz còn từng đăng cai Thế vận hội Mùa đông lần thứ 2 vào năm 1928 và lần thứ năm vào năm 1948.
Các môn thể thao được theo dõi nhiều nhất tại Thụy Sĩ là bóng đá, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết đổ đèo, vật dân tộc "Schwingen", và quần vợt.[174]
Trụ sở của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng thế giới (IIHF) đặt tại Zürich. Trên thực tế trụ sở của nhiều liên đoàn thể thao quốc tế khác cũng nằm tại Thụy Sĩ, như Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Bảo tàng Olympic và Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) của IOC đặt tại Lausanne.
Thụy Sĩ từng đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1954, và cùng với Áo đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Giải Siêu hạng Thụy Sĩ là giải câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của quốc gia. Sân bóng đá cao nhất châu Âu với độ cao Bản mẫu:Convert trên mực nước biển, nằm tại Thụy Sĩ và mang tên Sân vận động Ottmar Hitzfeld.[175]
Nhiều người Thụy Sĩ theo dõi khúc côn cầu trên băng và ủng hộ một trong 12 câu lạc bộ tại Giải hạng A, là giải đông đảo nhất tại châu Âu.[176] Năm 2009, Thụy Sĩ lần thứ mười đăng cai Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới.[177] Do có nhiều hồ nên Thụy Sĩ là một nơi thu hút đối với môn thuyền buồm. Hồ lớn nhất Thụy Sĩ là Hồ Genève là nhà của đội tuyển thuyền buồm Alinghi, là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành chiến thắng Cúp châu Mỹ năm 2003 và bảo vệ được danh hiệu vào năm 2007. Quần vợt ngày càng trở thành phổ biến tại Thụy Sĩ, các vận động viên như Martina Hingis, Roger Federer, và Stanislas Wawrinka từng nhiều lần giành chiến thắng tại Grand Slams.
Đua ô tô và các sự kiện thể thao ô tô bị cấm chỉ tại Thụy Sĩ sau Tai nạn Le Mans năm 1955 tại Pháp, ngoại lệ là các sự kiện như leo đồi tốc độ. Trong giai đoạn này, Thụy Sĩ vẫn sản sinh các tay đua thành công, và Thụy Sĩ cũng chiến thắng Giải vô địch thế giới thể thao ô tô công thức A1 mùa 2007-2008. Tháng 6 năm 2007, Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ bỏ phiếu bỏ lệnh cấm, song Hội đồng Các bang Thụy Sĩ bác bỏ thay đổi và lệnh cấm vẫn duy trì.[178][179]
Các môn thể thao truyền thống gồm có vật Thụy Sĩ hay "Schwingen". Đây là một truyền thống cổ xưa từ các bang miền trung nông thôn và được một số người nhìn nhận là môn thể thao quốc gia. Hornussen là môn thể thao bản địa Thụy Sĩ khác, giống như pha tạp giữa bóng chày và golf.[180] Steinstossen là biến thể Thụy Sĩ của môn đẩy đá, một cuộc tranh tài bằng cách ném một khối đá nặng. Nó chỉ được tập trong phạm vi cư dân vùng núi cao từ thời kỷ tiền sử, được ghi nhận diễn ra tại Basel trong thế kỷ 13. Đây là trung tâm của Lễ hội Unspunnenfest được tổ chức lần đầu vào năm 1805, với biểu tượng là hòn đá 83,5 kg mang tên Unspunnenstein.[181]
Ẩm thực[sửa]
Ẩm thực Thụy Sĩ có nhiều khía cạnh, một số món như fondue, raclette hay rösti hiện diện trên toàn quốc, song mỗi bang phát triển nghệ thuật ẩm thực riêng của mình dựa theo khác biệt về khí hậu và ngôn ngữ.[182] [183] Ẩm thực Thụy Sĩ truyền thống sử dụng các nguyên liệu tương tự như của các quốc gia châu Âu khác, cũng như các sản phẩm sữa và pho mát độc nhất như Gruyère hay Emmental, được sản xuất tại các thung lũng Gruyères và Emmental. Có nhiều cơ sở hảo hạng, đặc biệt là tại miền tây Thụy Sĩ.[184][185]
Sôcôla được sản xuất tại Thụy Sĩ từ thế kỷ 18 song đạt được danh tiếng vào cuối thế kỷ 19 khi phát minh các công nghệ hiện đại khiến sản phẩm có chất lượng cao. Một bước đột phá là phát minh sôcôla sữa đặc vào năm 1875 bởi Daniel Peter. Người Thụy Sĩ bình quân tiêu thụ sô cô la lớn nhất thế giới.[186][187]
Đồ uống có cồn phổ biến nhất tại Thụy Sĩ là rượu vang. Thụy Sĩ nổi tiếng vì trồng nhiều loại nho do khác biệt lớn về điều kiện đất, không khí, độ cao và ánh sáng. Rượu vang Thụy Sĩ được sản xuất chủ yếu tại Valais, Vaud (Lavaux), Genève và Ticino, với đa số nhỏ là rượu vang trắng. Các ruộng nho được canh tác tại Thụy Sĩ từ thời La Mã, thậm chí các dấu tích nhất định có thể cho thấy nguồn gốc cổ xưa hơn. Các loại phổ biến nhất là Chasselas (gọi là Fendant tại Valais) và Pinot noir. Merlot là loại chủ yếu được sản xuất tại Ticino.[188][189]
Chú thích[sửa]
- ↑ Bern được gọi là "thành phố liên bang" (Bản mẫu:Lang-de, Bản mẫu:Lang-fr, Bản mẫu:Lang-it. Luật Thụy Sĩ không định rõ một thủ đô, song nghị viện và chính phủ liên bang đặt tại Bern, trong khi các tòa án liên bang nằm tại các thành phố khác.
- ↑ Chính tả và phát âm tiếng Đức tiêu chuẩn Thụy Sĩ, Tên gọi tiếng Đức Thụy Sĩ đôi khi được viết là Schwyz hoặc Schwiiz Bản mẫu:IPA-gsw. Schwyz cũng là tên gọi tiếng Đức tiêu chuẩn (và quốc tế) của một bang tại Thụy Sĩ.
- ↑ Phát âm thứ hai là cách phát âm phương ngữ Surselva thông dụng.
- ↑ Kể từ năm 1999, một xướng nghị cũng có thể dưới dạng một đề xuất chung do Nghị viện soạn thảo, song do nó được cho là ít thu hút vì nhiều nguyên nhân, thể thức xướng nghị này chưa từng được sử dụng.
- ↑ Được tán thành tại đa số trong số 23 bang bỏ phiếu, do kết quả về phiếu phổ thông tại sáu bán bang truyền thống được tính là một nửa giá trị so với các bang khác.
- ↑ Năm 2008, ETH Zürich được xếp hạng 15 trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Toán học theo Bảng xếp hạng học thuật Đại học Thế giới của Đại học Giao thông Thượng Hải, còn EPFL tại Lausanne được xếp hạng 18 trong lĩnh vực Kỹ thuật/Công nghệ và Khoa học Máy tính trong bảng xếp hạng này.
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Bản mẫu:HDS
-
↑
Lỗi
chú
thích:
Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têndeFacto
- ↑ (5 August 2005) Swiss Constitutional Law, Kluwer Law International. ISBN 978-9041124043.
- ↑ Prof. Dr. Adrian Vatter (2014). Das politische System der Schweiz (bằng tiếng Đức), Baden-Baden: UTB Verlag. ISBN 978-3-8252-4011-0.
- ↑ 5,0 5,1 Zimmer, Oliver (12 January 2004). "In Search of Natural Identity: Alpine Landscape and the Reconstruction of the Swiss Nation". Comparative Studies in Society and History (London: Society for Comparative Study of Society and History) 40 (4): 637–665. doi:10.1017/S0010417598001686. http://journals.cambridge.org/article_S0010417598001686.
- ↑ Josef Lang, “Die Alpen als Ideologie”, 14 December 2015. Truy cập 14 December 2015. (Viết bằng German.)
- ↑ Subir Ghosh (9 October 2010). “US is still by far the richest country, China fastest growing”. Truy cập 14 December 2015.
- ↑ Simon Bowers, “Franc's rise puts Swiss top of rich list”, 19 October 2011. Truy cập 14 December 2015.
- ↑ “Swiss and German cities dominate ranking of best cities in the world”. Mercer Consulting (28 April 2009). Truy cập 29 April 2010.
- ↑ Trần Văn Chánh. Từ điển Hán-Việt — Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Năm 2014. Trang 2430.
- ↑ Room, Adrian (2003) Placenames of the World. London: MacFarland and Co., ISBN 0-7864-1814-1.
- ↑ Switzerland, the Catholic Encyclopedia newadvent.org. Retrieved on 26 January 2010
- ↑ On Schwyzers, Swiss and Helvetians Bản mẫu:Webarchive, Federal Department of Home Affairs, admin.ch.
- ↑ Züritütsch, Schweizerdeutsch (p. 2) schweizerdeutsch.ch. Retrieved on 26 January 2010
- ↑ Kanton Schwyz: Kurzer historischer Überblick sz.ch. Retrieved on 26 January 2010
- ↑ Marco Marcacci, Confederatio helvetica (2002), Historical Lexicon of Switzerland.
- ↑ Bản mẫu:HDS
- ↑ 18,0 18,1 18,2 18,3 18,4 18,5 18,6 18,7 History. swissworld.org. Retrieved on 27 June 2009
- ↑ Switzerland's Roman heritage comes to life swissinfo.ch
- ↑ 20,0 20,1 20,2 20,3 Switzerland history Nationsencyclopedia.com. Retrieved on 27 November 2009
- ↑ 21,0 21,1 21,2 21,3 21,4 21,5 21,6 History of Switzerland Nationsonline.org. Retrieved on 27 November 2009
- ↑ Schwabe & Co.: Geschichte der Schweiz und der Schweizer, Schwabe & Co 1986/2004. ISBN 3-7965-2067-7 Bản mẫu:De icon
- ↑ 23,00 23,01 23,02 23,03 23,04 23,05 23,06 23,07 23,08 23,09 23,10 23,11 23,12 23,13 23,14 23,15 “A Brief Survey of Swiss History”. admin.ch. Bản chính lưu trữ 26 June 2009. Truy cập 22 June 2009.Bản mẫu:Dead link
- ↑ Bản mẫu:HDS
- ↑ Tunnel Vision: Switzerland's AlpTransit Gotthard Tunnel Bản mẫu:Webarchive inboundlogistics.com. Retrieved on 24 April 2010
- ↑ Histoire de la Suisse, Éditions Fragnière, Fribourg, Switzerland
- ↑ Lenin and the Swiss non-revolution swissinfo.ch. Retrieved on 25 January 2010
- ↑ Urner, Klaus (2001) Let's Swallow Switzerland, Lexington Books, pp. 4, 7, ISBN 0739102559.
- ↑ 29,0 29,1 Book review: Target Switzerland: Swiss Armed Neutrality in World War II, Halbrook, Stephen P. stonebooks.com. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Bản mẫu:HDS
- ↑ Switzerland, National Socialism and the Second World War. Final Report of the Independent Commission of Experts Switzerland, Pendo Verlag GmbH, Zürich 2002, ISBN 3-85842-603-2, p. 498.
- ↑ Switzerland, National Socialism and the Second World War. Final Report of the Independent Commission of Experts Switzerland, Pendo Verlag GmbH, Zürich 2002, ISBN 3-85842-603-2, p. 521.
- ↑ 7.4 States Formerly Possessing or Pursuing Nuclear Weapons Retrieved 6 March 2014
- ↑ “Swiss Nuclear Bomb”. International Physicians for the Prevention of Nuclear War (9 October 2010). Truy cập 6 March 2014.
- ↑ 35,0 35,1 35,2 35,3 Country profile: Switzerland. UK Foreign and Commonwealth Office (29 October 2012).
- ↑ 36,0 36,1 36,2 36,3 36,4 36,5 36,6 “Swiss Geography”. Presence Switzerland, Federal Department of Foreign Affairs. Truy cập 12 October 2014.
- ↑ Bản mẫu:Cite map
- ↑ “STAT-TAB: Die interaktive Statistikdatenbank” (bằng German, French). Swiss Federal Statistical Office. Truy cập 12 October 2014.Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Map Gallery Switzerland: Physical Geography of Switzerland”. Swiss Federal Statistical Office. Truy cập 12 October 2014.
- ↑ 40,0 40,1 “Swiss Climate”. Swiss Federal Office of Meteorology and Climatology MeteoSwiss, Swiss Federal Department of Home Affairs FDHA, Swiss Confederation. Truy cập 12 October 2014.Bản mẫu:Dead link
- ↑ 41,0 41,1 “Swiss climate maps”. Swiss Federal Office of Meteorology and Climatology MeteoSwiss, Swiss Federal Department of Home Affairs FDHA, Swiss Confederation. Truy cập 12 October 2014.Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Swiss Alps Jungfrau-Aletsch”. UNESCO World Heritage Centre (2007). Truy cập 27 March 2015.
- ↑ “Environment: Impact of climate change”. Presence Switzerland, Federal Department of Foreign Affairs. Truy cập 12 October 2014.
- ↑ “2014 Environmental Performance Index”. Yale Center for Environmental Law & Policy, Yale University, and Center for International Earth Science Information Network, Columbia University (2014). Truy cập 12 October 2014.Bản mẫu:Dead link
- ↑ 45,0 45,1 45,2 45,3 45,4 45,5 “Switzerland's political system”. The Federal Council. Truy cập 24 June 2016.
- ↑ “Federalism”. The Federal Council. Truy cập 24 June 2016.
- ↑ “Die Legislative ist ein Miliz-Parlament – SWI swissinfo.ch”. Truy cập 13 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “The federal courts”. The Federal Council. Truy cập 24 June 2016.
- ↑ 49,0 49,1 (2014) Handbuch der Schweizer Politik – Manuel de la politique suisse, 5 (bằng de, fr), Zürich, Switzerland: Verlag Neue Zürcher Zeitung, NZZ libro. ISBN 978-3-03823-866-9.
- ↑ Bản mẫu:HDS
- ↑ Kaufmann, Bruno, “How direct democracy makes Switzerland a better place”, 18 May 2007. Truy cập 9 December 2009.
- ↑ 52,0 52,1 “Addresses of administrative authorities”. ch.ch, A service of the Confederation, cantons and communes. Truy cập 24 June 2016.
- ↑ Enclaves of the world Bản mẫu:Webarchive enclaves.webs.com. Retrieved on 15 December 2009
- ↑ 54,0 54,1 54,2 54,3 54,4 Neutrality and isolationism swissworld.org, Retrieved on 23 June 2009
- ↑ “Switzerland – Country history and economic development”. nationsencyclopedia.com. Truy cập 12 December 2009.
- ↑ “Schengen Visa Countries List – Schengen Area” (bằng en-US). Truy cập 4 December 2015.
- ↑ Henri Dunant, the Nobel Peace Prize 1901 nobelprize.org. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Sports directory Bản mẫu:Webarchive if-sportsguide.ch. Retrieved on 25 January 2010
- ↑ An initiative to abandon this practice has been launched on 4 September 2007, and supported by GSoA, the Green Party of Switzerland and the Social Democratic Party of Switzerland as well as other organisations which are listed at Tragende und unterstützende Organisationen. schutz-vor-waffengewalt.ch
- ↑ “Militärdiestpflicht” (bằng Tiếng Đức, Pháp, Ý). Swiss Federal Department of Defence, Civil Protection and Sport. Truy cập 15 January 2014.
- ↑ “Zwei Drittel der Rekruten diensttauglich (Schweiz, NZZ Online)”. Truy cập 23 February 2009.
- ↑ Die Armee in Zahlen – Truppenbestände. www.vbs.admin.ch (in German)
- ↑ As context, according to Edwin Reischauer, "To be neutral you must be ready to be highly militarized, like Switzerland or Sweden." – see Chapin, Emerson. "Edwin Reischauer, Diplomat and Scholar, Dies at 79," New York Times. 2 September 1990.
- ↑ Volksabstimmung vom 26. November 1989 admin.ch. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010
- ↑ L'évolution de la politique de sécurité de la Suisse ("Evolution of Swiss Security Policies") by Manfred Rôsch, NATO.int
- ↑ Volksinitiative 'für eine glaubwürdige Sicherheitspolitik und eine Schweiz ohne Armee (tiếng Đức) admin.ch. Retrieved on 7 December 2009
- ↑ “SR 514.101 Verordnung des VBS über die persönliche Ausrüstung der Armeeangehörigen (VPAA-VBS) vom 9. Dezember 2003 (Stand am 1. Januar 2015): Art. 7 Taschenmunition Ziff 1” (bằng de, fr, it). The Swiss Federal Council (21 December 2007). Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “Soldiers can keep guns at home but not ammo” (27 tháng 9 năm 2007).
- ↑ “Watches”. Swissworld.org. Truy cập 28 February 2012.
- ↑ Credit Suisse: Global wealth has soared 14% since 2010 to USD 231 trillion with the strongest growth in emerging markets. Credit Suisse.
- ↑ Table 2: Top 10 countries with the highest average wealth per adult in 2011. Credit Suisse.
- ↑ Credit Suisse Research Institute (9 October 2013). “Global Wealth Reaches New All-Time High”. The Financialist. Credit Suisse. Truy cập 10 October 2013.
- ↑ 2012 Index of Economic Freedom: Switzerland heritage.org. Retrieved on 25 January 2011
- ↑ “CIA – The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập 28 April 2013.
- ↑ “Global Competitiveness Report 2016-2017”. World Economic Forum.
- ↑ The Innovation Union's performance scoreboard for Research and Innovation 2010. Maastricht Economic and social Research and training centre on Innovation and Technology, 1 February 2011.
- ↑ “European Innovation Scoreboard – European Commission”. Truy cập 13 tháng 12 năm 2016.
- ↑ 78,0 78,1 (2002) Western Europe, 645–646, Routledge. ISBN 1-85743-152-9.
- ↑ Comparative Agendas accessed 12 July 2013
- ↑ The most powerful cities in the world citymayors.com. Retrieved on 27 April 2012
- ↑ “Six Swiss companies make European Top 100”, swissinfo.ch, 18 October 2008. Truy cập 22 July 2008.
- ↑ 82,0 82,1 82,2 82,3 82,4 Swiss Statistical Yearbook 2008 by Swiss Federal Statistical Office
- ↑ “Trade Unions – Switzerland”. Truy cập 17 December 2012.
- ↑ Swiss jobless reach 12-year high – a mere 4.4 pct. Associated Press (8 January 2010).
- ↑ The World Factbook
- ↑ “Mehr Arbeitslose in der Schweiz – das ist nicht überraschend – News – SRF”. Truy cập 13 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “The Conference Board Total Economy Database – Output, Labor, and Labor Productivity, 1950 – 2012” (Excel). The Conference Board (January 2013).
- ↑ 88,0 88,1 Policy Brief: Economic Survey of Switzerland, 2007 Bản mẫu:Webarchive (326 KiB), OECD Bản mẫu:WebarchiveBản mẫu:Dead link
- ↑ Economic Policy Reforms: Going for Growth 2008 – Switzerland Country Note. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), 2008, ISBN 978-92-64-04284-1
- ↑ Federal Department of Finance. (2012/1). p. 82.
- ↑ “Archived copy”. Bản chính lưu trữ 14 July 2014. Truy cập 14 June 2014.
- ↑ Domestic purchasing power of wages (68 KiB) Bản mẫu:Dead linkBản mẫu:Cbignore
- ↑ Switzerland tops in buying power. Swiss News (1 May 2005).
- ↑ Want the world's best wages? Move to Switzerland reuters.com. Retrieved on 14 January 2010.
- ↑ 95,0 95,1 95,2 95,3 The Swiss education system swissworld.org, Retrieved on 23 June 2009
- ↑ Academic Ranking of World Universities 2015 Academic Ranking of World Universities. ShanghaiRanking Consultancy. 2015. Retrieved 25 July 2016
- ↑ “Shanghai Ranking 2008 Top 100 world universities in Natural Sciences and Mathematics”. Ed.sjtu.edu.cn. Bản chính lưu trữ 12 October 2009. Truy cập 2 November 2010.
- ↑ Kim Thomas, “Why does Switzerland do so well in university rankings?”, 1 October 2014. Truy cập 12 October 2014.
- ↑ Ranking by Top Universities
- ↑ Financial Time Executive Education Rankings – Open Programs – 2015 Retrieved 8 July 2015
- ↑ “Chart C3.1. Percentage of foreign students in tertiary education (1998, 2003) in Education at a Glance, OECD indicators 2005 – Executive Summary” (PDF). OECD (2005). Truy cập 22 December 2013.
- ↑ Education at Glance 2005 by the OECD: Percentage of foreign students in tertiary education. Bản mẫu:Dead linkBản mẫu:Cbignore
- ↑ “Graduate Institute of International Studies Geneva Overview | Study Abroad Programs”. Studyihub.com (13 September 2010). Truy cập 28 April 2013.
- ↑ “e-Perspectives, Kendra Magraw ('10) Accepted at Geneva's Prestigious IHEID – U of MN Law School”. Law.umn.edu. Truy cập 28 April 2013.Bản mẫu:Dead link
- ↑ Snygg, John (2011). A New Approach to Differential Geometry Using Clifford's Geometric Algebra, Springer. ISBN 978-0-8176-8282-8.
- ↑ Mueller, Roland. “Swiss Nobel Prize Winners / Nobel Prize Winners in Switzerland”. Muellerscience.com. Truy cập 29 May 2011.
- ↑ “Mueller Science – Spezialitaeten: Schweizer Nobelpreisträger”. Truy cập 31 July 2008.
- ↑ info.cern.ch Retrieved on 30 April 2010
- ↑ “CERN - the largest laboratory in the world www.swissworld.org”. Swissworld.org. Truy cập 29 April 2010.
- ↑ Oerlikon Space at a Glance. www.oerlikon.com
- ↑ “5 Years on Mars”. Maxonmotor.ch (4 January 2004). Bản chính lưu trữ 30 April 2011.
- ↑ “Vorlage Nr. 502: Übersicht: Volksinitiative 'Moratorium Plus – Für die Verlängerung des Atomkraftwerk-Baustopps und die Begrenzung des Atomrisikos (MoratoriumPlus)'” (bằng de, fr, it). Swiss Federal Chancellery (18 May 2003). Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “Vorlage Nr. 501: Übersicht:Volksinitiative 'Strom ohne Atom – Für eine Energiewende und schrittweise Stilllegung der Atomkraftwerke (Strom ohne Atom)'” (bằng de, fr, it). Swiss Federal Chancellery (18 May 2003). Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
- ↑ Martin Enserink, “Switzerland to Phase Out Nuclear Energy; E.U. Strikes Deal on 'Stress Tests'”, American Association for the Advancement of Science, 25 May 2011. Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
- ↑ Urs Geiser, “Swiss nuclear plants to remain on grid”, Swiss Broadcasting Corporation (SBC). Truy cập 28 tháng 11 năm 2016.
- ↑ “Federal government energy research” (16 January 2008).
- ↑ “Öffentlicher Verkehr – Zeitreihen” (XLS). Swiss Federal Statistical Office (FSO) (September 2016). Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
- ↑ Rhaetian Railway in the Albula / Bernina Landscapes unesco.org
- ↑ “Switzerland”, Xinhua, 1 April 2003.
- ↑ anna.aero European Airport Traffic Trends accessed 12 July 2013
- ↑ Geneva Airport statistics accessed 12 July 2013
- ↑ Swiss sit atop ranking of greenest nations msnbc.com. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Party grouping unfccc.int. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ W3design. “Swiss Recycling”. Swissrecycling.ch. Bản chính lưu trữ 23 April 2010. Truy cập 29 April 2010.
- ↑ “2014 Global Green Economy Index”. Dual Citizen LLC. Truy cập 20 October 2014.
- ↑ “Swiss population to grow 12.5 per cent by 2035”. SWI. Truy cập 23 June 2016.
- ↑ “Population – Key figures, 2012” (bằng English, German, French, Italian). Swiss Federal Statistical Office, 2013. Truy cập 22 December 2013.
- ↑ 128,0 128,1 “Migration and integration – Data, indicators, Nationality, Foreign permanent resident population by nationality, 2012” (bằng English, German, French, Italian). Swiss Federal Statistical Office, 2013. Truy cập 22 December 2013.
- ↑ “Migration and integration – Data, indicators, Nationality, Population with an immigration background, Permanent resident population aged 15 or over, by migration status, 2nd quarter 2012” (bằng English, German, French, Italian). Swiss Federal Statistical Office, 2013. Truy cập 22 December 2013.
- ↑ Definitive report on racism in Switzerland by UN expert humanrights.ch
- ↑ 131,0 131,1 “Languages” (bằng de, fr, it). Swiss Federal Statistical Office (2016). Truy cập 20 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “The Parliamentary Services”. The Federal Assembly. Truy cập 29 July 2015.Bản mẫu:Dead link
- ↑ 133,0 133,1 “Dialekte” (bằng German). Historisches Lexikon der Schweiz. Truy cập 31 July 2015.
- ↑ “Multilingualism”. Presence Switzerland, Federal Department of Foreign Affairs FDFA, The Federal Administration. Truy cập 31 July 2015.
- ↑ “Patients are very satisfied with "Hospital Switzerland"” (bằng German). ANQ Nationaler Verein für Qualitätsentwicklung in Spitälern und Kliniken (5 November 2014). Truy cập 1 April 2015. trích dẫn: Die Antworten erreichten auf einer Skala von 1 bis 10 durchschnittliche Werte zwischen 9 und 9,4.
- ↑ “Zufriedenheit durch Vertrauen: Kurzbericht zur grossen Ärztestudie”, gfs.bern, 20 Minuten Online, comparis.ch, 10 October 2012, trang 9. Truy cập 9 April 2015. (Viết bằng German.) “Mehrheitliche 91 Prozent sind mit "ihrem" Hausarzt mehr oder weniger dezidiert zufrieden.”
- ↑ Rico Kütscher, “Kundenzufriedenheit: Krankenkassen sollten Effizienz und Image verbessern”, 28 June 2014. Truy cập 8 April 2015. (Viết bằng German.) “Wie es um die Kundenzufriedenheit in der Branche generell steht, zeigt eine 2013 im Auftrag von «K-Tipp» durchgeführte repräsentative Umfrage unter Versicherten, die in den vergangenen zwei Jahren Leistungen von ihrer Krankenkasse in Anspruch genommen haben. Beim Testsieger Concordia waren rund 73% der Versicherten «sehr zufrieden». Bei grossen Krankenkassen wie der CSS und Helsana betrug dieser Anteil 70% beziehungsweise 63%. Groupe Mutuel erreichte rund 50%, und die Billigkasse Assura kam auf 44%. Dies illustriert, dass die Zufriedenheit durchaus hoch ist – dass es aber auch Potenzial für Effizienzsteigerungen bei Krankenkassen gibt.”
- ↑ “Components of population change – Data, indicators: Deaths, mortality and life expectancy”. Swiss Federal Statistical Office, Neuchâtel 2013 (2012). Truy cập 21 November 2013.
- ↑ “The Human Capital Report, Insight Report” (PDF) trang 480,12,14,478–481. World Economic Forum (2013). Truy cập 21 November 2013.Bản mẫu:Dead link
- ↑ “OECD.StatExtracts, Health, Health Status, Life expectancy, Total population at birth, 2011” (Online Statistics). OECD's iLibrary (2013). Truy cập 22 November 2013.
- ↑ “Statistical Data on Health and Accident Insurance” (PDF). Swiss Federal Office of Public Health (FOPH) 2012 Edition (Flyer, A4, 2 pages) (19 December 2012). Truy cập 21 November 2013.
- ↑ 142,0 142,1 OECD and WHO survey of Switzerland's health system oecd.org. Retrieved on 29 June 2009
- ↑ Where people live swissworld.org. Retrieved on 26 June 2009
- ↑ 144,0 144,1 144,2 144,3 144,4 Städte und Agglomerationen unter der Lupe admin.ch. Retrieved on 26 June 2009
- ↑ Swiss countryside succumbs to urban sprawl swissinfo.ch. Retrieved on 30 June 2009
- ↑ Enquête représentative sur l'urbanisation de la Suisse (Pronatura) Bản mẫu:Webarchive gfs-zh.ch. Retrieved on 30 June 2009
- ↑ Swiss plateau swissworld.org. Retrieved on 29 June 2009
- ↑ Quality of living mercer.com. Retrieved on 26 June 2009
- ↑ “Die Kirchensteuern August 2013” (bằng German, French, Italian) (PDF). Schweizerische Steuerkonferenz SSK, Swiss Federal Tax Administration FTA, Federal Depertment of Finance FDF (2013). Truy cập 5 April 2014.Bản mẫu:Dead link
- ↑ 150,0 150,1 150,2 “Ständige Wohnbevölkerung ab 15 Jahren nach Religions- / Konfessionszugehörigkeit, 2011–2013” (bằng German) (XLS). Swiss Federal Statistical Office (2015). Truy cập 29 May 2015.
- ↑ “Wohnbevölkerung nach Religionszugehörigkeit 1910–2013” (bằng German) (XLS). Swiss Federal Statistical Office (2015). Truy cập 14 October 2015.
- ↑ “Evangelical Churches Growing Fast in Switzerland”. Christian Post. Truy cập 7 June 2015.
- ↑ “Gallup International Religiosity Index”. WIN-Gallup International (April 2015).
- ↑ (30 September 2005) Eidgenössische Volkszählung 2000: Religionslandschaft in der Schweiz (PDF) (bằng German, French, Italian), 122–129, Neuchâtel: Swiss Federal Statistical Office, December 2004. ISBN 3-303-16073-2. Địa chỉ URL được truy nhập ngày 22 December 2013.
- ↑ Volksabstimmung vom 2. März 1980 admin.ch. Retrieved on 2010
- ↑ “Ständige Wohnbevölkerung ab 15 Jahren nach Religions- / Konfessionszugehörigkeit, 2012” (bằng German, French, Italian) (XLS). Swiss Federal Statistical Office (2014). Truy cập 5 April 2014.
- ↑ Swiss culture swissworld.org. Retrieved on 1 December 2009
- ↑ European Year of Intercultural Dialogue Dr Michael Reiterer. Retrieved on 1 December 2009
- ↑ Switzerland: culture traveldocs.com. Retrieved on 1 December 2009
- ↑ Museums swissworld.org. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Lucerne Festival nytimes.com. Retrieved on 15 December 2010
- ↑ Montreux Jazz Festival Retrieved on 26 August 2013
- ↑ Film festivals swissworld.org. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Mountains and hedgehogs. swissworld.org. Retrieved on 1 December 2009
- ↑ Folk music swissworld.org. Retrieved on 2 December 2009
- ↑ Culture of Switzerland europe-cities.com. Retrieved on 14 December 2009
- ↑ Art in literatureBản mẫu:Dead link cp-pc.ca. Retrieved on 14 December 2009
- ↑ Từ Encyclopædia Britannica phiên bản thứ 11, Swiss literature
- ↑ 169,0 169,1 169,2 Literature swissworld.org, Retrieved on 23 June 2009
- ↑ 170,0 170,1 Press and the media ch.ch. Retrieved on 25 June 2009
- ↑ 171,0 171,1 171,2 171,3 Press in Switzerland pressreference.com. Retrieved on 25 June 2009
- ↑ Sport in Switzerland europe-cities.com. Retrieved on 14 December 2009
- ↑ A brief history of bobsleigh Bản mẫu:Webarchive fibt.com. Retrieved on 2 November 2009
- ↑ “Meist gesehene Sendungen SRF seit 2011” (bằng de) (PDF). SRF (1 July 2014). Truy cập 13 June 2016.
- ↑ “The world's most amazing football pitches – in pictures”, The Guardian, 8 June 2014. Truy cập 9 June 2014.
- ↑ Geering. “Hockeyarenas.net”. Hockeyarenas.net. Truy cập 3 November 2011.
- ↑ “IIHF World Championships 2009 official website”. Iihf.com (10 May 2009). Truy cập 29 April 2010.
- ↑ Wikinews:Switzerland lifts ban on motor racing
- ↑ “Swiss vote against racing”. Inside F1, Inc. (10 October 2007). Truy cập 13 June 2014.
- ↑ Hornussen swissroots.org. Retrieved on 25 January 2010
- ↑ Tradition and history interlaken.ch. Retrieved on 25 January 2010
- ↑ Zürcher Geschnetzeltes Zürcher Geschnetzeltes, engl.: sliced meat Zürich style
- ↑ Flavors of Switzerland theworldwidegourmet.com. Retrieved on 24 June 2009
- ↑ Michelin Guide Switzerland 2010 attests to the high quality of gourmet cooking with one new 2 star restaurant and 8 new one star Press information, Michelin. Retrieved on 14 December 2009
- ↑ Swiss region serves up food with star power usatoday.com. Retrieved on 14 December 2009
- ↑ Chocolate swissworld.org. Retrieved on 24 June 2009
- ↑ Swiss Chocolate germanworldonline.com (4 December 2009). Retrieved on 14 June 2010
- ↑ Wine-producing Switzerland in short Bản mẫu:Webarchive swisswine.ch. Retrieved on 24 June 2009
- ↑ Table 38. Top wine consuming nations per capita, 2006 winebiz.com. Retrieved on 14 June 2010
- Bibliography
- Church, Clive H. (2004) The Politics and Government of Switzerland. Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-69277-2.
- Dalton, O.M. (1927) The History of the Franks, by Gregory of Tours. Oxford: The Clarendon Press.
- Fahrni, Dieter. (2003) An Outline History of Switzerland. From the Origins to the Present Day. 8th enlarged edition. Pro Helvetia, Zürich. ISBN 3-908102-61-8
- Historical Dictionary of Switzerland (2002–). Published electronically and in print simultaneously in three national languages of Switzerland.
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
- Chính phủ liên bang
- Nghị viện Thụy Sĩ
- Tòa án Tối cao Liên bang (Đức, Pháp, Ý)
- Bộ Thống kê Liên bang Thụy Sĩ
- Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ (PDF)
- Culturelinks.ch – thư mực về văn hóa Thụy Sĩ
- Từ điển Lịch sử Thụy Sĩ – bách khoa toàn thư về quốc gia (Đức, Pháp, Ý)
- Swissworld – bách khoa toàn thư về liên bang của chính phủ
- About.ch – thêm về quốc gia
- swissinfo – tin tức và thông tin Thụy Sĩ, do Công ty Phát thanh Thụy Sĩ công cộng (9 ngôn ngữ)
- Quy hoạch Không gian Thụy Sĩ – Bộ Phát triển Không gian của Liên bang Thụy Sĩ (quy hoạch sử dụng đất, chuyên chở, và phát triển có thể giữ lâu được)
Liên kết đến đây
- Nhà ngôn ngữ học
- Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
- Ngôn ngữ chính thức
- Olympic Vật lý Quốc tế
- Bản mẫu:Country data Switzerland
- Tin Lành
- Albert Einstein
- Albrecht Dürer
- Anpơ
- Áo
- Xem thêm liên kết đến trang này.