Anpơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

title="Độ cao điểm cao nhất trên mặt biển" title="Địa chất của khu vực" title="Kiến tạo sơn của khu vực" title="Niên đại địa chất"

colspan="2" style="text-align: center; font-weight: bold; font-size: 1.25em; background-color: #dacaa5;" | Anpơ
colspan="2" style="text-align: center; background-color: #dacaa5;" | Dãy núi
Các quốc gia Áo, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Italia, Slovenia, Liechtenstein
 - cao độ
Địa chất Diệp thạch Bündner, Flysch, Molat
Kiến tạo sơn Kiến tạo sơn Alps
Niên đại Kỷ Đệ Tam
Địa hình Anpơ

Anpơ (tiếng Pháp: Alpes, tiếng Đức: Alpen, tiếng Ý: Alpi là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, kéo dài từ Áo, Ý Slovenia ở phía Đông, chạy qua Ý, Thụy Sĩ, Liechtenstein Đức tới Pháp ở phía Tây. Dãy núi được hình thành hơn hàng trăm triệu năm khi các mảng châu Phi và Á-Âu đâm hút nhau. Sự va chạm làm cho các đá trầm tích biển nâng lên bởi các hoạt động đứt gãy và uốn nếp hình thành nên những ngọn núi cao như Mont Blanc Matterhorn. Mont Blanc kéo dài theo ranh giới của Pháp-Ý, và với độ cao nên là ngọn núi cao nhất dãy Anpơ. Vùng An-pơ còn có các đỉnh núi cao hơn nổi tiếng như "four-thousanders".

Sứ thần Phạm Phú Thứ triều Tự Đức nhà Nguyễn nhân chuyến đi sang Âu châu năm 1863 có nhắc đến rặng núi này và phiên âm là Ân Lô Bi.[1]

Địa lý[sửa]

Tập tin:Alps with borders.jpg
Alps kéo dài từ Pháp ở phía tây đến Slovenia ở phía đông, và từ Ý ở phía nam đến Đức ở phía bắc.

Anpơ là một cấu trúc có hình lưỡi liềm nằm ở Trung Âu, với chiều dài từ đông sang tây và rộng . Cao độ trung bình của các đỉnh núi là .[2] Dãy núi kéo dài từ bắc Địa Trung Hải ngay phía trên bồn trũng Sông Po qua Pháp từ Grenoble, về phía đông qua trung và nam Thụy Sĩ. Dãy núi tiếp tục qua Vienna của Áo, và về phía đông đến biển Adriatic và vào lãnh thổ Slovenia.[3][4][5] Về phía nam, nó chìm xuống phía bắc của Ý và về phía bắc nó phát triển đến Bavaria, Đức.[5] Ở các khu vực như Chiasso, Thụy Sĩ và Neuschwanstein, Bayern, ranh giới giữa dãy núi với các vùng đất bằng phẳng thì rõ ràng; ở những nơi khác như Genève, ranh giới này kém rõ ràng hơn. Các quốc gia có lãnh thổ bao phủ dải núu này lớn nhất là Thụy Sĩ, Pháp, Áo và Ý. Phần cao nhất của dãy núi kéo dài từ đỉnh Mont Blanc với chiều cao 4810 m[6] nằm trên biên giới giữa Pháp và Ý, qua Berner Oberland và đến Matterhorn ở Thụy Sĩ. Đỉnh cao nhất phần phía Đông Anpơ là đỉnh Piz Bernina, cao 4052 m.[5]

Sự khác biệt về tên gọi trong vùng núi này gây nên những khó khăn trong việc phân loại các núi và các tiểu vùng, nhưng nhìn chung nó bao gồm Đông Alps Tây Alps ranh giới giữa miền đông Thụy Sĩ theo nhà địa chất học Stefan Schmid.[7] Năm 2006, SOIUSA (Suddivisione Orografica Internazionale Unificata del Sistema Alpino), một tổ chức của Ý, đề xuất một hệ thống phân loại mới theo yếu tố địa chất và bản đồ địa hình. Theo SOIUSA, Alps có thể được chia thành Ligurian Alps, Maritime Alps, Cottian Alps, Dauphiné Alps, Graian Alps, Pennine Alps, Bernese Alps, Lepontine Alps, Glarus Alps, và Appenzell Alps.[8]

Một loạt các dãy núi thấp hơn chạy song song với dãy núi Alps chính, bao gồm French Prealps ở Pháp và dãy núi Jura ở Thụy Sĩ và Pháp. Dãy núi thứ hai của Alps chạy theo lưu vực từ Địa Trung Hải đến Wienerwald, băng qua một số đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất của Alps. Từ Colle di Cadibona đến Col de Tende, nó chạy theo hướng tây trước khi bẻ ngoặc về tây nam và sau đó khi đến gần Colle della Maddalena, nó hướng về phía bắc. Khi đến biên giới Thụy Sĩ, sống núi chính có hướng đông-đông bắc, và giữ hướng đó cho đến khi kết thúc gần Vienna.

Địa chất và kiến tạo sơn[sửa]

Xem chi tiết: Địa chất Anpơ

Alps là một phần của đai kiến tạo sơn Đệ Tam gọi là đai Alpide bắt đầu cách nay 300 triệu năm[9]. Trong Paleozoic, siêu lục địa Pangaea chỉ là một mảng kiến tạo lớn; nó vỡ ra thành nhiều mảnh trong suốt Đại Trung Sinh đai dương Tethys phát triển giữa các lục địa Laurasia Gondwana trong kỷ Jura.[10] Đại dương Tethys sau đó bị ép giữa các mảng va chạm tạo nên các dãy núi được gọi là vành đai Alpide, từ Gibraltar qua Himalaya đến Indonesia— quá trình này bắt đầu vào cuối Đại Trung Sinh và tiếp tục diễn ra cho đến hiện nay. Sự hình thành Alps là một đoạn trong quá trình tạo núi này,[10] do sự va chạm giữa mảng châu Phi mảng Á-Âu[11] diễn ra vào Kreta muộn.[12] nó kéo dài từ miền nam châu Âu và châu Á từ Đại Tây Dương đến Himalaya. Theo đó phần phía tây của đại dương Tethys bị biến mất. Các đá móng bị lộ ra ở những vùng trung tâm nằm ở cao hơn, hình thành Mont Blanc, Matterhorn, và các đỉnh cao của Pennine Alps Hohe Tauern. Sự hình thành Địa Trung Hải liên quan đến các hoạt động gần đây hơn, và không để lại dấu vết ở bờ biển bắc của lục địa châu Phi.

Dưới lực nén cực kỳ lớn, các đá trầm tích có nguồn gốc biển bị nâng lên, tạo nên các nếp uốn và các đứt gãy nghịch.[13]

Lịch sử văn hóa và chính trị[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Anpơ

Có ít thông tin về những người sống ở Alps trứoc đây, theo các dấu hiệu được bảo tồn kém theo các nhà lịch sử và địa lý La Mã Ai Cập. Một ít thông tin chi tiết đã bị mờ nhạt do các cuộc chinh phục Alpine của Augustus. Các nghiên cứu gần đây về Mitochondrial DNA cho thấy rằng MtDNA Haplogroup K rất có thể có nguồn gốc trong hoặc gần phía đông nam Alps có tuổi cách đây 12.000–15.000 năm.

Trong suốt cuộc chiến tranh Punic lần 2 năm 218 TCN, kiệt tướng thành Carthage Hannibal đã vượt qua Alps cùng với 38.000 bộ binh, 8.000 kị binh, và 37 voi chiến.[14] Đây là một trong những thành tựu nổi bật nhất của quân đội trong chiến tranh thời cổ đại.[14]

Hầu hết các cùng của Alpine dần dần được các dân tộc German (Langobards, Alemanni, Bavarii) định cư từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, đợt mở rộng gần đây nhất là đến Walser.

Khí hậu[sửa]

Alps được chia thành 5 đới khí hậu, với các môi trường khác nhau. Khí hậu, đời sống thực vật và động vật cũng thay đổi theo các đới hoặc vùng khác nhau của dãy núi.

  1. Đới trên 3.000 m được gọi là đới névé. Khu vực này có khí hậu lạnh nhất, luôn bị tuyết phủ. Đó là lý do tại sao có ít thực vật sinh sống.
  2. Đới alpine từ độ cao 2.000 m đến 3.000 m. Đới này ít lạnh hơn đới névé. Các hoa dại và cỏ mọc ở đây.
  3. Đới cận alpine ở độ cao từ 1.500 đến 2.000 m, gồm các rừng cây linh sam và cây vân sam vì chúng có khí hậu ôn hòa hơn.
  4. Đới trồng trọt được phân bố ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m. Hàng triệu cây sồi mọc ở đây. Ở đới này có hoạt độ nông nghiệp phát triển.
  5. Đới thấp nằm dưới 1.000 m. Ở đây có sự đa dạng về thực vật. Bên cạnh đó là các làng mạc.

Thực vật[sửa]

Xem chi tiết: Thực vật Alps

Hạn chế về độ cao đối với thực vật tự nhiên làm xuất hiện một số loài cây rụng lá chủ yếu như sồi, fagus, tần bì đoạn. Chúng không phân bố ở cùng một độ cao nhất định, cũng không phải lúc nào cùng tìm thấy chúng cùng nhau; nhưng giới hạn trên tương ứng chính xác đủ để chúng thay đổi từ khí hậu ôn hoàn sang lạnh làm thay đổi sự có mặt của các loài thực vật thân thảo hoang. Giới hạn này nằm ở độ cao khoảng so với mực nước biển ở rìa phía bắc của Alps, nhưng sườn phía nam thì tương ứng với , thậm chí đôi khi đến .

Khu vực này không phải lúc nào cũng được đánh dấu bởi sự có mặt của một số loài đặc trưng. Con người đã tác động vào chúng ở một số khu vực, ngoại trừ các khu rừng fagus của vùng Alpes Áo, các rừng cây rụng lá hiếm gặp ở đây. Ở một vài khu vực nhỏ có các loài cây gỗ, chúng bị thay thế bởi thông scots và vân sam Na Uy, là các loài ít nhạy cảm đối với sự khai thác của con người.

Bên trên, thường có một dãy các cây thông thấp (Pinus mugo), chúng lần lượt được thay thế bằng các cây bụi, đặc trưng như Rhododendron ferrugineum (trên đấy axit) hay Rhododendron hirsutum (trên đất kiềm). Trên nữa là alpine meadow, và thậm chí ở cao hơn, thảm thực vật càng trở nên thưa thớt. Ở những độ cao cao hơn, thực vật có khuynh hướng hình thành những vùng cô lập. Ở Alps, một số loài thực vật có hoa đã được ghi nhận ở độ cao trên , như Ranunculus glacialis, Androsace alpina Saxifraga biflora.

Tham khảo[sửa]

  1. Phạm Phụ Thứ. Nhật ký đi Tây. HCM: Đà Nẵng, 1999. Tr 252
  2. Ceben (1998), 22–24
  3. Chatré, Baptiste, et. al. (2010), 9
  4. Fleming (2000), 1
  5. 5,0 5,1 5,2 Beattie (2006), xii–xiii
  6. Shoumtoff (2001), 23
  7. Schmid et. al. (2004), 93
  8. di Sergio Marazzi (2006), 6
  9. Shoumatoff (2001), 35
  10. 10,0 10,1 Graciansky (2011), 1–2
  11. Gerrard, (1990), 9
  12. Gerrard, (1990), 16
  13. Earth (2008), 142
  14. 14,0 14,1 Lancel, Serge, Hannibal, p. 71

Tài liệu[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.