Tiếng Pháp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Pháp (le français hoặc la langue française ), trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu). Nó, giống như tiếng Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, România, Catalunya hay một số khác, xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, từng được sử dụng trong Đế quốc La Mã. Phát triển từ Gaul-Rôman, loại tiếng Latinh tại Gaul, và chính xác hơn tại Bắc Gaul. Những ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Pháp là các langues d'oïl—những thứ tiếng mà về mặt lịch sử từng được nói ở miền bắc Pháp và miền nam Bỉ. Tiếng Pháp được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Celt tại vùng Gaul miền bắc Rôman (như tại Gallia Belgica) và bởi tiếng Frank (thuộc nhóm ngôn ngữ German) của người Frank. Ngày nay, có nhiều ngôn ngữ creole dựa trên tiếng Pháp, đáng chú ý nhất là tiếng Haiti. Một người hoặc quốc gia nói tiếng Pháp có thể được gọi là "Francophone".

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia, đa phần là thành viên của la francophonie, một cộng đồng quốc gia Pháp ngữ. Nó là ngôn ngữ thứ nhất tại Pháp, tỉnh Québec của Canada, miền tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco, một số phần nhất định khác của Canada Hoa Kỳ, và bởi những cộng đồng Pháp ngữ nhiều nơi. Tới năm 2015, 40% dân số francophone (gồm cả người nói L2) ở châu Âu, 35% ở châu Phi hạ Sahara, 15% ở Bắc Phi và Trung Đông, 8% ở châu Mỹ, 1% ở châu Á và châu Đại Dương.[1]

Tiếng Pháp là tiếng bản ngữ của nhiều người thứ tư trong Liên minh châu Âu.[2] 1/5 người châu Âu ở vùng phi Francophone nói tiếng Pháp.[3] Do kết quả của việc tạo lập thuộc địa của Pháp và Bỉ từ thế kỷ 17 và 18, ngôn ngữ này được đưa đến châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Đa phần người nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai sống ở châu Phi Francophone, đặc biệt là Gabon, Algérie, Mauritius, Senegal Bờ Biển Ngà.[4] Năm 2015, ước tính có 77 tới 110 triệu người nói tiếng Pháp bản ngữ,[1][5] và 190 triệu người nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai.[6] Chừng 270 triệu người có khả năng nói ngôn ngữ này.[7] Theo dự án của Université Laval Réseau Démographie de l'Agence universitaire de la francophonie, tổng lượng người nói tiếng Pháp sẽ đạt 500 triệu vào năm 2025 và 650 triệu vào năm 2050.[8] Organisation internationale de la Francophonie ước tính 700 triệu người vào năm 2050, 80% trong đó sống ở châu Phi.[1]

Lịch sử[sửa]

Đế quốc La Mã và ảnh hưởng của tiếng Latin[sửa]

Trước khi bị xâm chiếm bởi Đế quốc La Mã, dưới sự lãnh đạo của Julius Cæsar, các khu vực thuộc Pháp hiện giờ là đất của một giống dân Celt có tên là người Gaul; cộng thêm vào đó là người Ibero ở phía nam, người Ligure ở dọc theo bờ biển Địa Trung Hải người Vascon (hay Gascon) ở dọc theo ranh giới với Tây Ban Nha bây giờ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều người Pháp nhận tổ tiên của họ là người Gaul (tiếng Pháp: nos ancêtres les Gaulois), tiếng Pháp hiện nay chỉ còn độ 200 từ có gốc Celt – đa số là các địa danh. Ngôn ngữ được dùng một cách chính thức tại Pháp sau khi bị xâm chiếm, giống như tại các vùng khác của Đế quốc La Mã, dĩ nhiên là tiếng Latin – một loại Latin bình dân (Latin vulgaire) chắc chắn không thể nào được chấp nhận bởi các nhà văn thơ nổi tiếng của văn chương Latin như Cicero.

Các nhóm người Đức và ảnh hưởng của tiếng Đức[sửa]

Vào thế kỷ thứ 3, các giống dân Đức bắt đầu xâm chiếm Đế quốc La Mã; nhiều nhóm, sau khi xâm chiếm, đã định cư tại Pháp. Trong số các nhóm định cư, bốn nhóm có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ dùng tại Pháp lúc bấy giờ là: người Frank (định cư tại miền bắc), người Aleman (định cư dọc theo biên giới Đức), người Burgundi (định cư dọc theo thung lũng sông Rhône) và người Visigoth (hay người Goth – định cư tại vùng Aquitaine). Ảnh hưởng văn hoá của các giống dân người Đức này hiện rõ nhất trong bộ từ vựng của tiếng Pháp hiện nay: 15% các từ tiếng Pháp có gốc Đức.

Tiếng Oïl và tiếng Oc[sửa]

Đến cuối thế kỷ thứ 5 thì các giống dân Đức chiếm hoàn toàn đất Pháp từ tay của Đế quốc La Mã. Các ngôn ngữ dùng tại Pháp trong 4 thế kỷ sau đó bị biến đổi dần dần và được các nhà ngôn ngữ học chia ra làm 3 tiếng chính:

  • Tiếng Oïl, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oïl, là tiếng được dùng tại miền bắc. Tiếng này là loại tiếng Latinh bình dân dùng dưới thời Đế quốc La Mã nhưng bị biến đổi rất nhiều vì ảnh hưởng ngôn ngữ của người Frank. Tiếng Pháp hiện nay là hậu thân của tiếng này. Một số giọng tiếng Pháp ở miền bắc bây giờ, như các giọng Picard, Wallon, Normand..., cũng là hậu thân của nó.
  • Tiếng Oc, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oc, là tiếng được dùng tại miền nam. Tiếng này ít bị ảnh hưởng của người Frank nên gần tiếng Latinh hơn. Một số giọng tiếng Pháp ở miền nam bây giờ, như các giọng Gascon, Provençal..., là hậu thân của tiếng này.
  • Tiếng Pháp-Provençal (hay Arpital) là một loại tiếng đứng giữa hai tiếng kể trên.

Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Pháp hiện nay là một loại tiếng Rôman nhưng đã bị khá nhiều ảnh hưởng của tiếng Đức. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Pháp (la langue française), nước Pháp (la France) và nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Frank của người Frank.

Ảnh hưởng của các văn hóa Tây Âu[sửa]

Khi người Anglo-Saxon xâm chiếm đảo Anh trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, một số người Celt sống tại các vùng tây-nam của đảo Anh chạy sang sống tại vùng tây-bắc của nước Pháp. Những người này tuy không phải là người Gaul khi xưa của Pháp nhưng dùng một thứ tiếng khá giống – vì người Gaul cũng là người Celt – nên họ đã có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ địa phương tại vùng họ định cư. Ngày nay ảnh hưởng này còn tồn tại trong giọng Breton của tiếng Pháp. Hơn nữa, một số người Pháp lớn tuổi sống tại Breton vẫn còn có thể giao dịch với những người Celt sống tại xứ Wales và các vùng Cornwall, Devon của Anh.

Trong khi đó về phía nam, trong khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, người Vascon từ Tây Ban Nha vượt qua dãy Pyrénées sang định cư tại vùng tây-nam của Pháp. Ảnh hưởng văn hóa của những người này còn tồn tại trong giọng Gascon của tiếng Pháp ngày nay.

Hình thành của tiếng Pháp qua thời gian[sửa]

Các nhà ngôn ngữ học chia sự phát triển của tiếng Pháp ra làm 4 giai đoạn:

Phân bổ địa lý[sửa]

Tập tin:Henri Oger's book 1.jpg
Cuốn Tự học Pháp thoại tiệp kính do Henri Oger soạn để dạy người Việt học tiếng Pháp vào đầu thế kỷ 20, in ở Hà Nội

Tiếng Pháp là tiếng chính thức độc nhất của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây: Bénin, Burkina Faso, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Gabon, Guadeloupe, Guinée, Guyane thuộc Pháp, Mali, Martinique, Monaco, Niger, Pháp, Polynésie thuộc Pháp, tỉnh bang Québec của Canada, Réunion, Saint-Pierre và Miquelon, Sénégal Togo.

Tiếng Pháp là một trong nhiều tiếng chính thức của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây: Bỉ (cùng với tiếng Hà Lan tiếng Đức) – đặc biệt là vùng Wallonie là vùng của cộng đồng Pháp, Burundi (cùng với tiếng Kirundi), Cameroon (cùng với tiếng Anh), Canada (cùng với tiếng Anh) – đặc biệt là tỉnh bang New Brunswick, hay Nouveau-Brunswick, (cùng với tiếng Anh) và các lãnh thổ tự trị Nunavut, Các Lãnh thổ Tây Bắc (cùng với tiếng Anh và 11 tiếng bản địa khác), Comores (cùng với tiếng Shikomor tiếng Ả Rập), Cộng hòa Trung Phi (cùng với tiếng Sangho), Djibouti (cùng với tiếng Ả Rập), Haiti (cùng với tiếng Haiti), Liban (cùng với tiếng Ả Rập), Luxembourg (cùng với tiếng Đức và tiếng Luxembourg), Madagascar (cùng với tiếng Malagasy), Mauritius (cùng với tiếng Anh), Rwanda (cùng với tiếng Anh và tiếng Rwanda), Seychelles (cùng với tiếng Anh), Tchad (cùng với tiếng Ả Rập), Thụy Sĩ (cùng với tiếng Đức, tiếng Ý, và tiếng Romansh) và Vanuatu (cùng với tiếng Bislama và tiếng Anh).

Một vài nước, hay lãnh thổ, tuy tiếng Pháp không là một tiếng chính thức nhưng có một số người dùng đáng kể là: Algérie, Andorra, Tunisia, Maroc, các tỉnh bang Ontario Manitoba của Canada. Ngoài ra những người dùng tiếng Pháp, tuy chỉ là một số nhỏ, còn ở tại các nơi sau đây: Ai Cập, vùng Pondicherry của Ấn Độ, Quần đảo Eo Biển, Campuchia, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ, Lào, Mauritanie và vùng Aosta của Ý.

  • Tuy Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức nhưng vài tiểu bang, như Louisiana, có ban hành luật công nhận các tiếng chính thức ngoài tiếng Anh.

Các loại và các giọng tiếng Pháp[sửa]

Ngữ pháp[sửa]

Xem chi tiết: Ngữ pháp tiếng Pháp

Ngữ pháp tiếng Pháp mang đặc điểm của nhóm ngôn ngữ Rôman là một ngôn ngữ biến tố. Các danh từ gồm 2 giống: cái (féminin) và đực (masculin) và được hợp theo số lượng; các tính từ được hợp theo giống và số lượng. Các động từ được chia theo các ngôi và phụ thuộc vào trạng thái của chủ ngữ để phân loại và chia cùng với các trợ động từ (être hay avoir) ở các thời kép.

Ví dụ[sửa]

Tiếng Pháp Tiếng Việt
Bonjour Xin chào
Au revoir Tạm biệt
Bonne nuit Chúc ngủ ngon
Bon appétit Chúc (ăn) ngon miệng
Merci Cảm ơn
Le jour/la nuit Ngày/đêm
Le garçon/la fille Cậu bé/cô bé
L'amour Tình yêu
Je t'aime Anh yêu em (em yêu anh)
Le Français Tiếng Pháp, người Pháp
Le Vietnamien Tiếng Việt, người Việt

Xem thêm[sửa]

  • Các chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Pháp: DELF, DALF

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.