Ý
Ý
(gọi
tắt
từ
Hán-Việt
Ý
Đại
Lợi),
còn
gọi
là
I-ta-li-a
(tiếng
Ý:
Italia),
quốc
danh
hiện
tại
là
Cộng
hoà
Ý
(tiếng
Ý:
Repubblica
Italiana)
là
một
quốc
gia
nằm
ở
Bán
đảo
Ý
phía
Nam
châu
Âu,
và
trên
hai
hòn
đảo
lớn
nhất
tại
Địa
Trung
Hải,
Sicilia
và
Sardegna.
Ý
có
chung
biên
giới
phía
bắc
là
dãy
Alpine
với
Pháp,
Thuỵ
Sĩ,
Áo
và
Slovenia.
Các
quốc
gia
độc
lập
San
Marino
và
Thành
Vatican
là
những
lãnh
thổ
nằm
gọn
bên
trong
bán
đảo
Ý,
còn
Campione
d'Italia
lại
là
một
vùng
đất
của
Ý
nằm
trong
lãnh
thổ
Thuỵ
Sĩ.
Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo Rôma. Hình dạng lãnh thổ của Ý trông giống như một chiếc ủng.
Ngày nay, Ý là một nền cộng hoà dân chủ, và là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Nước này là một thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh châu Âu ngày nay (đã ký kết Hiệp ước Roma năm 1957), và cũng là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, Liên minh Tây Âu, và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ý cũng được coi là một cường quốc[1].
Mục lục
- 1 Nguồn gốc quốc hiệu
-
2
Lịch
sử
- 2.1 Tiền sử tới Magna Graecia
- 2.2 La Mã cổ đại
- 2.3 Thời kỳ Trung Cổ
- 2.4 Comuni và Signorie
- 2.5 Phục hưng
- 2.6 Đô hộ nước ngoài (thế kỷ 16 - thế kỷ 19)
- 2.7 Risorgimento (1848-1870)
- 2.8 Từ Chủ nghĩa tự do tới Chủ nghĩa phát xít (1870-1922)
- 2.9 Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945)
- 2.10 Đệ nhất Cộng hoà (1946-1992)
- 2.11 Đệ nhị Cộng hoà (1992-hiện tại)
- 3 Địa lý
- 4 Chính phủ và chính trị
- 5 Đối ngoại
- 6 Quân đội
- 7 Vùng, tỉnh và các khu vực đô thị
- 8 Nhân khẩu
- 9 Kinh tế
- 10 Vận tải
- 11 Văn hoá
- 12 Ngôn ngữ
- 13 Ghi chú
- 14 Chú thích
- 15 Liên kết ngoài
Nguồn gốc quốc hiệu[sửa]
- Xem chi tiết: Tên gọi Ý
Danh xưng "Ý Đại Lợi" và giản xưng của nó là "Ý" trong tiếng Việt bắt nguồn từ "意大利" (pinyin: yìdàlì), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Ý (Italia). Giống như "Úc" (Australia), "Ý" hay "Italia" đều được gọi phổ biến ngang nhau ở Việt Nam, không như tên của nhiều nước châu Âu khác khi được đọc theo âm Hán Việt từ chữ Hán mà người Trung Quốc dùng để phiên âm tên nước đó theo tiếng Trung.
Nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ "Italia" là không chắc chắn. Theo một trong những cách giải thích thường thấy, thuật ngữ này được lấy từ Hy Lạp, từ Oscan Víteliú, có nghĩa "vùng đất của gia súc" (cần nhớ, từ tiếng Romanian chỉ gia súc là vite) và được đặt cho vị thánh của gia súc, Ares[2]. Con bò là một biểu tượng của các bộ tộc miền nam Italia và thường được thể hiện đang húc con chó sói La Mã như một biểu tượng bất khuất của Italia tự do trong Các cuộc chiến tranh Samnite.
Cái tên Italia được dùng cho một phần của vùng hiện là phía nam Ý. Theo Antiochus xứ Syracuse, ban đầu nó chỉ vùng phía nam của bán đảo Bruttium (Calabria hiện nay), nhưng ở thời ông Oenotria và Ý đã trở thành từ đồng nghĩa, và cái tên này cũng được dùng để gọi hầu hết vùng Lucania. Người Hy Lạp dần sử dụng cái tên "Italia" cho một vùng đất rộng lớn hơn, nhưng chỉ tới thời các cuộc chinh phục của La Mã thì thuật ngữ này mới mở rộng để chỉ toàn bộ bán đảo[3].
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Ý
Tiền sử tới Magna Graecia[sửa]
Những cuộc khai quật trên khắp Ý cho thấy sự hiện diện của con người tại đây có từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 200.000 năm trước. Ở thế kỷ thứ 7 và thứ 8 trước Công nguyên, các tập đoàn Hy Lạp đã được thành lập ở những nơi rất tách biệt tại vùng bờ biển phía đông Biển Đen và Massilia (hiện là Marseille, Pháp). Các tập đoàn này gồm những khu định cư tại Sicilia và vùng phía nam bán đảo Italia. Những người La Mã gọi vùng Sicilia và vùng phía nam Ý là Magna Graecia (tiếng Latin, "Đại Hy Lạp"), bởi nơi đây có nhiều người Hy Lạp sinh sống[4][5][6].
La Mã cổ đại[sửa]
- Xem chi tiết: La Mã cổ đại
La Mã cổ đại là một nền văn minh phát triển từ một cộng đồng nông nghiệp nhỏ được thành lập trên Bán đảo Ý khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên trở thành một đế chế to lớn trải dài khắp Địa Trung Hải. Ở thế kỷ hai TCN, nền văn minh La Mã đã chuyển từ một chế độ quân chủ, nhà nước cộng hoà dựa trên sự phối hợp giữa chính thể đầu sỏ và quân chủ, trở thành một đế chế chuyên chế. Đế chế này đã thống trị nam Tây Âu và toàn bộ vùng bao quanh Địa Trung Hải sau những cuộc chinh phục và đồng hoá.
Nước Ý, ở thời Cộng hoà La Mã và Đế chế La Mã sau này, là tên gọi của bán đảo Ý. Trong thời Cộng hoà, Ý (ở thời ấy đã mở rộng từ Rubicon thành Calabria) không phải là một tỉnh, mà là một vùng lãnh thổ của thành phố La Mã, vì thế nó có quy chế đặc biệt: ví dụ, các chỉ huy quân sự không được phép mang quân đội của mình vào trong Ý, và việc Julius Caesar cùng đội quân của mình vượt qua Rubicon đã đánh dấu sự bắt đầu của cuộc nội chiến.
Từ thế kỷ thứ 3, Đế chế La Mã bắt đầu suy tàn. Nửa phía tây của Đế chế, gồm Hispania, Gaul, và Italia, tan vỡ thành nhiều vương quốc độc lập ở thế kỷ thứ 5. Vùng phía đông đế chế, dưới sự cai trị của Constantinopolis, thường được gọi là Đế chế Byzantine sau năm 476, thời điểm truyền thống của "sự sụp đổ của La mã" và sự khởi đầu sau đó của Buổi đầu thời Trung Cổ, cũng thường được gọi là Đêm trường Trung Cổ.
Thời kỳ Trung Cổ[sửa]
- Xem chi tiết: Ý thời Trung Cổ
Ở thế kỷ thứ 6 Công Nguyên Hoàng đế Justinianus I của Đế chế Byzantine tái chinh phục Ý từ tay người Ostrogoth. Cuộc xâm lược của một làn sóng các bộ lạc German, Lombard, đã khiến những nỗ lực khôi phục Đế chế Tây La Mã của ông không thành công nhưng những tiếng vang từ sự thất bại của Justinian vẫn còn đó. Trong mười ba thế kỷ tiếp sau, tuy các thành bang xuất hiện ở vùng đất phía bắc dãy Alps, bối cảnh chính trị Ý vẫn là một sự chắp vá giữa kiểu thành bang phong kiến, quốc gia chuyên chế nhỏ, và những kẻ chinh phạt ngoại bang.
Trong nhiều thế kỷ các đội quân và các Quan trấn thủ, những người kế vị Justinian, là lực lượng có sức mạnh chi phối tại Ý - đủ mạnh để ngăn chặn các thế lực khác như người Ả Rập, Thánh chế La Mã, hay Lãnh thổ Giáo hoàng thành lập một Vương quốc Ý thống nhất, nhưng chưa đủ sức ngăn cản "những kẻ ngáng đường" đó và tái lập Ý-La Mã.
Các vương quốc sau đó như Karoling, Otto và Hohenstaufen cũng đã tìm cách thiết lập sự cai trị tại Ý. Nhưng những thành công của họ cũng chỉ mang tính nhất thời như Justinian Đại đế và một quốc gia Ý thống nhất vẫn chỉ là một giấc mơ mãi tới tận thế kỷ 19.
Không đế chế nào bên kia dãy Alps có thể thành công trong việc thống nhất Ý - hay thiết lập được quyền bá chủ trong một giai đoạn dài - vì những thành công của họ đe doạ sự tồn tại của các thế lực bên trong Ý Trung Cổ: Byzantine, Giáo hoàng và người Norman. Những người đó là hậu duệ của người Lombard, đã hợp nhất với những nhóm sắc tộc Ý thời kỳ đầu, hợp lực chống lại, chiến đấu và cuối cùng phá huỷ mọi nỗ lực tạo lập một cơ chế chính trị thống trị ở Ý. Chính khoảng trống trong cơ quan quyền lực này dẫn tới sự nổi lên của các định chế Signoria và Communi.
Comuni và Signorie[sửa]
- Xem chi tiết: Công xã Trung Cổ
Trong lịch sử Ý sự xuất hiện của Signorie (số ít: Signoria) là một giai đoạn đi cùng với sự suy tàn của hệ thống cai trị Công xã Trung Cổ và sự trỗi dậy của nhà nước triều đình. Trong hoàn cảnh này từ Signoria (ở đây được hiểu là "Quyền lực Lãnh chúa") là sự đối lập với định chế Công xã hay cộng hoà thành bang.
Quả vậy, những nhà quan sát thời đó và các nhà sử học hiện đại coi sự xuất hiện của Signoria là phản ứng với sự bất lực của Communi trong duy trì luật lệ và trật tự cũng như ngăn chặn xung đột phe phái và bất ổn dân sự. Trong những điều kiện hỗn loạn thường xảy ra ở các thành bang Ý thời Trung Cổ, mọi người đều hy vọng vào một cá nhân mạnh mẽ để tái lập trất tự cũng như giải giáp giới quý tộc phong kiến.
Ở thời hỗn loạn hay khủng khoảng, các thành phố thỉnh thoảng trao chức Signoria cho các cá nhân được coi là đủ mạnh để cứu vớt nhà nước. Ví dụ, thành bang Tuscan ở Pisa đã trao chức Signoria cho Vua Charles VIII của Pháp với hy vọng ông sẽ bảo vệ nền độc lập của Pisa trước kẻ thù lâu đời là Firenze. Tương tự, Siena đã trao chức Signoria cho Cesare Borgia.
Các kiểu Signoria[sửa]
Thành phần và các chức năng chuyên biệt của Signoria (quý tộc Ý) khác biệt tại mỗi thành phố. Ở một số thành bang (như Verona dưới sự cai quản của gia đình Della Scala hay Firenze ở thời Cosimo de Medici và Lorenzo the Magnificent) chính thể là cái mà ngày nay chúng ta có thể miêu tả bằng thuật ngữ nhà nước độc đảng theo đó đảng ưu thế nắm chức Signoria của thành bang trong tay một gia đình hay triều đại.
Tại Firenze sự sắp xếp này là không chính thức bởi nó không được hợp pháp hoá trong hiến pháp trước khi Medici bị trục xuất khỏi thành phố năm 1494.
Tại các thành bang khác (như Milano của Visconti) quyền lực mang tính triều đại của Signoria được công nhận chính thức như một phần của hiến pháp của Commune', và đã được Nhân dân "phê chuẩn" cũng như được Giáo hoàng hay Thánh chế La Mã công nhận.
Những nước cộng hoà gần biển[sửa]
- Xem chi tiết: Repubbliche Marinare
Ý ở thời điểm này được biết đến nhờ các nước cộng hoà thương mại, gồm Cộng hoà Firenze và Các nước Cộng hoà ven biển. Đó là các thành bang và nói chung là những chính thể cộng hoà theo đó chúng chính thức là các quốc gia độc lập, dù đa số trước kia là những vùng lãnh thổ từng thuộc Đế chế Byzantine (ngoại trừ đáng chú ý là Genova và Pisa). Tất cả các thành phố đó ở thời điểm có quyền độc lập đều có các hệ thống quản lý tương tự (dù không phải là giống hệt) theo đó giới thương nhân có quyền lực to lớn. Dù trên thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay tập đoàn chính trị đầu sỏ, và ít có điểm giống với nền dân chủ hiện đại, tuy vậy sự tự do chính trị có được cũng đã giúp mang lại tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật.
Bốn nước Cộng hoà Ven biển ở Ý gồm Venezia, Genova, Pisa, Amalfi và chúng luôn được liệt kê theo thứ tự đó, phản ánh ưu thế thời ấy của từng nước. Tuy nhiên, các thị trấn khác ở Ý cũng có một lịch sử từng là những nước Cộng hoà Ven biển, dù ở tầm vóc thấp hơn. Những nước này gồm Gaeta, Ancona, Molfetta, Trani và, tại Dalmatia là Ragusa và Zara.
Venezia và Genova là cổng thương mại của châu Âu với phương Đông, và là nơi sản xuất thuỷ tinh trang trí, trong khi Firenze từng là thủ phủ của tơ lụa và đồ trang sức. Sự giàu mạnh có được từ những mặt hàng đó đồng nghĩa với khả năng cung cấp vốn cho các dự án công cộng lớn cũng như các công trình thủ công cá nhân. Các nước cộng hoà ven biển tham gia sâu vào cuộc Thập tự chinh, hỗ trợ và quan trọng nhất là lợi dụng các cơ hội chính trị và thương mại có được từ những cuộc chiến đó. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư, với mục tiêu hão huyền để "giải phóng" Jerusalem, thực tế dẫn tới cuộc chinh phục Zara và Constantinopolis của Venezia.
Mỗi nước Cộng hoà Ven biển đều từng có thời điểm nắm quyền cai quản với các vùng đất hải ngoại, gồm nhiều hòn đảo thuộc Địa Trung Hải và đặc biệt là Sardinia và Corsica, những vùng đất thuộc Adriatic, và những vùng đất ở Cận Đông và Bắc Phi.
Phục hưng[sửa]
- Xem chi tiết: Phục hưng Ý
Các cơ cấu chính trị duy nhất cuối Thời Trung Cổ ở Ý đã khiến một số người đưa ra lý thuyết rằng chính không khí xã hội bất thường đó đã cho phép sự xuất hiện của một sự phục hưng văn hoá mạnh mẽ đến như vậy. Ý bị chia thành nhiều thành bang nhỏ và lãnh thổ nhỏ: Vương quốc Napoli kiểm soát miền nam, Cộng hoà Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng vùng trung tâm, người Genova và người Milano phía bắc và phía tây, và người Venezia phía đông. Ý ở thế kỷ 15 là một trong những vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất châu Âu. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng các ý tưởng mang lại đặc điểm riêng cho phong trào Phục hưng có nguồn gốc từ Firenze hồi cuối thế kỷ 13, đặc biệt là các tác phẩm của Dante Alighieri (1265–1321) và Franceso Petrarca (1304–1374), cũng như bức hoạ của Giotto di Bondone (1267-1337).
Cái tên Phục hưng được đưa ra bởi đây là sự "tái sinh" của một số ý tưởng cổ điển từng biến mất từ lâu ở châu Âu. Đã có tranh luận rằng nguyên nhân chính dẫn tới sự tái sinh này là việc khám phá những văn bản cổ từng bị lãng quên của nền văn minh phương Tây, được lưu giữ trong một số thư viện của tu viện và tại Thế giới Hồi giáo, cũng như việc biên dịch các văn bản tiếng Hy Lạp và tiếng Ả rập sang tiếng Latin.
Các học giả thời Trung Cổ như Niccolò de' Niccoli và Poggio Bracciolini đã lùng tìm các tác phẩm của những học giả kinh điển như Platon, Cicero và Vitruvius trong các thư viện. Các tác phẩm thuộc Hy Lạp cổ đại và của các tác giả Hy Lạp (như Platon, Aristoteles, Euclid và Ptolemy) và các nhà khoa học Hồi giáo đã được du nhập vào thế giới Công giáo, mang lại vật liệu trí thức mới cho các học giả châu Âu.
Nạn dịch Tử thần Đen năm 1348 đã giáng một đòn khủng khiếp vào Ý, giết hại một phần ba dân số[8].
Sự hồi phục sau thảm hoạ đã dẫn tới sự hồi sinh của các thành phố, thương mại và kinh tế tác động mạnh mẽ tới giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Nhân đạo và Phục hưng (thế kỷ 15-16) khi Ý một lần nữa quay trở lại vị trí trung tâm nền văn minh phương Tây, ảnh hưởng mạnh mẽ tới triều đình các quốc gia châu Âu khác như Este ở Ferrara và De' Medici tại Firenze.
Đô hộ nước ngoài (thế kỷ 16 - thế kỷ 19)[sửa]
Sau một thế kỷ khi các hệ thống phân rẽ các thành bang Ý và các nguyên tắc đủ khả năng duy trì một nền độc lập vừa đủ và một sự cân bằng quyền lực trên bán đảo, năm 1494 vua Charles VIII của Pháp đã tung ra cuộc xâm lược đầu tiên trong một loạt các cuộc xâm lược, chỉ chấm dứt vào giữa thế kỷ 16, và một cuộc cạnh tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha nhằm sở hữu đất nước này. Cuối cùng Tây Ban Nha chiếm ưu thế (Hiệp ước Cateau-Cambresis năm 1559 công nhận quyền sở hữu của Tây Ban Nha với Lãnh địa Công tước Milano và Vương quốc Napoli) và trong hai thế kỷ nước này hầu như nắm quyền bá chủ tại Ý. Liên minh thần thánh giữa nhà Habsburg của Tây Ban Nha và Toà Thánh đã dẫn tới hành động khủng bố có hệ thống đối với bất kỳ một phong trào Tin lành nào, kết quả là một quốc gia Ý Cơ đốc giáo với rất ít tín đồ Tin lành.
Áo thay thế Tây Ban Nha nắm quyền bá chủ tại Ý sau Hoà ước Utrecht (1713), chiếm thành bang Milano và Vương quốc Napoli. Sự cai trị của Áo, có được nhờ Thời đại khai sáng bắt nguồn từ các vị hoàng đế triều Habsburg, là một giai đoạn cải tiến to lớn. Vùng phía bắc Ý, dưới quyền cai quản trực tiếp của Viên, có được động lực kinh tế và sự phát triển trí thức sôi nổi.
Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoléon (1796-1815) đã mang lại các ý tưởng về bình đẳng, dân chủ, pháp luật và quốc gia. Bán đảo này không phải là nơi diễn ra các trận đánh lớn trong quá khứ nhưng Napoléon (s. tại Corse năm 1769, một năm sau khi hòn đảo này được Genova nhượng cho Pháp) đã thay đổi toàn bộ cục diện bản đồ chính trị, tiêu diệt nước Cộng hoà Venezia năm 1799, và nhà nước này không bao giờ còn thấy lại nền độc lập của mình nữa. Các quốc gia được Napoléon thành lập với sự ủng hộ của các nhóm thiểu số người Ý yêu nước không tồn tại lâu sau sự thất bại của vị Hoàng đế Pháp năm 1815.
Risorgimento (1848-1870)[sửa]
- Xem chi tiết: Vương quốc Sardegna
Sự thành lập Vương quốc Ý là kết quả của nhiều nỗ lực phối hợp của những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia và những người theo chủ nghĩa quân chủ trung thành với Nhà Savoy để thành lập một vương quốc thống nhất bao gồm toàn bộ Bán đảo Ý.
Vương quốc Sardegna đã công nghiệp hoá từ năm 1830 trở về sau. Một hiến pháp, Statuto Albertino bắt đầu có hiệu lực từ năm, 1848, năm của những cuộc cách mạng, dưới áp lực từ phe tự do. Cũng dưới áp lực này cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của Ý với Áo được tuyên chiến. Sau những thắng lợi ban đầu cuộc chiến xoay theo chiều hướng xấu và Vương quốc Sardegna thua trận.
Sau Những cuộc cách mạng năm 1848, vị lãnh đạo nổi tiếng nhất của phong trào thống nhất Ý chính là người theo chủ nghĩa quốc gia Giuseppe Garibaldi. Ông rất nổi tiếng trong cộng đồng người dân phía nam Ý[9]. Garibaldi đã lãnh đạo những người Ý cộng hoà chiến đấu cho thống nhất ở phía nam Ý, nhưng chế độ quân chủ ở phía bắc của Nhà Savoy thuộc Vương quốc Piedmont-Sardinia với lãnh đạo chính phủ là Camillo Benso, Bá tước của Cavour, cũng có tham vọng thành lập một nhà nước Ý thống nhất. Dù vương quốc không có quan hệ tự nhiên với Roma (dường như là thủ đô tự nhiên của Ý), vương quốc đã thành công trong việc đối đầu với Áo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Ý, giải phóng Lombardy-Venezia khỏi ách cai trị của Áo. Vương quốc cũng đã thiết lập những mối quan hệ đồng minh quan trọng giúp họ tăng cường khả năng thống nhất Ý, như với Anh Quốc và Pháp trong chiến tranh Krym. Đến năm 1861, nước Ý được thống nhất, vua Sardinia Vittorio Emanuele II được tôn làm vua Ý. Vương quốc Ý được thành lập.
Năm 1866, Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã đề xuất với Vittorio Emanuele II một liên minh với Vương quốc Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Đổi lại Phổ sẽ cho phép Ý sáp nhập vùng Venezia thuộc quyền kiểm soát của Áo. Vua Emanuele đồng ý liên minh và cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ ba của Ý bắt đầu. Ý bước vào cuộc chiến với một đội quân được tổ chức kém cỏi trước người Áo, nhưng thắng lợi của Phổ đã cho phép họ sáp nhập Venezia. Vật cản lớn còn lại với sự thống nhất Ý là Roma.
Năm 1870, Phổ và các nước đồng minh Đức tuyên chiến với Pháp, khơi mào cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Để giam chân các lực lượng hùng hậu của Đức, Pháp đã rút đội quân đồn trú của mình ở Roma về chính quốc. Lợi dụng thắng lợi của Đức trước Pháp, Ý chiếm Lãnh địa Giáo hoàng khỏi tay chính quyền Pháp. Công cuộc thống nhất Ý đã hoàn thành, và một thời gian ngắn sau đó thủ đô Ý được chuyển tới Roma.
Từ Chủ nghĩa tự do tới Chủ nghĩa phát xít (1870-1922)[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Ý quân chủ và trong hai cuộc thế chiến
Tại miền bắc Ý, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19. Miền nam, cùng thời điểm ấy, có dân số quá đông đúc, khiến hàng triệu người phải di cư ra nước ngoài. Ước tính khoảng một triệu người Ý đã rời tới các nước châu Âu khác như Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức, Bỉ và Luxembourg.
Chế độ dân chủ nghị viện đã phát triển mạnh trong thế kỷ 20. Hiến pháp Sardinia năm 1848, được mở rộng phạm vi hiệu lực ra toàn Vương quốc Ý năm 1861, mang lại những quyền tự do căn bản, nhưng những luật lệ bầu cử vẫn không cho phép những người vô sản và thất học được tham gia. Năm 1913 quyền bầu cử phổ thông cho nam giới được thông qua. Đảng xã hội đã trở thành đảng chính trị chính, chiến thắng các đảng tự do và bảo thủ truyền thống.
Năm 1911, chính phủ Giovanni Giolitti đã đồng ý gửi các lực lượng tới chiếm Libya. Ý tuyên chiến với Đế chế Ottoman đang giữ quyền cai trị thuộc địa với Libya. Sự sáp nhập Libya đã khiến những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia muốn thiết lập quyền bá chủ tại Địa Trung Hải bằng cách chiếm Hy Lạp và vùng Dalmatia ven biển Adriatic[10].
Con đường tới một nền dân chủ tự do hiện đại đã bị ngắt quãng bởi thảm kịch Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), trong đó Ý đứng về phía Anh Quốc và Pháp. Ý đánh bại Đế chế Áo-Hung tháng 11 năm 1918. Trong cuộc chiến này 600.000 người Ý thiệt mạng và nền kinh tế sụp đổ với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao.
Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945)[sửa]
Sau những sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều công nhân Ý đã gia nhập những cuộc đình công lớn yêu cầu có nhiều quyền lợi và những điều kiện làm việc tốt hơn. Một số người, bị ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Nga, bắt đầu tiếp quản các nhà máy, hầm mỏ, trang trại và công xưởng. Lực lượng tự do, lo ngại một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã bắt đầu tiếp nhận Đảng Quốc gia Phát xít nhỏ, do Benito Mussolini lãnh đạo, người ủng hộ phản ứng bạo lực trước những cuộc đình công (bằng đảng dân quân "Áo đen") và lập trường này thường được đem ra so sánh với những phản ứng mang tính ôn hoà của chính phủ. Sau nhiều năm đấu tranh, vào tháng 10 năm 1922 những kẻ phát xít đã tổ chức một cuộc đảo chính ("Marcia su Roma", nghĩa là Tuần hành tại Roma); các lực lượng Phát xít còn yếu, nhưng nhà vua đã ra lệnh cho quân đội không can thiệp, hình thành một liên minh với Mussolini, và thuyết phục đảng tự do tán thành một chính phủ do phe Phát xít lãnh đạo. Trong vài năm sau đó, Mussolini (người bắt đầu được gọi là "Il Duce", từ tiếng Ý có nghĩa "nhà lãnh đạo") đã hạn chế mọi đảng phái chính trị (gồm cả những đảng tự do) và ngăn chặn các quyền tự do cá nhân với lý do ngăn chặn cuộc cách mạng.
Năm 1935, Mussolini tuyên chiến với Ethiopia về vấn đề lãnh thổ. Ethiopia đầu hàng sau vài tháng. Điều này dẫn tới một sự chia rẽ giữa nước Ý và các đồng minh truyền thống, Pháp và Anh Quốc, và sự ủng hộ của nước Đức Phát xít. Một hiệp ước đầu tiên với Đức được ký kết năm 1936, và vào năm 1938 (Hiệp ước Thép). Ý ủng hộ cuộc cách mạng của Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và các yêu cầu của Adolf Hitler tại Trung Âu, chấp nhận sự sáp nhập nước Áo vào Đức năm 1938, dù sự biến mất của một quốc gia trung gian giữa Đức và Ý là điều bất lợi cho đất nước.
Tháng 10 năm 1938 Mussolini liên kết Anh Quốc, Pháp và Đức với giá là sự toàn vẹn lãnh thổ của Tiệp Khắc.
Tháng 4 năm 1939, Ý chiếm Albania, một nước trên thực tế đã thuộc quyền bảo hộ của Ý trong nhiều thập kỷ, nhưng vào tháng 9 năm 1939, sau cuộc xâm lược Ba Lan, Mussolini đã quyết định không can thiệp cùng phía Đức, vì sự chuẩn bị kém của các lực lượng vũ trang. Ý tham chiến năm 1940 khi Pháp đã bị đánh bại. Mussolini đã hy vọng rằng Ý sẽ có thể chiến thắng trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, nước này có lực lượng quân sự rất kém cỏi.
Ý xâm chiếm Hy Lạp tháng 10 năm 1940 qua đường Albania nhưng đã bị buộc phải rút lui sau vài ngày. Sau khi Ý chinh phục Somalia thuộc Anh năm 1940, một cuộc phản công của Đồng Minh dẫn tới sự thiệt hại to lớn của Đế quốc Ý tại Sừng châu Phi. Ý cũng bị các lực lượng Đồng Minh đánh bại tại Bắc Phi và chỉ trụ vững nhờ sự hỗ trợ các lực lượng vũ trang Đức dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel.
Sau nhiều thất bại, Ý bị xâm chiếm vào tháng 6 năm 1943. Vua Vittorio Emanuele và một nhóm những kẻ Phát xít tự đứng ra đối lập với Mussolini. Vào tháng 7 năm 1943, Mussolini bị bắt giữ. Khi các đảng chính trị chống Phát xít trước kia hoạt động trở lại, các cuộc đàm phán hoà ước bí mật với phe Đồng Minh được khởi động. Vào tháng 9 năm 1943, Ý đầu hàng. Ngay lập tức Đức tấn công nước này và Ý bị chia đôi đồng thời trở thành một mặt trận lớn. Phần dưới sự chiếm đóng Phát xít, nơi một nhà nước Phát xít dưới sự lãnh đạo của Mussolini được thành lập, đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu giữa những người du kích Ý ("partigiani") và quân đội phát xít. Ý được giải phóng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Lễ giải phóng vẫn được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4.
Đệ nhất Cộng hoà (1946-1992)[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Cộng hoà Ý
Năm 1946 con trai của Vittorio Emanuele III là Umberto II bắt đầu nổi lên. Ý trở thành một nhà nước Cộng hoà sau kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 2 tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi "Ngày Cộng hoà". Nền cộng hoà chiến thắng với chênh lệch 9% số phiếu. Hiến pháp Cộng hoà được thông qua và bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Theo Các Hiệp ước Hoà bình Paris năm 1947, khu vực biên giới phía đông bị sáp nhập vào Nam Tư. Năm 1954, vùng lãnh thổ tự do Trieste được phân chia giữa Ý và Nam Tư.
Năm 1949, Ý trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ, nước này đã giúp Ý khôi phục nền kinh tế thông qua Kế hoạch Marshall. Ngoài ra, Ý còn trở thành một thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu, sau này sẽ đổi thành Liên minh châu Âu. Trong thập niên 1950 và 1960 đất nước này có được một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh.
Ý đã trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị trong thập niên 1970, và chấm dứt trong thập niên 1980. Được biết đến với tên gọi Những năm Lãnh đạo, giai đoạn này có đặc điểm là những cuộc xung đột đột xã hội rộng lớn và những hành động khủng bố do các phong trào ngoài nghị trường tiến hành. Vụ ám sát lãnh đạo đảng Dân chủ Công giáo, Aldo Moro, đã dẫn đến sự chấm dứt của "thoả hiệp lịch sử" giữa phe Dân chủ Công giáo và Đảng Cộng sản. Trong thập niên 1980, lần đầu tiên, hai chính phủ được điều hành bởi một nhân vật cộng hoà và một xã hội (Bettino Craxi) chứ không phải một thành viên của Đảng Dân chủ Công giáo.
Cuối những năm lãnh đạo, Đảng Cộng sản dần có vị trí nổi bật hơn nhờ Enrico Berlinguer. Đảng Xã hội, dưới sự lãnh đạo của Bettino Craxi, trở nên cực đoan hơn và với những người Cộng sản và Liên bang Xô viết; chính Craxi đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch triển khai tên lửa Pershing của Ronald Reagan tại Ý.
Năm 2000, một báo cáo của Uỷ ban Nghị viện từ liên minh trung tả Olive Tree đã kết luận rằng chiến lược gây căng thẳng đã được Hoa Kỳ xúi giục nhằm "chặn bước Đảng Xã hội, và ở một số mức độ là cả Đảng Cộng sản, lên nắm quyền hành pháp trong nước"[11][12].
Đệ nhị Cộng hoà (1992-hiện tại)[sửa]
Từ năm 1992 tới 1997, Ý phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khi cử tri thất vọng trước tình trạng tê liệt chính trị, những khoản nợ to lớn của chính phủ, tình trạng tham nhũng lan rộng, và ảnh hưởng ngày càng lớn của tội phạm có tổ chức trong chính phủ, được gọi là Tangentopoli. Khi Tangentopoli được các thẩm phán điều tra trong một phiên toà được gọi là Mani pulite (từ tiếng Ý có nghĩa "Những bàn tay sạch"), các cử tri đã yêu cầu những cải cách chính trị, kinh tế và sắc tộc. Những vụ vụ bê bối Tangentopoli liên quan tới tất cả các đảng chính trị lớn, nhưng đặc biệt là tới liên minh chính phủ: trong giai đoạn 1992 tới 1994 đảng Dân chủ Công giáo đã gặp nhiều cuộc khủng hoảng và đã giải tán, chia rẽ thành nhiều đảng nhỏ, trong số đó có Đảng Nhân dân Ý và Dân chủ Công giáo Trung dung. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý (và các đảng nhỏ cầm quyền khác) bị giải tán hoàn toàn.
Cuộc bầu cử năm 1994 đã đưa vị trùm tư bản truyền thông Silvio Berlusconi (lãnh đạo liên minh "Pole of Freedoms") lên nắm quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, Berlusconi đã buộc phải rời chức vụ tháng 12 năm 1994 khi Lega Nord rút lui sự ủng hộ. Chính phủ Berlusconi được kế tục bởi một chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Lamberto Dini lãnh đạo, ông này cũng mất chức vào tháng 7 năm 1996.
Tháng 4 năm 1996, cuộc bầu cử toàn quốc đã mang lại thắng lợi cho liên minh trung tả dưới sự lãnh đạo của Romano Prodi. Chính phủ đầu tiên của Prodi đã trở thành chính phủ có thời gian tồn tại dài thứ ba trước khi thua sít sao, chỉ ba phiếu, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng 10 năm 1998. Một chính phủ mới được lãnh đạo phe dân chủ cánh tả và cựu thành viên đảng cộng sản Massimo D'Alema thành lập, nhưng vào tháng 4 năm 2000, sau những thành tích kém cỏi của liên minh của ông trong các cuộc bầu cử địa phương, D'Alema đã từ chức.
Chính phủ trung tả kế tục, gồm hầu hết các đảng phái cũ, dưới sự lãnh đạo của Giuliano Amato (dân chủ xã hội), người trước kia từng giữ chức vụ thủ tướng giai đoạn 1992-93, từ tháng 4 năm 2000 tới tháng 6 năm 2001.
Năm 2001 phe trung hữu thành lập chính phủ và Silvio Berlusconi trở lại nắm quyền lực trong một nhiệm kỳ đủ 5 năm, trở thành chính phủ có thời gian tồn tại lâu nhất thời hậu chiến ở Ý. Berlusconi đã tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.
Cuộc bầu cử năm 2006 lại giúp Prodi quay lại lãnh đạo chính phủ với một đa số mong manh. Trong năm đầu tiên cầm quyền, Prodi đã theo đuổi một chính sách tự do kinh tế và giảm nợ công cộng thận trọng.
Địa lý[sửa]
- Xem chi tiết: Địa lý Ý
Địa hình[sửa]
Ý là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi Biển Tyrrhenian và phía đông bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia ở phía bắc. Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và cũng là biên giới phía bắc. Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm vuông; 370 km vuông); Po, con sông chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo; đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông; 25.708 km vuông) và Sardinia (9.301 dặm vuông; 24.090 km vuông).
Núi lửa[sửa]
- Xem chi tiết: Núi lửa ở Ý
Có ba núi lửa đang hoạt động tại Ý, gồm Vesuvius, núi lửa hoạt động duy nhất trên lục địa châu Âu.
Khí hậu[sửa]
- Xem chi tiết: khí hậu Ý
Khí hậu tại Ý khá đa dạng và có thể khác biệt khá nhiều so với hình mẫu khí hậu Địa Trung Hải và "vùng đất mặt trời", tuỳ thuộc từng địa điểm. Các vùng nội địa phía bắc Ý (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa, trong khi những vùng ven biển Liguria và bán đảo phía nam Firenze có khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu các vùng ven biển của bán đảo có thể rất khác biệt so với vùng nội địa, đặc biệt vào những tháng mùa đông. Những vùng có độ cao lớn nhiệt độ lạnh, ẩm và thường có tuyết. Tại các vùng ven biển, nơi tập trung hầu hết các thành phố lớn, có kiểu khí hậu đặc trưng Địa Trung Hải với mùa đông ôn hoà và mùa hè thường nóng và khô. Thời gian và mức độ khô của mùa hè tăng dần về phía nam (so sánh các bảng của Roma, Napoli và Brindisi).
Giữa phía bắc và phía nam có sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông: trong một số ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống còn -2 °C (24 °F) và có tuyết tại Milano, trong khi nó là 12 °C (54 °F) tại Roma và 18 °C (64 °F) tại Palermo. Sự khác biệt nhiệt độ ít thấy hơn vào mùa hè.
Bờ biển phía đông bán đảo không ẩm như khu vực phía tây, nhưng thường có nhiệt độ lạnh hơn trong mùa đông. Khu phía bắc dải bờ biển phía đông Pescara thỉnh thoảng bị ảnh hưởng bởi những cơn gió lạnh bora vào mùa đông và mùa xuân, nhưng tại đây gió yếu hơn vùng quanh Trieste. Trong những đợt gió lạnh này, các thành phố phía đông, đông bắc như Rimini, Ancona, Pescara và toàn bộ khu vực chân núi phía đông dãy Alps có thể phải trải qua những đợt "bão tuyết" thật sự. Thị trấn Fabriano, chỉ ở độ cao 300 mét, có thể thường xuyên có lượng tuyết rơi 0.50-0.60 m trong 24 giờ ở những khoảng thời gian này.
Trên dải bờ biển từ Ravenna tới Venezia và Trieste, lượng tuyết rơi khá thấp: trong những đợt gió lạnh từ phía đông, khí lạnh có thể khắc nghiệt nhưng bầu trời vẫn trong sáng; còn, trong những trận tuyết rơi ở phía bắc Ý, bờ biển Adriatic có thể có gió Scirocco ôn hoà hơn biến tuyết thành mưa - những hiệu ứng ôn hoà của loại gió này tưhờng biến mất chỉ vài kilômét bên trong lục địa, và thỉnh thoảng bờ biển từ Venezia tới Grado có tuyết trong khi trời mưa tại Trieste, cửa sông Po và Ravenna. Hiếm khi thành phố Trieste gặp bão tuyết khi có gió đông bắc; trong những mùa đông khắc nghiệt, Phá Venezia, và tại những nơi có nhiệt độ lạnh, mọi người thậm chí có thể đi trên mặt băng [1].
Mùa hè thường có nhiệt độ ổn định hơn, dù các vùng phía bắc thường có sấm sét vào buổi trưa/chiều và một số ngày âm u và mưa. Vì thế, trong khi phía nam Firenze mùa hè thường khô và có nắng, phía bắc thường ẩm và có nhiều mây. Thời tiết mùa thu và mùa xuân có thể thay đổi rất nhanh, với những tuần ấm áp nhiều nắng (thỉnh thoảng với nhiệt độ như trong mùa hè) bỗng chốc thay đổi sau những trận gió lạnh và tiếp đó là những tuần mưa, nhiều mây.
Số lượng ngày mưa ít nhất và nắng nhiều nhất xuất hiện tại cực nam lục địa và tại Sicilia cùng Sardegna. Ở đây trung bình có từ bốn tới năm giờ nắng trong một ngày mùa đông và lên tới mười hay mười một giờ vào mùa hè. Ở phía bắc lượng mưa phân bố đồng đều trong cả năm, dù mùa hè thường ẩm hơn. Từ tháng 11 tới tháng 3 thung lũng Po thường có sương mù bao phủ, đặc biệt ở vùng trung tâm (Pavia, Cremona và Mantua), tuy số lượng ngày có nhiệt độ dưới 0 °C thường từ 60 tới 90 ngày một năm, với đỉnh điểm có thể lên tới 100-110 ngày chủ yếu tại các vùng nông thôn [2]. Tuyết rơi khá thường xuyên từ đầu tháng 12 tới đầu tháng 3 tại các thành phố như Torino, Milano và Bologna, nhưng thỉnh thoảng cũng có vào cuối tháng 11 hay cuối tháng 3 và thậm chí tháng 4. Vào mùa đông năm 2005-2006, Milano có lượng tuyết rơi khoảng 0.75-0.80 m, Como khoảng 1.00 m, Brescia 0.50 m, Trento 1.60 m, Vicenza 0.45 m, Bologna 0.30 m, và Piacenza 0.80 m [3].
Nhiệt độ mùa hè thường đồng nhất từ bắc xuống nam. Nhiệt độ tháng 7 là 22-24 °C ở phía bắc sông Po, như tại Milano hay Venezia, and và phía nam sông Po có thể lên tới 24-25 °C như tại Bologna, với ít sấm sét hơn; ở các bờ biển trung tâm và phía nam Ý, và tại các đồng bằng lân cận, nhiệt độ trung bình từ 23 °C tới 27 °C. Nói chung, tháng nóng nhất là tháng 8 ở phía nam và tháng 7 ở phía bắc; trong những tháng này nhiệt độ có thể lên tới 38-42 °C ở phía nam và 32-35 °C ở phía bắc; thỉnh thoảng đất nước có thể chia làm hai khu vực thời tiết riêng biệt như trong mùa đông, với mưa và nền nhiệt độ 20-22 °C ở phía bắc và 30 °C tới 40 °C ở phía nam, nhưng việc có một mùa hè nóng và khô không đồng nghĩa với việc vùng phía nam Ý sẽ không có mưa từ tháng 6 tới tháng 8.
Tháng lạnh nhất là tháng 1: nhiệt độ trung bình tại thung lũng sông P trong khoảng -1 °C và +1 °C, Venezia +2°/+3 °C, Trieste +4 °C, Firenze 5°/6 °C, Roma 7°/8 °C, Napoli 9 °C, Palermo 12 °C. Nhiệt độ thấp nhất trong buổi sáng mùa đông có thể xuống tới -30 °C/-20 °C tại Alps, -14 °C/-8 °C tại thung lũng sông Po, -7 °C tại Firenze, -4 °C tại Roma, -2 °C tại Napoli và 2 °C tại Palermo. Tại các thành phố như Roma và Milano, những hiệu ứng đảo nhiệt mạnh có thể xuất hiện, vì thế bên trong vùng đô thị, mùa đông có thể ôn hoà hơn và mùa hè có thể ngột ngạt hơn.
Trong một số buổi sáng mùa đông nhiệt độ có thể chỉ là -3 °C tại Dome plaza ở Milano trong khi nó là -8°/-9° tại khu vực ngoại vi, ở Torino có thể chỉ -5 °C tại trung tâm thành phố và -10°/-12° tại các vùng ngoại vi. Thông thường, lượng tuyết roi lớn nhất vào tháng 2, thỉnh thoảng vào tháng 1 hay tháng 3; tại dãy Alps, lượng tuyết rơi nhiều vào mùa đông và cả mùa xuân từ độ cao 1500 m trở nên, vì mùa đông thường bắt đầu bằng những tuần lễ lạnh và khô; tuy người dân sống tại dãy Alps thường thấy tuyết rơi hơn trong mùa đông, nhưng họ lại có thời tiết ấm và ít ẩm ướt hơn vào những mùa khác.
Cả hai dãy núi đều có thể có lượng tuyết rơi lên tới 5–10 m trong một năm trên độ cao 2000 m; trên những đỉnh cao nhất dãy Alps, tuyết có thể rơi thậm chí giữa mùa hè êm dịu, và những dòng sông băng cũng xuất hiện.
Nhiệt độ thấp kỷ lục là -45 °C tại Alps, và -29.0 °C gần mực nước biển (ghi nhận vào ngày 12 tháng 1 năm 1985 tại San Pietro Capofiume bởi Bologna), trong khi ở các thành phố phía nam như Catania, Foggia, Lecce hay Alghero đã từng có nhiệt độ lên tới 46 °C vào những mùa hè oi bức.
Chính phủ và chính trị[sửa]
- Xem chi tiết: Chính trị Ý
Hiến pháp Ý năm 1948 quy định một chế độ nghị viện lưỡng viện (Parlamento), gồm một Viện Đại biểu (Camera dei Deputati) và một Thượng viện (Senato della Repubblica), một cơ quan tư pháp riêng biệt, và một nhánh hành pháp gồm một Hội đồng Bộ trưởng (Nội các) (Consiglio dei ministri), do thủ tướng (Presidente del consiglio dei ministri) lãnh đạo.
Tổng thống Ý (Presidente della Repubblica) được nghị viện với một số đại biểu cấp vùng bầu với nhiệm kỳ bảy năm. Tổng thống chỉ định thủ tướng, người đề xuất các chức vụ bộ trưởng (được tổng thống chỉ định chính thức). Hội đồng Bộ trưởng phải có được sự ủng hộ (fiducia) của cả hai viện.
Đại biểu nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu và trực tiếp thông qua một hệ thống bầu cử phức tạp (lần sửa đổi gần nhất năm 2005) gồm cả đại diện tỷ lệ với một phần thưởng đa số cho liên minh lớn nhất. Tất cả công dân Ý từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử (Hạ viện). Tuy nhiên, với bầu cử thượng viện, cử tri phải ít nhất 25 tuổi. Hệ thống bầu cử trong Thượng viện dựa trên đại diện các vùng. Trong cuộc bầu cử năm 2006, hai liên minh tranh cử đã xung đột chỉ vì vài nghìn phiếu bầu, và tại Hạ viện liên minh trung tả có 345 đại biểu so với 277 của phe trung hữu (Casa delle Libertà), còn tại Thượng viện l'Ulivo chỉ có hơn đa số tuyệt đối hai ghế. Viện đại biểu có 630 thành viên và thượng viện có 315 thành viên qua bầu cử; ngoài ra Thượng viện còn gồm các cựu tổng thống và những thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời (không nhiều hơn năm người) bởi Tổng thống nhà nước Cộng hoà theo một sửa đổi hiến pháp đặc biệt. Tới ngày 15 tháng 5 năm 2006, có 7 Thượng nghị sĩ suốt đời (trong số đó 3 là các cựu tổng thống). Cả hai viện đều được bầu với nhiệm kỳ tối đa 5 năm, nhưng cả hai đều có thể bị Tổng thống giải tán trước thời hạn nếu Nghị viện không thể bầu ra một chính phủ ổn định. Trong quá khứ thời hậu chiến, điều này từng xảy ra năm 1972, 1976, 1979, 1983, 1994 và 1996.
Một nét đặc biệt của Nghị viện Ý là số đại diện được trao cho Người Ý sống thường xuyên ở nước ngoài (khoảng 2,7 triệu người). Trong số 630 đại biểu hạ viện và 315 thượng nghị sĩ có 12 và 6 thành viên được bầu từ bốn khu vực bầu cử nước ngoài riêng biệt. Những thành viên đó được bầu lần đầu tháng 4 năm 2006 và họ được hưởng ngang quyền với những thành viên được bầu trong nước. Những dự luật lập pháp có thể được đưa ra từ cả thượng và hạ viện và phải được đa số thông qua ở cả hai viện. Hệ thống tư pháp Ý dựa trên Luật La Mã được sửa đổi theo Luật Napoléon và các đạo luật sau này. Toà án Hiến pháp Ý (Corte Costituzionale) phán xử sự phù hợp của các đạo luật với Hiến pháp và là một sự cách tân sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đối ngoại[sửa]
- Xem chi tiết: Quan hệ ngoại giao Ý
Ý từng là một thành viên sáng lập Cộng đồng châu Âu - hiện là Liên minh châu Âu (EU). Ý đã được chấp nhận gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên cũng như một bên ủng hộ mạnh mẽ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan và Thương mại/Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Hội đồng châu Âu. Nước này đã nắm chức chủ tịch CSCE (tiền thân của OSCE) năm 1994, EU năm 1996 và G-8 năm 2001 và nắm chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003.
Ý ủng hộ Liên hiệp quốc và các hoạt động an ninh quốc tế của tổ chức này. Ý đã triển khai quân đội hỗ trợ cho các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc tại Somalia, Mozambique và Đông Timor và cung cấp hỗ trợ cho các chiến dịch của NATO và Liên hiệp quốc tại Bosnia, Kosovo và Albania. Ý đã triển khai 1.000 quân Alpini tới Afghanistan hỗ trợ cho Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn (OEF) tháng 2 năm 2003. Ý cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm tái thiết và ổn định Iraq bằng đội quân khoảng 3.200 người, cũng như các quan chức và viên chức nhân đạo. Đội quân này tiếp tục ở lại Iraq theo uỷ quyền của Liên hợp quốc và theo yêu cầu của Chính phủ Iraq tới tháng 12 năm 2006.
Tháng 8 năm 2006 Ý đã gửi khoảng 3.000 quân tới Liban tham gia lực lượng Gìn giữ hoà bình UNIFIL ONU[13]. Ngoài ra, từ ngày 2 tháng 2 năm 2007 một người Ý, Claudio Graziano, đã trở thành chỉ huy lực lượng Liên hiệp quốc tại nước này.
Quân đội[sửa]
- Xem chi tiết: Quân đội Ý
Điều 11 Hiến pháp Ý viết: "Ý từ chối coi chiến tranh là một phương tiện gây hấn chống lại tự do của các dân tộc khác và là phương tiện giải quyết những tranh cãi quốc tế; Ý công nhận, với những điều kiện bình đẳng với các quốc gia khác, những giới hạn của chủ quyền cần thiết cho một trật tự đảm bảo hoà bình và công bằng giữa các nước; Ý ủng hộ và khuyến khích các tổ chức quốc tế khác có cùng quan điểm như vậy".
Các lực lượng vũ trang Ý được chia thành bốn nhánh:
- Esercito Italiano (Quân đội)
- Aeronautica Militare (Không quân)
- Marina Militare (Hải quân)
- Carabinieri (Hiến binh)
Các lực lượng vũ trang Ý nằm dưới quyền chỉ huy của Hội đồng Quốc phòng Tối cao Ý, do Tổng thống Ý đứng đầu. Tổng số nhân lực trong quân đội khoảng 308.000 người. Ý có mức chi tiêu quốc phòng đứng hàng thứ 8 trên thế giới[14]
Esercito Italiano là lực lượng mặt đất của Ý. Gần đây (29 tháng 7 năm 2004) lực lượng này đã chuyển đổi thành lực lượng chuyên nghiệp và hoàn toàn tình nguyện với 115.687 lính tại ngũ. Các trang bị nổi tiếng nhất của lực lượng này gồm Dardo, Centauro và Ariete, và máy bay trực thăng tấn công Mangusta, gần đây đã được triển khai trong các chiến dịch của Liên hiệp quốc; nhưng Esercito Italiano cũng sở hữu một số lượng lớn xe thiết giáp Leopard 1 và M113.
Aeronautica Militare Italiana (AMI) là lực lượng không quân Ý. Lực lượng này hoạt động độc lập và được thành lập ngày 28 tháng 3 năm 1923, bởi vua Victor Emmanuel III của Ý với tên gọi Regia Aeronautica (tương đương "Không quân Hoàng gia")[cần dẫn nguồn]. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Ý trở thành một nhà nước cộng hoà theo trưng cầu dân ý, Regia Aeronautica đổi thành tên hiện tại. Ngày nay Aeronautica Militare có 45.879 người và 585 máy bay, gồm 219 máy bay chiến đấu và 114 máy bay trực thăng. Để sử dụng làm phương tiện thay thế và để cho thuê những chiếc máy bay đánh chặn Tornado ADV, AMI đã thuê 30 chiếc F-16A Gói 15 ADF và 4 chiếc F-16B Gói 10 Fighting Falcons, với lựa chọn quyền thuê tiếp một số chiếc khác. Trong những năm sắp tới 121 chiếc EF2000 Eurofighter Typhoons, thay thế những chiếc F-16 Fighting Falcons thuê sẽ đi vào hoạt động. Những cải tiến tiếp theo cho phi đội Tornado IDS/IDT và AMX-fleet cũng sẽ được tiến hành. Khả năng vận tải được đảm bảo bởi một phi đội 22 chiếc C-130J, tương tự loại G222 mới phát triển, được gọi là C-27J Spartan (12 chiếc đã được đặt hàng), sẽ đi vào hoạt động để thay thế những chiếc G222[cần dẫn nguồn].
Marina Militare là một trong bốn nhánh của các lực lượng quân đội Ý. Lực lượng này được thành lập năm 1946, với tên gọi Hải quân Cộng hoà Ý, từ Regia Marina. Ngày nay Marina Militare là một lực lượng hải quân hiện đại với sức mạnh 35.261 người và tàu chiến thuộc mọi kiểu, như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, tàu đổ bộ và các loại tàu nhỏ khác như tàu nghiên cứu hải dương học[cần dẫn nguồn].
Marina Militare hiện được trang bị một tàu sân bay lớn (chiếc Cavour), các tàu khu trục, tàu ngầm và tàu chiến mới. Trong thời hiện đại, Marina Militare, là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Marina Militare được coi là lực lượng hải quân mạnh thứ tư trên thế giới.
Carabinieri gồm lực lượng hiến binh và quân cảnh Ý. Tại Hội nghị Sea Islands của G8 năm 2004, Carabinieri đã được trao nhiệm vụ thiết lập một Trung tâm các Đơn vị Cảnh sát Đặc biệt (CoESPU) đảm nhận huấn luyện và phát triển các tiêu chuẩn mang tính học thuyết cho các đơn vị cảnh sát dân sự tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình quốc tế[15]
Vùng, tỉnh và các khu vực đô thị[sửa]
- Xem chi tiết: Vùng Ý
Ý được chia thành 20 vùng (regioni, số ít regione). Năm trong số các vùng đó có quy chế tự trị đặc biệt cho phép họ ban hành luật lệ trên một số vấn đề riêng biệt của địa phương, và được đánh dấu * và in nghiêng. Các vùng được chia nhỏ tiếp thành 109 tỉnh (province) và 8.101 vùng đô thị (comuni).
Thứ tự |
Vùng | Thủ phủ | Diện tích | Dân số |
---|---|---|---|---|
1 | Abruzzo | L'Aquila | 10.794 km² | 1.305.000 |
2 | Basilicata | Potenza | 9.992 km² | 594.000 |
3 | Calabria | Catanzaro | 15.080 km² | 2.004.000 |
4 | Campania | Napoli | 13.595 km² | 5.790.000 |
5 | Emilia-Romagna | Bologna | 22.124 km² | 4.187.000 |
6 | Friuli–Venezia Giulia* | Trieste | 7.855 km² | 1.208.000 |
7 | Lazio | Roma | 17.207 km² | 5.304.000 |
8 | Liguria | Genova | 5.421 km² | 1.610.000 |
9 | Lombardia | Milano | 23.861 km² | 9.375.000 |
10 | Marche | Ancona | 9.694 km² | 1.528.000 |
11 | Molise | Campobasso | 4.438 km² | 320.000 |
12 | Piemonte | Torino | 25.399 km² | 4.341.000 |
13 | Apulia | Bari | 19.362 km² | 4.071.000 |
14 | Sardinia* | Cagliari | 24.090 km² | 1.655.000 |
15 | Thung lũng Aosta* | Aosta | 3.263 km² | 123.000 |
16 | Toscana | Firenze | 22.997 km² | 3.619.000 |
17 | Trentino-Alto Adige/Südtirol* | Trento | 13.607 km² | 985.000 |
18 | Umbria | Perugia | 8.456 km² | 867.000 |
19 | Sicilia* | Palermo | 25.708 km² | 5.017.000 |
20 | Veneto | Venezia | 18.391 km² | 4.738.000 |
Nhân khẩu[sửa]
- Xem chi tiết: Nhân khẩu Ý
Dân cư[sửa]
Ước tính dân số gần nhất của ISTAT (Văn phòng Thống kê Ý) cho thấy nước này có 59.131.287 người vào thời điểm tháng 12 năm 2006 [4], tăng 3% so với năm 2001. Ý có dân số đông thứ tư trong Liên minh châu Âu (sau Đức, Pháp và Anh Quốc), và đứng hàng 22 trên thế giới. Tăng trưởng dân số hàng năm chủ yếu từ số người nhập cư và gia tăng tuổi thọ hiện ở mức 79,81 tuổi [5]. Dù có tăng trưởng dân số, biểu đồ dân số Ý đang già đi nhanh chóng. Với tỷ lệ sinh 1,35 trẻ em trên mỗi phụ nữ [6], hầu như cứ 5 người Ý có 1 người hưởng trợ cấp; nếu khuynh hướng già đi này tiếp diễn, dân số Ý sẽ giảm còn khoảng một phần tư vào năm 2050 [7].
Ý có mật độ dân số đứng thứ năm châu Âu với 196 người trên kilômét vuông. Mật độ cao nhất tại tây bắc Ý, bởi chỉ hai trong số hai mươi vùng (Lombardy và Piedmont) cộng lại, đã chiếm một phần tư dân số nước này, theo ước tính có 7,4 triệu người sống tại khu vực đô thị Milano[8]. Tỷ lệ biết chữ tại Ý là 98%, giáo dục phổ cập cho tất cả trẻ em trong độ tuổi 6 tới 18[16]. Xấp xỉ hai phần ba dân số sống tại các khu vực đô thị[9], thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu.
Các thành phố lớn[sửa]
Các thành phố Ý với dân số từ 300.000 trở lên (dữ liệu của ISTAT, tháng 12 năm 2006):
Pos. | Common | Vùng | Tỉnh | Dân số |
---|---|---|---|---|
1 | Roma | Lazio | ROMA | 2.705.603 |
2 | Milano | Lombardy | MI | 1.303.437 |
3 | Napoli | Campania | NA | 1.005.139 |
4 | Torino | Piedmont | TO | 975.139 |
5 | Palermo | Sicilia | PA | 666.552 |
6 | Genova | Liguria | GE | 615.686 |
7 | Bologna | Emilia-Romagna | BO | 373.026 |
8 | Firenze | Toscana | FI | 365.966 |
9 | Bari | Apulia | BA | 325.052 |
10 | Catania | Sicilia | CT | 301.564 |
Các vùng đô thị[sửa]
Theo OECD [10], các khu vực đô thị chính của Ý gồm:
Vùng đô thị | Dân số |
---|---|
Milano | 7,4 triệu |
Roma | 3,8 triệu |
Napoli | 3,1 triệu |
Torino | 2,4 triệu |
Nhập cư và sắc tộc[sửa]
Trong thế kỷ 19 và 20, Ý từng là nguồn cung cấp người nhập cư chính tới Châu Mỹ, Úc và các quốc gia Tây Âu khác. Tuy nhiên, Ý hiện là điểm đến của những người nhập cư từ khắp thế giới mà những vùng chính là Đông Âu, Bắc Phi và châu Á. Đầu năm 2006, người nước ngoài chiếm 4,56% dân số, 2.670.514 [11] người, tăng 268.357 người hay 10% so với năm trước đó. Ở nhiều thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia, người nhập cư chiếm một phần đáng kể dân số.
Làn sóng nhập cư gần đây nhất đến từ Đông Âu, thay thế Bắc Phi trở thành nơi cung cấp người nhập cư chính. Trong năm 2006, khoảng 1.025.874 người Đông Âu sống tại Ý, chiếm 40% tổng số người nhập cư vào Ý. Năm quốc tịch nước ngoài có số lượng lớn nhất tại Ý gồm: Albania (348.813), Maroc (319.537), România (297.570), Trung Quốc (127.822) và Ukraina (107.188)[17].
Nhóm sắc tộc | Số người | % trên tổng số* |
---|---|---|
Người Ý | Bản mẫu:Commas | 95,45% |
Người Ả Rập | Bản mẫu:Commas | 0,82% |
Người Albania | Bản mẫu:Commas | 0.6% |
Người châu Á (không phải Trung Quốc) | Bản mẫu:Commas | 0,55% |
Người Romania | Bản mẫu:Commas | 0,51% |
Đông Âu khác | Bản mẫu:Commas | 0,46% |
Nam Mỹ | Bản mẫu:Commas | 0,41% |
Châu Phi da đen | Bản mẫu:Commas | 0,36% |
Người Trung Quốc | Bản mẫu:Commas | 0,22% |
Người Ukraina | Bản mẫu:Commas | 0,18% |
Khác | Bản mẫu:Commas | 0,43% |
Bản mẫu:Smaller |
[17].
Tôn giáo[sửa]
- Xem chi tiết: Tôn giáo tại Ý
Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất nước. Dù không còn là quốc giáo, Công giáo Rôma vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội và các vấn đề quốc gia, một phần là vì Thành Vatican, lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh, tọa lạc ngay trong lòng Roma. 87,8% người dân Ý tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma,[18] khoảng một phần ba trong số đó tuyên bố là các tín đồ nhiệt thành (36,8%).
Các nhóm Kitô giáo khác tại Ý gồm khoảng 1,5 triệu tín đồ Chính thống giáo Đông phương[19], 550.000 tín đồ phong trào Ngũ tuần và phong trào Phúc âm (0,8%), trong số đó 400.000 người là thành viên Hội chúng của Đức Chúa Trời, có 235.685 Nhân chứng Jehovah (0,04%)[20], 30.000 tín đồ phong trào Waldo[21], 25.000 tín đồ Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật, 22.000 tín đồ đạo Mormon, 15.000 tín đồ Baptist (cùng với khoảng 5.000 Free Baptists), 7.000 tín đồ Lutheran, 5.000 tín đồ phong trào Giám lý (hiệp thông với giáo hội Waldo)[22].
Thiểu số tôn giáo lâu đời nhất nước này là cộng đồng Do Thái giáo, với khoảng 45.000 người. Đây không còn là nhóm phi Kitô giáo lớn nhất nữa.
Vì số lượng người nhập cư khá lớn từ khắp nơi trên thế giới, khoảng 825.000 người là tín đồ Hồi giáo[23] (1,4%) sống tại Ý, dù chỉ khoảng 50.000 người có quốc tịch Ý. Ngoài ra, có khoảng 70.000 tín đồ Sikh giáo[24], 70.000 tín đồ Hindu giáo, và 50.000 tín đồ Phật giáo[25] tại Ý.
Kinh tế[sửa]
- Xem chi tiết: Kinh tế Ý
Theo những tính toán GDP, Ý được xếp hạng là nền kinh tế đứng thứ bảy thế giới năm 2006, sau Hoa Kỳ,Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc và Pháp, và đứng thứ tư châu Âu. Theo OECD, trong năm 2004 Ý là nhà xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới về các sản phẩm chế tạo. Nền kinh tế tư bản này được chia thành khu vực phát triển công nghiệp phía bắc, chủ yếu là các công ty tư nhân và vùng nông nghiệp kém phát triển hơn ở phía nam. Nền kinh tế Ý có khu vực "kinh tế ngầm" không được tính vào con số thống kê chính thức, gần đây đã được Bộ tài chính nước này ước lượng chiếm khoảng một phần sáu GDP chính thức.
Đa số các nguyên liệu thô cần thiết cho ngành công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng phải nhập khẩu từ bên ngoài. Trong thập kỷ qua, Ý đã theo đuổi một chính sách thuế chặt chẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ và đã được hưởng những lợi ích từ các tỷ lệ lợi tức và lạm phát thấp. Ý gia nhập khu vực đồng euro từ khi nó xuất hiện năm 1999.
Nền kinh tế Ý từng có nhiều thời kỳ phát triển chậm chạp hơn các đối tác Liên minh châu Âu, và chính phủ hiện tại đã ban hành nhiều biện pháp cải cách ngắn hạn nhằm cải thiện tính cạnh tranh và phát triển dài hạn. Tuy nhiên, thay đổi còn diễn ra chậm, trong việc áp dụng một số cải cách cơ cấu do các nhà kinh tế đề xuất, như giảm bớt gánh nặng thuế và sửa đổi thị trường lao động cứng nhắc của Ý cũng như hệ thống trợ cấp đắt đỏ, bởi tình trạng phát triển kinh tế chậm gần đây và sự phản đối từ phía các liên đoàn lao động.
Ý có ít tập đoàn đa quốc gia hàng thế giới so với các nền kinh tế cùng mức độ khác. Thay vào đó, sức mạnh chính của nền kinh tế nước này phần lớn dựa vào các công ty cỡ vừa và nhỏ. Một số trong các công ty đó sản xuất các sản phẩm có mức độ kỹ thuật trung bình và vì thế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á khác với giá thành nhân công rẻ hơn. Những công ty này của Ý đang đối phó với sự cạnh tranh từ các đối thủ châu Á bằng cách tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, trong khi di chuyển các cơ sở chế tạo kỹ thuật thấp tới các nhà máy tại các quốc gia có giá thành nhân công rẻ. Kích thước trung bình nhỏ của các công ty Italia vẫn còn là một yếu tố hạn chế, và chính phủ đã bắt tay vào khuyến khích sự sáp nhập hay hợp nhất và cải cách các biện pháp quản lý cứng nhắc từng là vật cản cho sự phát triển của những tập đoàn lớn hơn.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Ý gồm ô tô (Fiat Group, Aprilia, Ducati, Piaggio), hoá chất, sản phẩm hoá dầu, hàng điện tử (Eni, Enel, Edison), hàng không và công nghệ quốc phòng (Alenia, Agusta, Finmeccanica), vũ khí (Beretta); nhưng các sản phẩm nổi tiếng nhất lại thuộc lĩnh vực thời trang (Armani, Valentino, Versace, Dolce & Gabbana, Benetton, Prada, Luxottica), công nghiệp thực phẩm (Barilla Group, Martini & Rossi, Campari, Parmalat), xe hơi hạng sang (Ferrari, Maserati, Lamborghini, Pagani) và du thuyền (Ferretti, Azimut).
Du lịch là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ý: với hơn 37 triệu khách du lịch mỗi năm, Ý được xếp hạng là điểm đến hấp dẫn thứ năm của du khách trên thế giới[26].
Ý có thể là lớn thứ ba trong khu vực đồng euro, nhưng nó đang tiếp tục suy thoái do không hiệu quả. Lãnh đạo chính trị của Ý đã cho thấy không thể thực hiện những cải cách rất cần thiết và tương lai có vẻ ảm đạm. Hơn nửa triệu việc làm công nghiệp đã bị mất kể từ năm 2007, và 15 phần trăm nền công nghiệp của nước này đã biến mất. Trong một số lĩnh vực đã còn tệ hơn nữa, với ngành công nghiệp ô tô đã mất 40 phần trăm. Các ngân hàng, sợ phá sản đang cắt giảm việc cho vay thương mại. Ngay cả chính quyền không thanh toán hóa đơn của mình, với vài trăm tỷ euro trong nghĩa vụ tài chính đang lưu hành. Đó là một tình huống nguy hiểm, đặc biệt là cho các công ty nhỏ.
Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu nói nếu không có thay đổi cơ bản, Ý sẽ bị phá sản. Vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế, thất nghiệp và sức mua giảm mạnh là nguyên nhân cho việc ngày càng đào sâu hơn vào khủng hoảng hơn bao giờ hết.
Standart & Poor đã đánh rớt vị trí xếp hạng tín dụng của Ý. Các chuyên gia về xuất khẩu của Ý đã đánh giá việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các khu vực khu vực Đông Nam Á, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là nhiều công ty chỉ sử dụng các nhà máy ở Ý để lắp ráp các bộ phận làm trong các nhà máy ở nước ngoài. Các công ty lớn cũng chuyển hệ thống sản xuất của mình ra nước ngoài.Việc này làm suy giảm các khu vực công nghiệp truyền thống của Ý.
Hơn tám triệu người Ý sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có nhiều người vẫn còn đang làm việc. Các viện nghiên cứu CGIA ở Mestre, gần Venice, phát hiện ra rằng chỉ có một trong hai doanh nghiệp nhỏ có thể trả lương cho nhân viên của mình nhiều lần. Ba trong số năm công ty buộc phải đưa ra các khoản vay để trả các hóa đơn với thuế cao của họ. Nhưng vấn đề cơ cấu của Ý vẫn còn. Chúng bao gồm ngoài gánh nặng thuế, một bộ máy quan liêu cồng kềnh gây cản trở hầu như tất cả các hoạt động kinh tế, tư pháp không hiệu quả ngăn cản các nhà đầu tư tiềm năng với các thử nghiệm có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ, trình độ học vấn tương đối thấp và một cơ sở hạ tầng nghèo đặc trưng bởi đường đầy ổ gà, việc cung cấp năng lượng không ổn định, tàu hỏa liên tục bị trì hoãn và mạng lưới truyền thông lạc hậu.
Kết quả là Ý tiếp tục tụt lại phía sau trường quốc tế như là một nơi để đầu tư. Thấp hơn cả Philippines, Latvia, Nga và Peru, chỉ cao hơn một chút Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha[27].
Vận tải[sửa]
- Xem chi tiết: Vận tải Ý
Hệ thống đường sắt tại Ý với tổng cộng 19.394 kilômét (12.051 dặm), xếp hạng 16 trên thế giới[cần dẫn nguồn] và được điều hành bởi Ferrovie dello Stato. Các tàu cao tốc gồm tàu lớp ETR, trong số đó tàu ETR 500 chạy với vận tốc 300 km/h (186 mph).
Năm 1991 Treno Alta Velocità SpA đã được thành lập, là một thực thể cho mục đích đặc biệt thuộc sở hữu của RFI (công ty này lại thuộc sở hữu của Ferrovie dello Stato) để lập kế hoạch và xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc dọc theo hầu hết các tuyến đường vận tải quan trọng của Ý. Những tuyến này thường được gọi là "TAV". Mục tiêu của TVA là giúp tăng cường vận tải trên những tuyến đường sắt đã sắp quá tải ở Ý và xây dựng các tuyến đường mới, cụ thể là tuyến Milano-Napoli và hành lang Torino-Milano-Venezia. Một trong những trọng tâm của dự án là chuyển đổi hệ thống đường sắt Ý thành một hệ thống đường sắt chở khách hiện đại tương thích với các tiêu chuẩn đường sắt mới của Châu Âu. Mục tiêu thứ hai là đưa vào sử dụng đường sắt cao tốc trong nước và những hành lang được ưu tiên. Khi nhu cầu với những tuyến đường sắt cũ đã giảm bớt với sự khai trương những tuyến đường sắt cao tốc mới, những đường sắt bình thường này sẽ được dùng chủ yếu cho các chuyến tàu địa phương tốc độ thấp và chuyên chở hàng hoá. Khi các ý tưởng đó trở thành hiện thực, hệ thống đường sắt của Ý có thể hội nhập với các hệ thống đường sắt khác của châu Âu, đặc biệt là hệ thống TGV của Pháp, ICE của Đức, và AVE của Tây Ban Nha[cần dẫn nguồn].
Có xấp xỉ 654.676 kilômét (406.000 dặm) đường bộ ở Ý, gồm 6.957 km (4.300 dặm) đường cao tốc [12].
Có khoảng 133 sân bay ở Ý, gồm hai Cảng đầu mối hàng không là Sân bay Quốc tế Malpensa (gần Milano) và Sân bay Quốc tế Leonardo Da Vinci (gần Roma).
Có 27 cảng chính tại Ý, cảng lớn nhất nằm tại Genova, đây cũng là cảng lớn thứ hai vùng Địa Trung Hải, sau cảng Marseille. 2.400 kilômét (1.500 dặm) đường sông chạy khắp Ý.
Văn hoá[sửa]
- Xem chi tiết: Văn hoá Ý
Bản mẫu:Further Ý, với tư cách một quốc gia, đã không tồn tại cho tới khi đất nước thống nhất vào năm 1861. Vì sự thống nhất khá muộn này, và vì sự tự trị trong lịch sử của nhiều vùng thuộc Bán đảo Ý, nhiều truyền thống và phong tục mà hiện chúng ta coi là riêng biệt của Ý có thể được xác định theo vùng nơi xuất hiện của chúng. Dù có sự cách biệt chính trị và xã hội của các vùng đó, sự đóng góp của Ý vào di sản văn hoá và lịch sử Châu Âu vẫn rất to lớn. Trên thực tế, Ý là nơi có số lượng Di sản Thế giới của UNESCO nhiều nhất (44 - số liệu năm 2009).
Nghệ thuật[sửa]
Ý đã có nhiều phong trào nghệ thuật và tri thức phát triển ra khắp châu Âu và thế giới, gồm phong trào Phục hưng và chủ nghĩa Baroque. Có lẽ những thành tựu văn hoá lớn nhất của Ý thuộc di sản nghệ thuật của họ, với các nghệ sĩ Michelangelo, Leonardo da Vinci, Donatello, Botticelli, Fra Angelico, Tintoretto, Caravaggio, Bernini, Titian và Raffaello Sanzio.
Văn học[sửa]
Với căn bản của tiếng Ý hiện đại được thành lập bởi nhà thơ Firenze, Dante Alighieri, người mà tác phẩm Thần khúc của ông thường được coi là tuyên ngôn văn học sớm nhất ra đời ở châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất thế giới, đất nước này luôn sở hữu nhiều tác gia nổi tiếng; những nhà văn và nhà thơ Boccaccio, Giacomo Leopardi, Alessandro Manzoni, Tasso, Ludovico Ariosto và Petrarch, người nổi tiếng nhất ở thể loại thơ sonnet, được sáng tạo ở Ý. Các triết gia nổi tiếng gồm Giordano Bruno, Marsilio Ficino, Niccolò Machiavelli và Giambattista Vico. Các tác giả văn học hiện đại và những người đoạt giải Nobel gồm nhà thơ quốc gia Giosuè Carducci năm 1906, nhà văn hiện thực Grazia Deledda năm 1926, tác giả sân khấu hiện đại Luigi Pirandello năm 1936, các nhà thơ Salvatore Quasimodo năm 1959 và Eugenio Montale năm 1975, satiryst và tác giả sân khấu Dario Fo năm 1997[28].
Khoa học[sửa]
Trong khoa học, Galileo Galilei đã đưa ra những tri thức tiến bộ dẫn đường tới cách mạng khoa học, và Leonardo da Vinci là hình mẫu hoàn hảo nhất về một nhân vật thời Phục hưng.
Ý từng là nơi sinh sống của nhiều nhà khoa học và nhà phát minh: nhà vật lý Enrico Fermi, một trong những người cha của lý thuyết lượng tử và lãnh đạo Dự án Manhattan; nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini; nhà vật lý Alessandro Volta người phát minh ra pin điện; nhà toán học Joseph Louis Lagrange và Fibonacci; Người đoạt giải Nobel Vật lý Guglielmo Marconi, phát minh ra radio; và Antonio Meucci người phát minh điện thoại...
Cho đến nay đã có 13 người Ý từng nhận các giải Nobel khoa hoc gồm: Guglielmo Marconi (Nobel Vật lý 1909), Enrico Fermi (Nobel Vật lý 1939), Emilio Gino Serge (Nobel Vật lý 1959), Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984), Riccardo Giacconi (Nobel Vật lý 2002), Giulio Natta (Nobel Hóa học 1963), Camillo Golgi (Nobel Sinh học 1906), Daniel Bovet (Nobel Sinh học 1957), Salvador Luria (Nobel Sinh học 1969), Renato Dulbecco (Nobel Sinh học 1975), Rita Levi Montalcini (Nobel Sinh học 1986), Mario Capecchi (Nobel Sinh học 2007), Franco Modigliani (Nobel Kinh tế 1985).
Nhà toán học người Ý Enrico Bombieri đã được trao giải thưởng Fields năm 1974.
Âm nhạc[sửa]
Từ âm nhạc dân gian tới Âm nhạc cổ điển châu Âu (âm nhạc cổ điển), âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Ý. Là nơi sinh của opera, Ý đã thiết lập nhiều nền tảng cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc cổ điển, và nhiều hình thức âm nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ những phát minh ở thế kỷ 16 và 17 trong âm nhạc Ý (như giao hưởng, concerto và sonata). Một số nhà soạn nhạc Ý nổi tiếng nhất gồm các nhà soạn nhạc thời Phục hưng Giovanni Pierluigi da Palestrina và Claudio Monteverdi, các tác gia phong cách Baroque Arcangelo Corelli và Antonio Vivaldi, các nhà soạn nhạc Cổ điển Niccolò Paganini và Gioacchino Rossini, và các nhà soạn nhạc Lãng mạn Giuseppe Verdi và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Ý hiện đại gồm Luciano Berio và Luigi Nono cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc thể nghiệm và âm nhạc điện tử.
Thể thao[sửa]
Những người dân Ý nổi tiếng vì lòng hâm mộ thể thao của họ, từ các trận đấu của Đấu sĩ thời La Mã cổ đại, tới Stadio Olimpico của Roma hiện nay, nơi các câu lạc bộ bóng đá tranh tài. Các môn thể thao mùa đông cũng khá phổ biến, và nhiều người Ý đã tham gia tranh tài tại các Olympic. Sự tích hợp hoạt động thể thao vào các lễ hội ở Ý như Palio (xem thêm Palio di Siena), và cuộc đua Gondola (regatta) diễn ra tại Venezia vào ngày Chủ nhật đầu tiên của Tháng 9, khẳng định vai trò của thể thao trong đời sống thường nhật ở Ý. Các môn thể thao được ưa chuộng nhất gồm bóng đá, bóng rổ (môn thể thao quốc gia thứ hai từ hập niên 1950), bóng chuyền, bóng nước, đấu kiếm, rugby, đua xe đạp, khúc côn cầu trên băng (chủ yếu tại Milano, Trentino-Alto Adige và Veneto), roller hockey và đua xe Công thức 1 (F1).
Ngôn ngữ[sửa]
- Xem chi tiết: Các ngôn ngữ Italia
Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh.
Khi Ý được thống nhất năm 1861 tiếng Italia chủ yếu hiện diện trong ngôn ngữ văn học. Nhiều phương ngữ Romance được dùng trên khắp bán đảo Italia (các thổ ngữ Italia), với nhiều biến thể địa phương.
Sau khi Ý thống nhất Massimo Taparelli, marquis d'Azeglio, một trong các vị quan của Cavour's, được cho là đã nói việc tạo lập nhà nước Ý chỉ còn thiếu một ngôn ngữ Italia (một đặc tính quốc gia). Thổ ngữ Tuscan (hay thổ ngữ Florentine) được sử dụng tại Tuscany được khuyến khích trở thành ngôn ngữ chuẩn phần lớn bởi di sản văn học của nó (tác phẩm Thần khúc của Dante's thường gắn liền với sự kiện thổ ngữ Tuscan trở thành ngôn ngữ chuẩn). Pietro Bembo, bị ảnh hưởng bởi Petrarch, cũng ủng hộ tiếng Tuscan trở thành ngôn ngữ văn học chuẩn (volgare illustre). Sự phát triển của chữ in và các phong trào văn học (như petrarchism and bembismo) càng thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá tiếng Italia.
Việc thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia đã dẫn tới sự giảm sút các biến thể ngôn ngữ được sử dụng trên toàn quốc. Sự tiêu chuẩn hoá càng diễn ra nhanh chóng trong thập niên 1960 vì tăng trưởng kinh tế dẫn tới sự phổ cập vô tuyến truyền hình (Công ty truyền thông nhà nước RAI đã thiết lập tiếng Italia tiêu chuẩn).
Ngày nay, dù có nhiều biến thể địa phương về giọng và nhấn nguyên âm, các thổ ngữ Italia hầu hết luôn có thể hiểu được với cả người nói và người nghe. Quả thực tính đa dạng vẫn tồn tại và thỉnh thoảng được sử dụng trong những cách diễn đạt và những bài hát dân gian.
Một số ngôn ngữ được dùng ở Italia không được coi là các thổ ngữ Italia mà hoàn toàn là những ngôn ngữ khác, như Venetian, Neapolitan, Sicilian và các ngôn ngữ Gallo-Italian ở phía bắc.
Ngoài nhiều biến thể ngôn ngữ địa phương và các thổ ngữ tiếng Italia tiêu chuẩn, một số ngôn ngữ được chấp nhận chính thức ở một số hình thức cũng được sử dụng:
- Tại Sardinia có nhóm người không nói tiếng Italia lớn nhất, khoảng 1.3 triệu người, họ sử dụng ngôn ngữ Sardinian, một ngôn ngữ Romance vẫn còn giữ lại nhiều từ tiền Latinh.
- Ở phía bắc, tỉnh Bolzano-Bozen có đa số dân là người nói Ngôn ngữ German (German Thượng). Vùng này được lấy từ Áo-Hung và trao cho Italia theo những điều khoản của Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye năm 1919 Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một số cộng đồng nói tiếng German cũng tồn tại ở những phần khác ở phía bắc Italia. Ngôn ngữ Cimbrian là tiếng German liên quan tới ngôn ngữ Austro-Bavarian được dùng ở một số phần tại Veneto (Asiago, Luserna) và Walser tại Val'Aosta (Gressoney). Tổng cộng khoảng 300.000 hay hơn nữa người Italia nói tiếng German như tiếng mẹ đẻ của mình. Một số người tự cho mình là người Áo.
- Khoảng 120.000 người sống tại vùng Thung lũng Aosta, nơi một thổ ngữ Franco-Provençal được sử dụng tương tự như các thổ ngữ được dùng ở Pháp. Khoảng 1.400 sống tại hai thị trấn tách biệt ở Foggia nói một thổ ngữ Franco-Provençal khác.
- khoảng 80.000 người nói tiếng Slovene sống ở vùng đông bắc Friuli-Venezia Giulia gần biên giới với Slovenia.
- Tại dãy núi Dolomite ở Trentino-Alto Adige/Südtirol và Veneto có khoảng 40.000 người nói ngôn ngữ Ladin Rhaeto-Romance.
- Một cộng đồng 700.000 người tại Friuli nói tiếng Friulian, cũng là một ngôn ngữ thuộc hệ Rhaeto-Romance.
- Tại vùng Molise trung nam Italia khoảng 4.000 người nói tiếng Molise Croatian. Họ là những người Molise Croats, hậu duệ của một nhóm người đã di cư tới đây từ Balkans thời Trung Cổ.
- Sống rải rác ở phía nam Italia (Salento và Calabria) là khoảng 30.000 người nói tiếng Hy Lạp—được coi là những hậu duệ cuối cùng có nguồn gốc Magna Graecia của vùng này. Họ nói thổ ngữ Hy Lạp, Griko.
- Khoảng 15.000 ngưoiừ nói tiếng Catalan sống quanh vùng Alghero góc tây bắc Sardinia—được cho là kết quả của một đợt di cư của một nhóm lớn người Catalan từ Barcelona.
- Người Arbëreshë, với số lượng khoảng 100.000 ở phía nam Italia và trung Sicilia, kết quả của những đợt nhập cư trong quá khứ, nói thổ ngữ Arbëresh thuộc ngôn ngữ Albani.
Ghi chú[sửa]
Bản mẫu:Ent Theo Mitrica, một báo cáo vào tháng 10 năm 2005 của Rumani ước tính có khoảng 1.061.400 người Rumani đang sống tại Italia, chiếm 37.2% trong số 2.8 triệu người nhập cư ở nước này[29] nhưng hiện không rõ con số này được tính toán như thế nào, và vì thế cần thận trọng khi sử dụng. Bản mẫu:Ent Xem thêm (tiếng Italia): L. Lepschy e G. Lepschy, La lingua italiana: storia, varietà d'uso, grammatica, Milano, Bompiani
Bản mẫu:Ent Các bản đồ chính thức của Pháp thể hiện biên giới đi vòng phía nam đỉnh chính, và tuyên bố đỉnh cao nhất tại Italia là Mont Blanc de Courmayeur (4.748 m), nhưng chúng mâu thuẫn với các phân tích đường phân thuỷ địa hình và thoả ước 1861.Chú thích[sửa]
- ↑ see for example Heineman, Ben W.; Fritz Heimann. "The Long War Against Corruption". Foreign affairs (May/June 2006). http://www.foreignaffairs.org/20060501faessay85305/ben-w-heineman-jr-fritz-heimann/the-long-war-against-corruption.html.; which speaks of Italy as a major country or "player" along with Germany, Pháp, Japan, and the United Kingdom.
- ↑ Mallory, J.P. and D.Q. Adams, Encyclopedia of Indo-European Culture. London: Fitzroy, Dearborn, 1997, p. 24
- ↑ Guillotining, M., History of Earliest Italy, trans. Ryle, M & Soper, K. in Jerome Lectures, Seventeenth Series, p.50
- ↑ Luca Cerchiai, Lorena Jannelli, Fausto Longo, Lorena Janelli, 2004. The Greek Cities of Magna Graecia and Sicily (Getty Trust) ISBN 0-89236-751-2
- ↑ T. J. Dunbabin, 1948. The Western Greeks
- ↑ A. G. Woodhead, 1962. The Greeks in the West
- ↑ Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái: Venezia, Genova, Pisa, Amalfi.
- ↑ Stéphane Barry and Norbert Gualde, "The Biggest Epidemics of History" (La plus grande épidémie de l'histoire, in L'Histoire n°310, June 2006, pp.45-46
- ↑ (Smith, Dennis Mack (1997). Modern Italy; A Political History. Ann Arbor: The University of Michigan Press. ISBN 0-472-10895-6, pp. 15.)
- ↑ (Bosworth (2005), pp. 49.)
- ↑ Bản mẫu:It icon “Commissione parlamentare d'inchiesta sul terrorismo in Italia e sulle cause della mancata individuazione dei responsabili delle stragi (1995 Parliamentary Commission of Investigation on Terrorism in Italy and on the Causes of the Failing of the Arrests of the Responsibles of the Bombings)” (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Bản mẫu:En icon/Bản mẫu:It icon/Bản mẫu:Fr icon/Bản mẫu:De icon “Secret Warfare: Operation Gladio and NATO's Stay-Behind Armies”. Swiss Federal Institute of Technology / International Relation and Security Network. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ "Italian soldiers leave for Lebanon Il Corriere della Sera, 30 August 2006
- ↑ “Stockholm International Peace Research Institute Website - Open (PDF) table "The fifteen major spenders in 2006"”.
- ↑ “www.usip.org/pubs/usipeace_briefings/2006/coespu.pdf” định dạng (PDF).
- ↑ Society and Culture.
- ↑ 17,0 17,1 “La popolazione straniera residente in Italia” (bằng Italian) (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ http://www.corriere.it/Primo_Piano/Cronache/2006/01_Gennaio/17/cattolici.shtml
- ↑ Leustean, Lucian N. (2014). Eastern Christianity and politics in the twenty-first century. Routledge. tr. 723. ISBN 978-0-415-68490-3.
- ↑ http://www.cesnur.org/religioni_italia/t/testimoni_geova_02.htm
- ↑ “Chiesa Evangelica Valdese”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Evangelical Methodist Church in Italy — World Council of Churches”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “BBC NEWS”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ http://www.etnomedia.org/14.htm
- ↑ “Unione Buddhista Italiana – UBI: L'Ente”. Buddhismo.it (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “International Tourism Receipts” (bằng en) định dạng (PDF). UNWTO Tourism Highlights, Edition 2005 trang 12. World Tourism Organization. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Basta 'La Casta': No End in Sight to Italy's Economic Decline - SPIEGEL ONLINE”. SPIEGEL ONLINE. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ All Nobel Laureates in Literature
- ↑ Mitrica, Mihai Un milion de romani s-au mutat in Italia ("One million Romanians have moved to Italy"). Evenimentul Zilei, October 31 2005. Visited April 11 2006.
- Other references can be found in the more detailed articles linked to in this article.
Liên kết ngoài[sửa]
Chính phủ[sửa]
- Italia.it Official Tourism Website
- President of the Republic of Italy Bản mẫu:It icon
- Parliament Bản mẫu:It icon
- Chamber of Deputies
- Senate Bản mẫu:It icon
- Main Institutional Portal Bản mẫu:It icon
- Council of Ministries
- Constitutional Court
- Supreme Court
- Court of Accounts
- Ministry of Foreign Affairs
- Ministry of the Interior Bản mẫu:It icon
- Ministry of Education
- Ministry of Education - International Exchanges
- Ministry of Health
- Ministry of Defence
- Ministry of Labour and Social Welfare
- Ministry for Economic Development
- Ministry of Agriculture
- Ministry of Justice
Định chế công cộng[sửa]
- National Statistics Office Bản mẫu:It icon
- ENIT Italian State Tourism Board
- Italian Railways
- Italian National and Regional Parks
Tài liệu khác[sửa]
Khác[sửa]
- History of Italy: Primary Documents
- List and maps of archaeological sites in Italy
- WWW-VL: History: Italy at IUE
- Ảnh
- Europe Pictures - Italy Photos from all parts of Italy
- Pictures of Italy
Du lịch[sửa]
Liên kết đến đây
- Carl Friedrich Gauss
- 10 thí nghiệm vật lý nổi tiếng
- Vùng băng ở cực Nam của sao Hỏa rất sâu và rộng
- Nhà ngôn ngữ học
- Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
- Ngôn ngữ chính thức
- Alexandre de Rhodes
- Bản mẫu:Country data Italia
- Ai Cập cổ đại
- Albert Einstein
- Xem thêm liên kết đến trang này.