Áo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Áo (tiếng Đức: Österreich), tên chính thức là là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich) là một quốc gia liên bang ở Trung Âu với thể chế dân chủ nghị viện. Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955 và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Nước Áo giáp Đức Cộng hoà Séc ở phía bắc, Slovakia Hungaria về phía đông, Slovenia Ý về phía nam, và Thụy Sĩ Liechtenstein về phía tây.

Mục lục

Tên gọi[sửa]

Xem chi tiết: Tên gọi Áo

Tên gọi của nước Áo trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của nước Áo trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung nước Áo được gọi là “奧地利” (âm Hán Việt: Áo Địa Lợi). Tên gọi “Áo” trong tiếng Việt là gọi tắt của “Áo Địa Lợi”.[1]

Tên tiếng Anh của nước Áo dễ gây nhầm lẫn với quốc hiệu của nước Úc (Australia).

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Áo

Vương quốc Frank Đông (Ostfrankenreich)[sửa]

Nhiều phần của nước Áo ngày nay thuộc về Vương quốc Frank của Karl Đại đế (Karl der Grosse). Sau Hiệp ước Verdun (843), Vương quốc Frank Đông được thành lập, trong đó từ năm 856 Marchia Orientalis, một vùng trong Niederösterreich ngày nay, được đặt dưới quyền của dòng họ Karoling. Từ năm 955, sau khi hoàng đế Otto I của Đế quốc La Mã Thần thánh chiến thắng người Hung, vương quốc được mở rộng về phía đông nam. Nhiều lãnh địa mới của các công tước và hầu tước được thành lập bên cạnh Karantanien Marchia Orientalis.

Đế quốc La Mã Thần thánh (962–1806)[sửa]

Năm 976 Marchia Orientalis được đặt dưới quyền của hầu tước Liutpold (hay Leopold I) thuộc dòng họ Babenberger. Vào năm 996 tên Ostarrichi được nhắc đến lần đầu tiên trong một văn kiện, cách viết thành Österreich phát triển từ tên này mà ra. Năm 1156 Ostarrichi trở thành một công quốc.

Nối tiếp theo dòng họ Bebenberger là dòng họ Habsburg, do vua La Mã-Đức Rudolf I sáng lập năm 1273. Triều đại mới này đã mở rộng lãnh thổ của mình từ năm 1278 cho đến năm 1526. Các nỗ lực vươn lên về quyền lực của họ đã đem lại một đại công quốc (Erzherzogtum) là yếu tố quan trọng trong liên minh của Đế quốc La Mã Thần thánh. Bắt đầu từ 1273, hay 1438 hầu như lúc nào triều đại Habsburg nào cũng đạt được danh hiệu vua Đức hoặc danh hiệu gắn liền vào đấy là danh hiệu hoàng đế La Mã Thần thánh cho đến năm 1804 khi hoàng đế Franz II (đế quốc La Mã Thần thánh) tự nhận thêm danh hiệu Hoàng đế Áo quốc (không thỏa thuận với luật của đế quốc) và Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806.

Đế quốc Áo (1804–1867) và Áo (1867–1918)[sửa]

Xem chi tiết: Đế quốc Áo (1804–1867)

Nước của Hoàng đế Áo là một quốc gia đa dân tộc. Lãnh địa của dòng họ Habsburg-Lothringer chạy dài từ Böhmen Mähren qua nước Áo ngày nay xuyên qua Hungary sâu xuống đến tận bán đảo Balkan. Từ 1815 đến 1866 hoàng gia ở Viên cũng đứng đầu trong Liên minh Đức, tan rã sau Chiến tranh Áo–Phổ.

Năm 1867 một nền quân chủ song đôi Áo–Hung được cấu thành nhưng chỉ lưu ý đến các quyền lợi của Áo và Hung; các yêu cầu chính trị của các nhóm dân tộc khác đòi độc lập nhiều hơn đã không được chú ý đến. Sau khi các vấn đế dân tộc bùng phát công khai qua Vụ ám sát thái tử Áo-Hung Sarajevo, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914 dẫn đến chấm dứt nền quân chủ song đôi vào năm 1918.

Đệ nhất cộng hòa (1918–1938) và Đế chế thứ ba (1938–1945)[sửa]

Áo-Hung bị tan rã và trên lãnh thổ đó hình thành các quốc gia mới và nước Đức-Áo (Deutschösterreich). Trong Hiệp định Saint-German tên quốc gia này và nguyện vọng liên kết cùng với Cộng hòa Đức mới (Cộng hòa Weimar) bị cấm. Ngày 21 tháng 10 năm 1919 tên được đổi thành "Cộng hòa Áo" (Republik Österreich); năm 1920 hiến pháp mới được thông qua; năm 1931 nguyện vọng thành lập liên minh thuế quan với Đế chế Đức bị cấm.

Khoảng thời gian sau đó (1933) đã đem lại cho người dân một chế độ độc tài và năm 1938 việc gia nhập vào Đế chế Đức xã hội quốc gia của Adolf Hitler. Người độc tài trong Đế chế thứ ba đã thay thế tên quê hương của ông bởi "Ostmark" và ngay sau đó bởi "Donau-und Alpengaue". Chiến tranh thế giới lần thứ hai do Hitler gây ra cuối cùng đã chấm dứt chế độ phát xít chuyên chế và Đế chế thứ ba.

Đệ nhị cộng hòa (từ 1945)[sửa]

Sau 1945 Đế chế thứ ba bị quân đội Đồng Minh chiếm đóng và giải tán. Áo được tái thành lập và được chia làm bốn vùng chiếm đóng. Sau khi Cộng hòa trong Hiệp định quốc gia ngày 15 tháng 5 năm 1955 cam kết không gia nhập một "liên minh" nào nữa, quân đội Đồng Minh đã rời khỏi nước Áo. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 Áo tuyên bố "trung lập vĩnh viễn". "Ngày quốc kỳ" (Tag der Fahne) này được kỷ niệm trong trường học cho đến 1965; từ 1967 ngày này trở thành ngày quốc khánh.

Năm 1969 Áo là nước cùng thành lập EFTA hướng tới một liên minh kinh tế. Nhờ vào tính trung lập nước Áo đã có thể kết nối các quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước phía Tây và với các nước thuộc khối Đông Âu thời đấy, việc này đã giúp đỡ nước Áo lâu dài trong thời gian xây dựng lại. Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1991 chính sách trung lập dứt khoát được nới lỏng nhưng việc diễn giải một cách thỏa đáng tính trung lập trong trật tự thế giới mới đã thay đổi từ đấy là một đề tài chính trị đối nội đang được tranh cãi. Năm 1995 Áo gia nhập Liên minh châu Âu (EU); năm 1999 Áo bỏ đồng Schilling và cùng với các nước khác trong Liên minh đưa đồng Euro vào sử dụng.

Chính trị[sửa]

Xem chi tiết: Chính trị Áo

Hệ thống[sửa]

Nước Áo, theo Hiến pháp liên bang năm 1920, tiếp tục có hiệu lực từ sau 1945, là một nước Cộng hòa liên bang dân chủ nghị viện bao gồm 9 tiểu bang. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống liên bang được bầu trực tiếp từ công dân 6 năm một lần. Người lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng liên bang trên thực tế được tổng thống bổ nhiệm theo tỷ lệ đa số trong Hội đồng quốc gia (Nationalrat). Chính phủ có thể bị mãn nhiệm thông qua biểu quyết bất tín nhiệm của Hội đồng quốc gia.

Nghị viện[sửa]

Nghị viện của Áo bao gồm hai viện. Thành phần của Hội đồng quốc gia với 183 thành viên được quyết định bởi các cuộc bầu cử tự do 4 năm một lần. Mức cản 4% được đưa ra nhằm ngăn cản một phân tán quá lớn của các đảng trong Hội đồng quốc gia. Hội đồng liên bang (Bundesrat) được cử ra từ các Hội đồng tiểu bang (Landtag). Hội đồng quốc gia là viện chiếm ưu thế trong lập pháp ở Áo. Hội đồng liên bang trong đa số các trường hợp chỉ có quyền phủ quyết có tính cách trì hoãn, có thể bị mất hiệu lực bởi Nghị định kiên quyết (Beharrungsbeschluss) của Hội đồng quốc gia.

Đảng phái chính trị[sửa]

Xem chi tiết: Đảng phái chính trị ở Áo

Từ khi Cộng hòa Áo được thành lập, nền chính trị ở Áo chịu ảnh hưởng của 2 đảng lớn là Đảng Nhân dân Áo (Österreichische Volkspartei – ÖVP) có đường hướng Thiên chúa giáo bảo thủ (trước Chiến tranh thế giới thứ hai có tên là Đảng Thiên chúa giáo-Xã hội) và Đảng Xã hội Dân chủ Áo (Sozialdemokratische Partei Österreichs – SPÖ) có tên trước đây là Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Áo - Sozialistische Arbeiterpartei Österreichs. Cả hai đảng đã có từ thời quân chủ và được tái thành lập sau khi thủ đô Viên được giải phóng vào thời gian cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai trong tháng 4 năm 1945. Trong hai giai đoạn 1945 – 1966 1986 1999 hai đảng này cùng cầm quyền ở Áo trong "liên minh lớn" mặc dù có thế giới quan trái ngược nhau.

Xu hướng chính trị thứ ba, nhỏ hơn rất nhiều, thuộc đường hướng quốc gia dân tộc Đức, tập trung trong thời đệ nhất cộng hòa trong Đảng Nhân dân Đại Đức (Großdeutsche Volkspartei), trong đệ nhị cộng hòa là Liên minh Độc lập và sau đấy là trong Đảng Tự do Áo (Freiheitliche Partei Österreichs – FPÖ).

Đảng Cộng sản Áo cũng đã có vai trò chính trị trong những năn đầu của đệ nhị cộng hòa, thế nhưng từ thập niên 1960 vì là đảng nhỏ nhất nên đã không còn có tầm quan trọng trên bình diện liên bang nữa. Tuy vậy Đảng Cộng sản Áo vẫn còn có số phiếu đáng kể trong nhiều cuộc bầu cử địa phương, ví dụ như tại thành phố Graz.

Trong thập niên 1980 hệ thống đảng phái chính trị cứng nhắc này bắt đầu tan vỡ. Một mặt là do sự xuất hiện của Đảng Xanh (Áo) trên chính trường ở phía cánh tả và mặt khác là do Đảng Tự do Áo chuyển sang đường hướng dân túy khuynh hữu (right populism). Tách ra từ đảng này là Diễn đàn Tự do (Liberales Forum), lại biến mất trên trường chính trị ngay sau đó. Liên minh Tương lai Áo (Bündnis Zukunft Österreich – BZÖ) thành lập trong năm 2005 đánh dấu sự chia rẽ lần thứ hai của Đảng Tự do Áo.

Hệ thống pháp luật[sửa]

Cơ sở của luật dân sự Áo là Bộ luật dân sự Áo (Allgemeines bürgerliches Gesetzbuch – AGB) từ 1 tháng 6 năm 1811, được tu chính sâu rộng trong giao đoạn 1914 1916 dưới ảnh hưởng của phong trào "Trường phái lịch sử Đức" (German Historical School of Law). Mãi đến năm 1970 mới có nhiều sửa đổi lớn tiếp theo, đặc biệt là trong luật gia đình. Nhiều phần lớn của luật dân sự được quy định ngoài Bộ luật dân sự, trong đó là nhiều luật đặc biệt được ban hành sau khi Áo "kết nối" với nước Đức Quốc xã năm 1938 và vẫn còn có hiệu lực sau năm 1945 với các phiên bản đã được tu chính tẩy trừ quốc xã, ví dụ như luật hôn nhân, bộ luật thương mại và luật cổ phiếu.

Luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện đại từ ngày 23 tháng 1 năm 1974. Ngoài các hình phạt bộ luật còn quy định những biện pháp phòng chống (đưa những phạm nhân có tiềm năng tái phạm, cần phải cai trị hay không bình thường về tâm thần vào trong các trại tương ứng), cả hai chỉ được tuyên xử khi phạm tội từ thời gian có quy định trong luật (nguyên tắc không hồi tố). Tội tử hình đã được hủy bỏ.

Luật về vốn tư bản, doanh nghiệp và kinh tế chịu ảnh hưởng của việc tiếp nhận các luật lệ của Liên minh châu Âu năm 1995 và của các chỉ thị (luật lệ khung), quy định (các luật có thể được áp dụng trực tiếp) của Liên minh châu Âu dưới sự cộng tác của Áo từ khi gia nhập và cũng như là các phán quyết của Tòa án châu Âu. Trong trường hợp hoài nghi thì luật của cộng đồng được ưu tiên.

Tòa án dân sự và hình sự bao gồm tòa án tỉnh (Bezirksgericht), tòa án tiểu bang (Landesgericht), tòa án liên bang (Oberlandesgericht) và tòa án tối cao là cấp phán xử cao nhất.

Quân sự[sửa]

Đọc bài chính về hệ thống quân sự Áo

Việc bảo vệ đất nước bằng quân sự dựa trên nghĩa vụ quân sự phổ thông cho tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 17 đến 50. Phụ nữ có thể tình nguyện gia nhập quân đội. Quân đội bao gồm 35.000 người và khoảng 75.000 dân quân. Cho đến thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006 nghĩa vụ quân sự kéo dài 8 tháng và từ thời điểm đó là 6 tháng. Ngân sách dành cho quân sự chiếm 0,71% của tổng sản phẩm nội địa – tròn 1,81 tỉ Euro – thuộc vào trong số những ngân sách thấp nhất trên thế giới.

Những người trong độ tuổi nghĩa vụ nhưng lại từ chối không tham gia quân đội vì lý do lương tâm có thể phục vụ trong các ngành dân sự (Zivildienst) để thay thế. Thời gian phục vụ là 12 tháng và từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 là 9 tháng.

Chính sách tài chính[sửa]

Ngân sách quốc gia 2005 dự tính chi 64,001 tỉ Euro và thu 58,866 tỉ Euro, tức bội chi 5,135 tỉ Euro hay 2,1% của GDP. Nhờ vào bội thu thuế ngoài dự đoán nên thiếu hụt được dự tính là chỉ vào khoảng 1,6 đến 1,7% tổng sản phẩm nội địa.

Nợ quốc gia năm 2005 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tổng cộng 154,86 tỉ Euro. Sau đấy, theo dự tính tổng số nợ sẽ giảm dần xuống còn 154,5 (2006) và 154,2 tỉ Euro (2007). Tỉ lệ nợ trong năm 2005 là 64,3% của GDP, đứng hàng thứ 18 trong Liên minh châu Âu. Vào thời điểm gia nhập Liên minh châu Âu, tỉ lệ nợ của nước Áo còn chiếm đến 69,2% của GDP. Nhờ vào tăng trưởng liên tục của GDP mà phần lớn là do xuất khẩu tăng nhanh sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, đặc biệt là khi Liên minh châu Âu được mở rộng, nên tỉ lệ nợ đã giảm đi.

Nước Áo chỉ đạt tiêu chuẩn Masstricht (nợ nhiều nhất là 60% của GDP) lần cuối cùng vào năm 1992 – trước khi gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995.

Ngoại giao[sửa]

Đọc bài chính về Đường lối ngoại giao Áo

Với chính sách trung lập, từ giữa thế kỷ 20 nước Áo tự xem nơi phân giới giữa 2 thế lực lớn đối diện của Tây Âu và Đông Âu. Vì thế chính sách ngoại giao thường bao hàm các biện pháp góp phần tăng cường sự ổn định trong khu vực và hợp tác tạo các quan hệ Đông-Tây mới. Từ khi khối Đông Âu tan rã, phương án này không còn hiệu lực nữa. Năm 1995 Áo trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và vì thế trên thực tế không còn trung lập nữa mà chỉ không có liên minh về quân sự.

Viên, bên cạnh New York Genève, là trụ sở thứ ba của văn phòng Liên Hiệp Quốc, vì thế mà nguyên tố ngoại giao này có giá trị cao trong truyền thống. Trên 50.000 người Áo phục vụ dưới Cờ của Liên Hiệp Quốc, là quân nhân, quan sát viên quân sự, cảnh sát dân sự và chuyên gia dân sự trên toàn thế giới. Ngoài các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, trong Viên còn có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (từ 1957 tại Viên), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng như là nhiều tổ chức phi chính phủ khác.

Địa lý[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý Áo

Địa hình[sửa]

Tập tin:Oesterreich topo.png
Địa hình nước Áo

Khoảng 60% nước Áo là đồi núi, gồm một phần của núi Alpen về phía đông. Ở Oberösterreich Niederösterreich là vùng núi Böhmen chạy dài đến Cộng hoà Séc Bayern (Đức), ở biên giới phía đông là núi Karpaten. Ngọn núi cao nhất ở Áo là Grossglockner (còn gọi là Großglockner, cao 3.797 m) ở Hohe Tauern.

Các đồng bằng lớn nằm về phía đông dọc theo sông Donau, trước hết là vùng Aplenvorland và lưu vực Viên cũng như phía nam vùng Steiermark.

Khí hậu khô dần đi từ tây sang đông và trở thành khí hậu lục địa ở các vùng phía đông và đông nam nước Áo. Mùa đông với nhiều tuyết đã đem lại cho ngành du lịch thêm một mùa thứ hai. Thời gian có ánh nắng mặt trời lâu hơn ở miền bắc nước Đức từ 10 đến 20 phần trăm.

Núi[sửa]

Núi cao nhất của Áo là Großglockner (3.798 m) trong vùng núi Hohe Tauern thuộc dãy núi Alps, tiếp theo sau đấy là Wildspitze với 3.774 m và Weißkugel (3.738 m). Địa thế núi non có tầm quan trọng lớn trong du lịch. Áo có rất nhiều vùng du lịch cho các môn thể thao mùa đông và trong mùa hè là cho các môn thể thao như leo núi.

Hồ[sửa]

Tập tin:Donau-Wien-UNOcity.jpg
Sông Donau gần Viên

Hồ lớn nhất Áo là hồ Neusiedler See trong Burgenland, 77% của diện tích tổng cộng là 315 km² thuộc nước Áo, tiếp theo đó là Attersee (46 km²) và Traunsee (24 km²) trong Oberösterreich (Thượng Áo). Nhiều hồ trong Áo là điểm du lịch mùa hè quan trọng, được biết đến nhiều nhất là các hồ như Wörthersee, Millstätter See, Ossiacher See Weißensee.

Sông[sửa]

Phần lớn nước Áo (80.566 km²) được thoát nước qua sông Donau vào Biển Đen, gần một phần ba ở đông nam qua sông Mur, Drau, và sau đó tiếp tục qua Donau vào Biển Đen, một số vùng nhỏ ở phía tây qua sông Rhein (2366 km²) vào Biển Đại Tây Dương và ở phía bắc qua sông Elbe (918 km²) vào Biển Bắc.

Những nhánh lớn của sông Donau là (từ tây sang đông):

  • Lech, Isar, và Inn. Những sông này đổ vào sông Donau Bayern, thoát nước cho vùng Tirol. Sông Salzach đổ vào sông Inn thoát nước cho vùng Salzburg (trừ vùng Lungau và một số khu vực vùng Pongau).
  • Traun, Enns, Ybbs, Erlauf, Pielach, Traisen, Wienfluss và Fischa thoát nước cho các vùng phía nam của sông Donau gồm vùng Thượng Áo, Steiermmark, Hạ Áo Wien.
  • Mühl Lớn và Mühl Nhỏ, Rodl, Arst, Kamp, Göllersbach và Rußlau cũng như Thay ở biên giới phía bắc và Maren ở biên giới phía đông thoát nước cho các vùng phía bắc của sông Donau gồm Thượng Áo Hạ Áo.
  • Sông Mur thoát nước cho vùng Lungau Salzburg và vùng Steiermark. Sông này đổ vào sông Drau ở Kroatien, tiếp tục thoát nước cho vùng Kärnten và đông Tirol. Ở Kroatien, sông Drau đổ vào sông Donau tại biên giới với Serbien. Sông Rhein thoát nước cho phần lớn vùng Vorarlberg, sông này chảy qua hồ Bodensee và sau đó đổ vào Biển Bắc. Sông Lainsitz là sông nhỏ không có ý nghĩa, nhưng lại là sông duy nhất của Áo thoát nước từ Hạ Áo qua Tschechien đổ vào sông Elbe.

Hành chính[sửa]

Xem chi tiết: Phân cấp hành chính Áo

Các đơn vị hành chính[sửa]

Chín tiểu bang của Áo nhóm lại thành ba nhóm tiểu bang. Nhóm tiểu bang là vùng cấp một của Liên minh châu Âu. Đây không phải là một cấp hành chính. Việc phân nhóm chỉ nhằm mục đích thống kê.

Nước Áo có 9 tiểu bang:

Tiểu bang Thủ phủ Dân số Diện tích (km²) Mật độ dân cư Thành phố Thị trấn khác
(tổng cộng)
1 - 9
40px Burgenland Eisenstadt 227.569 3.965 70,0 13 158 1
40px Kärnten Klagenfurt 559.404 9.536 58,7 17 115 2
40px Niederösterreich St. Pölten 1,545.804 19.178 80,6 74 499 3
40px Oberösterreich Linz 1,376.797 11.982 114,9 29 416 4
40px Salzburg Salzburg 515.327 7.154 72,0 10 109 5
40px Steiermark Graz 1,183.303 16.392 72,2 34 509 6
40px Tirol Innsbruck 673.504 12.648 53,2 11 268 7
40px Vorarlberg Bregenz 372.791 2.601 143,3 5 91 8
40px Viên - 1,550.123 415 3.735,2 1 0 9

Mỗi tiểu bang được chia thành nhiều tỉnh (Bezirk). Tiểu bang của Áo đồng thời là một đơn vị vùng cấp hai của Liên minh châu Âu.

STT Tên (tiếng Đức) Các tiểu bang hợp thành
1 Đông Áo (Ostösterreich) Burgenland, Niederösterreich, Viên
2 Nam Áo (Südösterreich) Kärnten, Steiermark
3 Tây Áo (Westösterreich) Oberösterreich, Salzburg, Tirol, Vorarlberg

Các thành phố lớn[sửa]

Vùng dân cư lớn nhất Áo là vùng đô thị Viên với dân số hơn 2 triệu người (2.067.651 người vào thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2005). Như thế, 1/4 dân số của quốc gia tập trung trong vùng đô thị của thủ đô.

Các vùng đô thị lớn khác bao quanh các thủ phủ tiểu bang Graz (bang Steiermark), Linz (Oberösterreich), Salzburg (bang Salzburg) và Innsbruck (Tirol). Tổng cộng có tròn 200 đơn vị hành chánh lớn nhỏ khác nhau được quyền tự xưng là thành phố (Stadtrecht).

Tên Tiểu bang Dân số
1 Viên Viên 1.550.123
2 Graz Steiermark 226.244
3 Linz Oberösterreich 183.504
4 Salzburg Salzburg 142.662
5 Innsbruck Tirol 113.392
6 Klagenfurt Kärnten 90.141
7 Villach Kärnten 57.497
8 Wels Oberösterreich 56.478
9 Sankt Pölten Niederösterreich 49.121
10 Dornbirn Vorarlberg 42.301

(Nguồn: Thống kê nước Áo - Điều tra dân số 2001)

Lãnh thổ bên ngoài[sửa]

Kleinwalsertal là một trong các lãnh thổ bên ngoài của nước Áo. Tuy thuộc Áo (bang Vorarlberg) và về mặt địa lý giáp ranh với bang này nhưng chỉ có thể đến được Kleinwalsertal bằng đường bộ xuyên qua nước Đức. Một lãnh thổ bên ngoài khác là Jungholz trong vùng Tirol, tuy thuộc Áo nhưng cũng nằm trong nước Đức.

Nằm trong nước Áo là làng Samnaun của Thụy Sĩ, cả một thời gian dài chỉ có thể đến được bằng đường bộ xuyên qua nước Áo. Hiện nay tuy đã có đường bộ đến Samnaum chỉ nằm trên lãnh thổ của Thụy Sĩ nhưng làng này vẫn là một vùng phi thuế quan.

Tự nhiên[sửa]

Do có nhiều địa hình khác nhau nên hệ thực vật và động vật áo rất đa dạng. Trong những thập niên vừa qua 6 vườn quốc gia và nhiều công viên tự nhiên được thành lập để bảo vệ các chủng loại động thực vật.

Theo Sở bảo vệ môi trường liên bang, hệ thực vật có tổng cộng khoảng 2.950 loài, kể cả những loài đã tuyệt chủng và biến mất, trong đó có 1.187 loài (40,2 %) nằm trong sách đỏ.

Nước Áo có khoảng 45.870 loài động vật, trong đó 98,6% là động vật không xương sống. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên 10.882 loài đang bị đe dọa, trong đó 2.804 loài nằm trong sách đỏ.

Kinh tế[sửa]

Xem chi tiết: Kinh tế Áo

Trong năm 2001 có 3.420.788 người làm việc tại 396.288 cơ sở lao động. Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Áo là Sàn giao dịch chứng khoán Viên với ATX là chỉ số chứng khoán lớn nhất.

Số liệu cơ bản[sửa]

5% của tổng sản phẩm quốc nội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môn thể thao mùa đông.

Thành phần:

Công nghiệp: 33%
Nông nghiệp: 2%
Dịch vụ: 65%

Thành phần lao động:

Công nghiệp: 27%
Nông nghiệp: 1%
Dịch vụ: 68%

Tỷ lệ thất nghiệp:

7,0% (4,5% theo cách tính của EU)

Nông nghiệp và lâm nghiệp[sửa]

Tập tin:Fischer am Wörthrsee 05.jpg
Một người câu cá trên hồ Wörthersee

Khoảng 85% diện tích Áo được sử dụng trong nông nghiệp (45 %) và lâm nghiệp (40 %). Nông nghiệp Áo có cơ cấu rất nhỏ và đang cố gắng chuyên môn hóa vào các sản phẩm có chất lượng cao vì áp lực cạnh tranh đã tiếp tục tăng từ khi Liên minh châu Âu được mở rộng. Người nông dân Áo tăng cường sản xuất theo cách nông nghiệp sạch (nông nghiệp sinh học, không dùng hóa chất, phân bón hóa học...). Với tỷ lệ vào khoảng 10%, Áo có tỷ lệ các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch cao nhất trong Liên minh châu Âu.

Rượu vang là một sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Áo. Nước nhập khẩu chính, bên cạnh Thụy Sĩ Hoa Kỳ, là nước Đức, chiếm 2/3 tổng lượng.

Nhờ vào diện tích rừng lớn mà lâm nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và công nghiệp giấy. Gỗ là nguyên liệu cũng được xuất khẩu, đặc biệt là đi đến vùng Nam Âu.

Ngược lại, săn bắn và ngư nghiệp tương đối không quan trọng và thường chỉ hoạt động cho thị trường trong nước hay chỉ là thú tiêu khiển.

Du lịch[sửa]

Tập tin:Hafen Bregenz.jpg
Bến cảng thành phố Bregenz
Đọc bài chính: Du lịch ở Áo

Trong nước công nghiệp Áo, du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất. 1/3 việc làm trong Áo phụ thuộc trực tiếp haay gián tiếp vào du lịch.

Công nghiệp[sửa]

Áo có một nền công nghiệp hiện đại và năng suất cao. Công nghiệp khu vực quốc gia phần lớn đã được tư nhân hóa (OMV AG, Voestalpine AG, VA Technologie AG, Steyr Daimler Puch AG, Austria Metall AG). Stey-Daimler-Puch được bán cho tập đoàn Magna, VA Tech cho Siemens AG và Jenbacher Werke cho General Electric.

Dịch vụ[sửa]

Dịch vụ chiếm phần lớn nhất trong kinh tế Áo, đặc biệt là do ngàng du lịch, thương mại ngân hàng đóng góp. Cho đến ngày nay ngân hàng Áo vẫn còn hưởng ưu thế từ luật bảo vệ bí mật ngân hàng rất nghiêm khắc của Áo. Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, tính vô danh của tài khoản tuy bị hủy bỏ nhưng các cơ quan nhà nước chỉ được phép kiểm tra tài khoản khi có lệnh của tòa.

Dân cư và xã hội[sửa]

Xem chi tiết: Nhân khẩu tại Áo

Dân cư[sửa]

Cuộc điều tra dân số lần đầu tiên tương ứng với các tiêu chuẩn ngày nay được tiến hành trong Áo trong thời gian 1869/1870. Từ thời điểm đó dân số trên lãnh thổ của nước Áo ngày nay đã tăng hằng năm cho đến lần điều tra dân số cuối cùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ trong năm 1913. Cho đến khi Đế quốc Áo-Hung tan rã vào năm 1918 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, việc dân số trên lãnh thổ của nước Áo hiện nay tăng trưởng nhanh chóng là do di dân từ những nước ngày nay không còn thuộc Áo.

Cuộc điều tra dân số đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy dân số đã giảm đi 347.000 người. Thế nhưng dân số lại tiếp tục tăng trưởng liên tục ngay sau đó cho đến 1935, rồi lại giảm đi cho đến 1939, năm thực hiện điều tra dân số cuối cùng trước Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn 6.653.000 người. Sau chiến tranh, vào năm 1946, dân số được điều tra dựa trên thẻ lương thực thực phẩm là tròn 7.000.000 người, là con số cao nhất cho đến thời điểm đấy. Dòng người tỵ nạn vào nước Áo đã bù vào cho con số tử vong vì chiến tranh.

Cho đến năm 1953, do người tỵ nạn phần lớn đã trở về lại quê hương hay tiếp tục di dân qua các nước khác, dân số lại giảm xuống còn 6.928.000 người. Từ đấy, do tỷ lệ sinh đẻ cao, dân số lại tiếp tục tăng đến điểm cao mới vào năm 1974, năm có 7.599.000 người sinh sống tại Áo. Từ thập niên 1990, do tiếp tục có di dân vào nước, dân số nước Áo đã tăng lên đến 8.260.000 người vào cuối năm 2004, tương ứng với 1,8% dân số của Liên minh châu Âu.

Tuổi thọ[sửa]

Tuổi thọ trung bình của Áo tại thời điểm 2005 là 82,1 tuổi (phụ nữ) và 76.4 tuổi (nam giới). Trong năm 1971 tuổi thọ trung bình là 75,7 (phụ nữ) và 73,3 (nam giới). Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết là 0,45%.

Di dân[sửa]

Ngày nay, nước Áo, một trong những nước giàu của thế giới, là một nước di dân đến. Thế nhưng trong lịch sử không phải lúc nào cũng có tình trạng này. Vào thời kỳ công nghiệp hóa, mặc dù có nhiều cuộc di dân nội địa lớn từ Böhmen Mähren, nhưng từ sau 1918 cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai đã có nhiều người Áo di dân ra nước ngoài hơn là người từ các nước khác di dân vào Áo.

Từ khi có tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và thịnh vượng bắt đầu từ thập niên 1950, việc đã làm cho nước Áo trở thành một nước giàu có và thịnh vượng, cán cân di dân lại bị đảo ngược. Nhiều lao động được tuyển lựa từ nước ngoài đã nhập cư vào nước Áo, dòng người tỵ nạn đến Áo, ví dụ như từ nước thuộc Nam Tư cũ, trong thời gian xảy ra chiến tranh tại bán đảo Balkan và ngày càng có nhiều người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu nói chung và đến Áo nói riêng.

Di dân[sửa]

Tập tin:AustroAmericana Auswanderer.jpg
Người dân Áo-Hung di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20

Vào thời kỳ công nghiệp hóa từ khoảng năm 1850 bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về việc di dân ra khỏi nước Áo. Thế nhưng vào thời điểm đó còn có nhiều vùng đất thuộc Áo mà ngày nay đã trở thành quốc gia độc lập hay thuộc các quốc gia khác.

Giữa 1876 1910 tròn 3,5 triệu người (theo một số tài liệu khác là đến 4 triệu người) đã rời bỏ nước quân chủ Áo vì thất nghiệp và hy vọng sẽ tìm được những điều kiện sinh sống tốt hơn ở nơi khác. Gần 3 triệu người trong số đó đi đến Hoa Kỳ, 358.000 người chọn Argentina là quê hương thứ hai, 158.000 người đến Canada, 64.000 người đến Brasil và 4.000 người đến Australia.

Chỉ riêng năm 1907 đã có nửa triệu người Áo rời bỏ quê hương. Phần đông những người di dân là từ vùng Galicja trong Ba Lan Ukraina ngày nay. Một làn sóng di dân mới bắt đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 và tiếp tục tăng lên trong những năm 1930 bất ổn về chính trị khi mối đe dọa Quốc xã trở thành hiện thực và bắt buộc nhiều người phải di dân đi trong năm 1938, phần đông là người Do Thái và những người bị Quốc xã truy nã. Cũng nằm trong số đó là một phần lớn tinh hoa khoa học và văn hóa trong thời gian này của nước Áo.

Nhập cư và tỵ nạn[sửa]

Trong các thập niên 1960 và 1970, do thiếu lao động nên nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển chọn lao động từ nước ngoài. Rất nhiều gia đình của những người lao động này hiện nay đang sinh sống với thế hệ thứ hai hay thứ ba trong nước Áo. Một làn sóng lớn người tỵ nạn đã vào nước Áo trong những năm của thập niên 1990 vì chiến tranh ở bán đảo Balkan.

Tỷ lệ người nước ngoài chiếm 9,8% hay 814.000 người của dân số Áo, trong đó tròn 227.400 người xuất xứ từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (trong đó khoảng 104.000 người từ nước Đức). Tròn nửa số người nhập cư và các thế hệ sau đó sinh sống trong vùng đô thị Viên, nơi tập trung khoảng 1/4 dân số nước Áo. Phần còn lại phân tán chủ yếu trong các vùng đông dân cư, chiếm tỷ lệ khoảng từ 10% đến 20%. Trong một số vùng nông thôn, tỷ lệ người nhập cư nằm trong khoảng từ 0 đến 5%. Trong thời gian vừa qua, hằng năm có khoảng 30.000 đến 40.000 người được nhận quốc tịch Áo (trong đó khoảng 28,5% sinh tại Áo), con số này đã giảm đi từ năm 2005.

Người dân định cư lâu dài từ các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu đến chủ yếu từ các nước thuộc Nam Tư cũ (Serbia và Montenegro, Croatia, Bosna và Hercegovina Cộng hòa Macedonia – tổng cộng chiếm tròn 70% những người có quyền định cư lâu dài tại Áo), từ Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 20%), România (khoảng 3,5%), Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (khoảng 1,2%) cũng như là từ Bulgaria, Ai Cập, Ấn Độ, Liên bang Nga, Philippines, Hoa Kỳ, Ukraina, Thái Lan Iran. Con số tổng cộng vào thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2006 là 477.185 người.

Một hiện tượng mới xuất hiện trong những năm gần đây là người lao động từ Đức. Những người này thường là lao động theo thời vụ trong những vùng du lịch, đặc biệt là trong Tirol với các nghề nghiệp như đầu bếp, hầu bàn hay dọn dẹp. Nhiều người trong số đó đến Áo vì họ đã không thể tìm được việc làm trong nước Đức hay nhận thấy rằng cơ hội tìm việc làm ở Áo tốt hơn. Một dạng nhập cư khác của người Đức là con số ngày càng tăng của những người tốt nghiệp đại học ở Áo và không trở về quê hương nữa. Trong lĩnh vực những người tốt nghiệp đại học có thể nhận thấy một dòng người nhập cư nguyên là nhân viên của các trường đại học Đức (đặc biệt là trong lĩnh vực y học nhưng cũng có nhiều trong các bộ môn về xã hội). Luật lệ về thuế thu nhập cũng là một nguyên nhân cho việc di cư sang Áo, ví dụ như quan chức bóng đá Franz Beckenbauer hay người đua ô tô Ralf Schumacher.

Dự đoán[sửa]

Theo dự đoán của Cục Thống kê Áo (Statistik Austria), cán cân của sinh đẻ và chết ở Áo sẽ còn cân bằng trong vòng 20 năm tới, sau đấy tỷ lệ sinh được dự đoán là sẽ thấp hơn tỷ lệ chết, việc sẽ làm tăng độ tuổi trung bình. Nhờ vào việc nhập cư mà dân số cho đến năm 2050 sẽ tăng lên đến khoảng 9 triệu người, bù đắp một phần vào cho việc thâm hụt sinh đẻ. Chỉ ở Viên, tiểu bang duy nhất trong số 9 bang của Áo, độ tuổi trung bình sẽ giảm đi và tăng trưởng dân số sẽ cao hơn trung bình của toàn liên bang. Theo đó cho đến năm 2050 Viên có thể lại trở thành thành phố có 2 triệu dân. Theo Cục Thống kê Áo nguyên nhân là do tỉ lệ sinh đẻ cao hơn và tròn 40% những người nhập cư vào Áo sinh sống tại thủ đô.

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 95% dân cư. Bên cạnh đó còn tiếng Slav và các ngôn ngữ khác của các dân tộc thiểu số. Những dân cư người Hung, người Sloven người Croat lâu đời ở Áo có quyền được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong trường học và giao thiệp với chính quyền. Tiếng Croat tiếng Sloven là các tiếng chính thức bổ sung ở các tỉnh hành chánh và tòa án vùng Steiermark, Burgenland Kärnten.

Tôn giáo[sửa]

73,6% dân số theo đạo Công giáo và 4,7% theo đạo Tin Lành (đa số là dòng tin Ausburg). Khoảng 12% dân số không theo cộng đồng tôn giáo nào. Cộng đồng Do Thái có vào khoảng 7.300 thành viên. Trên 10.000 người theo đạo Phật được công nhận là cộng đồng tôn giáo ở Áo từ năm 1983. Khoảng 20.000 là thành viên tích cực của cộng đồng tôn giáo Nhân chứng Jehova. Trong số những người di dân vào nước Áo có khoảng 180.000 là tín đồ Cơ đốc giáo và khoảng 300.000 người là tín đồ của các cộng đồng Hồi giáo.

Bình đẳng nam nữ[sửa]

Quyền bình đẳng nam nữ được ghi trong Hiến pháp Áo. Những trường hợp ngoại lệ hình thành trong lịch sử là nghĩa vụ quân sự cho phái nam và quy định về nghỉ hưu. Hiện nay phụ nữ Áo còn được phép về hưu sớm hơn phái nam 5 năm (trường hợp ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Vì việc này trái với quy định cơ bản của Liên minh châu Âu nên theo quy định được ghi trong hiến pháp, độ tuổi về hưu của phụ nữ sẽ được từng bước nâng lên ngang bằng với nam giới trong năm 2027.

Trong gần như tất cả các lĩnh vực, tiền lương trung bình của người phụ nữ đều thấp hơn nam giới (ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Điều này về một mặt là do quyền bình đẳng không được thực hiện một cách triệt để trong thực tế và mặt khác là do nhiều người phụ nữ làm việc ít giờ hơn và vì thế gần như không có khả năng vươn lên trong sự nghiệp. Các vị trí lãnh đạo phần lớn là do nam giới nắm giữ.

Chính phủ Áo đã có rất nhiều biện pháp khuyến khích phụ nữ. Nếu như trình độ nghiệp vụ tương đương nhau người phụ nữ sẽ được ưu tiên lựa chọn cho các việc làm trong cơ quan nhà nước – mặc dù tỉ lệ thất nghiệp của nam giới cao hơn. Thế nhưng những biện pháp này không mang lại tác dụng cao trong thực tế. Con số chính thức của người thất nghiệp trong nước Áo năm 2004 bao gồm 2/3 nam giới và 1/3 phụ nữ.

Quyền con người[sửa]

Trong những năm vừa qua đã có một vài vụ hành hung của cảnh sát đối với người có nguồn gốc từ châu Phi gây xôn xao trong dư luận. Hai trong số các vụ này, Marcus Omofuma Seibane Wague, đã dẫn đến tử vong. Các tổ chức bảo vệ quyền con người như Amnesty International đã phản đối cách xử phạt nhẹ dành cho những người phạm tội vẫn được tiếp tục phục vụ trong ngành cảnh sát.

Về quyền tự do ngôn luận, tòa án Áo trong những năm vừa qua đã có nhiều phán quyết dành cho nhà báo không đứng vững trước Tòa án châu Âu. Tòa án Áo đã bị chê trách rằng trong việc cân nhắc giữa quyền của một chính trị gia (bị xúc phạm) và quyền tự do ngôn luận trong truyền thông đại chúng tòa đã không chú ý đến quyền tự do ngôn luận một cách đầy đủ.

Hạ tầng cơ sở[sửa]

Giao thông[sửa]

Tập tin:Austria A2 moedling.jpg
Đường cao tốc A2 của Áo
Xem chi tiết: Giao thông tại Áo

Hạ tầng cơ sở giao thông, kể cả giao thông đường bộ lẫn giao thông đường sắt, đều chịu nhiều ảnh hưởng của địa thế nằm trên dãy núi Apls và về mặt khác là vị trí trung tâm trong Trung Âu. Giao thông qua dãi núi Alps đòi hỏi phải có nhiều hầm xuyên núi và cầu chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì có vị trí ngay trong trung tâm châu Âu nên Áo là một nước quá cảnh, đặc biệt là cho hướng bắc-nam và bắc-đông nam và từ khi bức màn sắt được mở cửa là cho hướng đông-tây. Điều này cũng có nghĩa là thường phải mở rộng đường giao thông, ngay trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái, việc hay dẫn đến phản đối trong quần chúng.

Để có thể giải quyết được sự cân bằng giữa kinh tế sinh thái, nước Áo đã có nhiều biện pháp mà đã mang lại cho quốc gia này vai trò tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lãnh vực xe cơ giới. Các đạo luật quy định trong mỗi một xe cơ giới đều phải có bộ xúc tác giảm thiểu khí thải ra đời ở Áo tương đối sớm so với các quốc gia khác. Trên nhiều đoạn đường nhất định chỉ cho phép lưu hành xe tải gây ít tiếng ồn. Thế nhưng do nhiều quy định lại bị bãi bỏ nên người dân trong một số vùng nhất định như trong vùng đồng bằng sông Inn cảm nhận là bị các cơ quan điều hành giao thông trong nước và quốc tế bỏ mặc.

Giao thông đường bộ[sửa]

Xem: hệ thống đường sá ở Áo.

Mạng lưới giao thông Áo bao gồm

  • 2.000 km đường cao tốc và đường nhanh
  • 10.000 km đường ưu tiên (trước kia là đường liên bang)
  • 24.000 km đường tiểu bang (Landstraße)
  • 70.000 km đường làng (Gemeidestraßen).

Mạng lưới đường sá phần lớn thuộc về nhà nước. Trên đường cao tốc và đường nhanh ô tô và xe tải phải trả tiền.

Đường sắt[sửa]

Tập tin:Ubahn leopoldau 1.jpg
Tàu điện ngầm của Áo
Đọc bài chính về Lịch sử đường sắt Áo

Phần lớn đường sắt là do Công ty Đường sắt liên bang Áo (Österreichische Bundesbahn – ÖBB) vận hành, là công ty đường sắt lớn nhất Áo. Một phần nhỏ đường sắt không thuộc liên bang, một phần do tư nhân và một phần khác do các tiểu bang sở hữu.

S-Bahn (tàu nhanh) hiện nay chỉ có trong các vùng chung quanh Viên và Salzburg nhưng hiện đã có kế hoạch phát triển hệ thống S-Bahn cho các thành phố Graz, Linz và Insbruck.

Viên là thành phố Áo duy nhất có một mạng lưới tàu điện ngầm. Một vài bến tàu điện trong thành phố Linz được xây ngầm. Tàu điện có trong các thành phố Viên, Graz, Linz, Innsbruck và Gmunden. Ngoài ra tại làng Serfaus trong Tirol còn có một tàu chạy trên đệm không khí, thỉnh thoảng cũng còn được gọi là tàu điện ngầm nhỏ nhất thế giới.

Đường thủy[sửa]

Đường thủy quan trọng nhất không những trong chuyên chở hành khách mà còn cho giao thông hàng hóa là sông Donau (Đọc đường thủy Donau). Giao thông chuyên chở hành khách đã được thúc đẩy từ thời triều đại Habsburg với DDSG là công ty giao thông đường thủy nội địa lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng hiện nay giao thông chuyên chở hành khách chỉ chủ yếu phục vụ cho ngành du lịch, trên sông Donau cũng như trên sông Inn và các hồ lớn. Twin-City-Liner liên kết Viên với Bratislava vừa được thành lập là một kết nối giao thông tiện lợi cho những người phải đi làm xa. Thường thì giao thông đường thủy chỉ hoạt động trong nửa năm mùa hè. Trong giao thông hàng hóa gần như chỉ có sông Donau là được sử dụng. Đường thủy Donau đã được tăng giá trị sử dụng lên nhiều nhờ vào việc xây dựng Kênh đào Rhein-Main-Donau cho giao thông quá cảnh từ Biển Bắc xuống Biển Đen. Các cảng hàng hóa duy nhất của Áo là Linz, Enns, Krems và Viên.

Giao thông đường không[sửa]

Đọc bài chính về Giao thông đường không Áo

Hãng hàng không quốc gia lớn nhất là Austrian Airlines Group (Austrian Airlines, Lauda Air, Austrian Arrows, Slova Airlines). Từ 2003, với Niki, nước Áo cũng đã có một hãng hàng không giá rẻ. Bên cạnh đó, InterSky cũng là một hãng hàng không giá rẻ trong vùng với sân bay chính là Friedrichshafen (Đức). Các hãng hàng không trong vùng khác là Welcome Air Air Alps.

Cảng hàng không quan trọng nhất là Cảng hàng không Wien-Schwechat, bên cạnh đó Graz (Cảng hàng không Graz-Thalerhof), Linz (Cảng hàng không Linz-Hörsching), Klagenfurt (Cảng hàng không Klagenfurt), Salzburg (Salzburg Airport W. A. Mozart) và Innsbruck (Cảng hàng không Innsbruck) đều có các đường bay quốc tế. Hai cảng hàng không quốc tế phục vụ cho vùng Vorarlberg là Altenrhein (Thụy Sĩ) và Friedrichshafen (Đức). Chỉ có tầm quan trọng địa phương là 49 sân bay, trong đó có 31 sân bay không có đường băng trải nhựa đường và trong số 18 sân bay còn lại có đường băng trải nhựa đường chỉ có 4 sân bay là có đường băng dài hơn 914 mét. Có tầm quan trọng về lịch sử trong số đó là sân bay Wiener Neustadt sân bay Aspern. Đấy là các sân bay đầu tiên của Áo mà sân bay Aspern từ thời điểm khánh thành năm 1912 cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 đã là sân bay lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu. Thêm vào đó là nhiều sân bay của Không quân Áo ví dụ như tại Wiener Neustadt, Zeltweg, Aigen/Ennstal, Langenlebarn/Tulln.

Nước Áo cũng đạt tầm quan trọng quốc tế trong ngành hàng không nhờ vào việc sáp nhập việc kiểm tra tầng không lưu cao (từ 28.500 feet hay 9.200 mét) của 8 quốc gia Trung Âu (Áo, Bosna và Hercegovina, Cộng hòa Séc, Croatia, Hungary, Ý, Slovenia Slovakia). Chương trình được gọi là CEATS (Central European Air Traffic Services) dự định đặt một trung tâm kiểm tra cho toàn bộ vùng không lưu cao Trung Âu (CEATS Upper Area Control Centre – CEATS UAC) tại Fischamend,về phía đông của Schwechat.

Cung cấp năng lượng[sửa]

Đọc bài chính về Kinh tế năng lượng Áo

Năng lượng điện[sửa]

Năng lượng điện được sản xuất phần nhiều (gần 60%) từ sức nước, từ các nhà máy thủy điện cạnh sông Donau, Enns, Drau và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác cũng như từ các nhà máy có hồ chứa nước như Karprun hay Malta. Để có thể cung cấp đủ năng lượng trong thời gian cao điểm nhiều nhà máy nhiệt điện (tuốc bin) sẽ được vận hành. Khoảng 2% năng lượng điện được sản xuất từ năng lượng gió, chủ yếu trong vùng phía đông nhiều gió của Áo.

Điện từ nhà máy điện hạt nhân không được sản xuất do có luật cấm (Atomsperrgesetz). Trong những năm của thập niên 1970 nhà máy điện hạt nhân Zwentendorf mặc dù được xây dựng nhưng chưa từng đi vào hoạt động theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1978.

Cung cấp khí đốt và dầu[sửa]

Về cung cấp khí đốt, Áo phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Mặc dù trong Áo cũng có khí đốt, chủ yếu tại Marchfeld Weinviertel, nhưng chỉ đủ cung cấp tròn 20% nhu cầu khí đốt hằng năm của Áo. Nước Nga là nguồn cung cấp khí đốt chính, là nơi mà Áo từ 1968 là nước châu Âu đầu tiên nằm về phía tây của Bức màn sắt mua khí đốt.

Vào thời điểm năm 2003 Ả Rập Saudi là nước cung cấp dầu chính cho Áo. Nhà máy lọc dầu duy nhất nằm tại Schwechat và do OVM AG vận hành.

Giáo dục và đào tạo[sửa]

Đọc bài chính: Hệ thống trường học tại Áo

Hệ thống giáo dục tại Áo do cấp liên bang chịu trách nhiệm, vì thế là các loại trường cũng như chương trình đào tạo đều thống nhất trên toàn nước Áo. Tất cả trẻ em đang cư trú tại Áo đều phải đi học 9 năm, bắt đầu khi tròn 6 tuổi.

Các thành phố Áo có trường đại học là thủ đô Viên (8), các thủ phủ tiểu bang Linz (4), Salzburg (3), Graz (4), Innsbruck (3) và Klagenfurt cũng như là Leoben Kremas. Trường đại học thực hành (Fachhochschule) như là một chọn lựa khác của hình thức đào tạo đại học đã tồn tại ở Áo từ 1994.

Hệ thống cứu cấp[sửa]

Mỗi một hình thức phục vụ cứu cấp ở Áo thường có trung tâm điều hành riêng. Tất cả các số điện thoại cứu cấp đều có thể được gọi không tốn tiền tại mỗi một điện thoại công cộng. Các số điện thoại cứu cấp đều thống nhất trên toàn nước Áo, "122" cho cứu hỏa, "133" cho cảnh sát và "144"cho cứu thương. Ngoài ra còn có thể gọi không tốn tiền các số điện thoại cứu cấp khác như số điện thoại cứu cấp toàn Liên minh châu Âu "112".

Cứu hỏa[sửa]

Đọc bài chính về Hệ thống cứu hỏa tại Áo

Hệ thống cứu hỏa Áo gần như hoàn toàn dựa trên lực lượng cứu hỏa tình nguyện. Chỉ trong 6 thành phố lớn nhất của Áo là có lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp. Phòng cháy và chữa cháy thuộc thẩm quyền của từng tiểu bang trong khi phòng chống tai họa thuộc thẩm quyền của liên bang, nhưng có trách nhiệm thực hiện bên cạnh quân đội thông qua lực lượng hỗ trợ phòng chống tai họa (Katastrophenhilfsdienst) cũng là lực lượng cứu hỏa.

Cứu thương[sửa]

Đọc bài chính về Hệ thống cứu thương ở Áo

Lực lượng cứu thương (Rettungsdienst) được thông báo khi xảy ra tai nạn có người bị thương. Hội Chữ thập đỏ Áo chịu trách nhiệm cứu thương đặc biệt là trong vùng nông thôn. Bên cạnh đó, các tổ chức khác như Liên hiệp Samarit Công nhân (Arbeiter-Samarit-Bund), Tổ chức giúp đỡ tai nạn Johannit (Johanniter-Unfall-Hilfe), Hệ thống bệnh viện Dòng tu Malta Áo (Malteser Hospitaldienst Austria) và Chữ thập Xanh đều có trực cứu cấp. Trong Viên, nhiệm vụ này được chia sẻ giữa lực lượng cứu thương thành phố và các tổ chức giúp đỡ. Trực thăng cứu thương đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cứu thương Áo. Đất nước này có mật độ trực thăng cứu thương cao nhất thế giới. Hiệp hội cứu thương đường không Christophorus (Christophorus Flugrettungsverein) sở hữu 16 chiếc trực thăng cứu thương bao phủ toàn diện tích nước Áo, bên cạnh đó, đặc biệt là trong các vùng du lịch, là nhiều dịch vụ tư nhân.

Truyền thông đại chúng[sửa]

Đọc bài chính về truyền thông đại chúng trong Áo

Đài truyền hình nhà nước của Áo là ORF (Österreichischer Rundfunk) với các kênh ORF 1 ORF 2 cũng như là hai kênh TW1 ORF SPORT PLUS cùng chia sẻ một băng tần phát sóng. Các đài tư nhân quan trọng nhất là ATV, goTV, Puls TV.

ORF có ba kênh phát thanh toàn Áo: kênh phát thanh tin tức và văn hóa Ö1, kênh âm nhạc Ö3 và đài phát thanh FM4. Các đài phát thanh tư nhân quan trọng nhất và được ưa thích nhất là KroneHit, Radio Energy trong Viên và Antenne trên toàn nước Áo.

Nhà xuất bản Mediaprint phát hành tờ nhật báo được ưa thích nhất Áo, Kronen Zeitung, cũng như là các báo được ưa thích NEWS, Profil Kurier và vì thế là nhà xuất bản có nhiều quyền lực nhất Áo. Các nhật báo khác là Der Standard, Die Presse Salzburger Nachrichten.

Thông tin[sửa]

Mặc dù có nhiều điều kiện khó khăn về địa hình nhưng Áo vẫn có một mạng lưới viễn thông tốt. Trên thực tế toàn bộ lãnh thổ liên bang đều được kết mạng cho điện thoại cố định và được phủ sóng cho điện thoại di động. Các dịch vụ như UMTS hiện chỉ hoạt động trong các vùngđông dân cư nhưng được mở rộng liên tục. Thuộc trongsố các nhà cung ứng dịch vụ truyền thông lớn nhất là Telekom Austria, Mobilkom Austria, Drei, T-Mobile Tele2.

Internet vận tốc cao thật ra đều có trong toàn nước Áo. Nhà vận hành mạng ớn nhất là Austria Telekom. Các nhà cung ứngdịch vụ khác hiện đang cố gắng xây dựng mạng lưới cao tốc riêng. Phần lớn các mạng này nằm trong các trung tâm đông dân cư.

Văn hóa nghệ thuật[sửa]

Đọc bài chính về Văn hóa Áo

Văn hóa là một đề tải rộng lớn ở Áo: Trong tất cả các thời kỳ đều hình thành nhiều công trình xây dựng quan trọng mà trong số đó nhiều công trình thuộc về di sản thế giới của UNESCO. Trong thế kỷ 18 thế kỷ 19 Viên là một trung tâm hàng đầu của cuộc sống âm nhạc, không những chỉ được thể hiện trong con số rất nhiều tên tuổi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc gắn bó với đất nước mà còn trong con số lớn các nhà hát opera, nhà hát và nhà hòa nhạc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, cũng như trong những thuyền thống âm nhạc đa dạng như buổi hòa nhạc năm mới hay rất nhiều lễ hội. Thêm vào đó là một truyền thống nhà hát lâu đời. Thế nhưng trong lãnh vực ẩm thực Áo cũng có một truyền thống rộng lớn, được thể hiện ví dụ như trong văn hóa của các quán cà phê ở Viên hay qua nhiều món ăn đặc trưng của đất nước. Năm 2003 thành phố Graz đã là thủ đô văn hóa của châu Âu.

Âm nhạc[sửa]

Âm nhạc cổ điển vẫn có tầm quan trọng cho đến ngày nay trong văn hóa Áo. Nước Áo có nhiều nhà soạn nhạc được nhiều người biết đến. Thuộc vào trong số những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, ngoài những người khác, là người con của thành phố Salzburg Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner, Johann Strauß (cha), người được xem là một trong những người sáng lập nên waltz của Viên, và Johann Strauß (con), "vua waltz". Những người yêu âm nhạc của thế kỷ 20 cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold Schönberg, Alban Berg Anton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm nhạc cổ điển là nhiều nhà nhạc trưởng dành nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst.

Buổi hòa nhạc năm mới của Wiener Philharmoniker nổi tiếng được truyền đi đến 44 quốc gia trên thế giới và vì thế vào buổi sáng năm mới ngày 1 tháng 1 đến với gần một tỉ người.

Nhà hát[sửa]

Đạt nhiều thành công trong lãnh vực nhà hát, ngoài những người khác là Max Reinhardt, Karl Farkas, Curd Jürgens, Maximilian Schell, Romy Schneider, Senta Berger, Oskar Werner, O. W. Fischer, Otto Schenk, Klaus Maria Brandauer, Martin Kusej.

Phim[sửa]

Đọc bài chính: Điện ảnh Áo

Những nhà đạo diễn phim nổi tiếng của Áo là Barbara Albert, Ruth Beckermann, Florian Flicker, Robert Dornhelm, Nikolaus Geyrhalter, Michael Glawogger, Wolfgang Glück, Michael Haneke, Jessica Hausner, Michael Kreihsl, Fritz Lang, Bady Minck, Franz Novotny, Peter Patzak, Otto Preminger, Stefan Ruzowitzky, Anja Salomonowitz, Hubert Sauper, Ulrich Seidl, Götz Spielmann, Josef von Sternberg, Erich von Stroheim, Hans Weingartner, Virgil Widrich, Billy Wilder.

Đọc thêm: Liên hoan phim tại Áo, Lịch sử điện ảnh Áo

Văn học[sửa]

Đọc bài chính về Văn học Áo

Thuộc vào trong số những nhà văn nổi tiếng nhất của Áo là Franz Grillparzer, Joseph Roth, Johann Nestroy, Robert Musil, Karl Kraus, Friedrich Torberg, Felix Mitterer, Thomas Bernhard Peter Handke, cũng như là nhà văn nữ đã nhận Giải Nobel về hòa bình Bertha von Suttner và nhà văn nữ nhận Giải Nobel về văn học năm 2004 Elfriede Jelinek.

Khoa học[sửa]

Nước Áo, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ 20, đã là một quốc gia dẫn đầu về khoa học và đã mang lại nhiều thiên tài như những người sáng lập môn vật lý lượng tử Wolfgang Pauli Erwin Schrödinger, người thành lập môn phân tích tâm lý Sigmund Freud, cha đẻ của ngành tâm lý thú vật Konrad Lorenz, nhà chế tạo ô tô Ferdinand Porsche, nhà phát minh Viktor Kaplan, người mở đường cho ngành nhiệt động lực học Ludwig Boltzmann, người khám phá ra cấu trúc của benzene Johann Josef Loschmidt, người phát hiện ra các nhóm máu Karl Landsteiner cũng như là các nhà kinh tế Carl Menger Friedrich August von Hayek.

Thể thao[sửa]

Môn thể thao được người Áo ưa chuộng nhất là chạy ski, tiếp theo sau đó là bóng đá và chạy xe đạp. Thế nhưng đi dạo hay leo núi ngày cũng được ưa thích hơn trong mọi lứa tuổi.

Thể thao mùa đông[sửa]

Do địa thế địa lý nên trong nhiều bộ môn thể thao mùa đông nước Áo thuộc trong số những quốc gia dẫn đầu của thế giới. Thể thao mùa đông rất được ưa chuộng ở Áo và các chương trình truyền hình về thể thao mùa đông có rất nhiều khán giả, đặc biệt là các giải thi đấu về ski. Các vận động viên thể thao ski nổi tiếng trong những năm vừa qua là Hermann Maier, Renate Götschl, Michaela Dorfmeister, Alexandra Meissnitzer, Benjamin Raich, Michael Walchhofer Rainer Schönfelder. Các nhà trượt ski đạt nhiều thành tích trong lịch sử là Toni Sailer, Karl Schranz, Franz Klammer, Stephan Eberharter hay Annemarie Moser-Pröll.

Thể thao mùa hè[sửa]

Áo cũng thường đạt nhiều thành tích đáng kể trong các bộ môn thể thao mùa hè hay trong những bộ môn thể thao có thể được chơi trong suốt cả năm. Thế nhưng ngoại trừ bóng đá, các bộ môn thể thao này không được người dân ưa thích nhiều như thể thao mùa đông.

Những vận động viên đoạt giải Thế vận hội mùa hè (2004):

Thể thao trong các hiệp hội[sửa]

Thể thao trong các câu lạc bộ hay hiệp hội được đánh giá cao trong Áo. Trong một số làng hay thành phố hơn nửa người dân luyện tập thể thao tích cực trong các câu lạc bộ hay hiệp hội. Trước nhất là bóng đá, đặc biệt là ở tại Viên, bộ môn thể thao có truyền thống lâu đời, và sau đó là một vài bộ môn thể thao ít được biết đến hơn có nhiều người tham gia. Hypo Österreich thuộc hàng đầu của thế giới trong bóng ném nữ cũng như là Chrysler Vienna Vikings trong bóng bầu dục nghiệp dư.

Các đội thể thao có nhiều thành tích:

Chú thích[sửa]

  1. Trần Văn Chánh. Từ điển Hán-Việt — Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Năm 2014. Trang 2418.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.