Rượu vang
Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác. Sự cân bằng hóa học tự nhiên nho cho phép nho lên men không cần thêm các loại đường, axit, enzym, nước hoặc chất dinh dưỡng khác.[1] Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi chúng thành rượu và carbon dioxit. Giống nho khác nhau và chủng nấm men khác nhau tạo thành các dạng khác nhau của rượu vang. Các dạng rượu vang nổi tiếng là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của hoa quả, các phản ứng liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tổng thể.
Rượu vang là một loại thuốc thần kinh, cũng như tất cả các loại đồ uống có cồn,[2] thường được sử dụng vì các hiệu ứng say của nó trong suốt lịch sử cho đến ngày hôm nay. Các hiệu ứng thần kinh của rượu vang được thể hiện rõ ở khẩu phần uống bình thường.[3][4]
Rượu vang làm từ các hoa quả không phải nho thường được đặt tên kèm tên sản phẩm mà từ đó chúng được lên men (ví dụ, rượu vang gạo, rượu vang lựu, rượu vang táo v.v...) và được gọi chung là rượu hoa quả. Thuật ngữ "rượu vang" cũng có thể bao gồm các loại đồ uống hoặc tinh bột đã lên men có nồng độ cồn cao, chẳng hạn như rượu lúa mạch, huangjiu, hoặc rượu sa kê.
Rượu vang có một lịch sử phong phú hàng ngàn năm, với việc sản xuất rượu vang sớm nhất cho đến nay được phát hiện đã xảy ra khoảng 6000 TCN ở Georgia.[5][6][7] Kỹ năng sản xuất rượu vang đã xuất hiện ở khu vực Balkan khoảng 4500 TCN. Rượu vang đã được uống để ăn mừng ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Kể từ khi xuất hiện đầu tiên trong lịch sử, rượu vang cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo. Rượu vang đỏ được người Ai Cập cổ đại coi là máu, Theo Plutarch, những người Ai Cập cổ đại đã tránh uống rượu vang thoải mái cho đến tận cuối thế kỷ thứ 7 TCN, triều đại Saite, "với suy nghĩ nó là máu của những người đã từng chiến đấu chống lại các vị thần".[8] Văn hóa Hy Lạp và các bí ẩn của thần Dionysus, được những người La Mã trong Bacchanalia tiếp nối chính là nguồn gốc của sân khấu phương Tây. Do Thái giáo nhắc đến nó trong Kiddush và Kitô giáo trong Bí tích Thánh thể, trong khi đó Hồi giáo lại cấm uống rượu.
Mục lục
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử rượu vang
Bằng chứng khảo cổ đã khẳng định việc sản xuất sớm nhất được biết đến của rượu vang từ nho lên men trong quá trình hậu thời kỳ đồ đá mới hoặc đầu thời kỳ đồ đồng ở vùng Kavkaz và rìa phía bắc của Trung Đông. Một dự án lập bản đồ gen mở rộng năm 2006 đã phân tích nòi giống của hơn 110 giống nho hiện đại, và thu hẹp nguồn gốc của chúng vào một khu vực của Gruzia.[9] Điều này phù hợp với các di tích khảo cổ được phát hiện sớm nhất có chứa những mảnh gốm màu rượu vang khoảng 6000 năm TCN ở Gruzia,[5] và khoảng 5000 TCN ở Iran.[5][6] Các bình gốm tại khu vực tây bắc Iran đã cho thấy chúng được xử lý bằng nhựa thông, các hương liệu của retsina hiện đại.[5] Khoảng 4500 TCN, việc sản xuất rượu vang đã được chuyển sang vùng Macedonia thuộc Hy Lạp cổ đại, các xưởng sản xuất rượu nho đầu tiên bao gồm các quá trình thu hồi và nghiền nát,[10][11] và toàn bộ quá trình sản xuất rượu vang đã được phát hiện vào năm 2011 bên trong hang động Areni-1 ở Armenia, với niên đại khoảng 4100 TCN.[6][12][13][14][15]
Lịch sử rượu vang Pháp[sửa]
Rượu vang Pháp bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên –thời La Mã đóng chiếm. Nghề trồng nho bắt đầu phát triển ở thành phố Marseille – thuộc địa của người La Mã. Đế Chế La Mã đã cho phép những vùng ở phía Nam nước Pháp sản xuất rượu. Thánh Martin de Tours (316 – 397) đã tham gia tích cực truyền bá đạo Cơ Đốc Giáo và nghề trồng nho. Trong suốt thời Trung Cổ loạn lạc, những thầy tu đã có công giữ gìn các ruộng nho và kỹ thuật làm rượu. Các tu viện có sự bảo hộ cao, nguồn lực lao động dồi dào để sản xuất rượu vang cho những dịp lễ và nhờ nó tăng thêm thu nhập đáng kể. Trong thời kỳ đó, những ruộng nho lớn thường thuộc về các nhà thờ thiên chúa giáo và rượu của họ luôn được coi là rượu cao cấp. Sau này, giới quý tộc mở rộng thêm diện tích trồng nho. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp đã lãnh đạo phong trào tịch thu bớt ruộng đất của nhà thờ, giới quý tộc chia cho nhân dân. Chính vì lý do này, sản lượng nho cũng tăng lên.
Mặc dù thời đó Bordeaux đã xuất khẩu rượu nhưng mãi đến năm 1850 hầu hết rượu của Pháp vẫn chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa. Do sự phát triển của ngành đường sắt và đường bộ, chi phí vận chuyển giảm nhờ đó mà lượng rượu xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.
Các giống nho[sửa]
Rượu vang thường được sản xuất từ một hay nhiều giống của loài Vitis vinifera xuất xứ từ châu Âu, ví dụ như Cabernet Sagvinon, Pinot Noir, Merlot (vang đỏ); Chardonnay, Riesling (vang trắng).
Phân loại rượu vang[sửa]
Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên men chỉ từ nước nho.
Nước từ các hoa quả khác có thể được lên men tạo thành rượu, nhưng theo luật nhiều nước, từ "rượu vang" (ở ngôn ngữ tương ứng) cho mục đích thương mại chỉ được sử dụng cho rượu lên men từ nho[16].
Rượu vang châu Âu thường được phân loại theo xuất xứ (ví dụ như Bordeaux, Chianti). Rượu vang từ nơi khác thì thường được phân loại theo giống nho (ví dụ như Pinot Noir, Merlot).
Một đặc điểm của rượu vang là lên men không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ.
Rượu vang đông lạnh (hay còn gọi là icewine) được chế biến từ các loại nho trồng thu hoạch lúc thời tiết phải dưới 8 độ âm C và độ đường phải có ít nhất là 39 Brix theo trọng lượng người trồng nho dùng [số càng cao, độ ngọt càng nhiều]. Nho khi bị đông lạnh thì chất nước trong nho được kết tinh và nâng cao độ ngọt, cũng như hương thơm của loại nho làm rượu icewine.
Phân loại rượu Pháp[sửa]
Nước Pháp sử dụng hệ thống appellation để chỉ định nơi xuất xứ, phân ra bốn cấp độ chất lượng như sau:
- Vin de Table (rượu vang thông thường): không chỉ định xuất xứ.
- Vin de Pays (rượu vang địa phương): được phép chỉ định xuất xứ.
- Vin Délimité de Qualité Superieure (rượu vang được xác định chất lượng cao), thường viết tắt là VDQS.
- Appellation d’Origine Contrôlée (nhãn hiệu xuất xứ được kiểm soát), thường viết tắt là AOC: rượu vang được sản xuất và kiểm định theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất.
. |
Chú thích[sửa]
- ↑ Johnson, H. (1989). Vintage: The Story of Wine. Simon & Schuster. 11–6. ISBN 0-671-79182-6.
- ↑ “Drugs info – alcohol”.
- ↑ “BAC per Drink tables”.
- ↑ “Effects At Specific B.A.C. Levels”.
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 Keys, David. “Now that's what you call a real vintage: professor unearths 8,000-year-old wine”, The Independent, ngày 28 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2011. Bản chính được lưu trữ ngày ngày 5 tháng 10 năm 2011.
- ↑ 6,0 6,1 6,2 Berkowitz, Mark (1996). "World's Earliest Wine". Archaeology (Archaeological Institute of America) 49 (5). http://www.archaeology.org/9609/newsbriefs/wine.html. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008.
- ↑ Spilling, Michael; Wong, Winnie (2008). Cultures of The World Georgia. tr. 128. ISBN 978-0-7614-3033-9.
- ↑ “Isis & Osiris”. University of Chicago.
- ↑ Keys, David. “Now that's what you call a real vintage: professor unearths 8,000-year-old wine”, The Independent, ngày 28 tháng 12 năm 2003.
- ↑ Viegas, Jennifer. “Ancient Mashed Grapes Found in Greece”, Discovery News, Discovery Communications, ngày 16 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008.
- ↑ Bureau Report, “Mashed grapes find could re-write history of wine”, Zee News. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008.
- ↑ “Աշխարհի ամենահին գինեգործարանը հայտնաբերվել է Հայաստանի քարանձավներից մեկում | Լուրեր Հայաստանից”. NEWS.am (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “World’s oldest winery discovered in Armenian cave | Armenia News”. NEWS.am (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Journal of Archaeological Science | 0305-4403”. Elsevier (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Owen, James. “Earliest Known Winery Found in Armenian Cave”, National Geographic, ngày 20 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2011.
- ↑ George, Rosemary (1991). The Simon & Schuster Pocket Wine Label Decoder. Fireside. ISBN 978-0671728977.
Liên kết ngoài[sửa]
Tiếng Anh:
- Wine information database
- Lịch sử rượu vang
- Thông tin về rượu vang
- Varieties of red wines - Bản mẫu:En Bản mẫu:Fr
- Wine storage - Bản mẫu:En Bản mẫu:Fr
- Wine vintages, vintage charts - Bản mẫu:En Bản mẫu:Fr
- Hình ảnh về rượu vang - the Creative Commons
Tiếng Việt:
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |
Liên kết đến đây
- Xem thêm liên kết đến trang này.