Iran

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ايران Jomhūrī-ye Eslāmī-ye Īrān), gọi đơn giản là Iran (ايران Īrān), là một quốc gia Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước này là Ba Tư. Hiện tại, tên Hán-Việt của Iran là Y Lãng.

Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía bắc, Pakistan Afghanistan về phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ Iraq về phía tây. Nó cũng giáp biển Caspia về phía bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.

Niềm tin tôn giáo chính thống là chi phái Mười hai giáo trưởng (imam) của phái Jafari, trong hệ phái Shi'a[1] của Islam. Theo thống kê 1986, 98,5% dân số theo đạo Hồi (trong đó khoảng 8% theo hệ phái Sunni, còn lại là hệ phái Shi'a). Các tôn giáo khác gồm có Hỏa giáo (Zoroastrianism), Cơ Đốc giáo, và Do Thái giáo.

Năm mới theo lịch Ba Tư (Norouz) bắt đầu từ 21 tháng 3 lịch Gregory. Thứ Sáu là ngày cầu nguyện chính và cũng là ngày nghỉ cuối tuần. Ngôn ngữ chính là tiếng Ba Tư. Thảm dệt tay Ba Tư của Iran nổi tiếng trên thế giới. Iran là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu dầu mỏ. Iran là một quốc gia cũng áp dụng tiết kiệm ánh sáng ban ngày vào mùa hè.

Piranshahr

Tên[sửa]

Xem chi tiết: Tranh cãi về tên gọi Iran
Tập tin:Marivan-zarivar-Iran.jpg
Thời xưa, những cái tên Ariana và Persis đã được sử dụng để miêu tả vùng, như được thể hiện trong bản đồ thế giới này của Eratosthenes (khoảng năm 200 TCN)

Ở thời Achaemenid người Ba Tư gọi đất nước của họ là Pārsa, tên theo tiếng Ba Tư cổ có nghĩa họ hàng của Cyrus Đại đế. Thời Sassanid, họ gọi nó là Iran, có nghĩa "Vùng đất của những người Aryan". Người Hy Lạp gọi nước này là Persis; chuyển sang tiếng Latin thành Persia, cái tên được sử dụng rộng rãi ở Phương Tây.[2][3][4]

Ở thời hiện đại, đã có sự tranh cãi về nguồn gốc các tên gọi của thực thể – Iran Persia (Ba Tư). Ngày 21 tháng 3, 1935, Reza Shah Pahlavi đưa ra một nghị định yêu cầu các phái đoàn nước ngoài phải sử dụng thuật ngữ Iran trong các văn bản ngoại giao. Sau khi các học giả lên tiếng phản đối, Mohammad Reza Pahlavi thông báo năm 1959 rằng cả hai cái tên Persia (Ba Tư) và Iran đều có giá trị và có thể sử dụng thay thế lẫn nhau. Cuộc Cách mạng năm 1979 dẫn tới việc thành lập nhà nước thần quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran. Tuy nhiên, danh từ Persia và tính từ Persian vẫn được sử dụng thường xuyên.

Hiện nay, tại xứ này người Ba Tư (Persia) chỉ chiếm khoảng 51% dân số. Danh từ Iran (tộc Âu Ấn) bao gồm người Ba Tư và thêm vài dân tộc khác như Kurd, Baloch,... chỉ định được khoảng 70% dân số nên được nhiều người trong xứ thích dùng hơn.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Iran

Iran đã là nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử và những khám phá gần đây bắt đầu cho thấy những dấu tích về các nền văn hóa thời kỳ sớm ở Iran, hàng thế kỷ trước khi những nền văn minh sớm nhất bắt đầu xuất hiện ở gần Lưỡng Hà.[5] Sử ghi chép của Ba Tư (Iran) bắt đầu từ khoảng năm 3200 TCN ở nền văn minh Tiền-Elamite và tiếp tục với sự xuất hiện của người Aryan và sự thành lập Triều đại Medes, tiếp đó là Đế chế Achaemenid năm 546 TCN. Alexandros Đại đế đã chinh phạt Ba Tư năm 331 TCN, hai triều đại tiếp sau Parthia Sassanid cùng với Achaemenid là những Đế chế tiền Hồi giáo vĩ đại nhất của Ba Tư.

Sau cuộc chinh phục Ba Tư của Hồi giáo, nước này trở thành trung tâm Thời đại Hoàng kim Hồi giáo, đặc biệt ở thế kỷ thứ 9 và thế kỷ thứ 11. Thời kỳ Trung Đại là thời gian diễn ra nhiều sự kiện lớn trong vùng. Từ năm 1220, Ba Tư bị Đế quốc Mông Cổ dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, tiếp đó là Timur xâm chiếm. Quốc gia Hồi giáo Shi'a Ba Tư đầu tiên được thành lập năm 1501 dưới Triều đại Safavid. Ba Tư dần trở thành nơi tranh giành của các cường quốc thuộc địa như Đế quốc Nga Đế chế Anh.

Cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản và quá trình hiện đại hoá ở cuối thế kỷ 19, mong ước thay đổi dẫn tới cuộc Cách mạng Hiến pháp Ba Tư năm 1905–1911. Năm 1921, Reza Shah Pahlavi tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Triều đình Qajar. Là người ủng hộ hiện đại hoá, Reza Shah đưa ra các kế hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng đường sắt, và thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia, nhưng sự cầm quyền độc tài của ông khiến nhiều người Iran bất mãn.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh và Liên Xô xâm chiếm Iran từ 25 tháng 8 đến 17 tháng 9, 1941, chủ yếu để bảo vệ các giếng dầu của Iran và hành lang hậu cần của họ. Đồng Minh buộc Shah phải thoái vị nhường chỗ cho con trai, Mohammad Reza Pahlavi, người họ hy vọng sẽ ủng hộ phe Đồng Minh hơn. Năm 1953, sau vụ quốc hữu hoá Công ty dầu mỏ Anh-Iran, vị Thủ tướng dân bầu, Mohammed Mossadegh, tìm cách thuyết phục Shah rời bỏ đất nước. Shah từ chối, và chính thức cách chức vị Thủ tướng. Mossadegh không chấp nhận rời bỏ chức vụ, và khi ông ta rõ ràng bộc lộ ý định chiến đấu, Shah buộc phải sử dụng tới kế hoạch mà Anh/Mỹ đã trù tính trước cho ông, đôi khi kế hoạch cũng được gọi là "Chiến dịch Ajax", bay tới Baghdad rồi từ đó sang Rome, Italy.

Nhiều vụ phản kháng đông đảo nổ ra khắp đất nước. Những người ủng hộ và phản đối chế độ quân chủ đụng độ với nhau trên đường phố, khiến 300 người thiệt mạng. Quân đội can thiệp, xe tăng của những sư đoàn ủng hộ Shah bắn vào thủ đô và máy bay ném bom vào dinh Thủ tướng. Mossadegh đầu hàng và bị bắt ngày 19 tháng 8, 1953. Mossadegh bị xét xử tội phản quốc và bị kết án ba năm tù.

Triều đình Shah được tái lập, quyền lực được Anh và Mỹ trao vào tay Shah Mohammad Reza Pahlavi. Ông này ngày càng trở nên độc tài, đặc biệt vào cuối thập kỷ 1970. Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Anh và Mỹ, triều đình Shah từ chối tiếp tục hiện đại hóa các ngành công nghiệp Iran, nhưng lại đàn áp phe đối lập trong tầng lớp tăng lữ dòng Hồi giáo Shia và những người ủng hộ dân chủ.

Thập kỷ 1970, Ayatollah Ruhollah Khomeini chiếm được cảm tình của đa số dân Iran. Những người Hồi giáo, cộng sản và những người theo đường lối tự do tiến hành cuộc Cách mạng Iran năm 1979, triều đình Shah bỏ chạy khỏi đất nước, sau đó Khomeini lên nắm quyền lực lập ra một nhà nước Cộng hòa Hồi giáo. Hệ thống mới lập ra những luật lệ Hồi giáo và quy định quyền cai trị trực tiếp ở mức cao nhất từ trước tới nay cho giới tăng lữ. Chính phủ chỉ trích mạnh mẽ phương Tây, đặc biệt là Mỹ vì đã ủng hộ triều đình Shah. Các quan hệ với phương Tây trở nên đặc biệt căng thẳng năm 1979, sau khi các sinh viên Iran bắt giữ các nhân viên Đại sứ quán Mỹ. Sau này, Iran đã tìm cách xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra nước ngoài, ủng hộ các nhóm quân sự chống phương Tây như nhóm Hezbollah Liban. Từ năm 1980 đến 1988, Iran và nước láng giềng Iraq lao vào một cuộc chiến đẫm máu Chiến tranh Iran-Iraq.

Ngày nay cuộc đấu tranh giữa những người theo đường lối cải cách và bảo thủ vẫn đang diễn ra thông qua các cuộc bầu cử chính trị, và là vấn đề trung tâm trong cuộc Bầu cử tổng thống Iran 2005, kết quả Mahmoud Ahmadinejad thắng cử. Từ đó, căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ, đặc biệt về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran ngày càng gia tăng. Iran tuyên bố họ có quyền nghiên cứu năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình, theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà họ đã ký kết.[6]. Có báo cáo rằng Chính quyền Bush vẫn chưa loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Iran, và nếu điều này diễn ra đây sẽ là lần sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[7]. Các thành viên khác của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, đặc biệt là Nga, Trung Quốc phản đối hành động quân sự. Đáng chú ý, gần đây Iran đã được bầu vào ghế phó chủ tịch Ủy ban giải giới Liên hiệp quốc.[8] Gần đây, Iran thông báo họ đang nghiên cứu xây dựng một máy ly tâm P2, có thể được sử dụng để phát triển các vũ khí hạt nhân.[9]

Chính trị[sửa]

Xem chi tiết: Chính trị Iran

Hệ thống chính trị nước Cộng hòa Hồi giáo dựa trên Hiến pháp năm 1979 được gọi là "Qanun-e Asasi" ("Luật pháp cơ bản"). Hệ thống gồm nhiều kết nối phức tạp giữa các cơ quan chính phủ, đa số lãnh đạo đều do chỉ định.

Lãnh tụ tối cao[sửa]

Lãnh tụ tối cao Iran chịu trách nhiệm phác họa và giám sát "các chính sách chung của Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran". Lãnh tụ tối cao là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, kiểm soát tình báo quân đội và các hoạt động an ninh; và có độc quyền tuyên chiến. Các lãnh đạo tư pháp, mạng lưới phát thanh, truyền hình trong nước, chỉ huy cảnh sát và các lực lượng quân đội cùng sáu trong số mười hai thành viên Hội đồng bảo vệ Cách mạng được Lãnh tụ tối cao chỉ định. Hội đồng Chuyên gia bầu và bãi nhiệm Lãnh tụ tối cao dựa trên cơ sở đánh giá và sự quý trọng của nhân dân.[10] Hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát Lãnh tụ tối cao thi hành các trách nhiệm theo pháp luật.

Hội đồng bảo vệ Cách mạng[sửa]

Hội đồng bảo vệ Cách mạng gồm 12 nhà làm luật (religious jurists), sáu người trong số đó do chỉ định của Lãnh tụ tối cao. Bộ trưởng tư pháp(cũng do Lãnh tụ tối cao chỉ định) sẽ giới thiệu nốt sáu thành viên kia, và họ sẽ được Nghị viện chính thức chỉ định. Hội đồng này có trách nhiệm giải thích hiến pháp và có thể phủ quyết Nghị viện. Nếu luật pháp không phù hợp với hiến pháp hay Sharia (luật Hồi giáo), nó sẽ được trao lại cho Nghị viện sửa đổi. Trong một lần thi hành quyền lực của mình, Hội đồng đã gây tranh cãi khi căn cứ trên một cách hiểu hẹp của hiến pháp Iran, phủ quyết các ứng cử viên nghị viện.

Hội đồng chuyên gia[sửa]

Hội đồng chuyên gia họp một tuần mỗi năm, gồm 86 tăng lữ "đạo đức và thông thái" được bầu bởi những cá nhân trưởng thành có quyền bầu cử với nhiệm kỳ tám năm. Tương tự như các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện, Hội đồng bảo vệ Cách mạng là cơ quan quyết định tư cách của ứng cử viên vào Hội đồng này. Hội đồng chuyên gia bầu ra Lãnh tụ tối cao và có quyền theo hiến pháp cách chức Lãnh tụ tối cao ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Hội đồng này chưa từng phản đối bất kỳ một quyết định nào của Lãnh tụ tối cao.

Hành pháp[sửa]

Hiến pháp quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia sau Lãnh tụ tối cao. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ bốn năm. Các ứng cử viên tổng thống phải được Hội đồng bảo vệ Cách mạng phê chuẩn trước khi được ra tranh cử. Tổng thống chịu trách nhiệm việc áp dụng Hiến pháp và thực hiện các quyền hành pháp, trừ những việc liên quan trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao. Tổng thống chỉ định và giám sát Hội đồng bộ trường, phối hợp các quyết định của chính phủ, và lựa chọn các chính sách chính phủ để đưa ra trước nhánh lập pháp. Tám phó tổng thống và nội các gồm 21 bộ trưởng phục vụ dưới quyền Tổng thống, tất cả các viên chức này đều phải được nhánh lập pháp thông qua. Không giống như các quốc gia khác, nhánh hành pháp ở Iran không quản lý các lực lượng vũ trang. Dù Tổng thống chỉ định Bộ trưởng Tình báo và Quốc phòng, thông thường Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Lãnh tụ tối cao trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hai chức vụ đó để nhánh lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm.

Nghị viện (Majles)[sửa]

Nhánh lập pháp Iran chỉ có một viện Majles-e Shura-ye Eslami (Hội đồng cố vấn Hồi giáo), gồm 290 thành viên được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Majlis chịu trách nhiệm làm luật, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, và thông qua ngân sách quốc gia. Mọi ứng cử viên và thành viên Majlis đều phải được phê chuẩn từ Hội đồng bảo vệ Cách mạng.

Tòa án[sửa]

Lãnh tụ tối cao chỉ định người đứng đầu nhánh tư pháp, và người này lại chỉ định ra lãnh đạo các Tòa án tối cao và các trưởng công tố. Iran có nhiều kiểu tòa án, gồm cả các tòa công chúng để xử các vụ dân sự và tội phạm, các "tòa án cách mạng" xử một số loại hành vi, như tội chống lại an ninh quốc gia. Các quyết định của tòa án cách mạng là tối cao và không thể được tái thẩm. Tòa án Tăng lữ Đặc biệt xử lý các vụ tội phạm được cho là do các tăng lữ thực hiện, dù nó cũng xử cả các vụ liên quan tới người thế tục. Các chức năng của Tòa án Tăng lữ Đặc biệt độc lập với cơ cấu tòa án thông thường và chỉ tuân theo Lãnh tụ tối cao. Những phán xử của tòa này là tối cao và không được tái thẩm.

Hội đồng lợi ích[sửa]

Hội đồng lợi ích có quyền giải quyết các tranh chấp giữa Nghị viện và Hội đồng bảo vệ Cách mạng, và cũng là một cơ quan tư vấn của Lãnh tụ tối cao, biến nó trở thành một trong những cơ quan nắm nhiều quyền lực chính phủ nhất trong nước.

Các hội đồng thành phố và làng[sửa]

Xem chi tiết: Các hội đồng thành phố và làng ở Iran

Các hội đồng địa phương được bầu theo kiểu phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm tại mọi thành phố và làng mạc ở Iran. Theo điều 7, Hiến pháp Iran, các hội đồng địa phương đó cùng với Nghị viện là những "tổ chức đưa ra quyết định và hành chính của quốc gia". Đoạn này của hiến pháp không được áp dụng cho tới tận năm 1999 khi các cuộc bầu cử hội đồng địa phương đầu tiên được tổ chức trên khắp đất nước. Các hội đồng có nhiều trách nhiệm, gồm bầu cử thị trưởng, giám sát các hoạt động tại khu vực; nghiên cứu xã hội, văn hoá, giáo dục, sức khoẻ, kinh tế và những yêu cầu chăm sóc xã hội bên trong khu vực của mình; đặt kế hoạch và phối hợp hành động với quốc gia trong việc thi hành các chương trình xã hội, kinh tế, xây dựng, văn hoá, giáo dục và các chương trình an sinh khác.

Hành chính[sửa]

Xem chi tiết: Phân cấp hành chính Iran

Cộng hòa Hồi giáo Iran có một hệ thống hành chính gồm 4 cấp trong đó có 3 cấp địa phương.

Cấp hành chính địa phương cao nhất là tỉnh (tiếng Iran: استان, ostān). Iran có 30 tỉnh.

Cấp hành chính địa phương cao thứ hai là thành phố tỉnh lỵ (مرکز markaz) và huyện (شهرستان shahrestān). Iran có 324 đơn vị cấp này.

Các thành phố tỉnh lỵ không được chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Còn các huyện có thể gồm nhiều thị trấn (شهر shahr) và xã (دهستان dehestān). Một thị trấn trong huyện sẽ đồng thời là huyện lỵ của huyện. Iran có 982 thị trấn và 2378 xã.

Mỗi xã thường gồm nhiều thôn. Nhưng thôn không phải là đơn vị hành chính chính thức.

Địa lý[sửa]

Xem chi tiết: Địa lý Iran
Tập tin:Ir-map.gif
Bản đồ Iran
Tập tin:Damavand3.jpg
Núi Damavand là núi cao nhất tại Iran

Lãnh thổ[sửa]

Iran có chung biên giới với Azerbaijan (chiều dài: 432 km / 268 dặm) và Armenia (35 km / 22 dặm) ở phía tây bắc, với Biển Caspia ở phía bắc, Turkmenistan (992 km / 616 dặm) ở phía đông bắc, Pakistan (909 km / 565 dặm) và Afghanistan (936 km / 582 dặm) ở phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ (499 km / 310 dặm) và Iraq (1.458 km / 906 dặm) ở phía tây, và cuối cùng giáp với Vịnh Péc xích Vịnh Oman ở phía nam. Diện tích lãnh thổ Iran 1.648.000 km² ≈636.300 dặm vuông (Đất liền: 1.636.000 km² ≈631.663 mi², Nước: 12.000 km² ≈4.633 mi²), gần tương đương Alaska.

Lãnh thổ Iran phần lớn là các dãy núi lởm chởm chia tách các lưu vực cao nguyên. Khu vực đông dân cư ở phía tây cũng là vùng nhiều đồi núi nhất với các dãy Caucasus, Zagros và Núi Alborz—trên núi Alborz có điểm cao nhất Iran, Chỏm Damavand cao 5.604 m (18.386 ft). Vùng phía đông phần lớn là các lưu vực sa mạc không có người ở như vùng nhiễm mặn Dasht-e Kavir, và một số hồ muối.

Những đồng bằng lớn duy nhất nằm dọc theo Biển Caspia và phía bắc Vịnh Péc xích, nơi biên giới Iran chạy tới cửa sông Arvand (Shatt al-Arab). Những đồng bằng nhỏ, đứt quãng nằm dọc theo phần bờ biển còn lại của Vịnh Péc xích, Eo Hormuz Biển Oman.

Khí hậu[sửa]

Khí hậu Iran phần lớn khô cằn hay bán khô cằn cho tới cận nhiệt đới ở dọc bờ biển Caspia. Ở rìa phía bắc đất nước (đồng bằng ven biển Caspia) nhiệt độ hầu như ở dưới không và khí hậu ẩm ướt quanh năm. Nhiệt độ mùa hè hiếm khi vượt quá 29°C (84°F). Lượng mưa hàng năm đạt 680 mm (26 in) ở vùng phía đông đồng bằng và hơn 1.700 mm (75 in) ở phía tây. Về phía tây, những khu dân cư tại các lưu vực núi Zagros thường có nhiệt độ thấp, khí hậu khắc nghiệt, tuyết rơi dày. Các lưu vực phía đông và trung tâm cũng có khí hậu khô cằn, lượng mưa chưa tới 200 mm (8 in) và có xen kẽ các sa mạc. Nhiệt độ trung bình mùa hè vượt quá 38 °C (100 °F). Các đồng bằng ven biển Vịnh Péc xích và Vịnh Oman ở phía nam Iran có mùa đông dịu, mùa hè rất nóng và ẩm. Lượng mưa hàng năm từ 135 đến 355 mm (6 to 14 in).

Kinh tế[sửa]

Xem chi tiết: Kinh tế Iran
Tập tin:Elahiyeh.jpg
Núi Alborz bên trên quận mới Elahiyeh

Kinh tế Iran là sự hoà trộn giữa tập trung hoá kế hoạch, quyền sở hữu nhà nước với các công ty dầu mỏ và các doanh nghiệp lớn, nông nghiệp làng xã, và các công ty thương mại, dịch vụ tư nhân nhỏ.

Chính quyền hiện tại tiếp tục theo đuổi các kế hoạch cải cách thị trường của chính phủ tiền nhiệm và đã thông báo rằng họ sẽ thay đổi nền kinh tế dựa nhiều vào dầu mỏ của Iran. Chính quyền đang tìm cách thực hiện mục tiêu trên thông qua việc đầu tư các khoản lợi nhuận vào các lĩnh vực như sản xuất ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ, hàng điện tử tiêu dùng, hoá dầu công nghệ hạt nhân. Iran cũng hy vọng thu hút được hàng tỷ dollar đầu tư nước ngoài bằng cách tạo ra một môi trường đầu tư dễ chịu hơn, như giảm các quy định hạn chế và thuế nhập khẩu, thiết lập các vùng thương mại tự do như Chabahar và đảo Kish. Nước Iran hiện đại có một tầng lớp trung lưu mạnh và một nền kinh tế tăng trường nhưng vẫn tiếp tục phải đương đầu với tình trạng lạm phát thất nghiệp ở mức cao.

Thâm hụt ngân sách Iran từng là một vấn đề kinh niên, một phần vì những khoản trợ cấp to lớn của nhà nước – tổng cộng lên tới 7.25 tỷ dollar một năm–gồm thực phẩm và đặc biệt là xăng dầu. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC, mỗi ngày nước này xuất khẩu từ bốn đến năm triệu barrels dầu mỏ, Iran chiếm 10% lượng dữ trự dầu đã được xác nhận trên thế giới. Iran cũng là nước có trữ lượng khí tự nhiên thứ hai thế giới (sau Nga). Thị trường dầu mỏ phát triển mạnh năm 1996 giúp nước này giải toả bớt sức ép tài chính và cho phép Tehran kịp chi trả các khoản nợ.

Lĩnh vực dịch vụ đã có sự tăng trưởng lâu dài lớn nhất theo tỷ lệ đóng góp vào GDP, nhưng vẫn còn chưa vững chắc. Đầu tư nhà nước đã giúp nông nghiệp phát triển mạnh với việc tự do hoá sản xuất và cải thiện đóng gói cũng như tiếp cận thị trường giúp phát triển các thị trường xuất khẩu mới. Các dự án tưới tiêu lớn, và các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mới như chà là, hoa quả hồ trăn, khiến lĩnh vực này có được sự tăng trưởng cao nhất so với toàn bộ nền kinh tế trong phần lớn thời gian thập niên 1990. Dù trải qua nhiều năm hạn hán liên tiếp: 1998, 1999, 2000 và 2001 khiến sản lượng giảm mạnh, nông nghiệp vẫn là một trong những khu vực sử dụng nhiều lao động nhất, chiếm 22% nguồn nhân lực theo cuộc điều tra năm 1991. Iran cũng đa phát triển công nghệ sinh học, công nghệ nano, và công nghiệp dược phẩm. Về năng lượng, nước này hiện đang dựa vào các phương pháp quy ước, nhưng tới tháng 3 năm 2006, việc tinh chế uranium - chướng ngại lớn cuối cùng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân — đã diễn ra.

Các đối tác thương mại chính của Iran là Pháp, Đức, Ý, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc. Từ cuối thập kỷ 1990, Iran đã tăng cường hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển khác như Syria, Ấn Độ, Cuba, Venezuela Nam Phi. Iran hiện đang mở rộng quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ Pakistan và cùng có chung mục đích thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở Tây và Trung Á với các đối tác.

Dân cư[sửa]

Xem chi tiết: Dân cư Iran

Dân số Iran đã tăng trưởng mạnh trong nửa cuối thế kỷ 20, đạt tới khoảng 70 triệu người vào năm 2006. Trong những năm gần đây, có vẻ chính phủ Iran đã đưa ra các biện pháp kiểm soát mức độ tăng dân số cao và nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ tăng dân số của Iran chỉ có thể giảm sau khi đạt tới mức sinh thay thế và ổn định vào năm 2050 (100 triệu người).[11][12][13]

Cộng đồng Do Thái ở Iran được ước tính hơn ba triệu người, đa số họ đã di cư sang Bắc Mỹ, Tây Âu, và Nam Mỹ, sau cuộc Cách mạng Iran. Iran cũng có số lượng người tị nạn đông nhất thế giới, với hơn một triệu người, đa số từ Afghanistan Iraq. Chính sách chính thức của chính phủ và các nhân tố xã hội muốn tái hồi cư số người này.[10][14][15]

Đa số dân chúng sử dụng một trong những ngôn ngữ Iran, gồm ngôn ngữ chính thức, tiếng Ba Tư. Trong khi về số lượng, tỷ lệ và cách định nghĩa các dân tộc khác nhau ở Iran hiện vẫn còn đang gây tranh cãi, các nhóm sắc tộc chính và thiểu số gồm người Ba Tư (51%), Azeris (24%), Gilaki và Mazandarani (8%), Kurds (7%), Ả rập (3%), Baluchi (2%), Lurs (2%), Turkmens (2%), Qashqai, Armenia, Ba Tư Do Thái, Gruzia, người Assyri, Circassia, Tats,Pashtuns và các nhóm khác (1%).[16] Số lượng người sử dụng tiếng Ba Tư là tiếng mẹ đẻ tại Iran được ước tính khoảng 40 triệu.[17] Phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống giáo dục và việc di cư tới các thành phố lớn khiến đa số dân Iran nói và hiểu được tiếng Ba Tư. Iran có tỷ lệ biết đọc viết là 79.4%. Đa số dân Iran là người Hồi giáo; 90% thuộc nhánh Shi'a của Đạo Hồi, tôn giáo chính thức của quốc gia và khoảng 9% thuộc nhánh Sunni (đa số họ là người Kurds). Số còn lại là thiểu số theo các tôn giáo phi Hồi giáo, chủ yếu là Bahá'ís, Mandeans, Hỏa giáo, Do Thái giáo Thiên chúa giáo.[16] Ba nhóm thiểu số tôn giáo cuối cùng ở trên được công nhận và bảo vệ, và được dành riêng ghế bên trong Majles (Nghị viện). Trái lại, Đức tin Bahá'í, thiểu số tôn giáo lớn nhất ở Iran, không được chính thức công nhân, và từng bị đàn áp trong thời gian tồn tại ở Iran. Từ cuộc cách mạng năm 1979 những vụ đàn áp và hành quyết ngày càng tăng. Những vụ đàn áp Bahá'ís gần đây khiến Cao uỷ nhân quyền Liên hiệp quốc phải đề cập trong bản báo cáo ngày 20 tháng 3, 2006 rằng "những hành động đàn áp tôn giáo ngày càng tăng gần đây cho thấy tình hình đối xử với các thiểu số tôn giáo ở Iran, trên thực tế, đang xấu đi." [18]

Các thành phố lớn[sửa]

Iran là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng đô thị cao nhất trên thế giới. Từ năm 1950 đến 2002 tỷ lệ dân đô thị trên tổng dân số tăng từ 27% lên tới 60%.[19][20] Liên hiệp quốc dự báo rằng tới năm 2030 dân thành thị Iran sẽ đạt tới 80% tổng dân số.[20] Đa số dân di cư tới sống tại các thành phố Tehran, Isfahan, Ahwaz, và Qom. Tehran là thành phố lớn nhất với 7.160.094 dân (vùng đô thị: 14.000.000). Hơn một nửa các ngành công nghiệp đất nước hiện diện ở thành phố này như chế tạo ô tô, điện tử thiết bị điện, vũ khí quân sự, dệt may, đường, xi măng, và các sản phẩm hoá chất. Mashhad, một trong những thành phố thiêng liêng nhất của người Hồi giáo Shi'a, là thành phố lớn thứ hai với 2.8 triệu dân.

Dân số tám thành phố lớn nhất (2006) như sau (ước tính không đô thị):[21]

Văn hoá[sửa]

Xem chi tiết: Văn hoá Iran
Tập tin:Hasht-Behesht Palace ney and Tar.jpg
Farhang (văn hoá) luôn là điểm trọng tâm của nền văn minh Iran

Iran có một lịch sử nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, thi ca, triết học, truyền thống, và hệ tư tưởng dài lâu.

که ایران بهشت است یا بوستان
همی بوی مشک آید از دوستان

"Dù mọi người có thể coi Iran là Eden hay Vườn Ba Tư,
Mùi xạ hương lan toả tại đó từ những người bạn và đôi lứa."
--Firdawsi

همه عالم تن است و ایران دل
نیست گوینده زین قیاس خجل

"Iran là Trái Tim còn toàn thể vũ trụ là Thể Xác,
Khi nghĩ như vậy, thi sĩ không còn cảm thấy hối tiếc hay nhỏ mọn."
--Nizami

Văn học Ba Tư được các học giả Ba Tư cũng như nước ngoài đánh giá rất cao. Ngôn ngữ Ba Tư đã được sử dụng trong hơn 2.500 năm và để lại những dấu ấn rõ rệt trong ngôn ngữ viết. Thơ ca Iran được cả thế giới chú ý vì những dòng thơ và bài ca tuyệt đẹp với các nhà thơ như Hafez, Rumi, Omar Khayyam, và Firdowsi.

Với 300 giải thưởng quốc tế trong hai nhăm năm qua, các bộ phim Iran tiếp tục được đón nhận trên khắp thế giới. Có lẽ đạo diễn nổi tiếng nhất là Abbas Kiarostami. Toàn bộ các phương tiện truyền thông ở Iran đều bị kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp từ nhà nước và phải được Bộ hướng dẫn Hồi giáo cho phép. Trong số này gồm cả Internet, đang ngày càng trở thành phương tiện tiếp cận thông tin và thể hiện bản thân phổ biến nhất của giới trẻ. Iran là nước có số lượng bloggers đứng thứ tư thế giới.

Sự tìm kiếm công bằng xã hội và sự công bằng là một đặc điểm quan trọng trong văn hoá Iran. Sự tôn trọng người già và sự hiếu khách cũng là một phần không thể thiếu trong phép xã giao Iran.

Năm mới của Iran (Norouz) diễn ra ngày 21 tháng 3, ngày đầu tiên của mùa xuân. Norouz được UNESCO liệt vào danh sách Các di sản truyền khẩu và phi vật thể Nhân loại năm 2004.[22]

Trong cuốn sách, New Food of Life của mình, Najmieh Batmanglij đã viết rằng "thức ăn ở Iran có nhiều điểm chung với văn hoá ẩm thực vùng Trung Đông, nhưng thường được coi là tinh vi và sáng tạo nhất trong số đó, nhiều màu sắc và phức tạp như một tấm thảm Ba Tư."

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Hệ phái Shi'a có hai nhánh lớn là Zaydi (năm giáo trưởng) (Fivers) và Jafari. Nhánh Jafari có hai phái lớn là Ismaili (Bảy giáo trưởng) (Seveners) và "Mười hai giáo trưởng" (Twelvers).
  2. American Heritage Dictionary (Fourth Edition), Bartleby.com. “"Aryan"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. National Virtual Translation Center, Government of the U.S.A.. “"The Indo-Iranian Branch of the Indo-European Language Family"”. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  4. Department of Languages and Cultures of Asia, University of Wisconsin. “"Iranian Languages"”. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “"Iranian Pottery"”. University of Chicago Oriental Institute. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. World News website, BBC. “"Iran breaks seals at nuclear site"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. Online edition, Telegraph Group Limited. “"Bush is planning nuclear strikes on Iran's secret sites"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  8. International, CNSNews.com. “"Iran Elected to UN Disarmament Commission"”. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. Special Report, New York Times. “"New worry rises after Iran claims nuclear steps"”. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. 10,0 10,1 Federal Research Division, Library of Congress. “"Iran - The Constitution"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. Census Bureau, Government of the U.S.A.. “"IDB Summary Demographic Data for Iran"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  12. Asia-Pacific Population Journal, United Nations. “"A New Direction in Population Policy and Family Planning in the Islamic Republic of Iran"”. [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  13. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích báo}}: tham số tên bài hay title phải được chỉ định.
  14. World News, BBC.co.uk. “"Iran's Afghan refugees feel pressure to leave"” (bằng en). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  15. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích báo}}: tham số tên bài hay title phải được chỉ định.
  16. 16,0 16,1 World Factbook, CIA. “"Iran"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  17. World Factbook, C.I.A.. “"Iran - People"” (bằng en). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  18. Special Rapporteur, United Nations High Commissioner for Human Rights. “"Special Rapporteur on Freedom of Religion or Belief concerned about treatment of followers of Bahá'í faith in Iran"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích báo}}: tham số tên bài hay title phải được chỉ định.
  20. 20,0 20,1 Cultural Heritage New Agency. “"Tourism and Travel: About Iran"”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  21. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích báo}}: tham số tên bài hay title phải được chỉ định.
  22. Iran News, Payvand.com. “"Nowrouz Vital Meeting to be Held in Tehran"” (bằng en). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết chính thức[sửa]

Liên kết khác[sửa]

Iran News Sites

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.