Vũ khí

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vũ khí (chữ Hán 武器) nghĩa: vũ là võ thuật, quân sự; khí là đồ dùng, là các đồ vật được sử dụng để chiến đấu. Tất cả các vật dụng có thể dùng vào việc chiến đấu đều được gọi là vũ khí. Vũ khí có thể đơn giản như một cái lược khi dùng vào mục đích đánh nhau hay rất phức tạp như đạn tự hành đều được gọi là vũ khí.

Lịch sử vũ khí[sửa]

Cây "gậy" có lẽ là thứ công cụ đầu tiên của con người, tổ tiên chúng ta dùng gậy vừa để lao động, vừa để chiến đấu. Anh em với gậy có lẽ là đá, biệt danh "củ đậu". Vũ khí xuất hiện cùng với con người, gắn bó với quá trình phát triển loài người.

Thế hệ thứ hai của vũ khí có lẽ là rìu, cung, lao, bẫy... làm bằng cây, đất đá, xương da thú.

Thế hệ thứ 3 là đồ đồng. Các "Trủy thủ" (dao găm nhỏ), "Đao" (dao lớn), "Phủ" (rìu), "Giáp" (vỏ cứng). Đặc biệt là "Qua" (một thứ giống rìu cán dài nhưng có mũi đâm) và "Can" (khiên che) là hai vũ khí chính. "Can-Qua" trở thành từ chỉ chiến tranh ("Bao giờ dân nổi can qua"-ca dao Việt Nam). Cùng "Can-Qua", lúc này Khoa học quân sự hình thành cùng với vị trí "tướng". Công cụ đánh nhau của "tướng" có một thứ phất trần ra lệnh là "Tiết" và một thứ rìu trừng phạt người không tuân lệnh là "Việt", "Tiết-Việt" tượng trưng cho "tướng", trong văn hóa cổ Trung Quốc.

Đến khi đồ sắt xuất hiện thì rất nhiều vũ khí ra đời: gươm, kiếm, dao lớn bé ngắn dài, giáo, thương, lao... cùng cung tên là những vũ khí cầm tay. Nỏ lớn, máy bắn đá... là những vũ khí cộng đồng. Người Trung Á truyền vào Trung Quốc kỹ thuật sử dụng diêm sinh dẫn cháy. Tàu bè, xe cộ chiến đấu có rất nhiều loại. Lúc này, các xe trận bọc giáp đã xuất hiện, người "tướng" ngồi trên xe, bên cạnh có "bộc xạ" là người hầu bắn cung. Xe trận bọc giáp bắn cung tỏ rõ uy lực trong chiến tranh Hán-Sở, khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Dưới nước cũng hình thành hai loại tàu cơ bản, vẫn tồn tại đến nay. Đó là các tàu buồm chở nặng, vỏ dày, mớn nước sâu, đi xa, và các tàu chèo tay tốc độ cao linh hoạt.

Thời cổ ở Viễn Đông lưu truyền Thập bát ban võ nghệ, 18 cách dùng 18 thứ binh khí: Đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, xoa, thang, côn, sóc, bổng, tiên, giản, chùy, trảo, quải tử, lưu tinh. Trong Thập bát ban võ nghệ thì thương và một thứ đặc biệt, xuất phát từ chữ thương đánh. Nó không phải là một vũ khí cụ thể, mà chỉ vũ khí chính đang trang bị cho đông đảo binh sĩ. Thương ban đầu thừa kế qua cán dài có lưỡi, sau thương là cây giáo, cuối cùng, thương súng.

Cuối cùng súng là vũ khí đương đại. Súng xuất hiện từ thời Tống, cùng những giàn tên lửa dầu tiên. Đến đầu thế kỷ 19 thì súng trường đã trở thành vũ khí chính cá nhân, súng lớn trở thành vũ khí cộng đồng chính thay cho giáo máy bắn đá, nhờ công phát triển của Hồ Nguyên Trừng.

Sau này, có lẽ đạn tự hành lên ngôi vũ khí chính. Tên lửa có điều khiển xuất hiện trong Chiến tranh thế giới thứ hai bởi người Đức, các đại diện hồi đó là: X-7 lái dây, đạn tự hành chống tăng-ATGM, X-4 đạn tự hành không đối không-AAM, V-1 đạn tự hành hành trình, V-2 đạn tự hành đường đạn, "củ cải" là đạn tự hành chống hạm.

Thế kỷ 20 đánh dấu sự hoàn thiện các loại thuốc nổ, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân... có sức hủy diệt lớn. Các phương tiện mang có thể đưa được đầu đạn đến bất kỳ chỗ nào trên trái đất. Loài người hiện nay muốn sống còn phải hạn chế vũ khí, vì các vũ khí hiện nay đủ sức tuyệt diệt loài sinh ra nó.

Gần đây[sửa]

Thế kỷ 20 đánh dấu bởi hai cuộc đại chiến thế giới gây rất nhiều hậu quả xấu cho nhân loại. Người ta chế tạo ra rất nhiều loại súng, đạn, máy bay, xe thiết giáp, tàu nổi, tàu ngầm, tên lửa, bom, chất độc, chất cháy, vi trùng và cả hạt nhân.

Những loại vũ khí cơ bản[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.