Công nghệ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Astronaut-EVA.jpg
Đến giữa thế kỷ 20, con người đã có trình độ công nghệ cao đủ để rời bầu khí quyển Trái Đất và khám phá không gian.

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".

Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "khoa học công nghệ", và "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, công nghệ khác với khoa học kỹ thuật. Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Còn kỹ thuật là việc ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình.

Tổng quan[sửa]

Loài người bắt đầu sử dụng công nghệ khi chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên thành những công cụ đơn giản. Việc khám phá ra khả năng kiểm soát lửa thời tiền sử đã làm tăng nguồn thực phẩm và việc phát minh ra bánh xe giúp con người đi lại và kiểm soát môi trường sống của mình. Những phát triển công nghệ gần đây, bao gồm công nghệ in ấn, máy điện thoại, và Internet, đã làm giảm những trở ngại về mặt vật lý trong truyền thông và cho phép con người tương tác với nhau tự do ở cấp độ toàn cầu. Tuy nhiên, không phải công nghệ nào cũng được sử dụng cho mục đích hòa bình; sự phát triển của vũ khí với sức tàn phá không ngừng tăng lên đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử, từ cái dùi cui cho đến vũ khí hạt nhân.

Công nghệ tác động lên xã hội và những gì chung quanh nó trên một số phương diện. Ở nhiều xã hội, công nghệ đã giúp tạo ra những nền kinh tế phát triển cao (bao gồm nền kinh tế toàn cầu ngày nay) và một tầng lớp giàu có từ đó nổi lên. Nhiều quá trình công nghệ sản sinh ra những sản phẩm phụ không ai mong muốn, như sự ô nhiễm, và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường tự nhiên của Trái Đất. Những ứng dụng công nghệ khác nhau tác động đến những giá trị của xã hội và công nghệ mới thường kéo theo những vấn đề đạo đức mới.

Định nghĩa của từ công nghệ[sửa]

Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:

Định nghĩa công nghệ do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP): Công nghệ là kiến thức hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Lịch sử công nghệ[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử phát triển công nghệ

Thời kì đồ đá cũ (2,5 triệu năm – 10.000 TCN)[sửa]

Con người sử dụng các công cụ là một phần trong quá trình khám phá và sự tiến hóa. Con người thuở ban đầu tiến hóa từ một loài hominidae biết tìm tòi, đi bằng 2 chân,[1] có bộ não bằng khoảng 1/3 bộ não người hiện đại.[2] Việc sử dụng công cụ đã không có thay đổi đáng kể trong hầu hết giai đoạn ban đầu của lịch sử loài người, nhưng vào khoảng thời gian cách đây 50.000 năm, những hành vi phức tạp và sử dụng các công cụ xuất hiện, làm nhiều nhà khảo cổ học kết nối với sự xuất hiện các ngôn ngữ hiện đại một cách đầy đủ.[3]

Đồ đá[sửa]

Những tổ tiên của con người đã từ sử dụng các công cụ bằng đá và các công cụ khác từ rất lâu trước khi xuất hiện Homo sapiens cách đây khoảng 200.000 năm.[4] Các phương pháp chế tạo đồ đá sớm nhất được xem là "công nghệp" Oldowan, được xác định xuất hiện cách đây ít nhất 2,3 triệu năm,[5] với bằng chứng trực tiếp sớm nhất về việc sử dụng đồ đá được tìm thấy ở Ethiopia trong thung lũng tách giãn lớn thuộc Kenya, có tuổi cách đây 2,5 triệu năm.[6] Thời kỳ sử dụng công cụ đồ đá này được gọi là thời kỳ đồ đá cũ, và kéo dài trong suốt lịch sử con người cho đến khi nông nghiệp phát triển vào khoảng thời gian cách đây khoảng 12.000 năm.

Phát hiện ra lửa[sửa]

Xem chi tiết: Phát hiện ra lửa

Việc phát hiện và sử dụng lửa đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển công nghệ của loài người.[7] Thời điểm phát hiện ra lửa không được biết rõ; tuy nhiên bằng chứng về xương thú bị đốt cháy ở Cradle of Humankind cho thấy việc kiểm soát lửa đã xuất hiện vào khoảng thời gian trước 1.000.000 TCN;[8] các học giải đều thống nhất rằng Homo erectus đã kiểm soát được lửa trong khoảng thời gian 500.000 TCN và 400.000 TCN.[9][10] Lửa, cùng với gỗ và charcoal, đã cho phép con người thời kỳ đầu này nấu thực phẩm của họ để làm tăng khả năng tiêu hóa, cải thiện giá trị dinh dưỡng và mở rộng số lượng thực phẩm có thể ăn được.[11]

Quần áo và chỗ ở[sửa]

Những tiến bộ công nghệ khác đã được phát triển trong suôt thời kỳ đồ đá cũ là quần áo và chỗ ở; việc phát hiện ra 2 loại hình công nghệ này có thể chưa xác định được thời gian chính xác, nhưng đó là chìa khóa để con người phát triển. Trong suốt thời kỳ đồ đá cũ, nhà ở đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn; sớm nhất vào khoảng 380.000 TCN, con người đã xây các túp liều gỗ tạm.[12][13] Quần áo được làm từ da và lông của các động vật mà họ săn bắt được, những thứ này đã giúp con người sinh sống được trong những vùng có khí hậu lạnh hơn; con người bắt đầu di cư ra khỏi châu Phi vào khoảng 200.000 TCN và đến các lục địa khác, như Á-Âu.[14]

Thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ cổ đại (10.000 TCN – 300 CN)[sửa]

Tập tin:Néolithique 0001.jpg
An array of Neolithic artifacts, including bracelets, axe heads, chisels, and polishing tools.

Sự phát triển công nghệ của loài người bắt đầu nhanh trong thời kỳ đồ đá mới. Sự phát minh ra các lưỡi rìu đá được đánh bóng là một tiến bộ quan trọng do nó cho phép chặt rừng trên diện rộng để trồng trọt. Việc phát hiện ra nông nghiệp cho phép cung cấp thức ăn cho số lượng người nhiều hơn, và sự chuyển tiếp sang lối sống định canh định cư đã làm tăng số lượng trẻ con, vì trẻ nhỏ không cần thiết phải bế như lối sống du canh du cư. Thêm vào đó, tr3 con có thể góp sức lao động để tàm tăng số lượng cây trồng dễ dàng hơn việc họ chỉ sống theo phương thức hái lượm-săn bắt.[15][16]

Với sự gia tăng dân số và sức lao động này đã dẫn đến sự gia tăng chuyên môn hóa lao động.[17] Điều gì đã thúc đẩy sự tiến triển từ các ngôi làng thời kỳ đồ đá mới sớm thành các thành phố đầu tiên như Uruk, và các nền văn minh đầu tiên như Sumer, thì không được biết rõ; tuy nhiên, sự xuất hiện các cấu trúc xã hội có thứ bậc ngày càng gia tăng, đặc biệt là chuyên môn hóa về lao động, thương mại và chiến tranh giữa các nền văn hóa lân cận, và sự cần thiết phải hành động tập thể để vượt qua những thách thức môi trường, như việc xây dựng Đê và hồ chứa, tất cả chúng có vai trò rất quan trọng.[18]

Thời kỳ Trung cổ và hiện đại (300 CN —)[sửa]

Xem chi tiết: Công nghệ thời Trung Cổ

Những đổi mới công nghệ tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ Trung cổ như phát minh ra tơ lụa, cương ngựa móng ngựa trong chỉ vài trăm năm đầu sau khi đế quốc La Mã sụp đổ. Công nghệ Trung Cổ thể hiện qua việc sử dụng các máy đơn giản (như lever, screw, và pulley) được kết hợp với nhau để tạo ra các công cụ phức tạp (như e rùa, cối xay gió đồng hồ). Thời Phục Hưng đã có nhiều phát minh như printing press (which facilitated the greater communication of knowledge), và công nghệ phát ngày càng trở nên liên kết với khoa học, bắt đầu cho một vòng tròn tiến bộ cùng nhau. Sự tiến bộ về công nghệ trong thời kỳ này cho phép cung cấp nguồn thực phẩm ổn định hơn, theo sau là khả năng tiêu thụ hàng hóa rộng hơn.

Bắt đầu từ vương quốc Anh vào thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp là một giai đoạn phát hiện công nghệ lớn nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo, khai thác mỏ, luyện kim giao thông, đã đưa đến sự phát minh ra động cơ hơi nước. Giai đoạn sau đó là một bước ngoặt khác với việc khai thác và sử dụng điện đã tạo ra những phát minh như động cơ điện, bóng đèn dây tóc và nhiều thứ khác.

Các thành phần của công nghệ[sửa]

Mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:

  • Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
  • Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động
  • Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".
  • Tổ chức (O).

Khoa học, kỹ nghệ và công nghệ[sửa]

Khoa học nghiên cứu các sự kiện tự nhiên. Kỹ nghệ là ứng dụng của các kiến thức khoa học để phát triển sản phẩm. Công nghệ là việc sử dụng các sản phẩm đã kỹ nghệ hóa.

Ví dụ: Chuyển động của các điện tử (êlêctrôn) sinh ra dòng điện, đây là một yếu tố hay khái niệm trong khoa học vật lý. Khi dòng điện truyền qua một chất bán dẫn như silic (Si) hay gecmani (Ge) thì cơ chế này được biết như là điện tử học. Việc sản xuất các thiết bị điện tử sử dụng các khái niệm của điện tử học được hiểu như là kỹ nghệ điện tử. Máy tính được phát triển sử dụng công nghệ điện tử. Việc sử dụng máy tính để lưu trữ thông tin số hóa cũng như việc biến đổi và gửi các thông tin này từ một điểm đến một điểm khác bằng các thiết bị liên lạc viễn thông một cách an toàn là công nghệ thông tin.

Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường được đặc trưng bởi các phát minh cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ.

Một định nghĩa khác - được sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc sản xuất như thế nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên.

Tham khảo[sửa]

  1. “Mother of man – 3.2 million years ago”. BBC. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. “Human Evolution”. History channel. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. Wade, Nicholas (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Early Voices: The Leap to Language”. The New York Times. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  4. “Human Ancestors Hall: Homo sapiens”. Smithsonian Institution. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “Ancient 'tool factory' uncovered”. BBC News (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Heinzelin, Jean de; Clark, JD; White, T; Hart, W; Renne, P; Woldegabriel, G; Beyene, Y; Vrba, E (April 1999). "Environment and Behavior of 2.5-Million-Year-Old Bouri Hominids". Science 284 (5414): 625–629. doi:10.1126/science.284.5414.625. PMID 10213682.
  7. Crump, Thomas (2001). A Brief History of Science. Constable & Robinson. tr. 9. ISBN 1-84119-235-X.
  8. “Fossil Hominid Sites of Sterkfontein, Swartkrans, Kromdraai, and Environs”. UNESCO. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. “History of Stone Age Man”. History World. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. James, Steven R. (February 1989). "Hominid Use of Fire in the Lower and Middle Pleistocene" (fee required). Current Anthropology 30 (1): 1–26. doi:10.1086/203705.
  11. Stahl, Ann B. (1984). "Hominid dietary selection before fire" (fee required). Current Anthropology 25 (2): 151–168. doi:10.1086/203106.
  12. O'Neil, Dennis. “Evolution of Modern Humans: Archaic Homo sapiens Culture”. Palomar College. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  13. Villa, Paola (1983). Terra Amata and the Middle Pleistocene archaeological record of southern France. Berkeley: University of California Press. tr. 303. ISBN 0-520-09662-2.
  14. Cordaux, Richard; Stoneking, Mark (2003). "South Asia, the Andamanese, and the Genetic Evidence for an "Early" Human Dispersal out of Africa" (PDF). American Journal of Human Genetics 72 (6): 1586–90; author reply 1590–3. doi:10.1086/375407. PMID 12817589. PMC: 1180321. http://site.voila.fr/rcordaux/pdfs/04.pdf.
  15. “The First Baby Boom: Skeletal Evidence Shows Abrupt Worldwide Increase In Birth Rate During Neolithic Period”. Science Daily (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  16. Sussman, Robert W.; Hall, Roberta L. (April 1972). "Child Transport, Family Size, and Increase in Human Population During the Neolithic". Current Anthropology (University of Chicago Press) 13 (2): 258–267. doi:10.1086/201274.
  17. Ferraro, Gary P. (2006). Cultural Anthropology: An Applied Perspective. The Thomson Corporation. ISBN 0-495-03039-2. http://books.google.com/?id=isGyuX9motEC&pg=PA163&lpg=PA163&dq=labor+neolithic+population. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  18. Patterson, Gordon M. (1992). The ESSENTIALS of Ancient History. Research & Education Association. ISBN 978-0-87891-704-4. http://books.google.com/?id=8pKKwlEcpwYC&pg=PA7&lpg=PA7&dq=labor+surplus+neolithic+population. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.

Đọc thêm[sửa]


Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.