Hòa bình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Peace dove.svg
Chim bồ câu trắng được coi như là một biểu tượng cho hòa bình.

Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính đảng, hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý. Nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.

Quan niệm về Hoà bình[sửa]

Hòa bình là không có xung đột[sửa]

Trước đây quan niệm về hòa bình là xã hội không có chiến tranh. Ngày nay quan niệm hòa bình thường được hiểu là không có chiến tranh xảy ra giữa hai hay nhiều tổ chức vũ trang của mỗi quốc gia. Dù rằng khái niệm hòa bình cũng được áp dụng vào trạng thái của con người trong các điều kiện địa lý, chính trị cụ thể của họ, các cuộc nội chiến hay khủng bố, các xung đột khác cũng đe dọa đến hòa bình ở cấp độ trong nước.

Hòa bình và phát triển[sửa]

Một cơ sở nữa để củng cố/khuyến khích những nghiên cứu hoà bình là phát triển. Trong những diễn đạt về phát triển, người ta cho rằng kinh tế, văn hoá và sự tăng trưởng chính trị sẽ đưa những nước kém phát triển ra khỏi nghèo khó. Từ đó tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, nhiều cơ quan hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, được tài trợ bởi chính phủ hay bởi các nước công nghiệp như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Na-Uy để giúp các nước nghèo phát triển.

Hòa bình và Môi trường[sửa]

Nhiều nhà môi trường tin rằng bảo vệ môi trường cũng là một cách giữ nền hoà bình. Cái khía cạnh "được cho là đúng" này nói rằng huỷ diệt môi trường tự nhiên hay quấy rối trạng thái cân bằng của bất kì sự sống nào.. đều được xem như là một hình thức bạo lực. Khía cạnh này làm tâm cho quan niệm hoà bình trong "thế giới tự nhiên", cái nhìn này xem hoà bình là của muôn loài chứ không chỉ riêng của con người.

Thách thức của hòa bình[sửa]

Hiện nay trên thế giới còn nhiều nơi bất ổn vẫn xảy ra chiến tranh, đặc biệt là Trung Đông Châu Phi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền hòa bình thế giới.

Giải Nobel Hòa bình[sửa]

Là phần thưởng cho những nhà hoà bình, những người nhìn xa trông rộng, đã vượt qua bạo lực, xung đột, áp bức thông qua sự lãnh đạo tinh thần, những người đã làm "rất nhiều hay rất tốt cho tình hữu nghị giữa các quốc gia". Phần thưởng thường bị tranh cãi, bởi nó được trao tặng cho những người trước đây đã "góp phần phá hoại" trong chiến tranh và xung đột bạo lực nhưng thông qua những sự nhân nhượng đặc biệt, đã giúp đỡ nền hoà bình.

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây