Nhật Bản
Bản mẫu:Redisambig Bản mẫu:Infobox Nhật Nhật Bản (Bản mẫu:Lang-ja Nippon Bản mẫu:IPA-ja hoặc Nihon Bản mẫu:IPA-ja; tên chính thức Bản mẫu:Nihongo2 Bản mẫu:Audio hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là "gốc của Mặt Trời", và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc".
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo,[1], thủ đô của đất nước, cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư thế giới.[2] Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.
Các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng đã có người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất Công Nguyên. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là Đế quốc Trung Quốc, tiếp đến là giai đoạn tự cách ly, về sau thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến shogun nhân danh Thiên hoàng. Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ 17, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhật, chiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, mà cuối cùng kết thúc vào năm 1945 sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.
Nhật Bản là nước thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, các nhóm G7, G8 và G20, đồng thời được xem như một cường quốc.[3][4][5] Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới theo GDP danh nghĩa và hạng tư thế giới theo sức mua tương đương. Nó cũng đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù Nhật Bản đã chính thức từ bỏ quyền tuyên chiến, nước này vẫn sở hữu một lực lượng quân đội hiện đại có ngân sách cao thứ tám thế giới,[6] được huy động với mục đích tự vệ và gìn giữ hòa bình. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất hành tinh,[7][8][9] và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á.[10] Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về Chỉ số thương hiệu quốc gia,[11] hạng sáu trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015–2016[12][13] và giữ vị trí cao nhất ở châu Á về Chỉ số hòa bình toàn cầu.[14] Nhật Bản cũng là quốc gia châu Á đầu tiên đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè và Mùa Đông.
Mục lục
- 1 Tên gọi
- 2 Xuất xứ Nhật Bản
- 3 Lịch sử
- 4 Ngôn ngữ
- 5 Phân cấp hành chính
- 6 Địa lý
- 7 Khí hậu
- 8 Tài nguyên thiên nhiên
- 9 Chính trị Nhật Bản
- 10 Kinh tế
- 11 Khoa học và công nghệ
- 12 Giáo dục
- 13 Y tế
- 14 Quốc phòng
- 15 Dân số
- 16 Văn hóa
- 17 Văn học
- 18 Thể thao
- 19 Đối ngoại và quốc phòng
- 20 Xem thêm
- 21 Đọc thêm
- 22 Chú thích
- 23 Liên kết ngoài
Tên gọi[sửa]
- Xem chi tiết: Tên gọi Nhật Bản
Tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm Hán-Việt quốc hiệu viết bằng kanji của nước này là Bản mẫu:Nihongo2 (phát âm bằng tiếng Nhật là Nippon Bản mẫu:Audio hoặc Nihon Bản mẫu:Audio), với nichi (日) đọc là Nhật ("Mặt Trời" hoặc "ngày") và hon (本) đọc là Bản ("nguồn gốc"). Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa "gốc của Mặt Trời" hay "Mặt Trời mọc" (do vị trí địa lý của nước này có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc đầu tiên ở Đông Á, và cũng bởi tổ tiên trong tín ngưỡng theo truyền thuyết của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu). Nhiều quốc gia khác cũng vì nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là "Đất nước Mặt Trời mọc". Một cách phiên âm Hán-Việt cũ của Nhật Bản là Nhựt Bổn, ngày nay hiếm khi được sử dụng. Người dùng tiếng Việt thường xuyên gọi tắt tên của quốc gia này là Nhật. Người Nhật Bản gọi chính bản thân họ là Nihonjin (日本人 (Nhật Bản Nhân)) và ngôn ngữ tiếng Nhật của họ là Nihongo (日本語 (Nhật Bản Ngữ)).
Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là "Xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (さくら sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ bắc xuống nam. Loài hoa "thoắt nở thoắt tàn" này được người Nhật đặc biệt yêu thích, phản ánh tính nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Một mỹ danh khác là "Đất nước hoa cúc" vì đóa hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑), đề cập đến cây phù tang. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
Vào thế kỷ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato, còn người Hán từ trước Công Nguyên đã gọi nước Nhật là Oa quốc (倭国 nước lùn), người Nhật là Oa nhân (倭人 người lùn), gọi cướp biển người Nhật trên Biển Hoa Đông thời nhà Minh là Oa khấu (倭寇 giặc lùn). Trong Hán-Việt, chữ "oa" (倭) vẫn thường bị đọc nhầm là "nụy". Trước thời kỳ Heian, người Nhật vẫn chưa có chữ viết riêng và vẫn phải vay mượn chữ Hán nên Yamato được viết là wa (倭 (oa)).[15] Về sau khi đã phát triển nên hệ thống ngôn ngữ cho riêng mình, người Nhật dùng hai chữ kanji Bản mẫu:Nihongo2 (Đại Hòa) để ký âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Năm 670, Yamato gửi một đoàn sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường dưới thời vua Đường Cao Tông nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó đổi tên thành Nhật Bản (日本/ にっぽん). Kể từ sau cuộc Duy tân Minh Trị cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc hiệu đầy đủ của Nhật Bản là Dai Nippon Teikoku (大日本帝國 (Đại Nhật Bản Đế quốc)), nghĩa là "Đế quốc Đại Nhật Bản". Ngày nay quốc hiệu Nippon-koku hay Nihon-koku (日本国 (Nhật Bản Quốc)) có ý nghĩa tương đương về mặt nghi thức, với chữ koku (国) nghĩa là "quốc gia", "nước" hay "nhà nước" thay thế cho một miêu tả dài về ý thức hệ của chính phủ đất nước.
Trong tiếng Anh, Nhật Bản được gọi là Japan ( /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|dʒ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ə]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|p]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|æ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]]/), từ này xuất hiện ở phương Tây vào đầu giai đoạn mậu dịch Nanban. Phát âm tên quốc gia này bằng Tiếng Quan Thoại cổ hoặc có thể là tiếng Ngô cổ đã được Marco Polo ghi lại là Cipangu. Trong tiếng Thượng Hải mới, một dạng phương ngữ tiếng Ngô, cách phát âm các ký tự Bản mẫu:Nihongo2 'Nhật Bản' là Zeppen Bản mẫu:IPA-wuu. Nhật Bản trong Tiếng Mã Lai cổ được gọi là Jepang, vay mượn từ tiếng địa phương ven biển miền nam Trung Quốc, có thể là tiếng Phúc Kiến hoặc Ninh Ba,[16] và từ Mã Lai này đã được các thương nhân Bồ Đào Nha sử dụng vào thời Malacca ở thế kỷ 16. Đó là những người Bồ Đào Nha đầu tiên mang tên gọi này đến châu Âu.[17]
Xuất xứ Nhật Bản[sửa]
Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.
Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.[cần dẫn nguồn]
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Nhật Bản
- Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.
- Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm[18][19][20], sống định cư.
- Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ kim khí.[21][22][23][24]
- Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.[cần dẫn nguồn]
- Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng.[cần dẫn nguồn]
- Giữa thế kỷ thứ 8, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.[25]
- Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.
- Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên - Mông định xâm lược nước mình.
- Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến quốc. Nhật Bản cũng từng tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại.[cần dẫn nguồn]
- Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.
- Giữa thế kỷ 19, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, xâm lược Triều Tiên[26]. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng quyền lực của Thiên hoàng.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã [27]. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài.[28] Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.
- Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Từ năm 1955 tới 1970 kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng. Cuối thập niên 1960, Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bong bóng bất động sản vỡ khiến kinh tế lâm vào trì trệ từ 1990 tới nay.[cần dẫn nguồn]
- Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007.
Ngôn ngữ[sửa]
- Xem chi tiết: Tiếng Nhật
Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.
Phân cấp hành chính[sửa]
- Xem chi tiết: Tỉnh của Nhật Bản
Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa.
Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP. Bản mẫu:Vùng và tỉnh Nhật Bản
Địa lý[sửa]
- Xem chi tiết: Địa lý Nhật Bản
Sự hình thành của Nhật Bản[sửa]
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.
Núi lửa[sửa]
Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi là Fuji-san, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo của ngọn núi biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm 1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ. Các chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời cảnh báo.
Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakadake, vẫn tiếp tục phun khí sulfua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí lưu huỳnh bốc lên từ đá dung nham cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900°C.
Động đất và sóng thần[sửa]
- Xem chi tiết: Động đất và sóng thần tại Nhật Bản
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích.[29]
Phong cảnh thiên nhiên[sửa]
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là một trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. Bản mẫu:Sơ đồ Tỉnh Nhật Bản
Khí hậu[sửa]
- Xem chi tiết: Khí hậu Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản".
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
- Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
- Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.[30]
- Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
- Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
- Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
- Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.
Tài nguyên thiên nhiên[sửa]
- Xem chi tiết: Tài nguyên Nhật Bản
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc.[31] Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.[32] Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên.[33]
Chính trị Nhật Bản[sửa]
- Xem chi tiết: Chính trị Nhật Bản
Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Hoàng đế (天皇 (Thiên hoàng) Tennō) vì vậy rất hạn chế. Theo hiến pháp, Thiên hoàng được quy định là một "biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc." mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra.[34] Đương kim Thiên hoàng Akihito đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản; con trai ông, Hoàng thái tử Naruhito, là người tiếp theo kế vị triều đại Ngai vàng Hoa cúc.
Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội (国会 Kokkai), đặt trụ sở tại Chiyoda, Tokyo. Quốc hội hoạt động theo cơ chế lưỡng viện, trong đó Hạ viện (衆議院 (Chúng Nghị viện) Shūgiin) có 480 ghế, được cử tri bầu chọn sau mỗi bốn năm hoặc sau khi giải tán, và Thượng viện (参议院 (Tham Nghị viện) Sangiin) có 242 ghế, được cử tri bầu chọn cho nhiệm kỳ sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên. Quyền bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thuộc về mọi công dân Nhật Bản trên 18 tuổi không phân biệt nam-nữ, trong đó áp dụng phương thức bỏ phiếu kín tại tất cả đơn vị bầu cử. Các nghị sĩ quốc hội chủ yếu là người của Đảng Dân tiến có khuynh hướng tự do xã hội và Đảng Dân chủ Tự do có khuynh hướng bảo thủ. Đảng Dân chủ Tự do đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 1955, ngoại trừ hai giai đoạn từ năm 1993 đến 1994 và từ năm 2009 đến 2012. Đảng này chiếm 294 ghế trong Chúng Nghị viện và 83 ghế trong Tham Nghị viện.
Thủ tướng Nhật Bản (内閣総理大臣 (Nội các Tổng lý Đại thần) Naikaku sōri daijin) là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Thiên hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc vụ. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12, 2012[35] và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Thiên hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Thiên hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.[34]
Mặc dù trong lịch sử đã từng chịu ảnh hưởng bởi luật pháp Trung Quốc, luật pháp Nhật Bản đã phát triển một cách độc lập trong thời Edo qua các thư liệu như Kujikata Osadamegaki.[36] Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19, hệ thống tư pháp đã dựa sâu rộng vào luật châu Âu lục địa, nổi bật là Đức. Ví dụ: vào năm 1896, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một bộ luật dân sự dựa theo bản thảo Bürgerliches Gesetzbuch Đức; bộ luật này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay qua những sửa đổi thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai.[37] Luật thành văn do Quốc hội soạn và được sự phê chuẩn của Thiên hoàng. Hiến pháp quy định Thiên hoàng ban hành những điều luật đã được Quốc hội thông qua, mà không trao cho vị vua quyền hạn cụ thể nào để bác bỏ dự luật.[34] Hệ thống cơ quan tư pháp Nhật Bản chia thành bốn cấp bậc: Tòa án Tối cao (最高裁判所 (Tối cao Tài phán Sở) Saikō-Saibansho) và ba cấp tòa án thấp hơn.[38] Chánh Thẩm phán Tòa án Tối cao do Thiên hoàng sắc phong theo chỉ định của Quốc hội, trong khi các Thẩm phán Tòa án Tối cao do nội các bổ nhiệm. Trụ cột của pháp luật Nhật Bản gọi là Lục pháp (六法 Roppō , Sáu bộ luật).[39]
Kinh tế[sửa]
- Xem chi tiết: Kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010.[40], GDP trên đầu người là 47.564 USD (2014). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[41]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2009 đạt trên 5%, quý I/2004 đạt 6%.
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013)[42]. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[43], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7% chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân hànhg trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái nhanh hơn. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này.[44]
Giao thông[sửa]
- Xem chi tiết: Giao thông ở Nhật Bản
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
Năng lượng[sửa]
- Xem chi tiết: Năng lượng ở Nhật Bản
Khoa học và công nghệ[sửa]
- Xem chi tiết: Khoa học và công nghệ ở Nhật Bản
Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Năm 2006, gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.[49]
Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất (năm 2000)[50]. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc, năm 2012)[51] và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu[52] cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm Mặt Trăng vào năm 2030[53]. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2008 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo.[54]
Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã phần nào khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel. Hideki Yukawa một trong những nhà khoa học ưu tú xuất thân từ Đại học Kyoto giành giải Nobel về vật lý năm 1949. Sin-Itiro Tomonaga cũng nhận vinh dự tương tự năm 1965. Nhà vật lý chất rắn Leo Esaki sau này xuất thân từ Đại học Tokyo cũng đạt được vinh quang đó năm 1973. Kenichi Fukui của Đại học Kyoto là một trong các nhà khoa học cùng chia giải Nobel hóa học năm 1981. Susumu Tonegawa, cũng trưởng thành từ Đại học Kyoto trở thành người Nhật đầu tiên từ 2007 nhận giải này với các thành tựu về sinh hóa kể từ khi lãnh vực này được phát triển năm 1987. Các nhà khoa học nghiên cứu về hóa học cũng không chịu kém khi lần lượt nhận giải vào năm 2000, 2001: Hideki Shirakawa (Viện khoa học công nghệ Tokyo) và Ryoji Noyori (Đại học Kyoto). Năm 2002 là nhà vật lý Masatoshi Koshiba (Đại học Tokyo) và hóa học gia Koichi Tanaka (Đại học Tohoku). Năm 2008, Nhật Bản có bốn nhà khoa học nhận giải Nobel gồm có Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi, Toshihide Maskawa và Osamu Shimomura. Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. Không những thế, Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều giải thưởng Fields nhất châu Á, giải thưởng được xem là Nobel Toán học với 3 lần đăng quang: Kunihiko Kodaira (1954), Hironaka Heisuke (1970), Mori Shigefumi (1990).
-
500 series Shinkansen train at Tokyo Station.jpg
Tàu cao tốc Shinkansen-Type 500
-
Toyota Prius mit Hybridantrieb.jpg
Toyota Prius, ô tô sử dụng hỗn hợp xăng-điện, xe tiết kiệm nhiên liệu bán chạy nhất ở Mỹ năm 2008[55]
-
AIBO ERS-7 following pink ball held by child.jpg
AIBO (Artificial Intelligence roBOt)
-
Kibo PM and ELM-PS.jpg
Module Kibo nhìn từ Trạm không gian quốc tế ISS
Giáo dục[sửa]
- Xem chi tiết: Giáo dục tại Nhật Bản
Hệ thống tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị[56]. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác[57].
Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao[58]. Học sinh phải cố gắng thi đỗ vào các trường danh tiếng để đảm bảo có được việc làm tốt sau khi ra trường. Đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các thí sinh, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto[59]. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh mười sáu tuổi.[60]
Bên cạnh đó việc chăm sóc cho học sinh tàn tật cũng được Chính phủ quan tâm, Nhật Bản có riêng Cục phụ trách các vấn đề Tiểu học và Trung học chịu trách nhiệm chính về công tác chăm sóc giúp đỡ các học sinh tàn tật, ngoài ra Cục này còn phụ trách cả vấn đề giáo dục cho trẻ em Nhật Bản sống ở nước ngoài cũng như góp phần giám sát một hệ thống kiểm định và phân phối miễn phí sách giáo khoa cho các đối tượng trên. Gần đây cơ quan này còn kiêm nhiệm thêm một số chương trình thuộc mạng lưới giáo dục địa phương như các chính sách về việc quyết định đội ngũ công tác giáo dục, các tiêu chuẩn về diện tích trường lớp, số lượng giáo viên cho mỗi trường, và các vấn đề tài chánh liên quan.[62]
Vào năm 1991 có hơn 2,1 triệu học sinh được nhận vào 507 trường đại học. Tại đây các sinh viên sẽ được đào tạo bốn năm cho cấp bậc cử nhân và sáu năm cho bậc chuyên gia (Tiến sĩ). Có hai loại đại học công lập chính là đại học quốc gia (96 trường) và đại học vùng (39 trường) – do tỉnh hay thành phố lập ra. Cũng theo ghi nhận vào 1991, đã có khoảng 372 trường cao đẳng công được thành lập và đưa vào hoạt động.
Chi phí trung bình gồm học phí, phụ phí và sinh hoạt phí ở Nhật vào 1986 khoảng 1,4 triệu yên/năm (11.000 đô-la). Để hỗ trợ cho chi phí này, sinh viên được phép làm việc bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của chính phủ, ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác từ chính quyền địa phương, cơ quan phi lợi nhuận cũng góp phần không nhỏ về mặt tài chính hỗ trợ cho sinh viên.
Theo Phụ san Giáo dục đại học của tạp chí Times, hai trường đại học được cho là danh giá nhất ở Nhật hiện nay là Đại học Tokyo và Đại học Kyoto.
Ngân sách dành riêng cho công tác giáo dục năm 2005 là 5.733,3 tỉ yên (59 tỷ đô-la), chiếm 7% ngân sách quốc gia (82.182,9 tỉ yên) và chiếm 11.8% ngân sách cho các mục đích công. Hệ thống chiếu sáng cũng chiếm một phần đáng kể trong công tác phát triển cơ sở vật chất (161.3 tỉ yên). Ngân sách dành cho MEXT chủ yếu được chi dùng cho đổi mới công tác giáo dục, trợ giúp kinh phí cho các trường tư, cho vay học bổng và mở rộng các khóa giảng dạy về khoa học-công nghệ, các môn học về thể thao và văn hóa-mỹ thuật cũng được chú ý phát triển. Ngoài ra còn có các kế hoạch tăng lương cho giáo viên tiểu học công.[63]
Y tế[sửa]
- Xem chi tiết: Y tế tại Nhật Bản
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Nhật chủ yếu được cung cấp bởi chính quyền trung ương và địa phương. Chi phí cho các dịch vụ cá nhân này, vốn do một hội đồng chuyên trách của chính phủ thông qua, được cung cấp bởi hệ thống bảo hiểm sức khỏe áp dụng rộng rãi và công bằng trên cả nước. Những công dân không muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm của các công ty nơi họ làm việc có thể tham gia vào các loại hình bảo hiểm sức khỏe quốc gia do chính quyền địa phương theo dõi và điều hành. Từ năm 1973, tất cả người già đều được cung cấp miễn phí các loại hình bảo hiểm sức khỏe do chính phủ đài thọ[64], trong đó bệnh nhân được tùy chọn cơ sở họ muốn cùng các hình thức chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.[65]
Quốc phòng[sửa]
- Xem chi tiết: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Hiện nay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản của Nhật có 225.000 người,[66] trong đó mạnh nhất là lực lượng hải quân.[cần dẫn nguồn] Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật Bản), chi tiêu quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ ba sau Mỹ-400 tỷ, trên cả Nga-15 tỷ. Từ năm tài khoá 2002, ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới[67].
Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tăng cường hợp tác với Mỹ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị; trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.
Nhân sự kiện khủng bố 11/9, Chính phủ và Quốc hội Nhật đã thông qua ba dự luật chống khủng bố gồm: Luật đặc biệt chống khủng bố, Luật sửa đổi Lực lượng phòng vệ và Luật sửa đổi Cục bảo an trên biển, cho phép Nhật lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai được phép cử quân đội ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng bố. Nhật Bản đã đưa 600 binh sĩ sang Iraq[68] thực hiện các hoạt động nhân đạo. Đây là bước chuyển mới trong chính sách quốc phòng của Nhật, từng bước tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ.
Tháng 1 năm 2007, Quốc hội Nhật Bản thông qua quyết định thành lập Bộ quốc phòng trên cơ sở Cục Phòng vệ trước đây, là bước tiến mới theo hướng giải thích lại hiến pháp và cho phép Nhật phòng thủ tập thể, đưa quân ra nước ngoài trong các chiến dịch giữ gìn hoà bình, giải quyết các xung đột khu vực.
-
Japan Uniform.jpg
Đồng phục Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
-
070907-jgsdf.jpg
Một người lính của JGSDF-Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản với thiết bị ngắm PDF-14 dùng cho ban đêm
-
Two JASDF F-15J take off in formation.JPEG
Tiêm kích cơ F-15J của Không quân Nhật Bản trong một buổi tập trận chung với Hoa Kỳ
-
SM3 from JDS Kongo.jpg
Tên lửa đánh chặn RIM-161 thế hệ 3 thuộc hệ thống phòng thủ Aegis BMD đang được phóng đi từ Khu trục hạm JDS Kongō
Dân số[sửa]
- Xem chi tiết: Nhân khẩu tại Nhật Bản
Đến tháng 7, 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới[70], phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū.
Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006[71]. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi[72].
Bản mẫu:Tuổi thọ dân số Nhật Bản (2004)
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các vấn đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc sinh con khi trưởng thành, khiến tỉ suất sinh đẻ đang giảm mạnh. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100[72]. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này.[73]
Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.[74][75]
Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại thừa[76][77]. Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật. Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như Shinshūkyō và Tenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản.
99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vựng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe. Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Hán và cả tiếng Anh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai)[78]. Hệ thống chữ viết sử dụng chữ Hán và hai loại chữ kana (bảng âm tiết dựa trên chữ tiếng Hán, giống như ký tự Latinh) và chữ số Ả Rập. Tiếng Ryūkyūan, một phần của hệ ngôn ngữ Nhật, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ này[79]. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaidō[80]. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.[81]
Áp lực cuộc sống và nạn tự sát[sửa]
Xét về mặt xã hội, có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái sau khi tốt nghiệp trung học, liền bỏ ra thành thị làm công nhân. Sự kiện này chia rẽ nơi cư trú của cha mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông thôn của Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời kiêm thêm nghề khác. Trong khi đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị Nhật bị ví là "động vật kinh tế", chỉ những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua kiếm tiền đến mức gần như điên cuồng. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc về tuổi tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
Do các áp lực cuộc sống ngày càng lớn, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản thuộc mức rất cao trên thế giới. Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.[82] Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm.[83] Trong năm 2009, 6.949 người tự tử vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).
Năm 2012 đã có 29.442 người Nhật tự sát (tỷ lệ 18,5 vụ/100.000 dân), cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung quốc và chỉ kém mức 28,9 vụ của Hàn Quốc. Tỷ lệ này cao hơn 60% so với trung bình thế giới[84]
Trong năm 2008, một nghiên cứu chính phủ Nhật Bản cho thấy gần 1/5 người Nhật Bản từng nghiêm túc nghĩ về việc tự sát vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ.[85] Trong năm 2010, một nghiên cứu mới cho thấy rằng nạn tự sát ở Nhật Bản làm nền kinh tế tổn thất khoảng 2,7 tỉ yên mỗi năm.[86]
Tình trạng già hóa dân số[sửa]
Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Dân số giảm liên tiếp kể từ năm 2007, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi.
Trước thực trạng già hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số già hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi[87].
Tôn giáo[sửa]
- Xem chi tiết: Tôn giáo ở Nhật Bản
Văn hóa[sửa]
- Xem chi tiết: Văn hóa Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.
Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật[88]. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980 [89].
Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch Nō từ thế kỷ 14 và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ 16[90]. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm nhạc gọi là J-pop.[91]
Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm 1993, cơ quan các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều người Nhật hát Karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như triết hoa hay trà đạo.[92]
Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ 8 Man'yōshū, tất cả đều được viết bằng Hán tự[93]. Vào giai đoạn đầu của thời kỳ Heian, hệ thống kí tự kana (Hiragana và Katakana) ra đời. Cuốn tiểu thuyết The Tale of the Bamboo Cutter được coi là tác phẩm kí sự lâu đời nhất của Nhật[94]. Một hồi ký về cuộc đời trong cung cấm được ghi trong cuốn The Pillow Book, viết bởi Sei Shōnagon, trong khi Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu thường được coi là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Trong thời kỳ Edo, văn học không thực sự phát triển trong giới Samurai như trong tầng lớp người chōnin. Yomihon, là một ví dụ, đã trở nên nổi tiếng và tiết lộ sự thay đổi sâu kín này trong giới độc giả cũng như tác giả thời kỳ này[95]. Thời kỳ Minh Trị chứng kiến một giai đoạn đi xuống trong các thể loại văn học truyền thống của Nhật, trong thời kỳ này thì văn học Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Natsume Sōseki và Mori Ōgai được coi là những văn hào tiểu thuyết "hiện đại" đầu tiên của Nhật, tiếp đó có thể kể đến Akutagawa Ryūnosuke, Tanizaki Jun'ichirō, Yasunari Kawabata, Yukio Mishima và gần đây hơn là Haruki Murakami. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994).[95]
-
100 views edo 063.jpg
Cá chép Koi - biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Thường được treo vào ngày lễ Koinobori 5 tháng năm dành cho các bé trai hàng năm
-
Amulette-japonaise.jpg
Omamori - một loại bùa may mắn thường được người Nhật đem theo bên mình để cầu xin sức khỏe, tình yêu hay học tập
-
Nagasaki-Suwa-Shrine-1536.jpg
Giếng thanh tẩy Chōzuya thường được đặt ở lối vào Điện Haiden, là nơi khách viếng rửa tay trước khi hành lễ
-
Geisha-kyoto-2004-11-21.jpg
Hai Geisha đang trò chuyện gần Kinkaku-ji (Kim các tự), Kyōto
Văn học[sửa]
- Xem chi tiết: văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới[96] nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập[97]. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.
Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.[98]
Di sản văn hóa UNESCO[sửa]
- Chùa Hōryū (法隆寺 Hōryū-ji, Pháp Long tự) là một ngôi chùa ở Ikaruga, huyện Nara. Tên đầy đủ là Pháp Long Học Vấn Tự (法隆学問寺 Hōryū Gakumonj), được biết đến với tên như vậy do đây là nơi vừa như một trường dòng, vừa là một tu viện. Ngôi chùa được biết đến như một trong các kiến trúc bằng gỗ có tuổi thọ cao nhất thế giới và là một nơi linh thiêng nổi tiếng ở Nhật Bản[99][100]. Vào năm 1993, được ghi tên vào "Các thắng cảnh di sản thế giới được UNESCO công nhận" và được chính phủ xếp loại di sản quốc gia.
- Gusuku là từ của người Okinawa nghĩa là "lâu đài" hay "pháo đài". Viết bằng Kanji theo nghĩa "lâu đài", 城, phát âm là shiro[101]. Có nhiều Gusuku và các di sản văn hóa ở Ryukyu đã được UNESCO tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới.
- Thành Himeji (姫路城 Himeji-jō?) là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo[102]. Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.
- Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được gọi là Mái vòm nguyên từ (原爆ドーム Genbaku Dome)[103], ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới.
- Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở Kyoto, Ujin thuộc phủ Kyoto và Otsu ở huyện Shiga[104]. Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.
- Các công trình lịch sử Nara cổ.
- Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama trên thung lũng sông Shogawa trải dài từ ranh giới huyện Gifu và Toyama phía bắc Nhật Bản[105]. Shirakawa-go (白川郷, "Sông ánh bạc") tọa lạc ở khu làng Shirakawa huyện Gifu. Năm ngọn núi Gokayama (五箇山) bị chia cắt giữa khu làng cũ Kamitaira và Taira ở Nanto, tỉnh Toyama.
- Thần xã Itsukushima (厳島神社, Itsukushima Jinja) là một ngôi đền Shinto trên đảo Itsukushima (tên cũ là Miyajima) ở thành phố Hatsukaichi, huyện Hiroshima[106]. Một vài công trình tại đây cũng được chính phủ cho vào danh sách "Di sản quốc gia".
- Mỏ bạc Iwami Ginzan (石見銀山 Iwami Ginzan?) là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu[107]. Được UNESCO ghi tên năm 2007.
- Dãy núi Kii hay bán đảo Kii (紀伊半島 Kii Hantō?)[108] - một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.
- Vùng núi Shirakami (白神山地 Shirakami-Sanchi?) (Địa hạt của thần) nằm ở bắc Honshu. Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori[109]. Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² được vào danh sách UNESCO.
- Vườn quốc gia Shiretoko (知床国立公園 Shiretoko Kokuritsu Kōen?) chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido[110], theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất". Một trong các cơ sở tôn giáo hẻo lánh nhất của Nhật. Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, có thể trông thấy khu đảo tranh chấp Kunashiri từ đây. Ngoài ra công viên còn có thác nước nóng Kamuiwakka-no-taki. Theo người Ainu đây là dòng nước của các vị thần. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.
- Nikko (日光市 Nikkō-shi?, "ánh nắng") là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō. Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.[111]
- Yakushima (屋久島 Yakushima?) là một đảo diện tích 500 km² và gần 15.000 cư dân, nằm về phía nam của Kyushu ở huyện Kagoshima[112], bị chia cắt khỏi Tanegashima bởi eo biển Vincennes với ngọn núi cao nhất của đảo Myanoura 1.935 m. Được vây quanh bởi rừng rậm dày đặc, đặc trưng với cây thông liễu (ở Nhật gọi là Sugi) và nhiều họ cây đỗ quyên.
Tôn giáo[sửa]
Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo. Thần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Vào thế kỉ thứ 6, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên. Nghệ thuật và kiến trúc tinh tế của đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quan tâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật giáo đã ra đời và phát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền tông (Zen). Thiên chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóa, xã hội và lối sống của người Nhật.
Ẩm thực[sửa]
Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.
Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản. Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này.
Hình ảnh[sửa]
-
Horyu-ji45s2s4500.jpg
Hōryū-ji (法隆寺)
-
KatsurenGusukuRuins.jpg
-
Himeji Castle The Keep Towers.jpg
Thành Himeji (姫路城, Himeji-jō (lâu đài hạc trắng)
-
A-bomb dome.jpg
-
KinkakuSnow2Awp.jpg
-
Ginkakuji04.jpg
Ginkaku-ji vào mùa đông
-
NaraKofukuji2.jpg
Kōfuku-ji là một ngôi chùa cổ ở trung tâm Nara
-
KasugaTaisha2.jpg
Chọn Omikuji ở Đền Kasuga - Nara
-
KonponDaido.jpg
-
Shirakawago Japanese Old Village 001.jpg
-
Itsukushima torii distance.jpg
-
Iwami Ginzan Silver Mine, Ryugenji Mabu Mine Shaft 001.JPG
-
Sirakami santi.JPG
-
Shiretoko National Park.jpg
-
Nikko, Tochigi, circa 1860-1900.jpg
-
Jhomonsugi in Yaku Island Japan 001.JPG
Cây thông liễu (Sugi) ở Yakushima
Thể thao[sửa]
- Xem chi tiết: Thể thao Nhật Bản
Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật[113]. Các môn võ như judo, karate & kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước. Sau thời kỳ Minh Trị, rất nhiều môn thể thao phương Tây đã du nhập vào Nhật và lan truyền nhanh chóng trong hệ thống giáo dục.[114]
Giải Bóng chày Nhật Bản được thành lập năm 1936[115]. Ngày nay, bóng chày là môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại quốc gia này. Một trong những cầu thủ bóng chày nổi tiếng nhất của Nhật là Ichiro Suzuki, người đã từng dành danh hiệu cầu thủ đáng giá nhất Nhật Bản các năm 1994, 1995, 1996 và hiện đang chơi cho giải bóng chày Bắc Mỹ (tên tiếng Anh: Major League Baseball).
Từ khi có sự thành lập Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1992, môn thể thao này cũng đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ[116]. Nhật Bản là nước tổ chức Cúp bóng đá liên lục địa từ năm 1981 tới 2004 và là nước đồng chủ nhà World Cup 2002 cùng Hàn Quốc. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản là một trong những đội bóng thành công nhất ở châu Á với bốn lần dành chức vô địch cúp bóng đá châu Á. Nhật Bản là đất nước đầu tiên ở châu Á tổ chức 1 kỳ Thế vận hội, không kỳ Thế vận hội gì khác đó là Thế vận hội Mùa hè 1964 tổ chức tại Tokyo.
Golf[117], đua ô tô, giải đua ô tô Super GT và Formula Nippon[118] cũng là những môn thể thao nổi tiếng ở Nhật. Đường đua Twin Ring Motegi được Honda hoàn thành xây dựng năm 1997 để đưa môn đua công thức 1 tới Nhật.
Trượt băng nghệ thuật cũng là một trong các môn thể thao phổ biến tại Nhật Bản; đặc biệt với sự cạnh tranh giữa Mao Asada và Kim Yuna gần đây đã nổi lên như một hiện tượng và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng Nhật Bản.
Đối ngoại và quốc phòng[sửa]
Nhật Bản là thành viên của nhóm G8, khối APEC và ASEAN+3, đồng thời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á. Nhật Bản đã ký một hiệp ước an ninh với Úc vào tháng 3 năm 2007[119] và với Ấn Độ vào tháng 10 năm 2008.[120] Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ năm thế giới qua hình thức hỗ trợ phát triển chính thức; nước này đã đóng góp 9,2 tỷ US$ trong năm 2014.[121]
Nhật Bản xây dựng quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ; liên minh an ninh Mỹ-Nhật đóng vai trò nền tảng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này.[122] Gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1956, Nhật Bản đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an với tư cách là nước thành viên không thường trực tổng cộng 21 năm, lần gần đây nhất là nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2017. Nhật Bản là một trong những nước G4 đang theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.[123]
Nhật Bản cũng vướng vào những vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng: với Nga về chủ quyền trên quần đảo Nam Kuril, với Hàn Quốc về chủ quyền trên đảo Liancourt, với Trung Quốc và Đài Loan về chủ quyền trên quần đảo Senkaku, và với riêng Trung Quốc về phạm vi EEZ quanh Okino Tori-shima.[124] Quốc gia này cũng đang phải đối mặt với mâu thuẫn từ vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ, cũng như các căng thẳng xung quanh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa trên bán đảo Triều Tiên (xem thêm: Đàm phán Sáu bên).[125]
Quân đội Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ) bị giới hạn bởi Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, trong đó quy định nước này từ bỏ quyền tuyên chiến hoặc sử dụng vũ lực quân sự trong các cuộc xung đột quốc tế. Như vậy, Lực lượng Phòng vệ (JSDF) là binh lực quốc phòng thuần túy và không bao giờ được phép nổ súng bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.[126] Lực lượng này do Bộ Phòng vệ quản lý, và gồm ba binh chủng chính yếu là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (JGSDF), Lực lượng Phòng vệ Biển (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ Trên không (JASDF). Lực lượng này gần đây đã mở rộng dần phạm vi hoạt động của mình, chẳng hạn như hỗ trợ công cuộc gìn giữ hòa bình; việc đưa binh sĩ sang Iraq đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của quân đội Nhật Bản bên ngoài lãnh thổ nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[68] Hiện nay Nhật Bản là một trong những nước duy trì ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới.[127]
Xem thêm[sửa]
Đọc thêm[sửa]
- Phạm Thu Giang Phúc Ông tự truyện - Fukuzawa Yukichi, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị và Sách Alpha, 2005.
Chú thích[sửa]
- ↑ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định. Tokyo Metropolitan Government (JPN). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Institute for Urban Strategies, The Mori Memorials Foundation (2015). Global Power City Index 2015. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016
- ↑ “The Seven Great Powers” (bằng en). American-Interest. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ T. V. Paul, James J. Wirtz, Michel Fortmann (2005) (en). "Great+power" Balance of Power. Hoa Kỳ: State University of New York Press. 59, 282. ISBN 0-7914-6401-6. http://www.google.com/books?id=9jy28vBqscQC&pg=PA59&dq="Great+power". Accordingly, the great powers after the Cold War are Britain, China, France, Germany, Japan, Russia, and the United States tr.59
- ↑ Baron, Joshua (ngày 22 tháng 1 năm 2014) (en). Great Power Peace and American Primacy: The Origins and Future of a New International Order. Hoa Kỳ: Palgrave Macmillan. ISBN 1-137-29948-7.
- ↑ “SIPRI Yearbook 2012–15 countries with the highest military expenditure in 2011” (bằng en). Sipri.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “WHO Life expectancy” (bằng en). World Health Organization (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “WHO: Life expectancy in Israel among highest in the world”, May 2009. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011. (Viết bằng en.)
- ↑ “Table A.17” (bằng en). United Nations World Population Prospects, 2006 revision. Liên Hợp Quốc. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Nobel Prize winners: Which country has the most Nobel laureates?” (bằng en). The Daily Telegraph. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ FutureBrand | News | FutureBrand launches the Country Brand Index 2014–15
- ↑ “Country/Economy Profiles: Japan” (bằng en). World Economic Forum. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Competitiveness Rankings” (bằng en). World Economic Forum. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Institute for Economics and Peace (2015). Global Peace Index 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015
- ↑ Piggott, Joan R. (1997) (en). The emergence of Japanese kingship. Stanford University Press. 143–144. ISBN 0-8047-2832-1.
- ↑ Boxer, Charles Ralph (1951) (en). The Christian century in Japan 1549–1650. University of California Press. 1–14. ISBN 1-85754-035-2. https://books.google.com/books?id=2R4DA2lip9gC&lpg=PP1&dq=The%20Christian%20Century%20In%20Japan%201549%E2%80%931650&pg=PA1#v=onepage&q=japang&f=false.
- ↑ C. R. Boxer, The Christian Century In Japan 1549–1650, University of California Press, 1951p. 11, 28—36, 49—51, ISBN 1-85754-035-2
- ↑ Habu Jinko (2004). Ancient Jomon of Japan. Cambridge Press.
- ↑ “Jomon Fantasy: Resketching Japan's Prehistory”. http://web.archive.org/web/20091012093906/http://web-japan.org/+(Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “"Fakery" at the beginning, the ending and the middle of the Jomon Period”. Bulletin of the International Jomon Culture Conference (Vol. 1) (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “The Yayoi period (c.250 BC – http://web.archive.org/web/20130810114902/http://www.c.ad 250)”. Encyclopædia Britannica (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Jared Diamond (June 1998). "Japanese Roots". Discover Magazine Vol. 19 No. 6. http://web.archive.org/web/20150416125851/http://discovermagazine.com/1998/jun/japaneseroots1455.
- ↑ “Pottery”. MSN Encarta. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ De Bary, William Theodore (2005). Sources of Japanese Tradition. Columbia University Press. 1304. ISBN 023112984X. http://books.google.com/books?vid=ISBN023112984X&id=6wS_ijD6DSgC&pg=RA1-PA1304&lpg=RA1-PA1304&ots=MxkZKlTRlU&dq=%22Chinese+mainland%22+%22Korean+peninsula%22+%22Japanese+archipelago%22&sig=hc4ew2p4cGdppzY6O_b0zWgaB6E#PRA1-PA1304,M1. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007.
- ↑ William Gerald Beasley (1999). The Japanese Experience: A Short History of Japan. University of California Press. 42. ISBN 0520225600. http://books.google.com/books?vid=ISBN0520225600&id=9AivK7yMICgC&pg=PA42&lpg=PA42&dq=Soga+Buddhism+intitle:History+intitle:of+intitle:Japan&sig=V65JQ4OzTFCopEoFVb8DWh5BD4Q#PPA42,M1. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007.
- ↑ Jesse Arnold. “Japan: The Making of a World Superpower (Imperial Japan)”. vt.edu/users/jearnol2. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Kelley L. Ross. “The Pearl Harbor Strike Force”. http://web.archive.org/web/20150905072038/http://www.friesian.com/.+Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Japanese Instrument of Surrender”. http://web.archive.org/web/20150810193520/http://www.educationworld.net/.+Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Damage Situation and Police Countermeasures associated with 2011Tohoku district – off the Pacific Ocean Earthquake”, Japanese National Police Agency, ngày 10 tháng 5 năm 2013, 10:00 JST. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
- ↑ “Nhiệt độ nước biển”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Flora and Fauna: Diversity and regional uniqueness” (bằng tiếng Anh). Website Đại sứ quán Nhật Bản tại Hoa Kỳ. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “The Wildlife in Japan” (bằng tiếng Anh). Bộ Môi trường (Nhật Bản). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Japan – Properties Inscribed on the World Heritage List” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 34,0 34,1 34,2 “The Constitution of Japan”. Prime Minister of Japan and His Cabinet (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Fackler, Martin. “Ex-Premier Is Chosen To Govern Japan Again”, ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
- ↑ Dean, Meryll (2002). Japanese legal system: text, cases & materials (ấn bản 2nd). Cavendish. 55–58. ISBN 978-1-85941-673-0.
- ↑ Kanamori, Shigenari (ngày 1 tháng 1 năm 1999). "German influences on Japanese Pre-War Constitution and Civil Code". European Journal of Law and Economics 7 (1): 93–95. doi:10.1023/A:1008688209052.
- ↑ “The Japanese Judicial System”. Office of the Prime Minister of Japan. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Dean, Meryll (2002). Japanese legal system: text, cases & materials (ấn bản 2nd). Cavendish. tr. 131. ISBN 978-1-85941-673-0.
- ↑ “World Economic Outlook Database; country comparisons”. IMF (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Japan's Economy: Free at last”. The Economist (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Corporate Profile, Japan Post Bank Co., Ltd.
- ↑ Blustein, Paul. "China Passes U.S. In Trade With Japan: 2004 Figures Show Asian Giant's Muscle". The Washington Post (ngày 27 tháng 1 năm 2005). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
- ↑ “Japan”. The world factbook. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Unemployment rate by age; date=2008-12”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Toshiba drops out of the HD DVD war”, BBC News, ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ↑ “Blu-ray winner by KO in high-definition war”, Los Angeles Times, ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
- ↑ “All Hollywood studios now lined up behind Blu-Ray”, Reuters (The Hollywood Reporter). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008.
- ↑ McDonald, Joe. "China to spend $136 billion on R&D." BusinessWeek (ngày 4 tháng 12 năm 2006).
- ↑ The Boom in Robot Investment Continues—900.000 Industrial Robots by 2003. and United Nations Economic Commission for Europe, Press release ngày 17 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
- ↑ “2012 PRODUCTION STATISTICS”. International Organization of Motor Vehicle Manufacturers. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “World Motor Vehicle Production by Country”. http://web.archive.org/web/20150810054026/http://www.oica.net/ (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Japan Plans Moon Base by 2030”. MoonDaily (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Japanese Experiment Module, Mission”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “2008 Most and Least Fuel Efficient Vehicles ”. http://web.archive.org/web/20150822131027/http://www.fueleconomy.gov/+(Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Lucien Ellington (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Beyond the Rhetoric: Essential Questions About Japanese Education”. Foreign Policy Research Institute. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “School Education” định dạng (PDF). MEXT. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Kate Rossmanith (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Rethinking Japanese education”. The University of Sydney. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “The Times Higher Education Supplement World University Rankings” định dạng (PDF). TSL Education Ltd. (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ OECD’s PISA survey shows some countries making significant gains in learning outcomes, OECD, 04/12/2007. Range of rank on the PISA 2006 science scale
- ↑ MEXT's General Budget for FY2007Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Government Structure for Education, Culture, Sports,Science and Technology”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “MEXT's Budget(FY2005)”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Victor Rodwin. “Health Care in Japan”. New York University. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Health Insurance: General Characteristics”. National Institute of Population and Social Security Research. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ SDF: Looking for a Few Good Women — To Date, The Wall Street Journal
- ↑ Michael Green. “Japan Is Back: Why Tokyo's New Assertiveness Is Good for Washington”. Real Clear Politics. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 68,0 68,1 “Tokyo says it will bring troops home from Iraq”. International Herald Tribune (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Japan Statistics BureauBản mẫu:Dead link, accessed ngày 8 tháng 12 năm 2007
- ↑ “World Factbook; Japan—People”. CIA (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “The World Factbook: Rank order—Life expectancy at birth”. CIA (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 72,0 72,1 “Statistical Handbook of Japan: Chapter 2—Population”. Japan Ministry of Internal Affairs and Communications. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Ogawa, Naohiro."Demographic Trends and Their Implications for Japan's Future" The Ministry of Foreign Affairs of Japan. Transcript of speech delivered on (ngày 7 tháng 3 năm 1997). Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2006.
- ↑ Hidenori Sakanaka (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Japan Immigration Policy Institute: Director's message”. Japan Immigration Policy Institute. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ French, Howard."Insular Japan Needs, but Resists, Immigration". "The New York Times" (ngày 24 tháng 7 năm 2003). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
-
↑
Lỗi
chú
thích:
Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênciawfbjapan
- ↑ Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “International Religious Freedom Report 2006”. U.S. Department of State. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Shinsen-kokugojiten (新選国語辞典), Kyōsuke Kindaichi, Shogakukan, 2001, ISBN 4-09-501407-5
- ↑ 言語学大辞典セレクション:日本列島の言語 (Selection from the Encyclopædia of Linguistics: The Languages of the Japanese Archipelago). "琉球列島の言語" (The Languages of the Ryukyu Islands). 三省堂 1997
- ↑ “15 families keep ancient language alive in Japan”. UN. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Lucien Ellington (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Japan Digest: Japanese Education”. Đại học Indiana. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Toujours plus de suicides au Japon: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Au Japon, une gérante de Mc Donald's meurt d'avoir trop travaillé: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Japan's suicide rate exceeds world average: WHO report | The Japan Times
- ↑ “Les Japonais ont de fortes tendances suicidaires: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Suicides cost Japan economy $32bn”. BBC News. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Vấn đề “nóng” của Nhật Bản”. Báo Hànộimới. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “A History of Manga”. NMP International. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Leonard Herman, Jer Horwitz, Steve Kent, and Skyler Miller. “The History of Video Games”. Gamespot. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Japanese Culture, The Concise Columbia Encyclopedia, 1983 edition, © Columbia University Press ISBN 0-380-63396-5
- ↑ “J-Pop History”. The Observer. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Kelly, Bill. (1998). "Japan's Empty Orchestras: Echoes of Japanese culture in the performance of karaoke", The Worlds of Japanese Popular Culture: Gender, Shifting Boundaries and Global Cultures, p. 76. Cambridge University Press.
- ↑ “Asian Studies Conference, Japan (2000)”. Meiji Gakuin University. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Windows on Asia—Literature: Antiquity to Middle Ages: Recent Past”. Michigan State University, Office of International Studies and Programs. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 95,0 95,1 “Windows on Asia—Literature: Antiquity to Middle Ages: Recent Past”. Michigan State University. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Mục từ "Japanese Literature" trong từ điển bách khoa Encarta Premium DVD 2006, bản trên đĩa DVD, Copyright Microsoft Co 2005 (tiếng Anh).
- ↑ N. I. Konrat, Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng, ĐN.1999. Trang 5 bài Khái lược văn học Nhật Bản.
- ↑ Đề dẫn trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử, 6 tập, nhiều tác giả (tiếng Nhật), trang 15 đến 24
- ↑ “Buddhist Monuments in the Horyu-ji Area, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ June Kinoshita, Nicholas Palevsky (1998). “Gateway to Japan, "A Japanese Prince and his temple"”. Kodansha International. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “The Origin of the Gusuku, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Himeji-jo, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Hiroshima Peace Memorial (Genbaku Dome), UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “World Heritage Historic Monuments of Ancient Kyoto, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Historic Villages of Shirakawa-go and Gokayama, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Itsukushima Shinto Shrine, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ The Yomiuri Shimbun, "Iwami picked as World Heritage site" June 2007
- ↑ “Sacred Sites and Pilgrimage Routes in the Kii Mountain Range, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Shirakami-Sanchi, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Shiretoko National Park, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Shrines and Temples of Nikko, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Yakushima, UNESCO World Heritage”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Sumo: East and West”. PBS. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Culture and Daily Life”. Embassy of Japan in the UK. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Nagata, Yoichi and Holway, John B. (1995). "Japanese Baseball". trong Pete Palmer. Total Baseball (ấn bản fourth edition). New York: Viking Press. 547.
- ↑ “Soccer as a Popular Sport: Putting Down Roots in Japan” định dạng (PDF). The Japan Forum. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Fred Varcoe. “Japanese Golf Gets Friendly”. Metropolis. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ Len Clarke. “Japanese Omnibus: Sports”. Metropolis. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..Bản mẫu:Dead link
- ↑ “Japan-Australia Joint Declaration on Security Cooperation”. Ministry of Foreign Affairs. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Joint Declaration on Security Cooperation between Japan and India”. Ministry of Foreign Affairs (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Statistics from the Development Co-operation Report 2015”. OECD. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Michael Green. “Japan Is Back: Why Tokyo's New Assertiveness Is Good for Washington”. Real Clear Politics. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “UK backs Japan for UNSC bid”. Central Chronicle. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Schoenbaum, Thomas J., ed (2008). Peace in Northeast Asia. Edward Elgar Publishing Limited. 26–29.
- ↑ Chanlett-Avery, Emma. “North Korea's Abduction of Japanese Citizens and the Six-Party Talks”. CRS Report for Congress. Federation of American Scientists. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 正論, May 2014 (171).
- ↑ “The 15 countries with the highest military expenditure in 2009”. Stockholm International Peace Research Institute. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
Bản
mẫu:Nhóm
tiêu
bản
Bản
mẫu:Nhóm
tiêu
bản
Bản
mẫu:Nhóm
tiêu
bản
Bản
mẫu:Nhóm
tiêu
bản
Bản
mẫu:Các
chủ
đề
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Câu chuyện về mốc tương
- Gạo lứt-Muối vừng
- Ngũ hành
- Phát hiện khủng long sống trong hang
- Mạch máu nhân tạo từ da cá hồi
- Từ trường Mặt Trời mãnh liệt và nhiễu loạn hơn con người vẫn tưởng
- Cấu trúc từ trường của mặt trời
- Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
- Alexandre de Rhodes
- Bảo quản thành công buồng trứng đông lạnh
- Xem thêm liên kết đến trang này.