Bóng chày

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Zack Greinke on July 29, 2009.jpg
Zack Greinke đang ném bóng

Bóng chày hay còn gọi là dã cầu là một môn thể thao đồng đội; trong đó một cầu thủ của đội này (cầu thủ giao bóng) sẽ nỗ lực ném banh (kích thước vừa nắm ở tay) thật mạnh về phía cầu thủ của đội kia, và người này sẽ cố gắng đánh bật trái bóng chày bằng một cây gậy đánh bóng chày, trước khi nó được tóm gọn lại bởi đồng đội của anh đứng sau cầu thủ đội bạn (cầu thủ bắt bóng)

Một đội chỉ ghi điểm khi đánh xong, chạy vượt qua 4 điểm mốc gọi là căn cứ (base) đặt ở 4 góc của hình vuông. Mỗi căn cứ cách nhau 90 bộ.

Bóng chày đôi khi còn gọi là bóng cứng để phân biệt nó với các môn thể thao tương tự như là bóng mềm. Đây còn gọi là "Trò tiêu khiển quốc gia Mỹ" (America's National Pastime), do nó có nguồn gốc từ Mỹ. Ngoài ra, bóng chày còn được chơi nhiều ở các quốc gia khác như Canada, Cuba, Venezuela, Nhật Bản,...

Bóng chày rất phổ biến ở Mỹ Đông Á. Ở Nhật, Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Cuba, Panama, Venezuela, Nicaragua, México, Canada, Nam Hàn Đài Loan, nó là một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Ở Mỹ (nơi khai sinh của bóng chày), bóng chày không chỉ là môn thể thao chính mà còn là trò giải trí quốc gia Major League Baseball đã được Quốc hội Mỹ trao biểu tượng độc quyền; tổng số người tham dự các trận ở Major League gần bằng với tổng số các môn thể thao chuyên nghiệp khác của Mỹ hợp lại. Về mặt khán giả truyền hình, bóng chày vượt qua bóng bầu dục về mặt phổ biến (theo tỉ lệ bình chọn qua truyền hình). Mặc dù ba trong số bốn môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ là các trò chơi về bóng (bóng chày, bóng rổ và bóng bầu dục), sự phổ biến của bóng chày lớn đến nỗi mà từ ballgame ở Mỹ thường dùng để ám chỉ môn bóng chày, và ballpark dùng để chỉ sân bóng chày. Ngoại trừ ở phía nam, nơi bóng đá rất phổ biến và ballgame thường dùng để nói đến môn bóng này.

Giới thiệu[sửa]

Bóng chày là một trong số những môn thể thao lâu đời và phổ biến nhất ở Mỹ. Luôn có một nền văn hóa đặc trưng đi kèm theo nó, bao gồm bản thân trò chơi, sân bóng, các cầu thủ và các cổ động viên.

Mặc dù nguồn gốc và nhiều cải tiến của các trò chơi đánh bóng khác nhau vốn không rõ ràng, nhưng bóng chày là sáng tạo riêng của người Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc từ trò chơi rounders, và cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật của môn cricket. Trở lại những năm 1870, các tờ báo Mỹ xem bóng chày là "Trò Tiêu Khiển Quốc gia" hay "Trò Chơi Quốc gia". Hầu hết các trận đấu đều diễn ra vào các tháng ấm, khá thoải mái trong năm, nên nhiều người gọi các cầu thủ bóng chày là các chàng trai của mùa hè.

Nhiều người tin rằng bóng chày là sự kết hợp tối đa của kĩ năng, thời gian, thể lực và chiến lược. Yogi Berra (một huyền thoại bóng chày) từng nói rằng: "Bóng chày có 90% là tinh thần—phần còn lại là thể lực." Nhiều người Mỹ có tư tưởng rằng chơi môn thể thao chơi bóng mà không dùng tay là không hay vì vậy mà họ có xu hướng thích môn này cũng như bóng bầu dục hơn bóng đá.

Phần sau sẽ miêu tả về luật lệ của trò chơi, nhưng sự thu hút của bóng chày là ở sự tinh tế của nó: tình huống phòng thủ, vị trí ném bóng, thứ tự ném, thống kê, sân chơi, lịch sử, và cá tính của cầu thủ. Với những người hâm mộ cuồng nhiệt, trò chơi—ngay cả những thời điểm diễn ra chậm nhất—vẫn không bao giờ chán vì những sắc thái này. Vì thế, để hiểu về bóng chày cần nắm rõ luật của nó; cũng như quan sát kĩ những cái tạo nên sự thu hút và tồn tại của bóng chày,ta hãy điểm qua những điều cơ bản nhất của bóng chày.

Cách chơi[sửa]

Xem chi tiết: Luật bóng chày

Một phiên bản đơn giản của luật chơi bóng chày có thể tham khảo ở Luật bóng chày.[1]

Dụng cụ chơi[sửa]

Găng tay[sửa]

Tập tin:MAYS THE CATCH.JPG
Găng tay bóng chày mòn của Willie Mays ở World Series 1954.

Một đôi găng tay bóng chày là một găng tay lớn bằng da mà người ta chơi trong bóng chày. Tất cả các cầu thủ đều phải bắt bóng, từ pitcher, catcher cho đến batter. Riêng người bắt bóng (catcher) được phép mặc áo bảo vệ để bắt. Các cầu thủ khác đeo găng để bắt trái bóng của đồng đội. Găng tay bắt bóng của các cầu thủ luôn có một cái lưới giữa ngón cái và ngón trỏ. Chiếc lưới có công dụng là bắt bóng, bởi bóng có lực và vận tốc rất mạnh và cao.

Quả bóng chày[sửa]

Tập tin:Baseball (crop).jpg
Quả bóng chày.

Quả bóng chày có cấu tạo bằng cao su và vỏ bọc ở ngoài bằng da, đường kính 2,7/ 8 inch đến 3 inch, được quấn nối bằng các sợi chỉ hoặc dây màu. Bóng có hai loại: bóng mềm dùng cho tập luyện và bóng cứng dành cho thi đấu. Bóng mềm được làm tư cao su và bóng cứng được làm từ gỗ bọc da.

Gậy bóng chày[sửa]

Tập tin:Baseball bat.svg
Gậy bóng chày.

Gậy bóng chày được làm bằng gỗ hoặc kim loại mịn, dùng để đánh quả bóng sau khi người ném bóng ("pitcher") phát bóng. Đường kính gậy không quá 2,75 inch ở phần dày nhất và chiều dài không quá 42 inch (1.067 m). Gậy bóng chày thường nặng không quá 1 kg. Người đập bóng (batter) sử dụng gậy để cố gắng đánh quả bóng do Pitcher ném, sau đó chạy đến các căn cứ và cuối cùng chạy về dĩa nhà.

Cấu trúc chính[sửa]

Tập tin:Baseball field overview.svg
Sơ đồ sân bóng chày kim cương.

Bóng chày gồm hai đội chơi, mỗi đội gồm 9 người, dưới sự giám sát của một hay nhiều trọng tài (umpire). Thường có 4 trọng tài trong một trận đấu của giải "Major League"; có thể tới 6 tùy vào giải và tầm quan trọng của trận đấu. Có 4 gôn (có thể gọi là chốt). Đánh số theo ngược chiều kim đồng hồ, gôn 1, gôn 2 và gôn 3 (base) có dạng hình vuông 15 in (38 cm) nhô lên cao một khoảng ngắn so với mặt đất; cùng với home plate, cũng là gôn 4, tạo thành một hình vuông có cạnh 90 ft (27.4 m) gọi là kim cương. Gôn nhà (plate) là phiến đá mỏng bằng cao su hình ngũ giác gọi là nhà (home). Sân chơi được chia làm 2 phần chính:

  • Khu vực sân trong: bao gồm cả 4 gôn (3 gôn và 1 nhà), được cách với bên ngoài bởi 4 đường vôi trắng và bao quanh là khu vực cỏ xanh (xem hình). Tuy nhiên xét kỹ về mặt kỹ thuật thì khu vực nội thành chỉ bao gồm phần đất nền bên cạnh đường vôi, 4 gôn và 4 đường vôi trắng.
  • Khu vực sân ngoài: là khu vực có trồng cỏ bao quanh khu vực nội thành, giữa 4 gôn, và ngoài cùng được bao bọc bởi 1 bờ tường hoặc hàng rào chắn. Đường vôi nối gôn nhà và gôn 1, gôn nhà và gôn 3 kéo dài ra đến khi chạm bờ rào, được xem là đường ngăn cách khu vực phạm lỗi. Khu vực nằm trên (cỏ mọc dày hơn) là khu vực an toàn, khu vực phía dưới là khu vực phạm lỗi (đường vôi được tính là nằm trong khu vực an toàn)

Trận đấu gồm 9 hiệp đấu (còn gọi là lượt đấu), trong đó mỗi đội thay phiên nhau đánh bóng và cố gắng ghi điểm (gọi là run: điểm hay số cầu thủ về đến gôn nhà), trong khi đội kia ném bóng và bảo vệ sân. Trong bóng chày, đội phòng thủ luôn có bóng—một điều khác với các môn thể thao khác. Vai trò mỗi đội sẽ được thay đổi khi có 3 cầu thủ của đội đánh bóng bị loại. Đội thắng là đội có nhiều điểm nhất sau 9 hiệp. Trong trường hợp hòa nhau, một số hiệp bổ sung cho tới khi một đội comes out trước ở cuối lượt đấu (nếu đội khách chơi trước) hay trong một lượt đấu thiếu (nếu đội nhà dẫn đầu trong nửa đầu lượt đấu bổ sung, trận đấu kết thúc tại đó). Tại đầu trận đấu, tất cả 9 cầu thủ của đội nhà đều ra sân (để phòng thủ), trong khi các cầu thủ đội khách lần lượt đánh bóng.

Tập tin:Baseball swing.jpg
Tư thế người đánh bóng sau khi vung gậy đánh vào trái bóng được ném tới.

Cuộc đối đầu quan trọng nhất trong bóng chày là giữa cầu thủ ném bóng (pitcher) ở đội phòng thủ, và cầu thủ đập bóng ở phía đội tấn công. Cầu thủ ném bóng sẽ ném bóng về hướng gôn nhà, ở nơi đó có sẵn một cầu thủ bắt bóng (catcher) chờ để bắt gọn quả bóng này. Đứng ở sau lưng cầu thủ bắt bóng là một trọng tài, trọng tài này có thể quyết định một cú ném bóng có phạm luật hay không, cầu thủ bắt bóng có dính hay không. Còn cầu thủ đánh bóng ở phía đội tấn công sẽ đứng ở vị trí tay phải hoặc trái của catcher, cố gắng đánh trúng quả bóng ném đi từ pitcher. Vị trí chỗ pitcher đứng ném bóng gọi là "ụ ném bóng", ở chính giữa có thanh đệm cao su (61x14cm). Pitcher chỉ được phép bước lùi hoặc tiến 1 bước trong cả quá trình ném bóng. Nhiệm vụ của catcher không chỉ phải bắt bóng bị đập hụt hoặc không đập mà còn phải ra hiệu cho pitcher bằng cách dùng ám hiệu ở tay hướng ném bóng và cách ném bóng. Pitcher sẽ đồng ý bằng cách gật đầu, bằng không anh ta có thể lắc đầu để bác bỏ yêu cầu của catcher. Nhiệm vụ của catcher sẽ nặng nề hơn khi tình hình diễn biến trên sân phức tạp và phải phối hợp ăn ý với pitcher.

Cứ mỗi nửa lượt đấu (hiệp đấu), mục đích của đội phòng ngự là loại cho bằng được 3 cầu thủ bất kỳ của đội tấn công mới thôi. Một cầu thủ bị loại sẽ phải rời sân và chờ lượt đánh bóng kế tiếp của mình. Có rất nhiều cách để loại cầu thủ đập bóng hoặc cầu thủ chiếm gôn; phổ biến nhất là cầu thủ đội phòng ngự cố gắng bắt quả bóng ngay khi nó còn đang bay và chưa chạm đất (sau khi bị đập), hoặc cầu thủ giữ gôn nhận được bóng và chạm vào người cầu thủ đang chạy chiếm gôn, hoặc cầu thủ giao bóng làm cho cầu thủ đập bóng hụt 3 lần. Nếu pitcher ném hỏng (bóng lỗi) 4 lần thì batter được chạy về gôn mà không có sự ngăn cản nào của đối thủ. Sau khi số cầu thủ bị loại của đội tấn công lên tới 3 người thì nửa lượt đấu đó sẽ chấm dứt, 2 đội đổi phiên cho nhau. Không có giới hạn bao nhiêu cầu thủ được quay vòng đập bóng ở mỗi hiệp đấu, chỉ đến khi bị loại 3 cầu thủ mới thôi. Nếu ở một hiệp đấu, đội tấn công đã sử dụng hết tất cả cầu thủ trong danh sách thứ tự đập bóng của mình thì hiệp đấu đó được gọi là "batting around" (Đập bóng vòng quanh). Nó có thể báo hiệu cho một hiệp đấu có nhiều điểm được ghi. Một hiệp đấu kết thúc khi 2 đội đã thực hiện xong phần tấn công của mình.

Đội trên sân[sửa]

Các cầu thủ của đội phòng ngự sẽ đứng trong sân bóng và có nhiệm vụ ngăn chặn những cầu thủ đối phương ghi điểm. Có tất cả 9 cầu thủ ở bên đội phòng thủ, trong đó chỉ có 2 vị trí (người ném và người bắt) là cố định, còn tất cả các vị trí khác là tùy ý. Thông thường sẽ có một bố trí tối ưu cho các cầu thủ phòng ngự, nhưng tùy vào người đập bóng và tình hình trận đấu mà các cầu thủ có thể thay đổi cho phù hợp. Chín vị trí phòng thủ là: cầu thủ ném bóng (pitcher), cầu thủ bắt bóng (catcher), chốt gôn 1 (first baseman), chốt gôn 2 (second baseman), chốt gôn 3 (third baseman), chặn ngắn (shortstop), trái ngoài (left fielder), giữa ngoài (center fielder), phải ngoài (right fielder). Thứ tự của các cầu thủ trên bảng ghi điểm sẽ là cầu thủ ném bóng (1), cầu thủ bắt bóng (2), chốt gôn 1 (3), chốt gôn 2 (4), chốt gôn 3 (5), chặn ngắn (6), trái ngoài (7), giữa ngoài (8), phải ngoài (9). Vị trí của chặn ngắn (shortstop) hơi khác biệt so với các vị trí khác là do thói quen của các cầu thủ trong thời sơ khai của môn thể thao này.

Khẩu đội hình[sửa]

Khẩu đội bao gồm người ném - người đứng trên bục ném - và người bắt - người ngồi sau và bảo vệ gôn nhà (home plate). Khẩu đội (battery) bao gồm 2 vị trí luôn phải đấu cùng người đập của đội đối phương cho nên mới được gọi là battery, từ do Henry Chadwick sáng tạo.

Nhiệm vụ của người ném là ném bóng về phía chốt nhà với mục đích loại người đập bên đối phương. Ngoài ra sau khi ném, người ném còn có thể hoạt động như một cầu thủ phòng ngự thực sự. Người bắt sẽ có nhiệm vụ bắt quả bóng nếu như người đập không đánh trúng. Cùng với người ném và huấn luyện viên, người bắt cũng quyết định chiến thuật, điều khiển các cầu thủ phòng ngự đội nhà, và đồng thời phòng ngự khu vực xung quanh chốt nhà.

Khu vực sân trong (infield)[sửa]

Bốn cầu thủ phòng ngự khu vực sân trong là chốt gôn một, chốt gôn hai, chốt gôn 3 và chặn ngắn. Thời đầu, các vị trí một, hai, ba đứng gần với các gôn tương ứng, vị trí chặn ngắn thường chơi phía trong, ở giữa hai và ba. Sau này, các vị trí dần thay đổi cho đến hình dạng "cái ô" quen thuộc hiện nay. Trong hình dạng cái ô, chốt một và ba sẽ đứng cách gôn tương ứng một quãng ngắn về phía chốt hai, chốt hai sẽ đứng gần về phía chốt một, và chặn ngắn sẽ đứng gần hơn về phía chốt hai. Nhìn từ người đập, các vị trí chốt một, chốt hai, chặn ngắn và chốt ba sẽ đứng cách đều nhau về hai phía của người ném (giống hình cái ô), và hầu như không có khoảng trống.

Người chốt gôn một có nhiệm vụ chính là nhận bóng để loại người chạy bên đối phương ở gôn một. Khi một cầu thủ ở khu vực sân trong chặn được một quả đập bóng, họ sẽ phải ném bóng về phía gôn một trước khi người đập kịp chạy đến đó để loại người đập đó. Do đó người chốt gôn một phải có khả năng nhận bóng rất tốt. Ngoài ra họ cũng cần chặn được những quả đập chạy gần ở chốt một. Người chốt gôn một cũng cần nhận bóng từ người ném để có thể loại người chạy đang đứng ở gôn một trong trường hợp anh này rời quá xa gôn và không quay về kịp. So với các vị trí khác thì vị trí chốt gôn một thường an nhàn hơn, nhưng cũng vẫn cần rất nhiều kĩ thuật. Những cầu thủ ở sân trong không luôn luôn ném bóng tốt, do đó người chốt gôn một có nhiệm vụ đón tất cả các quả bóng ném về phía mình thật tốt. Những cầu thủ có tuổi, hoặc cầu thủ đập bóng tốt nhưng phòng ngự kém thường được chuyển về chốt gôn một. Cầu thủ chốt gôn hai phòng ngự khu vực bên phải của gôn hai và chơi hỗ trợ cầu thủ chốt gôn một trong các tình huống chơi đỡ nhẹ (bunt). Chốt gôn hai cũng thường cắt các đường chuyền về gôn nhà không cần thiết của các cầu thủ ở sân ngoài, hoặc làm cầu nối trong trường hợp cầu thủ ở sân ngoài không thể ném thẳng về đến chỗ người bắt. Người chặn ngắn chơi ở khoảng trống giữa chốt gôn hai và chốt gôn ba, nơi những người đập bóng tay phải thường đập bóng đến. Họ cũng chơi hỗ trợ cho chốt gôn hai, chốt gôn ba hoặc vùng ngoại thành bên trái. Cũng giống như chốt gôn hai, đôi khi họ cũng cắt, hoặc làm cầu nối cho các cầu thủ ở sân ngoài. Đây là vị trí rất quan trọng trong phòng ngự, vì thế đôi khi một cầu thủ chặn ngắn tốt được chọn để chơi trong đội hình chính mặc dù có thể không phải là một cầu thủ đập bóng giỏi. Người ở chốt gôn ba thường cần phải có cánh tay khỏe để ném bóng thật nhanh xuyên qua sân trong về phía chốt một. Ngoài ra họ cũng cần có phản xạ tốt, vì những người ở chốt gôn ba có thể nhìn được những quả đập bóng rõ ràng hơn so với ở các vị trí khác.

Khu vực sân ngoài (outfield)[sửa]

Ba cầu thủ sân ngoài (hay còn gọi là outfielder) là trái ngoài, giữa ngoài và phải ngoài, được đặt tên theo hướng nhìn của người bắt bóng. Người chơi ở vị trí phải ngoài thường có cánh tay khỏe nhất để có thể loại được những người chạy đang chạy về phía chốt ba hoặc chạy về home ghi điểm. Người ở giữa ngoài có khu vực phòng thủ rộng nhất do đó cần phải rất nhanh, và có cánh tay khỏe để chuyển bóng nhanh về khu vực sân trong. Cũng giống như vị trí chặn ngắn, đây là vị trí được đặt trọng yếu trong phòng ngự. Ngoài ra người chơi ở vị trí này cũng là chỉ huy của nhóm cầu thủ sân ngoài. Các cầu thủ phải ngoài hoặc trái ngoài thường nhường bóng cho họ trong trường hợp bóng bay đến khu vực giữa của hai người. Người chơi ở vị trí trái ngoài thường có cánh tay yếu nhất do không cần thiết phải ném bóng ở khoảng cách xa. Tuy nhiên họ cũng cần có kĩ năng chạy và bắt bóng tốt do những người đập bóng tay phải (chiếm số đông) thường đánh bóng về khu vực này hơn. Ngoài ra họ cũng chơi hỗ trợ người chốt gôn ba trong khi nhận bóng ném từ phía người bắt.

Chiến lược phòng thủ[sửa]

Ném bóng[sửa]
Tập tin:Baseball pitching motion 2004.jpg
Động tác của cầu thủ ném bóng (pitcher)

Ném bóng khó là phương thức phòng ngự hữu hiệu nhất bên phía đội phòng thủ, nó có thể loại trực tiếp cầu thủ đánh bóng và ngăn ngừa cầu thủ chạy chiếm chốt. Một trận đấu thực sự có tổng cộng hơn 100 cú ném bóng từ mỗi đội. Tuy nhiên đa số các pitcher đều không đủ thể lực để cầm cự tới thời điểm đó. Trước kia, một cầu thủ ném bóng có thể bị yêu cầu ném liên tục 4 trận đấu (9 hiệp) trong vòng 1 tuần. Nhưng với y học hiện đại đã chứng minh rằng đó là một sự tra tấn về thể lực, các cầu thủ ném bóng chính hiện nay chỉ được yêu cầu ném từ 6 đến 7 hiệp trong 1 trận đấu (tùy vào phong độ) sau 5 ngày.

Mặc dù pitcher chỉ được phép tiến hoặc lùi một bước trong quá trình ném bóng, nhưng bù lại anh ta cũng có lợi thế nhất định khi có thể thay đổi vị trí ném bóng, tốc độ, đường bóng, cách vung tay và độ xoáy khác nhau. Đa số các pitcher đều cố gắng nắm vững từ 2 đến 3 kỹ năng ném bóng khác nhau; nhưng cũng có những pitcher ném tốt cả 6 cách ném bóng với mức độ khó cao. Cú ném thường thấy nhất là một cú "bóng nhanh", bóng đi với tốc độ nhanh nhất có thể và thường đi thẳng; một cú "bóng cong" (bóng xoáy), đường bóng đi hơi cong vì cách kết hợp ngón tay và cổ tay của Pitcher tạo độ xoáy cho bóng; và ngoài ra con có cú ném "bóng giả nhanh" giả mạo cú ném "bóng nhanh" nhưng tốc độ thấp hơn nhiều để đánh lừa cầu thủ đánh bóng.

Chiến lược ném bóng cổ điển dễ hiểu nhất của pitcher là sự kết hợp giữa "bóng nhanh" và "bóng hơi nhanh". Một cầu thủ ném bóng ở giải chuyên nghiệp có thể ném bóng đạt vận tốc 145 km/h (90 dặm một giờ), thậm chí một số pitcher ném bóng đạt tới vận tốc 161 km/h (100 dặm một giờ). Trong khi đó cú "bóng hơi nhanh" có vận tốc chỉ là 121 đến 137 km/h (75 đến 85 dặm một giờ). Mặc dù cách ném và đường bóng rất giống cú ném "bóng nhanh" nhưng tốc độ lại giảm đáng kể. Điều này có thể đánh lừa cầu thủ đập bóng vì cầu thủ đập bóng canh thời gian để đánh một cú "bóng nhanh" nhưng không ngờ lại bóng lại bay chậm hơn nhiều.

Một số pitcher chọn kiểu ném "tàu ngầm", một cách ném rất khó chịu đòi hỏi pitcher phải vung tay hướng từ dưới lên hoặc đưa ngang. Tuy nhiên những cú ném như vậy thường rất khó để có thể đánh trúng được vì hướng đi và tốc độ của bóng rất khó đoán. Mặc dù những cú ném như vậy thường không thể đi nhanh bằng những cú vung tay qua đầu nhưng các pitcher thường ném bóng đi hiểm để làm cầu thủ đập bóng bị mất thăng bằng khi đập bóng. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ Walter Johnson, cầu thủ nổi tiếng với những cú ném bóng nhanh nhất trong lịch sử bóng chày ném bóng bằng cách vung tay ngang (mặc dù không hoàn toàn là kiểu ném tàu ngầm).

Một trận đấu có thể đòi hỏi nhiều cầu thủ ném bóng, bao gồm cầu thủ ném bóng chính và một vài cầu thủ ném bóng dự bị. Pitcher được thay ra thay vào giống như các cầu thủ khác, và luật không hạn chế có bao nhiêu pitcher được sử dụng mỗi trận đấu. Hạn chế duy nhất chỉ là số thành viên trong danh sách đăng ký. Trong những lúc tình hình không nguy hiểm, các cầu thủ ném bóng dự bị được sử dụng để giảm tải cho cầu thủ ném bóng chính (ngoại trừ các trận đấu về cuối mùa giải cực kỳ quan trọng). Các cầu thủ ném bóng dự bị được sử dụng một khu vực trên sân để làm nóng người trước khi được thay vào. Nếu trận đấu phải bước vào hiệp phụ thì không có lý gì một đội bóng lại sử dụng cầu thủ dự bị. Họa hoằn lắm một đội bóng có thể sử dụng một vị trí khác trên sân để trám vào vị trí ném bóng, ở giải chuyên nghiệp một số cầu thủ ngoài khả năng chuyên môn ở vị trí của mình còn có thể chơi khá ở vị trí ném bóng. Chuyện này khá phổ biến, hơn nữa, trong quá khứ, khi một đội bóng chỉ sử dụng một cầu thủ ném bóng chính duy nhất, một cầu thủ đa năng sẽ được ném bóng phòng khi pitcher chính bị chấn thương hoặc ném bóng quá thiếu hiệu quả. Ngày nay trong bóng chày hiện đại, con số 100 được xem như là con số thần kỳ, hiếm pitcher nào ném liên tục đạt mức đó, trong một trận đấu một đội có thể sử dụng từ 2 cho đến 5 pitcher. Ở mùa giải 2005 ALCS, Chicago White Sox thắng liên tục 4 trận chỉ sử dụng duy nhất một pitcher, một sự kiện đáng ghi nhận trong bóng chày hiện đại.

Chiến lược trên sân[sửa]

Trong một trận đấu, chỉ có vị trí của người ném và người bắt là cố định, còn các cầu thủ khác phải di chuyển quanh sân bóng để ngăn chặn đối phương ghi điểm. Tùy vào tình huống trận đấu mà các cầu thủ có thể bố trí vị trí khác nhau. Các "tình huống" của trận đấu có thể bao gồm: số cầu thủ đã bị loại, số bóng đã ném (strike ball), số cầu thủ đang chạy và tốc độ chạy của cầu thủ, khả năng và kiểu ném bóng của người ném, lượt ném bóng, sân nhà hay sân đối phương, và rất nhiều yếu tố khác. Các tình huống phòng ngự điển hình gồm có: chống chơi đỡ nhẹ (bunt), chống đánh cắp gôn (người chạy tiến đến gôn tiếp theo mà không cần chờ người đập đập bóng), phòng ngự thật gần để ngặn chặn người chạy ở chốt gôn ba ghi điểm, phòng ngự kiểu kép (double play) tức là loại cùng lúc hai người chạy ở chốt một và chốt hai, chuyển các vị trí phòng ngự đến những chỗ người đập bóng hay đập tới,...

Thuật ngữ[sửa]

  • Strike out: batter vung chày nhưng không đập trúng bóng (cho dù bóng lỗi hay không) hoặc đập trúng nhưng bóng ra ngoài biên. Mỗi lần như vậy là 1 strike. Sau 3 lần strike sẽ bị loại (out).
  • Fly out: batter đập trúng bóng nhưng bóng bị cầu thủ của đội phòng ngự bắt khi chưa kịp chạm đất. Trong trường hợp này, batter bị loại.
  • Ground out: batter đập trúng bóng và bắt đầu chạy về gôn, bóng chạm đất nhưng cầu thủ của đội phòng ngự bắt được bóng và ném về gôn trước khi batter kịp tới nơi. Batter bị loại.
  • Tag out: batter đập trúng bóng và chạy về gôn, nhưng bị cầu thủ của đội phòng ngự đang giữ bóng chạm vào người.
  • Double play: loại cùng lúc hai người
  • Tripple play: loại cùng lúc 3 người
  • Foul: batter đập bóng ra ngoài biên (vạch foul hai bên sân bóng)
  • Ball: Pitcher ném bóng lỗi, bóng nằm ngoài vùng strike batter không đập. 4 lần ball được tính là 1 walk (4 balls = 1 walk)
  • Dead ball: Pitcher ném bóng trúng người batter. Batter được walk.
  • Walk: batter được đi bộ lên chiếm gôn 1 sau 4 lần Pitcher ném bóng lỗi hoặc bị ném bóng trúng vào người.
  • Bunt: nảy bóng; batter giơ ngang chày ra trước vị trí bắt bóng của catcher để đón bóng.
  • Squeeze: bunt khi có Runner ở Base 3
  • Safe: đội tấn công an toàn chiếm được gôn.
  • Out: cầu thủ chạy lên chiếm gôn (hoặc cầu thủ đánh bóng) của đội tấn công bị loại, hoặc batter nhầm thứ tự đập bóng, hoặc batter đánh được Home run nhưng khi chạy về quên đạp lên gôn.
  • Home run: battter đánh bóng ra ngoài sân, trong vùng giữa hai vạch foul, chạy 1 vòng quanh 3 gôn và về đến gôn 1 (home).
  • Steal: cướp gôn: cầu thủ bên tấn công đứng ở các gôn đã chiếm được bắt đầu chạy khi pitcher vừa ném bóng để tranh thủ cơ hội chiếm gôn tiếp theo.
  • No hit, no run: Pitcher không mắc lỗi xử lý bóng nào trong trận.
  • Perfect game: trận thắng tuyệt đối, sau 9 hiệp đội thua không có cầu thủ nào lên chiếm được gôn.
  • Called game: một đội thua trước khi đấu hết 9 hiệp (thường là ở hiệp 5 hoặc hiệp 7, do quá cách biệt về tỷ số). Quy định về called game khác nhau tuỳ theo hình thức giải đấu (giải chuyên nghiệp hay không chuyên, vòng loại hay vòng bán kết,...)

Các loại ném bóng:

  • Fast ball: bóng thẳng, tốc độ cao.
  • Off speed: chậm hơn fast ball, có thể được ném với nhiều quỹ đạo.
  • Breaking ball: một loại off speed, bóng thay đổi quỹ đạo khi bay
  • Curve ball: breaking ball, bóng xoáy (cong), vòng về bên trái hoặc phải, độ xoáy lớn.
  • 12-6 curveball: là một loại curve ball, bóng xoáy xuống theo đường thẳng.
  • Slider: breaking ball, một dạng bóng cong nhưng độ xoáy ít và để tăng tốc độ (chỉ hơi cong).
  • Slurve: là một loại breaking ball kết hợp giữa slider và curveball
  • Screwball: là một loại breaking ball, quỹ đạo bay ngược với curveball và slider.
  • Fork ball: breaking ball, một loại đường bóng nhẹ và chậm, kèm độ lắc, dùng để lừa các batter.
  • Change up: một loại off speed, đường bóng giống fast ball nhưng tốc độ chậm hơn và không thay đổi quỹ đạo.
  • Cirlce change up: là một loại change up nhưng bóng thay đổi quỹ đạo khi bay.
  • 4-seam fast ball: bóng thẳng, tốc độ cao nhất trong tất cả các cú ném.
  • 2-seam fast ball: là một loại fast ball nhưng có độ cắt từ trái sang phải.
  • Sinker: 2-seam fast ball cộng thêm quỹ đạo đi xuống.
  • Cutter: fast ball có độ cắt từ phải sang trái.
  • Splitter (split-finger fast ball): bóng đột ngột hạ xuống khi tới gần batter.
  • Knuckleball: bóng chậm, không có độ xoáy nên đường bóng rất khó phán đoán, ngay cả pitcher cũng không thể biết được quỹ đạo của bóng.
  • Eephus: bóng chậm (rất chậm), đi theo đường cầu vồng.

Tham khảo[sửa]

  1. “MLB.com: The Official Site of Major League Baseball”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.