Gạo lứt-Muối vừng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phương pháp điều trị bệnh bằng cách ăn "gạo lứt, muối vừng" được gọi là "phương pháp thực dưỡng" (Macrobiotics), ra đời bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi - mà bây giờ, người ta vẫn quen gọi là phương pháp Oshawa. Phương pháp này nở rộ trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima Nagasaki, và rất nhiều người nhiễm bệnh vì nhiễm phóng xạ.

Đặc biệt hơn, năm 1982, khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, Giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia, Mỹ đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt, muối vừng, thì phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, rồi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh.

Ở Việt Nam, phương pháp thực dưỡng bằng gạo lứt, muối vừng bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1963, nhưng lúc ấy mới chỉ có một số ít người áp dụng, và hiệu quả thì không thấy nói đến nên nó không được phổ biến sâu rộng. Đến nay, theo tìm hiểu , số người ăn gạo lứt, muối vừng cũng không nhiều. Phần lớn người ăn gạo lứt, muối vừng là những người mắc bệnh nan y, hoặc mãn tính, nghe lời truyền khẩu nên bắt chước ăn theo với suy nghĩ "có bệnh thì vái tứ phương.

Bài viết này nhằm giúp đưa ra một số kết luận khoa học chính xác đã được các tổ chức quốc tế công nhận về tác dụng của gạo lứt và hạt vừng, các cơ chế tác dụng của chúng, cũng như một số thông tin tại sao khi kết hợp gạo lứt và muối vừng lại cho ta một món ăn (đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng) mà theo nhiều người chỉ cần ăn gạo lứt-muối vừng là không cần ăn bất cứ thức ăn nào khác và chữa được các bệnh mà ngay cả uống thuốc cũng khó chữa .





Mục lục[sửa]

  1. Gạo lứt
  2. Muối vừng
  3. Sự kết hợp tuyệt vời

Kết luận[sửa]

Qua các phân tích trên ta thấy, gạo lứt - muối vừng có hiệu quả đặc biệt với hai căn bệnh gây tử vong nhiều nhất hiện nay là bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Bệnh tim mạch bao gồm nghẽn mạch vành tim (coronary artery disease), nhồi máu cơ tim (heart attack), tai biến mạch máu não(stroke), suy tim (congestive heart failure), và nghẽn mạch máu chân. Bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư đại tràng và trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác. Cả hai loại bệnh trên, theo các nghiên cứu khoa học cho biết, đều có liên hệ mật thiết với thực phẩm nhiều chất đạm thịt và nhiều chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, chất cholesterol mà chúng ta ăn hàng ngày. Khi chúng ta ra đời, toàn bộ hệ thống mạch máu của chúng ta sạch sẽ, máu luân lưu dễ dàng và trái tim bơm máu làm việc bình thường. Dần dà theo thời gian mạch máu chúng ta nhỏ dần lại do chất cholesterol xấu LDL tích tụ xung quanh bờ thành mạch máu. Thật ra cholesterol là một chất cần thiết cho cơ thể, nhưng khi lượng cholesterol lên cao, nó sẽ trở thành nguy hiểm. Chúng làm các mạch máu nhỏ hẹp lại, để cuối cùng làm tắc nghẽn các mạch máu này. Quá trình này diễn tiến âm thầm, chậm chạp qua nhiều năm tháng. Tùy theo nơi bị tắc nghẽn mà triệu chứng thay đổi khác nhau. Đối với bệnh ung thư, các nhà khoa học cũng cho biết mỡ động vật như mỡ heo, mỡ bò, và bơ sữa, chứa một hàm lượng lớn chất cholesterol và chất béo bão hòa, có khuynh hướng thúc đẩy một số tế bào ung thư nào đó phát sinh, nhất là ung thư vú. Sự chuyển hóa thành năng lượng của chúng có tác dụng đối với kích thích tố nữ, mà kích thích tố nữ lại có tác dụng thúc đẩy sinh ra ung thư vú, ung thư thân tử cung và ung thư buồng trứng. Các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đã mất nhiều chục năm để tìm ra nguyên nhân gây nên hai loại bệnh trên và họ kết luận rằng chỉ có một chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều ngũ cốc lứt (nguyên chất, chưa chế biến), rau đậu, trái cây tươi và các thức ăn giầu chất xơ khác mới có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư.

Nói tóm lại, gạo lứt-muối vừng là nền tảng để có sức khỏe tốt, bởi vì chúng không có chất cholesterol, rất ít loại chất béo bão hòa, nhiều chất phytochemicals và chất xơ. Do đó chúng có khả năng làm giảm chất cholesterol trong máu, tức giảm thiểu mức độ lâm bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh xốp xương và các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh nơi phụ nữ.

Tuy trong phần giải thích tại sao sự kết hợp gạo lứt-muối vừng lại cho các kết quả tốt chưa được đầy đủ (do thực tế chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề đó) nhưng bài viết cũng đã đưa ra được các chức năng, tác dụng quan trọng và đặc hiệu đối với sức khỏe con người của từng loại thực phẩm đó; cũng như các dẫn chứng cụ thể về các trường hợp ăn gạo lứt-muối vừng có hiệu quả (phần tham khảo). Hi vọng bài viết này có thể giúp cho những ai đang quan tâm đến việc dùng gạo lứt-muối vừng không chỉ làm thực phẩm chức năng mà còn là thức ăn hàng ngày và để chữa bệnh có được nguồn tham khảo có ích và chính xác.

Tham khảo[sửa]

Một số trường hợp ăn gạo lứt-muối vừng chữa bệnh có hiệu quả:

Tài liệu tham khảo[sửa]

Gạo lứt[sửa]

  • Anderson JW, Hanna TJ, Peng X, Kryscio RJ. Whole grain foods and heart disease risk. J Am Coll Nutr 2000 Jun;19(3 Suppl):291S-9S.
  • Ensminger AH, Ensminger, ME, Kondale JE, Robson JRK. Foods & Nutriton Encyclopedia. Pegus Press, Clovis, California.
  • Ensminger AH, Esminger M. K. J. e. al. Food for Health: A Nutrition Encyclopedia. Clovis, California: Pegus Press; 1986.
  • Erkkila AT, Herrington DM, Mozaffarian D, Lichtenstein AH. Cereal fiber and whole-grain intake are associated with reduced progression of coronary-artery atherosclerosis in postmenopausal women with coronary artery disease. Am Heart J. 2005 Jul;150(1):94-101.
  • Fortin, Francois, Editorial Director. The Visual Foods Encyclopedia. Macmillan, New York.
  • Jensen MK, Koh-Banerjee P, Hu FB, Franz M, Sampson L, Gronbaek M, Rimm EB. Intakes of whole grains, bran, and germ and the risk of coronary heart disease in men. Am J Clin Nutr 2004 Dec;80(6):1492-9.
  • Johnsen NF, Hausner H, Olsen A, Tetens I, Christensen J, Knudsen KE, Overvad K, Tjonneland A. Intake of whole grains and vegetables determines the plasma enterolactone concentration of Danish women. J Nutr. 2004 Oct;134(10):2691-7.
  • Liu RH. New finding may be key to ending confusion over link between fiber, colon cancer. American Institute for Cancer Research Press Release, November 3, 2004.
  • Liu S, Willett WC, Manson JE, Hu FB, Rosner B, Colditz G. Relation between changes in intakes of dietary fiber and grain products and changes in weight and development of obesity among middle-aged women. Am J Clin Nutr. 2003 Nov;78(5):920-7. .
  • McKeown NM, Meigs JB, Liu S, Saltzman E, Wilson PW, Jacques PF. Carbohydrate Nutrition, Insulin Resistance, and the Prevalence of the Metabolic Syndrome in the Framingham Offspring Cohort. Diabetes Care. 2004 Feb;27(2):538-546. .
  • Most MM, Tulley R, Morales S, Lefevre M. Rice bran oil, not fiber, lowers cholesterol in humans. Am J Clin Nutr. 2005 Jan;81(1):64-8.
  • Ni W, Tsuda Y, Takashima S, Sato H, Sato M, Imaizumi K. Anti-atherogenic effect of soya and rice-protein isolate, compared with casein, in apolipoprotein E-deficient mice. Br J Nutr Jul;90(1):13-20.
  • PlanetRice.net. Chinese Archaeologists Find 9,000-Year-Old Rice Seeds. http://www.planetrice.net/newspub/story.cfm?id=1021.
  • Tsai CJ, Leitzmann MF, Willett WC, Giovannucci EL. Long-term intake of dietary fiber and decreased risk of cholecystectomy in women. Am J Gastroenterol. 2004 Jul;99(7):1364-70.
  • Vogt, T. M. Ziegler, R. G. Graubard, B. I et al. Serum selenium and risk of prostate cancer in U.S. blacks and whites. Int J Cancer. 2003 Feb 20; 103(5):664-70.
  • Williams PN, Price AH, Raab A, Hossain A, Feldmann J, Meharg AA. Variation in arsenic speciation and concentration in paddy rice related to dietary exposure. Environ. Sci. Technol., 2005 July;39 (15):5531-5540.
  • Wood, Rebecca. The Whole Foods Encyclopedia. New York, NY: Prentice-Hall Press; 1988.

Hạt vừng[sửa]

  • Ensminger AH, Ensminger, ME, Kondale JE, Robson JRK. Foods & Nutriton Encyclopedia. Pegus Press, Clovis, California.
  • Nutrition Facts & Calorie Counter. http://www.nutritiondata.com/
  • Darlington G, Jump A, Ramsey N. Dietary treatment of rheumatoid arthritis. Practitioner 1990 May 8;234(1488):456-60.
  • Hirata F, Fujita K, Ishikura Y, et al. Hypocholesterolemic effect of sesame lignan in humans. Atherosclerosis 1996 Apr 26;122(1):135-36.
  • Hyun T, Barrett-Connor E, Milne D. Zinc intakes and plasma concentrations in men with osteoporosis: the Rancho Bernardo Study. Am J Clin Nutr, Sept. 2004:80(3):715-721.
  • Kamal-Eldin A, Pettersson D, Appelqvist LA. Sesamin (a compound from sesame oil) increases tocopherol levels in rats fed ad libitum. Lipids 1995 Jun;30(6):499-505.
  • Kita S, Matsumura Y, Morimoto S, et al. Antihypertensive effect of sesamin. II. Protection against two-kidney, one-clip renal hypertension and cardiovascular hypertrophy. Biol Pharm Bull 1995 Sep;18(9):1283-5.
  • Matsumura Y, Kita S, Morimoto S, et al. Antihypertensive effect of sesamin. I. Protection against deoxycorticosterone acetate-salt-induced hypertension and cardiovascular hypertrophy. Biol Pharm Bull 1995 Jul;18(7):1016-9.
  • Matsumura Y, Kita S, Ohgushi R, Okui T. Effects of sesamin on altered vascular reactivity in aortic rings of deoxycorticosterone acetate-salt-induced hypertensive rat. Biol Pharm Bull 2000 Sep;23(9):1041-5.
  • Nakai M, Harada M, Nakahara K et al. Novel antioxidative metabolites in rat liver with ingested sesamin. J Agric Food Chem 2003 Mar 12;51(6):1666-70.
  • Nonaka M, Yamashita K, Iizuka Y, et al. Effects of dietary sesaminol and sesamin on eicosanoid production and immunoglobulin level in rats given ethanol. Biosci Biotechnol Biochem 1997 May;61(5):836-9.
  • Ogawa H, Sasagawa S, Murakami T, Yoshizumi H. Sesame lignans modulate cholesterol metabolism in the stroke-prone spontaneously hypertensive rat. Clin Exp Pharmacol Physiol 1995 Dec;22 Suppl 1:S310-2.
  • Phillips KM, Ruggio DM, Ashraf-Khorassani M. Phytosterol composition of nuts and seeds commonly consumed in the United States. J Agric Food Chem. 2005 Nov 30;53(24):9436-45.
  • Sirato-Yasumoto S, Katsuta M, Okuyama Y, et al. Effect of sesame seeds rich in sesamin and sesamolin on fatty acid oxidation in rat liver. J Agric Food Chem 2001 May;49(5):2647-51.
  • Thys-Jacobs S, Starkey P, Bernstein D, Tian J. Calcium carbonate and the premenstrual syndrome: effects on premenstrual and menstrual symptoms. Premestrual syndrome study group. Am J Obstet Gynecol 1998;179(2): 444-52.
  • Wood, Rebecca. The Whole Foods Encyclopedia. New York, NY: Prentice-Hall Press; 1988.
  • Yamashita K, Nohara Y, Katayama K, Namiki M. Sesame seed lignans and gamma-tocopherol act synergistically to produce vitamin E activity in rats. J Nutr 1992 Dec;122(12):2440-6.

Tiếng Việt[sửa]

  • Phùng Ngọc Châu,Phạm Thị Ngọc Trâm. Gạo lứt muối mè thực dụng. NXB Văn hoá dân tộc - 2000.
  • BS Vũ Định. Trả lời phỏng vấn Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh. http://www.ykhoanet.com/
  • Đại học nông nghiệp. Cây vừng và cây thầu dầu. Sắn kế vừng-1977
  • BS Lê Minh. Công trình nghiên cứu về hạt gạo-cây lúa. Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh - 1989
  • Tập I - Y học và tuổi già. NXB Y học - 1978.
  • Vừng:vị thuốc quí-.Trang web của Bộ Y Tế .http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1459&ID=3666

Liên kết đến đây