Tiếng Anh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 

Tiếng Anh
English
Nói tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand và 100 nước khác
Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ châu Úc
Tổng số người nói Vào khoảng 1 tỉ
Hạng Tiếng mẹ đẻ: thứ 3[1][2]
Tất cả: Thứ 1 hay 2[3]
Ngữ hệ Hệ Ấn-Âu
>Nhóm German
->Nhánh miền Tây

-->Tiếng Anh

Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Xem #Phân bổ địa lý
22px Liên Hiệp Quốc
22px Liên minh châu Âu
Khối thịnh vượng chung Anh
Quy định bởi Không có, tuy vậy Oxford English Dictionary (Từ điển tiếng Anh Oxford, OED) rất quan trọng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 en
ISO 639-2 eng 
Ethnologue 14th edition: ENG
ISO 639-3 eng
Những nước trên thế giới nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hay de facto, hay quốc ngữ, màu xanh đậm; những nước nơi nó là ngôn ngữ chính thức/không chính thức nhưng không phải là ngôn ngữ chủ yếu màu xanh nhạt

Tiếng Anh (English) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6. Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ và một số nơi khác.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông thứ ba trên thế giới và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 402 triệu người vào năm 2002. Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng. Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị văn hóa. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm.


Lịch sử[sửa]

Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German, từng sống ở vùng nay là Bắc Đức Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict (ngày nay không còn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một.

Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9. Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xẩy ra thường xuyên vì sự tranh dành đất đai. Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandie, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh. Một vị vua, Aethelred, còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này. Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc German, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh (English), của nước Anh (England) và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ (Old English).

Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua. Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh. Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1066 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge. Harald III tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh. Trong khi đó, về phía nam, quận công William của Normandy cũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred. Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold Godwinson tại trận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandie. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ (Middle English).

Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ là Beowulf (sử thi, viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10) và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.

Tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay.

Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early Modern) và cận cận đại (Late Modern). Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau.

Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ[sửa]

Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu.

Ngôn ngữ gần tiếng Anh nhất là tiếng Scots tiếng Frysk. Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt. Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh.

Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức. Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Afrikaans, tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch..., nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan.

Phân bổ địa lý[sửa]

Trong số 402 triệu người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Cayman, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guyana, Hoa Kỳ, Jamaica, Montserrat, St. Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh Virgin thuộc Mỹ.

  • Điểm đặc biệt của Anh là tuy nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhưng không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức.

Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Gaeilge), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 21 ngôn ngữ khác nữa), Belize, Nicaragua, Puerto Rico (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Canada (cùng với tiếng Pháp), Hồng Kông (cùng với tiếng Quan Thoại), Nam Phi (cùng với các tiếng Afrikaans, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa Zulu), Singapore (cùng với các tiếng Quan Thoại, Malay Tamil), New Zealand (cùng với tiếng Maori), Scotland (cùng với tiếng Scots tiếng Gaelic tại Scotland).

Các nước có tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức tuy rằng số người dùng nó như tiếng mẹ đẻ rất ít là: Anguilla, Aruba, Botswana, Cameroon, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gambia, Ghana, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Malawi, Malta, Marshall, Mauritius, Micronesia, Namibia, Nigeria, Pakistan, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Rwanda, Samoa, Seychelles, Solomon, Somalia, Swaziland, Tonga, Uganda, Zambia Zimbabwe.

Có một số nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong văn kiện của chính phủ tuy không công nhận nó như một ngôn ngữ chính thức như: Angola, Brunei, Costa Rica, Israel, Lebanon, Malaysia, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania.... Ngoài ra có một số các nước, hoặc dưới ảnh hưởng của Anh hoặc dưới ảnh hưởng của Mỹ, tuy không dùng tiếng Anh như một tiếng chính thức nhưng có một dân số dùng một loại "tiếng lai" (creole hay pidgin) giữa tiếng Anh và các tiếng địa phương.

Số người sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ đã được ước lượng vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên hoàn cầu. Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế...

Quốc gia theo tổng số người nói[sửa]

Vị trí Quốc gia Tổng cộng Phần trăm trong dân số Tiếng mẹ đẻ Là tiếng bổ trợ Dân số Ghi chú
1 Hoa Kỳ 251.388.301 96% 215.423.557 35.964.744 262.375.152 Nguồn: US Census 2000: Language Use and English-Speaking Ability: 2000, Bảng 1.
2 Ấn Độ 125.344.736 12% 226.449 86.125.221 ngôn ngữ thứ hai.
38,993,066 ngôn ngữ ngôn ngữ thứ ba
1,028,737,436
3 Nigeria 79.000.000 53% 4.000.000 >75.000.000 148.000.000
4 Liên hiệp Anh 59.600.000 98% 58.100.000 1.500.000 60.000.000 Nguồn: Crystal (2005), trang  109.
5 Philippines 48.800.000 58%[4] 3.427.000[4] 43,974,000 84,566,000 Tổng số người nói: Census 2000, text above Figure 7.
6 Canada 25.246.220 85% 17.694.830 7.551.390 29.639.030 Nguồn: 2001 Census – Knowledge of Official Languages Mother Tongue.
7 Australia 18.172.989 92% 15.581.329 2.591.660 19.855.288 Nguồn: 2006 Census.[5]
Ghi chú: Tổng cộng = Tiếng mẹ đẻ + tiếng khác; Phần trăm = Tổng cộng/ Dân số

Các loại và các giọng tiếng Anh[sửa]

Châu Á[sửa]

Châu Âu[sửa]

  • Tiếng Anh tại Ireland
    • Giọng miền Bắc
    • Giọng miền Nam
  • Tiếng Anh Anh
    • Giọng BBC, giọng Hoàng gia (Received Pronunciation)
    • Giọng miền Bắc
      • Giọng Birmingham (Brummie)
      • Giọng Geordie
      • Giọng Merseyside (Liverpool hay Scouse)
    • Giọng miền Đông Anglian
    • Giọng miền Nam
      • Giọng Cockney
      • Giọng miền Đông-Nam (Estuary)
      • Giọng Sussex
    • Giọng miền Trung (Midlands)
    • Giọng xứ Wales
  • Tiếng Anh tại Scotland
    • Giọng miền đất thấp
      • Giọng Edingburgh
    • Giọng miền đất cao

Châu Mỹ[sửa]

Châu Phi[sửa]

Châu Úc[sửa]

Quốc tế[sửa]

  • Một vài loại tiếng Anh đơn giản đã được dùng bắt đầu từ thập niên 1970 trong các giao dịch quốc tế. Trong đó có loại của Đài Phát thanh Hoa Kỳ (Voice of America) tự giới hạn chính họ với một bộ từ vựng gồm 1.500 từ.
  • Airspeak, Seaspeak Policespeak, cả 3 được đề nghị bởi Edward Johnson trong thập niên 1980, là các loại tiếng Anh đơn giản với một bộ từ vựng giới hạn. Airspeak và Seaspeak được dùng trong lãnh vực hàng không hàng hải quốc tế, trong khi Policespeak được dùng trong việc trao đổi dữ kiện giữa các lực lượng cảnh sát của các quốc gia không dùng chung một thứ tiếng.
  • Europanto, đề xuất bởi Diego Maran vào 1996, là một ngôn ngữ có từ vựng của nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng cú pháp dựa vào cú pháp của tiếng Anh.
  • Từ khi Internet phát triển trong thập niên 1980 đến nay, một loại tiếng Anh viết đã được phát triển và phổ biến bởi các người dùng Internet. Loại tiếng Anh đơn giản này dùng rất nhiều các chữ viết tắt và các dấu hiệu định trước (như dùng IMHO thay cho in my humble opinion - theo ý kiến nông cạn của tôi, hay dùng dấu hiệu) để phát biểu sự khôi hài thân thiện của một đoạn văn). Cũng giống như các tiếng Anh đơn giản khác, loại tiếng Anh này có một bộ từ vựng tương đối giới hạn nhưng, khác với các tiếng khác, nó chủ trương thay đổi lối đánh vần phức tạp của tiếng Anh chính bằng một lối "phiên âm" đơn giản hơn (thí dụ ngay những từ đơn giản như you for cũng được thay thế bằng U 4).

Sự thông dụng của tiếng Anh[sửa]

Ngày nay có khoảng một tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này ngày càng tăng lên. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó hổ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau:

  • Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh.
  • Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học.
  • Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh.
  • Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh.
  • Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp.

Trong các phương tiện truyền thông và giao thông[sửa]

Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cã các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại các phi trường quốc tế. Cờ và các tình hiệu ánh sáng được sử dụng trong ngành hàng hải, nhưng “nếu các tàu lớn cần truyền tín hiệu cho nhau bằng các thông điệp thì họ sẽ tìm kiếm một ngôn ngữ chung và thông dụng và khi đó tiếng Anh chắc chắn sẽ là chọn lựa chính”, câu nói của một người bảo vệ bờ biển của tại Mỹ, Werner Siems.

Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh.

Trong thời đại thông tin[sửa]

Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẩn trên máy tính và các chương trình phần mềm thường được dùng bằng tiếng Anh.

Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản ghi chép khoa học được trình bày với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân nửa kỹ thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được dùng trong các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian.

Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế[sửa]

Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế Châu Âu. Cũng vậy tiếng Anh hầu như tham gia hầu hết vào các thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp.

Trong nền công nghiệp thực phẩm, các biển hiệu cho sản phẩm của họ thường được dùng bằng tiếng Anh như Made in Germany, họ không dùng các câu như Fabriziert in Deutschland – các câu trên có nghĩa là "sản xuất tại Đức" nhưng một dùng với tiếng Anh và một dùng với tiếng Đức. Các tập đoàn của nhiều quốc gia trên thế giới thường chọn tiếng Anh như lựa chọn chính của họ. Các tập đoàn như Datsun và Nissan đều gửi điện báo với ngôn ngữ tiếng Anh. Như những năm 1985, 80% nhân viên của tập đoàn Mitsui có thể nói, đọc và viết được tiếng Anh, tập đoàn Toyota thì mở các lớp tiếng Anh tại chức cho nhân viên của mình. Các lớp tiếng Anh đã được giữ lại ở Ả Rập Saudi cho các công nhân của tập đoàn dầu hỏa Aramco và trên ba lục địa thuộc Ngân hàng Chase Manhattan.

Ngôn ngữ chung[sửa]

Tiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có 30% người nói ngôn ngữ chính là tiếng Hindi. Khi Rajiv Gandhi đọc diễn văn quốc gia sau khi mẹ ông ta bị ám sát, ông ta đã nói bằng tiếng Anh. Tổ chức thương mại tự do Châu Âu làm việc chủ yếu bằng tiếng Anh mặc dù 6 nước thành viên đều không trực thuộc nước Anh.

Ngôn ngữ chính thức[sửa]

Tiếng Anh là ngôn ngữ nửa chính thức của 20 nước Châu Phi bao gồm Sierra Leone, Ghana, Nigeria, Liberia Nam Phi. Các sinh viên được dạy tiếng Anh tại trường Đại học Makerere Uganda, trường đại học của thành phố Nairobi Kenya và trường đại học của thành phố Dar es Salaam Tanzania.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất của hội đồng thế giới Thiên chúa giáo và là một ngôn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới.

Văn hóa thế hệ trẻ[sửa]

Tiếng Anh là ngôn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thường không cần hiểu hết ý nghĩa của lời nhạc. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing computer hacking đang lấn át dần các từ lóng của giới trẻ Đức.

Sự tương ứng giữa âm và ký tự[sửa]

IPA Chữ cái đại diện Phương ngữ đặc trưng
p p
b b
t t, th (hiếm) thyme, Thames th thing (người Mỹ gốc Phi, New York)
d d th that (người Mỹ gốc Phi, New York)
k c (+ a, o, u, các âm xuôi tai), k, ck, ch, qu (hiếm) conquer, kh (tiếng nước ngoài)
g g, gh, gu (+ a, e, i), gue (cuối từ)
m m
n n
ŋ n (trước g hoặc k), ng
f f, ph, gh (cuối từ, hiếm) laugh, rough th thing (nhiều hình thức trong tiếng Anh Anh)
v v th with (Cockney, tiếng Anh Estuary)
θ th thick, think, through
ð th that, this, the
s s, c (+ e, i, y), sc (+ e, i, y), ç thường là c (façade/facade)
z z, s (cuối hoặc thỉnh thoảng giữa từ), ss (hiếm) possess, dessert, từ với x ở đầu x xylophone
ʃ || sh, sch, ti (trước nguyên âm) portion, ci/ce (trước nguyên âm) suspicion, ocean; si/ssi (trước nguyên âm) tension, mission; ch (đặc biệt trong các từ gốc Pháp); s/ss hiếm, trước u sugar, issue; chsi chỉ trong fuchsia||
ʒ || ch, tch, t trước u future, culture||t (+ u, ue, eu) tune, Tuesday, Teutonic (vài phương ngữ -)
dʒ}} j, g (+ e, i, y), dg (+ e, i, âm xuôi tai) badge, judg(e)ment d (+ u, ue, ew) dune, due, dew (vài phương ngữ – ví dụ khác của sự đổi âm)
ɹ || r, wr (đầu) wrangle ||
j y (đầu hoặc bao quanh bởi nguyên âm), j hallelujah
l l
w|| w ||
ʍ || wh (phát âm hw)|| tiếng Anh Scotland và Ireland, cũng vài trường hợp khác ở Mỹ, New Zealand và tiếng Anh Anh

Chú thích[sửa]

  1. Ethnologue, 1999
  2. CIA World Factbook, Field Listing - Languages (World).
  3. Languages of the World (Charts), Comrie (1998), Weber (1997), and the Summer Institute for Linguistics (SIL) 1999 Ethnologue Survey. Available at The World's Most Widely Spoken Languages
  4. 4,0 4,1 “Ethnologue report for Philippines”. Ethnologue.com. Truy cập 2 tháng 1 năm 2010.
  5. “Australian Bureau of Statistics”. Censusdata.abs.gov.au. Truy cập 21 tháng 4 năm 2010.
  • "English as a Universal Language", Megatrends 2000, Patricia Aburdene & John Naisbitt

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Từ điển

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.