17 sai sót phổ biến về tiếng Anh trong bài báo khoa học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tiếng Anh là một rào cản không nhỏ đối với nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học xã hội và các ngành khoa học thực nghiệm, khi viết bài báo để công bố quốc tế. Dưới đây là một số lỗi tiếng Anh phổ biến trong các bài báo khoa học.

Sai sót 1: Lẫn lộn giữa số ít và số nhiều[sửa]

Đa số chúng ta đều biết số nhiều của cell, gene cells, genes. Nhưng có những danh từ thỉnh thoảng làm người viết lẫn lộn do những bài báo từ Mĩ và Anh có cách viết khác nhau. Các bài báo Mĩ thường xem data là số ít, nhưng đúng ra đó là số nhiều của datum. Nói chung, những danh từ gốc Latin với um thì số nhiều là a: medium thành media, datum thành data, bacterium thành bacteria, optimum thành optima, symposium thành symposia, equilibrium thành equilibria, v.v.

Ngoài ra, những is, us thành eses, i: hypothesis số nhiều là hypotheses, thesis thành theses, axis thành axes, locus thành loci, fungus thành fungi, v.v. Điều này có nghĩa là khi chia động từ, các bạn nên nhớ phân biệt giữa "The data were analyzed by ...", chứ không phải "The data was analyzed by ...." (Tuy nhiên, tôi thấy nhiều tác giả Mĩ vẫn dùng data như là số ít).

Sai sót 2: Chia động từ sai vì 'quên' chủ từ[sửa]

Bất cứ ai học tiếng Anh cũng đều biết chia động từ phải phù hợp với chủ từ số nhiều hay số ít. Nhưng những câu văn phức hợp thì có khi làm cho người viết "quên" chủ từ chính là gì, và dẫn đến chia động từ sai. Ví dụ:

"The effects of bone loss on the risk of CVD disease was studied in a sample of ..."

thì cách chia động từ sai, bởi vì chủ từ chính là "the effects". Vì thế, đúng ra, câu văn trên nên viết là:

"The effects of bone loss on the risk of CVD disease were studied in a sample of ..."

Cũng cần chú ý đến or/either/neither, chỉ chia động từ theo chủ đề gần nhất. Ví dụ như "Either the doctor or the patients was aware of the presence of AND" thì không đúng, vì chủ từ gần nhất là patients. Do đó, phải viết câu trên là: "Either the doctor or the patients were aware of the presence of AND"

Tuy nhiên, câu văn với none thì thường chia động từ theo số ít. Ví dụ: "None of the applicants is fully qualified."

Sai sót 3: Những mệnh đề "đong đưa"[sửa]

Cẩn thận với vị trí của trạng từ và động từ để không làm thay đổi ý nghĩa của câu văn. Một ví dụ tiêu biểu là "The study involved a sample of children in a local hospital with type I diabetes" dễ bị hiểu lầm hơn là "The study involved a sample of children with type I diabetes in a local hospital." Một ví dụ khác cũng vui vui: "We selected a scientist with good expertise in the field called Tom Smith" dễ bị hiểu lầm là lĩnh vực nghiên cứu tên là Tom Smith, nhưng viết lại cho rõ ràng hơn thì "We selected a scientist called Tom Smith who has good expertise in the field."

Sai sót 4: Dùng chữ 'bình dân' hay văn nói[sửa]

Rất thường xuyên, tôi hay thấy những bản thảo có cách viết theo văn nói, thường không thích hợp cho văn khoa học. Chẳng hạn như: We wondered if ... We did just that ... We asked participants whether they had ... There were a couple of samples in the study ...

Đó là những cách viết được xem là unprofessional, thiếu tính chuyên nghiệp. Nên tránh những cách viết và những chữ thiếu tính chuyên nghiệp.

Sai sót 5: Dùng sai while/since/as liên quan đến thời gian[sửa]

Những chữ như while, since, as dùng để chỉ mối liên hệ mang tính thời gian. Không dùng những chữ này để hàm ý "mặc dù" (while) hay "bởi vì" (as) hay "do vậy" (since).

Đúng: While the patient was being examined in the clinic, the patient was also undergone ...

Sai: While fracture is associated with lower bone density, it can also be related to ...

Đúng: Whereas/Although fracture is associated with lower bone density, it can also be related to ...

Sai sót 6: Viết hoa không đúng cách và không cần thiết[sửa]

Nhiều bản thảo từ Việt Nam và Tàu thường có những cách viết hoa rất ... tùy tiện. Chẳng hạn như người ta viết "the Drug has effect" hay "the drug Beta-blocker", v.v. Những chữ đó không có lí do gì phải viết hoa.

Sai sót 7: Lẫn lộn giữa which và that[sửa]

Đây là một trong những lẫn lộn rất phổ biến ở những người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, phân biệt và dùng đúng không phải là điều dễ dàng. Qui luật chung là:

(a) "that" được sử dụng trong ý nghĩa giới hạn và mang tính nhận dạng;

(b) "which" thì không có ý nghĩa giới hạn, nhưng có nghĩa bổ nghĩa.

Ví dụ về giới hạn ý nghĩa và nhận dạng: "the drug that is used for reducing bone resorption is bisphosphonate" không dùng which trong câu trên, vì câu văn mang tính nhận dạng danh tánh của thuốc. Nhưng "the receptor, which is present in bone cells, is slightly different from ..." thì đúng. Chú ý dấu phẩy trước which và mệnh đề bổ nghĩa "present in bone cells".

Sai sót 8: "an" và "a" trước những chữ viết tắt[sửa]

Chú ý rằng "A university", chứ không phải "An university"; do đó, bất cứ chữ viết tắt nào với U đều dùng "a". Chẳng hạn như "a UNT component", nhưng "an MMC-modulated reaction". Nói chung, các chữ viết tắt với phụ âm đi đầu như SDS, SOS, LUT, NIA, v.v. đều dùng "an", chứ không phải "a."

Sai sót 9: Lẫn lộn giữa "et al." và "etc."[sửa]

Chữ viết tắt "et al" có gốc Latin, với "et" có nghĩa là "và", và "al" là từ "alii" có nghĩa là "cái khác". Do đó, et al có thể hiểu là "và khác nữa", như "Nguyen et al" có thể hiểu là "Nguyen và cộng sự khác".

Chữ "etc" dĩ nhiên có nguồn gốc Latin "et cetera", có nghĩa là "và những gì giống thế". Nó có nghĩa giống như "vân vân" hay "..." trong cách viết tiếng Việt. Nhưng chữ này, "etc" KHÔNG bao giờ dùng trong văn phong khoa học.

Sai sót 10: Lẫn lộn giữa "e.g" và "i.e"[sửa]

"i.e." trong văn bản khoa học có gốc từ tiếng Latin "id est", có nghĩa "có nghĩa là" (hay tiếng Anh 'that is').

"e.g." cũng xuất phát từ tiếng Latin "examplia gratii", có nghĩa là "ví dụ như" (hay tiếng Anh 'for example').

Chúng ta có thể viết "the predictors (i.e., risk factors) of this model were ...", nhưng không thể viết "the predictors (e.g., risk factors) of this model were ...".

Tuy nhiên, chúng ta có thể viết "Lifestyle factors (e.g., smoking, alcohol intakes) were considered ...", nhưng không thể viết "Lifestyle factors (i.e., smoking, alcohol intakes) were considered ..."

Sai sót 11: Không có khoảng trống giữa số và đơn vị đo lường[sửa]

Bài báo khoa học yêu cầu phải có khoảng trống (space) giữa số và đơn vị đo lường. Vài ví dụ cụ thể như sau:

(a) Phải viết là 0.61 cm, chứ không phải là 0.61g/cm.

(b) Ngay cả đơn vị đo lường nhiệt độ cũng phải có khoảng trống: cách viết đúng là 37oC, chứ không phải 37oC.

(c) Đơn vị li tâm (centrifuge) cần phải có "x" như chúng ta biết, nhưng phải có khoảng trống. Cách viết đúng là 10,000 x g, chứ không phải 10,000xg.

(d) Ngoại lệ: số phầm trăm thì không cần khoảng trống: chúng ta có thể viết 35% thay vì 35 %.

Sai sót 12: Khoảng trống cho sai số chuẩn và dấu ±[sửa]

Phải có khoảng trống trước và sau dấu cộng trừ ±. Nên viết 45 ± 11, chứ không nên viết 45±11. Tương tự, số cỡ mẫu cũng phải có khoảng trống trước và sau dấu bằng: viết n = 5, chứ không nên n=5.

Sai sót 13: Dấu nối ("-" hay hyphen) giữa số và đơn vị, nếu dùng nó như là một mệnh đề tính từ[sửa]

Tất cả các tính từ ghép với con số cần phải có dấu gạch nối. Nên viết "40-mm rod", chứ không phải "40 mm rod". Ở đây, 40-mm có ý nghĩa tính từ. Ngoài ra, chúng ta viết "Two-sided P value" hay "Four-step procedure" chứ không phải "Two sided P value" hay "Four step procedure". Dĩ nhiên, chúng ta có thể viết "A procedure with 4 steps" mà không có vấn đề gì về văn phạm.

Dấu gạch nối cũng có thể dùng cho những tiền tố ngữ như "Multi-component model", "Bi-directional tool". Trong thực tế, tôi thấy nhiều người (nhất là bên Mĩ) bỏ dấu gạch nối trong các chữ trên.

Sai sót 14: Dấu nối cho các chữ ghép[sửa]

Các chữ ghép (compound word) ở đây bao gồm những chữ ghép giữa danh từ và động từ (thường là thì quá khứ). Chẳng hạn như muốn nói phản ứng do thuốc gây ra, chúng ta có thể viết "Reaction attributable to drug" (hơi dài), nhưng một cách viết gọn hơn là "Drug-induced reaction" hay "Drug-attributed reaction", và chú ý có dấu nối. Tương tự, chúng ta hay thấy các chữ như "time-dependent variable" hay "time-variant model", v.v.

Dĩ nhiên, khi bắt đầu câu văn, không ai viết "22 participants", mà phải là "Twenty-two participants".

Sai sót 15: Dùng dấu phẩy trong các mệnh đề ngoặc kép[sửa]

Những mệnh đề ngoặc kép (parenthical phrases) là những mệnh đề gồm nhiều chữ, chúng không cần dấu phẩy. Trước đây thì cần, nhưng ngày nay, các tập san không thích dùng dấu phẩy nữa.

Ví dụ: chúng ta có thể viết "the protein kinase inhibitor genistein was related to", chứ không cần phải viết theo kiểu cổ điển "the protein kinase inhibitor, genistein, was related to." Cả hai cách viết đều đúng, chỉ có cách đầu được các tập san khoa học ưa chuộng hơn cách viết sau.

Nhưng có những mệnh đề theo ý nghĩa "and" và "but" thì cần dấu phẩy. Ví dụ như chúng ta nên viết: "The placebo group, contrary to our hypothesis, exhibited no effect", "The participants were largely drawn from B and, as a result, biased toward ..." chứ không nên viết: "The placebo group contrary to our hypothesis exhibited no effect", "The participants were largely drawn from B and as a result biased toward ..."

Sai sót 16: Quá nhiều số lẻ thập phân[sửa]

Một trong những sai sót hay thấy nhất trong các bản thảo bài báo khoa học là tác giả trình bày con số với nhiều số lẻ không cần thiết. Chẳng hạn như chúng ta biết rằng máy DXA đo mật độ xương chính xác 2 số lẻ (như 0.71, 0.90 g/cm^2), do đó báo cáo 0.711 hay 0.899 là không cần thiết. Đó có thể xem là một sai sót. Tương tự, huyết áp 150 mmHg có ý nghĩa, chứ 150.65 mmHg thì chẳng có ý nghĩa gì, mà chỉ là một 'nô lệ' con số!

Tương tự, con số phần trăm chỉ cần chính xác 1, hay cao lắm là 2 số lẻ. Nên viết 90.4%, chứ không nên viết 90.415%.

Sai sót 17: Lẫn lộn những chữ có cùng (hay giống) cách phát âm[sửa]

Chú ý những chữ có phát âm giống giống nhau như:

effect / affect

here / hear

its / it's

whose / who's

Trên đây chỉ là những sai sót phổ biến trong bài báo khoa học. Trong thực tế thì còn nhiều sai sót khác nữa. Những sai sót này thường hay thấy trong những bản thảo của các nhà khoa học ngoài các nước nói tiếng Anh. Nhưng ngay cả những nhà khoa học trong các nước nói tiếng Anh vẫn vấp phải những sai sót trên. Do đó, vấn đề không hẳn là văn phạm tiếng Anh, mà là làm quen với văn phong khoa học. Bất cứ ai, kể cả tôi, cũng đều có sai sót, thậm chí sai sót ngay trong những bài báo đã công bố. Do đó, biết được những sai sót này là để giúp cho bản thảo kế tiếp sẽ hoàn chỉnh hơn.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tạp chí Khoa học và phát triển
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này