Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Headquarters of the International Monetary Fund (Washington, DC).jpg
Tòa nhà trụ sở chính của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Washington, D.C.

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Tổ chức và mục đích[sửa]

IMF được mô tả như "Một tổ chức của 188 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác...

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm mức sống ở nhiều nước suy giảm.

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).

Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).

Giám đốc điều hành[sửa]

12 Christine Lagarde 5/07/2011 – Nay
11 John Lipsky điều hành  Hoa Kỳ 18/05/2011 - 4/07/2011
10 Dominique Strauss-Kahn 1/11/2007 – 18/05/2011
9 Rodrigo Rato 7/06/2004 – 31/10/2007
8 Horst Köhler 1/05/2000 – 4/03/2004
7 Michel Camdessus 16/01/1987 – 14/02/2000
6 Jacques de Larosière 18/06/1978 – 15/01/1987
5 Johan Witteveen 1/09/1973 – 18/06/1978
4 Pierre-Paul Schweitzer 1/09/1963 – 31/08/1973
3 Per Jacobsson  Thụy Điển 21/11/1956 – 5/05/1963
2 Ivar Rooth  Thụy Điển 3/08/1951 – 3/10/1956
1 Camille Gutt 6/05/1946 – 5/05/1951

Quyền bỏ phiếu[sửa]

Bảng dưới đây là hạn ngạch và bỏ phiếu cổ phiếu cho các thành viên IMF(Chú ý: Những sửa đổi và cải cách tiếp theo hạn ngạch và quản trị đã được thống nhất trong năm 2010 nhưng chưa có hiệu lực.[1])
Hạng Thành viến IMF Quota: million SDRs Quota: % total Governor Alternate Lượng vote  % vote
1  Hoa Kỳ 42,122.4 17.69 Jacob J. Lew Janet Yellen 421,961 16.75
2  Nhật Bản 15,628.5 6.56 Taro Aso Haruhiko Kuroda 157,022 6.23
3 14,565.5 6.12 Jens Weidmann Wolfgang Schäuble 146,392 5.81
4 10,738.5 4.51 Michel Sapin Christian Noyer 108,122 4.29
5 10,738.5 4.51 George Osborne Mark Carney 108,122 4.29
6 Cờ Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrung Quốc 9,525.9 4.00 Zhou Xiaochuan Gang Yi 95,996 3.81
7  Ý 7,882.3 3.31 Pier Carlo Padoan Ignazio Visco 79,560 3.16
8 6,985.5 2.93 Ibrahim A. Al-Assaf Fahad Almubarak 70,592 2.80
9  Canada 6,369.2 2.67 Joe Oliver Stephen Poloz 64,429 2.56
10  Nga 5,945.4 2.50 Anton Siluanov Elvira S. Nabiullina 60,191 2.39
11 5,821.5 2.44 Arun Jaitley Raghuram Rajan 58,952 2.34
12 22x20px Hà Lan 5,162.4 2.17 Klaas Knot Hans Vijlbrief 52,361 2.08
13 4,605.2 1.93 Luc Coene Marc Monbaliu 46,789 1.86
14  Brasil 4,250.5 1.79 Guido Mantega Alexandre Antonio Tombini 43,242 1.72
15  Tây Ban Nha 4,023.4 1.69 Luis de Guindos Luis M. Linde 40,971 1.63
16  México 3,625.7 1.52 Luis Videgaray Agustín Carstens 36,994 1.47
17  Thụy Sĩ 3,458.5 1.45 Thomas Jordan Eveline Widmer-Schlumpf 35,322 1.40
18  Hàn Quốc 3,366.4 1.41 Choi Kyoung-hwan Juyeol Lee 34,401 1.37
19  Úc 3,236.4 1.36 Joe Hockey Martin Parkinson 33,101 1.31
20 2,659.1 1.12 Nelson José Merentes Diaz Julio Cesar Viloria Sulbaran 27,328 1.08
21  Thụy Điển 2,395.5 1.01 Stefan Ingves Mikael Lundholm 24,692 0.98
22 2,117.1 0.89 Axel Kicillof Alejandro Vanoli 21,908 0.87
23  Áo 2,113.9 0.89 Ewald Nowotny Andreas Ittner 21,876 0.87
24  Indonesia 2,079.3 0.87 Agus D.W. Martowardojo Mahendra Siregar 21,530 0.85
25 22x20px Đan Mạch 1,891.4 0.79 Lars Rohde Sophus Garfiel 19,651 0.78
26  Na Uy 1,883.7 0.79 Øystein Olsen Svein Gjedrem 19,574 0.78
27  Nam Phi 1,868.5 0.78 Pravin J. Gordhan Gill Marcus 19,422 0.77
28 1,773.9 0.74 Najib Razak Zeti Akhtar Aziz 18,476 0.73
29  Nigeria 1,753.2 0.74 Ngozi Okonjo-Iweala Godwin Ifeanyi Emefiele 18,269 0.73
30  Ba Lan 1,688.4 0.71 Mateusz Szczurek Jacek Dominik 17,621 0.70
158 thành viên còn lại 47,844.9 20.11 tương ứng tương ứng 594,895 23.59

Tham khảo[sửa]

  1. “IMF Members' Quotas and Voting Power, and IMF Board of Governors”. Imf.org (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Tiếng Việt:

Tiếng Anh:


Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.