Ba Lan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ 10. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Quốc gia Ba Lan được thành lập từ hơn 1.000 năm trước và đạt tới thời kỳ hoàng kim ở gần cuối thế kỷ 16 dưới thời Triều đại Jagiellonia, khi Ba Lan là một trong những nước lớn nhất, giàu nhất và mạnh nhất Châu Âu. Năm 1791, hạ viện của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chấp nhận Hiến pháp mùng 3 tháng 5, hiến pháp hiện đại đầu tiên của châu Âu và thứ hai trên thế giới sau Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngay sau đó, nước này dừng tồn tại sau khi bị phân chia bởi các nước láng giềng là Nga, Áo Phổ. Ba Lan giành lại độc lập năm 1918 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách Nền Cộng hoà Ba Lan thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước này trở thành một quốc gia vệ tinh đi theo chủ nghĩa cộng sản của Liên bang xô viết với cái tên Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Năm 1989 cuộc bầu cử bán tự do đầu tiên tại Ba Lan thời hậu chiến đã chấm dứt cuộc đấu tranh giành tự do của Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) khi phong trào này đánh bại những người cầm quyền cộng sản. Nền Cộng hoà Ba Lan thứ ba hiện tại đã được thành lập vài năm sau khi một hiến pháp mới ra đời năm 1997. Năm 1999 gia nhập NATO, và năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu.

Nguồn gốc quốc hiệu[sửa]

Xem chi tiết: Tên gọi Ba Lan

Tên gọi của Ba Lan trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Ba Lan trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Ba Lan được gọi là “波蘭”. “波蘭” có âm Hán Việt là “Ba Lan”.[1]

"Cộng hòa Ba Lan" trong tiếng Ba Lan là Rzeczpospolita Polska. Từ rzeczpospolita là cái tên lịch sử từng được sử dụng liên tục từ thế kỷ 16 thời còn tồn tại Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, một chế độ quân chủ do bầu cử. Thuật ngữ rzeczpospolita có thể mang ý nghĩa "thịnh vượng chung" hay "cộng hoà" (có hai cách dịch sang tiếng Ba Lan cho thuật ngữ republic của tiếng Anh: republika rzeczpospolita; nghĩa thứ hai hiện chỉ được sử dụng riêng cho Ba Lan, ví dụ Republika Czeska - Cộng hoà Séc, Republika Francuska - Cộng hoà Pháp, vân vân). Trong thời dưới quyền cộng sản (1952-1989) tên chính thức của nước này là Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa), cái tên này là sự ngắt đoạn duy nhất trong lịch sử cách gọi tên chính thức.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Ba Lan
Tập tin:Polska1020-c.png
Ba Lan năm 1020 dưới triều đại Piast

Ba Lan bắt đầu trở thành một thực thể và lãnh thổ được ghi nhận từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 dưới thời triều đại Piast. Nhà vua Ba Lan đầu tiên được ghi chép trong lịch sử, Mieszko I, được rửa tội năm 966, chấp nhận Công giáo làm tôn giáo chính thức mới của quốc gia, và đa phần dân cư đều cải theo đạo này trong thế kỷ tiếp sau. Ở thế kỷ 12, Ba Lan bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia này sau đó đã bị các đội quân Mông Cổ tàn phá trong những năm 1241, 1259 và 1287. Năm 1320 Władysław I trở thành vua nước Ba Lan mới tái thống nhất. Con trai ông, Kazimierz III, chấn chỉnh lại nền kinh tế Ba Lan, xây dựng các lâu đài mới và chiến thắng trong cuộc chiến với Lãnh địa công tước Ruthenia (Lwów trở thành một thành phố Ba Lan).

Tử thần Đen (nạn dịch hạch) ảnh hưởng tới hầu như mọi vùng châu Âu trong giai đoạn 1347-1351 không lan tới Ba Lan cho tới tận năm 1389[2].

Thời triều đại Jagiellon, lập liên minh với nước láng giềng Litva. Một thời kỳ hoàng kim diễn ra trong thế kỷ 16 sau khi Liên minh Lublin, lập ra Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Các công dân Ba Lan kiêu hãnh về những quyền tự do thời trước (Złota Wolność) của mình và hệ thống nghị viện Sejm, với quyền ưu tiên lớn nhất dành cho giới quý tộc szlachta. Từ thời ấy, người Ba Lan đã coi tự do là giá trị quan trọng nhất của họ; người Ba Lan thường tự gọi mình là "quốc gia của những người tự do". Về lãnh thổ, Ba Lan bành trướng ra xung quanh, chiếm nhiều vùng đất của Đế chế Nga (những vùng mà nay là Ucraina Belarus) và thậm chí còn từng bao vây thủ đô Moskva của Nga vào năm 1612.

Tập tin:Rzeczpospolita.png
Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva ở thời rộng lớn nhất

Giữa thế kỷ 17, Thụy Điển xâm lược Ba Lan trong thời kỳ hỗn loạn của quốc gia này được gọi là "Đại hồng thuỷ" (potop). Nhiều cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman, Nga, Cossacks, Transilvania Brandenburg-Phổ cuối cùng kết thúc vào cuối năm 1699. Trong 80 năm tiếp theo, sự suy tàn của chính quyền trung ương và sự đình trệ của các định chế khiến quốc gia trở nên suy yếu, dẫn tới khuynh hướng vô chính phủ và tăng tình trạng phụ thuộc vào Nga. Cuối cùng điều này dẫn tới Liberum Veto (phủ quyết tự do), cho phép bất kỳ một thành viên nghị viện nào cũng có thể làm đình trệ hoạt động của Sejm trong kỳ họp, làm tê liệt hoàn toàn bất kỳ nỗ lực cải cách nào. Các Sa hoàng Nga lợi dụng tình trạng chính trị hỗn loạn này cung cấp tiền cho những kẻ phản quốc trong nghị viện để chúng ngăn cản mọi cải cách và nỗ lực thành lập hiến pháp mới cần thiết cho Ba Lan.

Thời đại khai sáng ở Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào quốc gia tái thiết đất nước, mang lại hiến pháp văn bản hiện đại đầu tiên của châu Âu, Hiến pháp mùng 3 tháng 5 năm 1791. Quá trình cải cách bị ngừng trệ với ba lần phân chia Ba Lan giữa Nga, Phổ Áo trong các năm 1772, 1793 và 1795, khiến nước này hoàn toàn tan rã. Những người Ba Lan cảm thấy tự do của họ đang mất đi và đã nhiều lần đứng lên chống lại những kẻ xâm lược (xem Danh sách các cuộc khởi nghĩa Ba Lan).

Napoléon Bonaparte tái lập quốc gia Ba Lan dưới tên Lãnh địa Warszawa,, nhưng sau các cuộc chiến tranh Napoléon, Ba Lan một lần nữa lại bị phân chia bởi Đồng Minh tại Hội nghị Wien. Phần phía đông do các Sa hoàng Nga cai quản với tư cách một Vương quốc Hội nghị, và có một hiến pháp tự do. Tuy nhiên, các Sa hoàng nhanh chóng thu hẹp các quyền tự do của người Ba Lan và cuối cùng đã sáp nhập nước này trên thực tế (de facto). Cuối thế kỷ 19, vùng Galicia thuộc quyền quản lý của Áo đã trở thành ốc đảo tự do của Ba Lan.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tất cả các nước Đồng Minh đồng ý việc phục hồi quốc gia Ba Lan mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố tại Điểm 13 trong văn bản Mười bốn Điểm của ông. Một thời gian ngắn sau khi Đức đầu hàng vào tháng 11, 1918, Ba Lan tái giành độc lập trở thành nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai (II Rzeczpospolita Polska). Nước này tái khẳng định sự độc lập của mình sau một loạt các cuộc xung đột quân sự, nổi tiếng nhất là cuộc Chiến tranh Ba Lan-Xô viết 1919-1921, kết thúc với việc Ba Lan chiếm đóng vùng Tây Ucraina và Tây Belarus.

Tập tin:Rzeczpospolita 1922.png
Ba Lan trong giai đoạn 1922 - 1938

Cuộc Đảo chính tháng 5 năm 1926 của Józef Piłsudski khiến quyền kiểm soát nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai rơi vào tay phong trào Sanacja. Thời kỳ này kéo dài tới khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi nước Đức Phát xít Liên bang Xô viết tấn công Ba Lan (17 tháng 9). Warszawa bị chiếm ngày 28 tháng 9 năm 1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng phía Tây thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít, còn vùng phía Đông (những lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Liên Xô vào năm 1921) được trao trả cho Liên Xô như được đồng thuận trong Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Phần phía đông thuộc Phát xít Đức được gộp vào vùng Chính phủ Chung, và phần phía tây (đa số từng thuộc Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất) được sáp nhập vào Nhà nước Đức.

Trong số tất cả các quốc gia liên quạn tới cuộc chiến, Ba Lan có phần trăm thiệt hại nhân mạng cao nhất: hơn 6 triệu người chết, một nửa trong số đó là người Ba Lan Do Thái. Ba Lan cũng là nước có số quân tham chiến đứng thứ tư của Đồng Minh, sau Hoa Kỳ, và Anh Quốc Liên Xô, để đánh bại hoàn toàn Phát xít Đức. Khi kết thúc chiến tranh, các biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, biên giới phía tây được rời đến ranh giới Oder-Neisse, trong lúc ấy biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, giống như đường biên giới năm 1919 với Liên Xô. Nước Ba Lan mới xuất hiện nhỏ hơn trước 20% với diện tích 77.500 km² (29.900 dặm vuông). Việc sửa đổi biên giới đã buộc hàng triệu người Ba Lan, Đức, Ukraina Do Thái phải rời bỏ nhà cửa.

Tập tin:Map of Poland (1945).png
Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, các lãnh thổ màu hồng được chuyển từ Ba Lan sang Liên bang Xô Viết và các lãnh thổ màu vàng từ Đức sang Ba Lan

Hậu quả của các sự kiện trên là Ba Lan, lần đầu tiên trong lịch sử đa văn hóa của họ, trở thành một đất nước thống nhất chủng tộc. Một cộng đồng Ba Lan thiểu số vẫn đang sống ở các nước lân cận như Ukraina, Belarus Latvi, cũng như tại các nước khác (xem bài viết người Ba Lan để biết con số dân). Số lượng người Ba Lan tại nước ngoài đông đảo nhất là ở Hoa Kỳ.

Liên bang Xô viết thành lập ra một chính phủ cộng sản chủ nghĩa mới tại Ba Lan, tương tự với đa phần còn lại của Khối Đông Âu. Sự liên minh quân sự bên trong khối Hiệp ước Warszawa) trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng là một phần của sự thay đổi này. Năm 1948 một bước chuyển sang chủ nghĩa Stalin khiến nước này bắt đầu rơi vào thời kỳ cầm quyền chuyên chế. Nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa) được chính thức tuyên bố thành lập năm 1952. Năm 1956 chính quyền bắt đầu nới lỏng kiểm soát, thả tự do một số tù nhân và cho thêm dân chúng một số quyền tự do. Sự trấn áp những nhân vật đối lập vẫn diễn ra. Tình trạng hỗn loạn lao động năm 1980 dẫn tới việc thành lập "Công đoàn Đoàn Kết" ("Solidarność") đối lập, và tổ chức này dần trở thành một lực lượng đối lập chính trị. Công đoàn đoàn kết làm xói mòn ảnh hưởng thống trị của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tức Đảng cộng sản Ba Lan; tới năm 1989 họ đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện, và Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết đã thắng cử tổng thống năm 1990. Phong trào Công đoàn Đoàn kết đã góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của các chính phủ chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu.

Một chương trình liệu pháp sốc đầu thập niên 1990 đã cho phép nước này chuyển đổi nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Âu. Dù lâm vào tình trạng sụt giảm tạm thời các tiêu chuẩn kinh tế và xã hội, nhưng nước này đã có được nhiều cải thiện về tự do ngôn luận, điều hành đất nước theo quy chế nghị viện. Ba Lan là nước hậu cộng sản đầu tiên khôi phục sau khủng hoảng, đạt tới mức GDP bằng với mức trước năm 1989. Năm 1991 Ba Lan trở thành thành viên Nhóm Visegrad và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 cùng với Cộng hòa Séc Hungary. Các cử tri Ba Lan đã bỏ phiếu đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, và nước này đã chính thức trở thành thành viên ngày 1 tháng 5 năm 2004.

Chính trị[sửa]

Giai đoạn hậu Cộng sản[sửa]

Sau khi chuyển từ chế độ Cộng sản độc đảng sang thể chế đa nguyên chính trị, các đảng phái mọc lên như nấm vào những năm đầu thập niên 1990. Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1991, số ghế tại quốc hội (Sejm) được chia ra cho cả hơn chục đảng phái khác nhau (Trong số đó có những đảng đặc biệt như đảng của những người yêu bia (Polska Partia Przyjaciół Piwa), được lãnh đạo bởi diễn viên hề nổi tiếng, Janusz Rewiński).

Sự tồn tại của quá nhiều đảng phái được nhiều người cho là làm cho quốc hội hoạt động không hiệu quả và làm cản trở sự thành lập một chính phủ bền vững. Vì thế luật bầu cử đã được sửa đổi, mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có thể được ghế trong quốc hội (ngoại trừ các đảng của dân tộc thiểu số), liên minh các đảng cần phải đạt được 8% bắt đầu từ cuộc bầu cử 1993. Từ năm 1990 phe tả được dẫn đầu bởi đảng cộng sản trước đây (đổi tên là đảng Dân chủ Xã hội). Phe hữu phần lớn là các người hoạt động và ủng hộ Công đoàn Ba lan (Solidarity), nhưng từ ban đầu đã có nhiều chia rẽ, không đoàn kết như phe tả, mà cứ hợp lại,rồi chia ra, cứ đổi tên luôn. Tuy nhiên các đảng phái phe hữu đã giành được chính quyền thành công từ năm 1997-2001 (đã nắm quyền từ 1989–93).

Từ cuộc bầu cử quốc hội 2005, các đảng phe hữu đã giành được vị thế mạnh nhất cho tới bây giờ. Có 2 sự phát triển quan trọng về chính trị trong nước. Đầu tiên đảng SLD (trước đây là đảng Cộng sản) không còn là một trong 2 đảng mạnh nhất. Thứ hai, cuộc đấu tranh chính yếu về chính trị không còn sảy ra giữa cựu Công đoàn viên phía hữu và cựu đảng viên Cộng sản phe tả nữa. 2 nhóm mới mà tranh giành ảnh hưởng chính trị là đảng Luật pháp và Công lý (Law and Justice) (có khuynh hướng Dân tộc và Xã hội Bảo thủ) và Diễn đàn Dân sự (Civic Platform) (có khuynh hướng bảo thủ cấp tiến). Dân chúng nói chung có vẻ không ưa các đảng phái và các chính trị gia. Cho nên các đảng phái thường không dùng chữ đảng nữa mà hay gọi mình là "Liên đoàn", "Diễn đàn", "Liên minh".

Hiến pháp hiện tại của nước này được công bố năm 1997. Cơ cấu chính phủ tập trung quanh Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng hiện nay của Ba Lan là Donald Tusk. Tổng thống chỉ định nội các theo đề xuất của thủ tướng, thường thủ tướng là người đứng đầu liên minh đa số trong hạ viện (Sejm). Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm, giữ vai trò lãnh đạo nhà nước. Tổng thống hiện tại là Bronisław Komorowski.

Các cử tri Ba Lan bầu ra nghị viện lưỡng viện gồm 460 thành viên hạ viện Sejm và 100 thành viên thượng viện. Sejm được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ sử dụng phương pháp d'Hondt tương tự như cách thức được áp dụng trong các hệ thống chính trị nghị viện. Thượng viện, được bầu theo cách thức bầu khối đa số, nhiều ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất được bầu ra từ mỗi khu vực bầu cử. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ các ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu toàn quốc mới được vào Sejm. Khi cùng họp, các thành viên của Sejm và Thượng viện tạo thành Quốc hội (Zgromadzenie Narodowe). Quốc hội chỉ họp trong ba trường hợp: chấp nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống mới, buộc tội Tổng thống nền Cộng hòa trước Tòa án Quốc gia và tuyên bố Tổng thống không đủ năng lực thi hành những trách nhiệm của mình vì lý do sức khoẻ. Từ trước tới nay, Quốc hội chưa từng họp để thực hiện hai quyền sau trong ba quyền trên.

Nhánh tư pháp đóng vai trò khiêm tốn trong việc đưa ra quyết định. Các thể chế chủ yếu của nó gồm Tòa án Tối cao (Sąd Najwyższy), Tòa án Hành chính Tối cao (Naczelny Sąd Administracyjny) - các thẩm phán được Tổng thống chỉ định theo giới thiệu của Hội đồng Quốc gia về Tư pháp trong một thời hạn xác định, Tòa án Hiến pháp (Trybunał Konstytucyjny) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ chín năm và Tòa án Quốc gia (Trybunał Stanu) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ tương đương nhiệm kỳ của Sejm, ngoại trừ chức danh chủ tịch do Chủ tịch thứ nhất Tòa án Tối cao nắm giữ. Sejm (khi được Thượng viện đồng thuận) chỉ định Ombudsman hay Cao ủy Bảo vệ Nhân quyền (Rzecznik Praw Obywatelskich) với nhiệm kỳ chín năm. Ombudsman có trách nhiệm giám sát và thực thi các quyền hạn và các quyền tự do của con người cũng như của công dân, luật pháp và các nguyên tắc của đời sống cộng đồng và sự công bằng xã hội.

Địa lý[sửa]

Tập tin:Warsaw - Royal Castle Square.jpg
Warszawa, lâu đài và thánh đường ở phía sau
Tập tin:Poznan Poland.jpg
Quảng trường Chợ Cũ tại Poznań
Tập tin:5 Lublin 04.jpg
Tháp Trynitarska và Thánh đường tại Lublin

Địa lý Ba Lan gồm hầu như gồm toàn bộ những vùng đất thấp của Đồng bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình 173 mét (568 ft), dù Sudetes (gồm Karkonosze) và dãy Núi Carpathia (gồm dãy núi Tatra, nơi có điểm cao nhất Ba Lan, Rysy, 2.499 m hay 8.199 ft) hình thành nên biên giới phía nam. Nhiều con sông lớn chảy ngang các đồng bằng; ví dụ, Wisła, Odra, Warta (Phía Tây) Bug. Ba Lan có hơn 9.300 hồ, chủ yếu ở phía bắc đất nước. Mazuria là vùng hồ lớn nhất và được nhiều du khách tham quan nhất tại Ba Lan. Những tàn tích của các khu rừng cổ vẫn còn sót lại: xem Danh sách những khu rừng tại Ba Lan, Rừng Bialowieza. Ba Lan có khí hậu ôn hoà, thời tiết lạnh, nhiều mây, hơi khắc nghiệt vào mùa đông và mùa hè dễ chịu, thường có mưa rào và mưa sét.

Xem chi tiết tại: Poland Topo Map on-line

Các thành phố chính[sửa]

Khu đô thị Tỉnh (Województwo) Dân số
(Ước tính năm 2005)
1 Katowice / MK (USIA) Śląskie 3.487.000
2 Warszawa Mazowieckie 2.679.000
3 Kraków Małopolskie 1.400.000
4 Łódź Łódzkie 1.300.000
5 Trójmiasto Pomorskie 1.100.000
5 Poznań Wielkopolskie 1.000.000
Thành phố Tỉnh (Województwo) Dân số
20 tháng 5 năm 2002
Dân số
31 tháng 12 năm 2004
1 Warszawa Mazowieckie 1.671.670 1.692.854
2 Łódź Łódzkie 789.318 774.004
3 Kraków Małopolskie 758.544 757.430
4 Wrocław Dolnośląskie 640.367 636.268
5 Poznań Wielkopolskie 578.886 570.778
6 Gdańsk Pomorskie 461.334 459.072
7 Szczecin Zachodniopomorskie 415.399 411.900
8 Bydgoszcz Kujawsko-Pomorskie 373.804 368.235
9 Lublin Lubelskie 357.110 355.998
10 Katowice Śląskie 327.222 319.904
11 Białystok Podlaskie 291.383 292.150
12 Gdynia Pomorskie 253.458 253.324
13 Częstochowa Śląskie 251.436 248.032
14 Sosnowiec Śląskie 232.622 228.192
15 Radom Mazowieckie 229.699 227.613
16 Kielce Świętokrzyskie 212.429 209.455
17 Toruń Kujawsko-Pomorskie 211.243 208.278
18 Gliwice Śląskie 203.814 200.361
19 Zabrze Śląskie 195.293 192.546
20 Bytom Śląskie 193.546 189.535
21 Bielsko-Biała Śląskie 178.028 176.987
22 Olsztyn Warmińsko-Mazurskie 173.102 174.550
23 Rzeszów Podkarpackie 160.376 159.020
24 Ruda Śląska Śląskie 150.595 147.403
25 Rybnik Śląskie 142.731 141.755
26 Tychy Śląskie 132.816 131.547
27 Dąbrowa Górnicza Śląskie 132.236 130.789
28 Opole Opolskie 129.946 128.864
29 Płock Mazowieckie 128.361 127.841
30 Elbląg Warmińsko-Mazurskie 128.134 127.655
31 Wałbrzych Dolnośląskie 130.268 127.566
32 Gorzów Wielkopolski Lubuskie 125.914 125.578
33 Włocławek Kujawsko-Pomorskie 121.229 120.369
34 Tarnów Małopolskie 119.913 118.267
35 Zielona Góra Lubuskie 118.293 118.516
36 Chorzów Śląskie 117.430 115.241
37 Kalisz Wielkopolskie 109.498 108.792
38 Koszalin Zachodniopomorskie 108.709 107.773
39 Legnica Dolnośląskie 107.100 106.143
40 Słupsk Pomorskie 100.376 99.827
41 Grudziądz Kujawsko-Pomorskie 99.943 98.757

Phân cấp hành chính[sửa]

Tập tin:EC map of poland.png
Bản đồ hành chính Ba Lan

Ba Lan được chia thành mười sáu tỉnh (województwa, số ít - województwo):

Tỉnh Thành phố thủ đô (các thành phố)
Kujawsko-Pomorskie Bydgoszcz Toruń
Wielkopolskie Poznań
Małopolskie Kraków
Łódzkie Łódź
Dolnośląskie Wrocław
Lubelskie Lublin
Lubuskie Gorzów Wielkopolski Zielona Góra
Mazowieckie Warszawa
Opolskie Opole
Podlaskie Białystok
Pomorskie Gdańsk
Śląskie Katowice
Podkarpackie Rzeszów
Świętokrzyskie Kielce
Warmińsko-Mazurskie Olsztyn
Zachodniopomorskie Szczecin

Dưới tỉnh là:

Kinh tế[sửa]

Xem chi tiết: Kinh tế Ba Lan
Tập tin:2 SPN 01.jpg
Các đụn cát trên bờ biển Baltic tại Vườn Quốc gia Słowiński
Tập tin:Dzwonnica renesansowa w Iławie.JPG
Nhà thờ Gothic về Lễ biến hình của Chúa tại Iława

Từ khi quay trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đã kiên định theo đuổi chính sách tự do hoá kinh tế và hiện đã trở thành một trong những ví dụ thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế nửa tư bản nửa nhà nước sang một nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu tư nhân.

Việc tư nhân hoá các công ty nhà nước vừa và nhỏ và luật tự do thành lập các công ty mới đã cho phép lĩnh vực tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự xuất hiện của những tổ chức vì quyền lợi người tiêu dùng. Việc tái cơ cấu và tư nhân hóa "các lĩnh vực nhạy cảm" (như, than, thép, đường sắt, và năng lượng) đã bắt đầu. Vụ tư nhân hóa lớn nhất là việc bán Telekomunikacja Polska, công ty viễn thông quốc gia cho France Telecom (2000) và phát hành 30% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Ba Lan, PKO BP, ra thị trường chứng khoán nước này (2004).

Ba Lan có khu vực nông nghiệp rộng lớn với những trang trại tư nhân với tiềm năng để trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trong Liên minh châu Âu mà họ đang là thành viên. Tuy nhiên, những thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là sự phụ thuộc vào đầu tư. Những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp, và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Warszawa dẫn đầu Trung Âu trong đầu tư nước ngoài [cần dẫn nguồn] và cần tiếp tục duy trì nguồn đầu tư đó. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã đạt mức mạnh mẽ và vững chắc từ năm 1993 tới năm 2000 với chỉ một giai đoạn giảm sút ngắn năm 2001 và 2002. Viễn cảnh hội nhập sâu hơn nữa vào Liên minh châu Âu buộc nền kinh tế phải đi đúng hướng, với mức tăng trưởng hàng năm là 3.7% năm 2003, tăng so với mức 1.4% năm 2002. Năm 2004 tăng trưởng GDP lên đến 5.4%, và năm 2005 là 3.3%. Dự báo GDP năm 2006 là 5.0%.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm theo Quý:

  • 2003: Q1 - 2.2% | Q2 - 3.8% | Q3 - 4.7% | Q4 - 4.7%
  • 2004: Q1 - 7.0% | Q2 - 6.1% | Q3 - 4.8% | Q4 - 4.9%
  • 2005: Q1 - 2.1% | Q2 - 2.8% | Q3 - 3.7% | Q4 - 4.3%
  • 2006: Q1 - 5.2% | Q2 - 5.5% |

Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là chuẩn bị cho nền kinh tế (thông qua việc tiếp tục cải cách cơ cấu một cách sâu rộng) nhằm cho phép nước này đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập Đồng tiền chung châu Âu. Hiện có nhiều dự đoán về thời điểm Ba Lan có thể gia nhập Eurozone, dù những ước tính thường thấy nhất là trong khoảng 2009 và 2013 [cần dẫn nguồn]. Hiện tại, Ba Lan đang chuẩn bị đưa đồng Euro vào sử dụng (dù họ vẫn chưa gia nhập ERM), và đồng Złoty cuối cùng sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế Ba Lan.

Từ khi gia nhập Liên minh châu Âu, nhiều người Ba Lan trẻ tuổi đã rời đất nước sang làm việc tại các nước khác trong Liên minh châu Âu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước, cao nhất EU (15.7% tháng 7, 2006).

Các sản phẩm của Ba Lan gồm quần áo, vật dụng điện tử, ô tô (gồm cả loại xe Leopard hạng sang), xe buýt (Autosan, Jelcz SA, Solaris, Solbus), máy bay trực thăng (PZL Świdnik), phương tiện vận tải, đầu máy xe lửa, máy bay (PZL Mielec), tàu thuỷ, cơ khí quân sự (gồm xe tăng, các hệ thống SPAAG), dược phẩm (Polpharma, Polfa, vân vân), thực phẩm, các sản phẩm hóa chất, công nghệ micro chip silicon (Sonion), vân vân.

Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục[sửa]

Xem chi tiết: Khoa học và Kỹ thuật Ba Lan
Tập tin:Wroclaw-AulaLeopoldina1.jpg
Trường Đại học Wroclaw - sảnh đường Leopoldina

Giáo dục trong xã hội Ba Lan đã được các vị vua cai trị quan tâm tới ngay từ thế kỷ 12. Cuốn danh mục thư viện Thánh đường Giáo hội Kraków có niên đại từ năm 1110 cho thấy ngay từ đầu thế kỷ 12 tầng lớp trí thức Ba Lan đã tiếp cận với văn hóa châu Âu. Năm 1364, tại Kraków, Đại học Jagiellonian, do Vua Casimir III sáng lập đã trở thành một trong những trường đại học lớn và sớm nhất châu Âu. Năm 1773 Vua Stanisław August Poniatowski đã thành lập Hội đồng Giáo dục Quốc gia (Komisja Edukacji Narodowej), bộ giáo dục quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Ba Lan có hơn một trăm viện giáo dục sau Trung học; các trường đại học truyền thống có tại các thành phố Gdańsk, Bydgoszcz, Katowice, Kraków, Lublin, Łódź,Olsztyn, Poznań, Rzeszów, Toruń, Warszawa Wrocław cũng như các trường đại học kỹ thuật, y, kinh tế có mặt ở khắp nơi trên đất nước với khoảng 61.000 nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển với 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng số có khoảng 91.000 nhà khoa học tại nước Ba Lan hiện nay.

Theo một bản báo cáo gần đây của Cao ủy châu Âu, Ba Lan xếp hạng thứ 21 trong danh sách các quốc gia Liên minh châu Âu về đổi mới. Các điều kiện sáng tạo tri thức đang giảm sút, đặc biệt bởi sự sụt giảm trong nghiên cứu và phát triển kinh doanh, từ 0.28% GDP năm 1998 xuống còn 0.16% năm 2003. Chi phí Nghiên cứu và phát triển công cộng chiếm 0.43% GDP năm 2003. Số lượng trường đại học nhận được tiền tài trợ Nghiên cứu và phát triển từ các doanh nghiệp cũng sút giảm. Vì mức độ chi tiêu Nghiên cứu và phát triển thấp, quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế tri thức của Ba Lan rất chậm chạp.[3]

Viễn thông và Công nghệ thông tin[sửa]

Xem chi tiết: Viễn thông Ba Lan

Lĩnh vực viễn thông chiếm 4.4% GDP (cuối năm 2000), so với 2.5% năm 1996. Tuy nhiên, dù có chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông lớn (mức độ sử dụng điện thoại chỉ tăng từ 78 trên 1000 dân năm 1989 lên 282 năm 2000)
mức độ sử dụng điện thoại di động 660 người trên 1000 dân (2005)

  • Điện thoại - di động: 25.3 triệu (Raport Telecom Team 2005)
  • Điện thoại - cố định: 12.5 triệu (Raport Telecom Team 2005)

Vận tải[sửa]

Xem chi tiết: Vận tải Ba Lan
  • Đường sắt: Đường sắt Ba Lan là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất Liên minh châu Âu với tổng cộng 23.420 kilômét (14.552 dặm) (1998). Lĩnh vực này đã được cho phép cạnh tranh tự do[4] theo yêu cầu của EU. Tuy nhiên, những sự trì hoãn trong việc cải tổ công ty đường sắt, PKP[5], của các chính phủ trước đây cộng với những khó khăn lớn về tài chính khiến ngành này đang rơi vào khủng hoảng. Việc cải tạo hệ thống, chuẩn hóa tiêu chuẩn với mạng lưới đường sắt phương Tây đang được tiến hành chậm chạp, và nhiều dự án sửa chữa còn đang dang dở khiến cho tốc độ chạy tàu trên nhiều tuyến đường bị hạn chế đáng kể. Những vụ đóng tuyến tương tự những gì đã từng xảy ra tại Vương quốc Anh trong vụ 'Beeching Axe' đã tăng lên nhiều kể từ năm 2000.
  • Đường bộ: Theo tiêu chuẩn Tây Âu, Ba Lan có cơ sở hạ tầng mạng đường cao tốc khá yếu kém. Chính phủ đã tiến hành chương trình nằm cải thiện tiêu chuẩn một số tuyến đường cao tốc chính của quốc gia tới năm 2013. Tổng chiều dài đường cao tốc là 364.657 kilômét (226.587 dặm). Tổng cộng có 9.283.000 ô tô khách được đăng ký và 1.762.000 xe tải, xe buýt (2.000).
  • Hàng không: Mười sân bay lớn nhất Ban Lan (Theo thứ tự lượng khách giảm dần: Warszawa, Kraków, Katowice, Gdańsk, Wrocław, Poznań, Szczecin, Rzeszów, Bydgoszcz Łódź), với tổng cộng 123 sân bay và phi trường cũng như ba sân bay trực thăng. Số lượng hành khách đi máy bay tại Ba Lan đã tăng liên tục từ năm 1991.
  • Đường thuỷ: Tổng chiều dài các con sông và kênh có thể vận chuyển đường thủy là 3.812 kilômét (2.369 dặm). Merchant marine gồm 114 tàu, và 100 tàu khác đăng ký bên ngoài quốc gia. Các cảng chính gồm: Cảng Gdańsk, Cảng Gdynia, Cảng Szczecin, Cảng Świnoujście, Cảng Ustka, Cảng Kolobrzeg, Gliwice, Warszawa, Wrocław.

Nhân khẩu[sửa]

Trước kia Ba Lan là đất nước của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc di chuyển về phía tây tới vùng nằm giữa đường Curzon đường Oder-Neisse khiến Ba Lan trở thành một nước thuần nhất dân tộc. Ngày nay, 36.983.700 triệu người, hay 96,74% tổng dân số tự coi mình là người Ba Lan (Điều tra dân số 2002), 471.500 (1.23%) tự cho mình thuộc quốc tịch khác. 774.900 người (2.03%) không tuyên bố thuộc bất kỳ một quốc tịch nào. Các nhóm dân tộc thiểu số được công nhận chính thức gồm: German, Ukraina, Látvi, Do Thái Belarus. Tiếng Ba Lan, một thành viên của nhánh Tây Slavic của các ngôn ngữ Slavic, là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan. Đa số dân nước này theo Công giáo Rôma, (trong tổng số 89,8% là người Kitô hữu) với 75% thực hiện các nghi lễ Công giáo. Số còn lại chủ yếu theo Chính Thống giáo Đông phương (khoảng 509 500), Chứng nhân Giêhôva (khoảng 123 034) và nhiều nhóm phái Tin Lành (khoảng 86 880 trong nhóm Giáo hội Evangelical-Augsburg và khoảng con số tương tự các nhà thờ nhỏ khác).[6]

Những năm gần đây, dân số Ba Lan không còn tăng trưởng nữa, vì sự di cư tăng lên và tỷ lệ sinh trong nước giảm rõ rệt. Văn phòng điều tra dân số đã ước tính tổng số dân Ba Lan năm 2005 là 38.173.835, hơi giảm so với 38.230.080 năm 2002. Bởi việc gia nhập Liên minh châu Âu của Ba Lan, một lượng lớn người dân nước này đã đi sang làm việc tại các nước Tây Âu như Anh Quốc Ireland.

Văn hoá[sửa]

Văn hóa Ba Lan có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, có ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây.

Nghệ thuật[sửa]

Ngày nay chúng ta vẫn thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân gian nghệ thuật Ba Lan. Ba Lan cũng nằm trong vùng ảnh hưởng từ các nước như Ý, Đế chế Ottoman, Pháp Mỹ. Giáo hoàng John Paul II, Fryderyk Chopin, Mikołaj Copernicus, Lech Wałęsa, Henryk Sienkiewicz, Adam Mickiewicz, Jan Matejko, Marie Curie, Roman Polański, Witold Gombrowicz và nhiều người khác đều là công dân Ba Lan.

  • Hội họa
  • Kiến trúc
  • Âm nhạc
  • Sân khấu
  • Điện ảnh
Xem chi tiết: Điện ảnh Ba Lan

Điện ảnh Ba Lan bắt đầu từ năm 1902, trải qua nhiều biến động lịch sử đã đạt được một số thành tựu và hiện đang trong quá trình hội nhập với thế giới.

Ẩm thực[sửa]

Những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp máu vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác.

Xếp hạng quốc tế[sửa]

Xem thêm[sửa]

Ghi chú[sửa]

  1. Trần Văn Chánh. Từ điển Hán-Việt — Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Năm 2014. Trang 2420.
  2. "One of the greatest calamities in European history began in 1347 when bubonic plague struck, brought to Italy, it is thought, by a group of Genoese returning home through Sicily and Pisa from Caffa in Krym. Their fortress there had been besieged by Mongol invaders who had suddenly begun to die of a disease that caused black, blood-oozing swellings and immense pain....By 1351, it had spread over most of Europe. The only areas which escaped were Milan, Poland, Belgium, eastern Germany and part of southwest France." (Page 235 of "Timelines of World History" by John B. Teeple, ISBN 0-7894-8926-0 www.dk.com Dorling Kindersley).
  3. Innovation performance factsheet
  4. [1]
  5. [2]
  6. [3]

Liên kết ngoài[sửa]

Cơ quan chính phủ[sửa]

Du lịch Ba Lan[sửa]

Các website tiếng Anh về Ba Lan[sửa]

Tin tức bằng tiếng Anh về Ba Lan[sửa]

Tin tức bằng tiếng Pháp về Ba Lan[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.