Tiếng Đức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 

Tiếng Đức
Deutsch
Nói tại Đức, Thụy Sĩ, Áo và 38 nước khác
Khu vực Âu Châu
Tổng số người nói 120 triệu
Hạng 9
Ngữ hệ Ấn Âu
>Nhóm German
->Nhánh miền Tây

-->Tiếng Đức

Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Liên minh châu Âu
(ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc)

Cờ Áo Áo
Bỉ
Cờ Ý Ý (Tỉnh Bolzano-Bozen)
Đức
Cờ Liechtenstein Liechtenstein
Luxembourg
Cờ Thụy Sĩ Thụy Sĩ

Quy định bởi Không có quy định chính thức
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 de
ISO 639-2 ger (B)
ISO 639-3 tùy trường hợp:

Các nước nói tiếng Đức.

Tiếng Đức (Deutsch; ) là một ngôn ngữ German thuộc nhánh miền Tây, nhóm các ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Tiếng Đức có quan hệ gần gũi và được phân loại cùng với tiếng Anh tiếng Hà Lan. Trên thế giới, tiếng Đức được nói bởi xấp xỉ 100 triệu người bản xứ (chủ yếu ở Áo, Đức, Bắc Ý, Nam Đan Mạch, Thụy Sĩ) và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác). Tiếng Đức chuẩn được dạy rộng rãi ở các trường học và trường đại học ở châu Âu. Trên khắp thế giới, tiếng Đức chiếm phần lớn nhất các bản dịch từ ngôn ngữ này sang, hoặc từ ngôn ngữ khác (Sách kỷ lục Guinness).

Khái niệm "Đức" (Deutsch)[sửa]

Chữ "teutsch" (deutsch) có nguồn từ chữ gốc Đức dành cho "dân tộc" (Volk, thioda và từ đó phát sinh hình dung từ hệ thuộc là thiodisk), được dùng để chỉ ngôn ngữ của dân tộc không nói tiếng Latin các tiếng Roman.

Đất nước trong đó cùng dùng ngôn ngữ tiếng Đức (trong các dạng khẩu ẩm khác nhau) được gọi là nước Đức (Deutschland). Mô tả này được hình thành vào thế kỷ 15 bời dạng số nhiều trước kia "diutschiu lant", có nghĩa "nước Đức" hoặc "đất nước của người Đức". Cùng với đó là các khu vực ngôn ngữ tiếng Đức tại Trung Âu.

Người ta tìm thấy lần đầu tiên vào năm 786 trong báo cáo của giáo hoàng Nuntius Gregor vùng Ostia. Báo cáo này được đọc bằng tiếng Latin và tiếng dân gian. Ngôn ngữ "theodisca lingua" từ thời Karl Đại đế trở thành mô tả hành chính cho ngôn ngữ dân gian Pháp cổ (Frank).

Từ La tinh "theodiscus" (thuộc về dân gian) là một từ của ngôn ngữ giáo dục; nó bắt nguồn từ từ "theudisk" của tây pháp nhưng cũng liên hệ với từ gôtíc "thiuda", tiếng Đức cổ là "diot" (Volk - tức là dân tộc, dân gian).

Khái niệm cũ "pháp" (fränkisch) cho một ngôn ngữ riêng đã không còn thích hợp từ khoảng thế kỷ 9 sau khi một mặt một nhóm thượng tầng tây pháp (Westfrank), tại khu vực sau này trở thành nước Pháp ("frank"-reich), đã chọn khẩu ngữ Roman của dân ngụ cư và mặt khác nước đông Pháp (Ostfrank) bao gồm các dân tộc không phải là Pháp như Alemanni, Bayern, Thüringer và (hạ-)Xácxông.

Tiếng Đức cổ "diutisc" bắt đầu từ thời kỳ này bị tiếng trung La tinh "theodiscus" chèn ép; tuy vậy nó vẫn vượt qua giành được chỗ đứng dù chậm chập. Cho đến năm 1090 (tại Annolied trong nhà thờ Siegburg) khái niệm "diutisc" mới được dùng cho ngôn ngữ, dân tộc và đất nước.

"Diutschin sprechin, Diutschin liute in Diutischemi lande."
(Deutsch sprechen deutsche Leute in deutschen Landen.)
(Dịch: người Đức nói tiếng Đức trên đất Đức)

Tiếng Đức cổ là dạng ngôn tự cổ của các dân tộc được gọi là dân tộc Đức. Mặc dù nó không thống nhất mà bắt nguồn từ nhiều khẩu âm cách khác nhau. Phải đến giữa thế kỷ 12 tại khu vực trung sông Rhein một thứ ngôn ngữ văn học và thi ca tiếng Đức miền trung phổ thông, ngôn ngữ vẫn thấy trong văn học hiệp sĩ khách sáo cổ điển, được vận dụng. Nó được dùng trong thi ca trước hết bởi giới quý tộc mới nổi muốn tách mình ra khỏi thường dân.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử tiếng Đức
Tập tin:Deutsche Mundarten.PNG
Bản đồ các khu vực nói tiếng Đức (khẩu âm cách thượng, trung và hạ Đức) không tính tiếng Đức Balten, tiếng Đức Volga và các khu vực thuộc địa trước kia (Thời gian: 31 tháng 12 năm 1937)

Tiếng Đức được phân thành hai chủng loại, tiếng Đức chuẩn (Hochdeutsch) và tiếng Đức đê địa (Niederdeutsch). Trước hết, người ta gọi tất cả những phương ngữ Đức (germanische Dialekte) chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển dời phụ âm thứ hai của tiếng Đức chuẩn cổ (zweite, althochdeutsche Lautverschiebung), ví dụ như alemannisch, bairisch, ost-, rhein-, mittelfränkisch, ostmitteldeutsch = ober- và mitteldeutsche Mundarten (khẩu ngữ) = hochdeutsche Mundarten (khẩu ngữ). Các phương ngữ Đức phần tây lục (kontinentalwestgermanische Dialekte) không chịu ảnh hưởng hoặc chịu rất ít ảnh hưởng chuyển dời phụ âm này được gọi từ lúc ban đầu thời hiện đại là tiếng Đức đê địa (niederdeutsche Sprache) niedersächsisch niederfränkisch.

Tiếng Đức trong vai ngôn ngữ của dân tộc thiểu số[sửa]

Tập tin:Heutige deutsche Mundarten.PNG
Bản đồ khu vực ngôn ngữ tiếng Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Giải thích trước: Phần lớn những con số được đưa ra ở dưới đây không phải là số lượng những người đang sử dụng tiếng Đức - con số gần như không bao giờ có thể kiểm soát được tuyệt đối - mà chỉ dựa trên ngoại suy, quốc tịch, số người xuất cảnh trong quá khứ, v.v. Vì thế có thể có vài trường hợp con số thực tế cao hơn nhiều so với nhũng con số dưới đây.

Phân loại khẩu âm (Bản đồ khẩu âm cách)[sửa]

Tập tin:Deutsche Mundarten seit 1945.png
Bản đồ khẩu âm (German dialects) sau năm 1945

Ngữ pháp[sửa]

Xem Ngữ pháp tiếng Đức

Ví dụ[sửa]

Tiếng Đức Tiếng Việt Phát âm
Deutsche/r Người Đức
Vietnamese/Vietnamesin Người Việt
Ja
Nein Không
Natürlich! Tất nhiên!
Hallo! (thân mật) / Guten Tag (xã giao) Chào! / Xin Chào!
Wie geht es dir? (thân mật) / Wie geht es Ihnen? (xã giao) / Wie geht's? (nói chung) Bạn khỏe chứ?
Guten Morgen! Chào buổi sáng
Guten Tag! Chào buổi trưa đến buổi chiều
Guten Abend! Chào buổi tối
Gute Nacht! Chúc ngủ ngon
Ich liebe dich! Anh (em) yêu em (anh)!, Tôi quý bạn!
Auf Wiedersehen (xã giao)/Tschüß! (thân mật) Chào tạm biệt / Tạm biệt
Bitte! Làm ơn!
eins 1
zwei 2
drei 3
vier 4
fünf 5
sechs 6
sieben 7
acht 8
neun 9
zehn 10
Danke! Cảm ơn!
Entschuldigung! Xin lỗi!

Tài liệu về mối quan hệ của tiếng Đức[sửa]

  • Johannes Bechert/Wolfgang Wildgen: Einführung in die Sprachkontaktforschung. Darmstadt, Wiss. Buchgesellschaft, 1991
  • Csaba Földes: Kontaktdeutsch. Zur Theorie eines Varietätentyps unter transkulturellen Bedingungen von Mehrsprachigkeit. Tübingen, Verlag Gunter Narr, 2005
  • Claudia Maria Riehl: Sprachkontaktforschung. Tübingen, Narr, 2004

Đọc thêm[sửa]

  • Michael Clyne, The German Language in a Changing Europe (1995) ISBN 0-521-49970-4
  • George O. Curme, A Grammar of the German Language (1904, 1922) — the most complete and authoritative work in English
  • Anthony Fox, The Structure of German (2005) ISBN 0-19-927399-5
  • W.B. Lockwood, German Today: The Advanced Learner's Guide (1987) ISBN 0-19-815850-5
  • Ruth H. Sanders. German: Biography of a Language (Oxford University Press; 2010) 240 pages. Combines linguistic, anthropological, and historical perspectives in a "biography" of German in terms of six "signal events" over millennia, including the Battle of Kalkriese, which blocked the spread of Latin-based language north.

Liên kết ngoài[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.