Abu Nuwas

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:AbuNuwas.gif
Abū-Nuwās. Tranh vẽ

Abū-Nuwās (tiếng Ả Rập: أبو نواس‎‎,, tên đầy đủ: Abu-Nuwas al-Hasan ben Hani al-Hakami, 750 – 810) – là một trong những nhà thơ Ả Rập xuất sắc thời trung cổ. Ba trăm năm trước Omar Khayyam, Abu Nuwas làm thơ nói về cuộc đời người ngắn ngủi, khuyên người đời hãy biết quý trọng mỗi phút giây của cuộc đời mình và hãy biết vui với tình, như là thứ an ủi duy nhất để quên đi những sóng gió ba đào của số kiếp

Tiểu sử[sửa]

Abū-Nuwās sinh ở Ahvaz, Ba Tư, xuất thân từ gia đình nghèo. Abū-Nuwās là nhà thơ tiêu biểu của "phong cách mới", thời đại nhà nước Ả Rập trở thành Caliphate. Thơ của Abu Nuwas nổi tiếng thế giới lần đầu tiên in bằng tiếng Đức năm 1855 do các nhà khoa học Ả Rập sưu tập thành tuyển tập có tên gọi "Divan". Các nhà nghiên cứu châu Âu gọi Abu Nuwas là "Anacreon của Ả Rập" hay "Heinrich Heine của Ả Rập". Những đề tài chính của thơ Abu Nuwas là về rượu (khamriyyat), và tình yêu với người cùng giới (mudhakkarat).

Là người theo chủ nghĩa khoái lạc, Abu Nuwas đề cao cuộc sống tự do, đề cao rượu và tình ái, trở thành một nhân vật huyền thoại của "Nghìn lẻ một đêm" và nhiều giai thoại cũng như truyện tiếu lâm Ả Rập. Abu Nuwas là nhà thơ có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn của Ả Rập Ba Tư sau đó như Omar Khayyam, Hafez

Thư mục[sửa]

  • O Tribe That Loves Boys. Hakim Bey (Entimos Press / Abu Nuwas Society, 1993). With a scholarly biographical essay on Abu Nuwas, largely taken from Ewald Wagner's biographical entry in The Encyclopedia of Islam.
  • Carousing With Gazelles. Subtitle: Homoerotic Songs of Old Baghdad. Translated by Jaafar Abu Tarab. New York, 2005.
  • Jim Colville. Poems of Wine and Revelry: The Khamriyyat of Abu Nuwas. (Kegan Paul, 2005).
  • Philip F. Kennedy. The Wine Song in Classical Arabic Poetry: Abu Nuwas and the Literary Tradition.. (Open University Press, 1997).
  • Philip Kennedy: Abu Nuwas: A Genius of Poetry, OneWorld Press, 2005.
  • The care and feeding of gazelles - Medieval Arabic and Hebrew love poetry. IN: Lazar, M. and Lacy, N. Poetics of Love in the Middle Ages. (George Mason University Press, 1989).
  • Boy-love in Medieval Arabic Verse. Paidika, Vol 3, No.3, Winter 1994.
  • Richard Nelson Frye. The Golden Age of Persia, p123, ISBN 0-06-492288-X)
  • Schild, Maarten. Abu Nuwas: Encyclopedia of Homosexuality. Dynes, Wayne R. (ed.) New York and London, Garland Publishing, 1990. p. 7
  • Fawn of My Delights - boy-love in Hebrew & Arabic Verse. IN: Sex in the Middle Ages. (Garland, 1991).
  • Encyclopædia Britannica entry for Abu Nuwas

Một số bài thơ[sửa]

1
Hoa hồng đang mỉm cười
Con suối kêu róc rách.
Hoạ mi cao giọng hát
Giữa xanh thắm bầu trời.
 
Bạn bè tôi uống rượu
Cùng với tôi ngoài trời.
Không có gì trên đời
Quý hơn tình bạn hữu.
 
Dưới chén tròn vành vạnh
Trong say đắm mùa xuân
Uống rượu cùng bè bạn
Và vui vẻ, hân hoan.
 
Họ không tìm giàu có
Và không kiếm vinh quang
Mà uống say rồi nằm
Lăn ra trên thảm cỏ.
 
2
Hãy nhẫn nhục, đằm thắm với người tình
Đường tình yêu là con đường dịu êm.
Chớ giận người khi người ta đột ngột
Giận dỗi, lạnh lùng và thích cô độc.
Đừng lặng im, cau có, cằn nhằn
Vũ khí của anh – những lời dịu êm.
Trong đêm vắng lời nhắc đi nhắc lại
Và người sẽ là của anh mãi mãi.
 
3
Tôi đau đớn, tôi gọi ông thầy thuốc
Nhưng ông thầy bệnh tôi không chữa được.
"Không phải tôi chữa được bệnh của anh
Mà cái người anh thường nói: "Yêu em".
 
Không thầy thuốc mà gọi người yêu anh
Bệnh của anh, bệnh tai ác – bệnh tình".
4
Hôn anh nào, anh xin
Và em không từ chối
Em hạnh phúc, còn anh
Ngỡ rằng quá ít ỏi.
 
Hôn anh thêm lần nữa
Thật hào phóng, đừng nhìn.
Chẳng lẽ nào em nỡ
Keo kiệt thế với anh?
 
Cười với tôi người yêu
Rồi hôn tôi lần nữa:
"Nếu mà em cứ chiều
Anh sẽ còn đòi nữa.
 
Như trẻ con, chẳng khác
Khi được tặng đồ chơi
Chưa kịp chơi thoả thích
Đã đòi cái khác rồi".
 
5
Cho em vui – anh chết vì đau khổ
Im lặng muôn đời… Điều này không lâu nữa.
 
Con tim em sẽ dễ dàng quên anh
Còn anh chết – giữ lời hứa trung thành.
 
Dưới trăng này tất cả đều thay đổi
Em phụ tình anh, em lạnh lùng đến vậy.
 
Nhưng nếu trong mắt em anh chẳng ra gì
Thì sự thật muôn đời em chẳng nhìn ra.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]