Tiếng Ả Rập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Ả Rập (, Al-ʻarabiyyah or ʻarabiyy ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.[1] Ả Rập là một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả những nhóm người sống trong vùng từ Lưỡng Hà ở phía đông tới dãy núi Anti-Liban ở phía tây, và từ tây bắc bán đảo Ả Rập tới Sinai ở phía nam.

Một số dạng tiếng Ả Rập không thể thông hiểu lẫn nhau.[2] Điều này có nghĩa là nếu chỉ xem xét về mặt ngôn ngữ học, tiếng Ả Rập thực chất gồm nhiều hơn một ngôn ngữ, nhưng chúng thường được gộp chung vào nhau vì lý do chính trị và tôn giáo. Nếu xem như một ngôn ngữ, tiếng Ả Rập được nói bởi 422 triệu người (bản ngữ và phi bản ngữ) trong thế giới Ả Rập,[3] khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Nếu được chia ra nhiều ngôn ngữ, thì thứ tiếng phổ biến nhất sẽ là tiếng Ả Rập Ai Cập[4] với 89 triệu người nói[5]—vẫn nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ Phi-Á nào. Tiếng Ả Rập còn là ngôn ngữ hành lễ của 1,6 tỷ người Hồi giáo.[6][7] Đây cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc.[8]

Ngôn ngữ viết hiện đại (Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại) xuất phát từ tiếng Ả Rập kinh Qur’an (được gọi tiếng Ả Rập cổ điển hay tiếng Ả Rập Qur’an). Nó được giảng dạy rộng rãi trong trường học và đại học, và được dùng ở nhiều mức độ tại nơi làm việc, chính phủ, và trong truyền thông. Hai dạng ngôn ngữ viết này (tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, và tiếng Ả Rập cổ điển) được gọi chung là tiếng Ả Rập văn học, là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và ngôn ngữ hành lễ của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại phần nhiều có cùng ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur'an, với phần từ vựng không thay đổi nhiều. Tuy vậy, nó đã loại bỏ những từ vựng không còn tồn tại trong ngôn ngữ nói nữa, đồng thời tiếp nhận từ vựng cho các khái niệm trong thời kỳ hậu Qur'an và đặc biệt thời hiện đại.

Tiếng Ả Rập được viết bằng chữ Ả Rập, một hệ chữ abjad và được viết từ phải sang trái.

Tham khảo[sửa]

  1. “Al-Jallad. The earliest stages of Arabic and its linguistic classification (Routledge Handbook of Arabic Linguistics, forthcoming)”.
  2. "Arabic language." Encyclopædia Britannica. 2009. Encyclopædia Britannica Online. Retrieved on 29 July 2009.
  3. “World Arabic Language Day”. UNESCO (18 December 2014). Truy cập 12 February 2014.
  4. “The World Factbook”. Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  5. “Executive Summary”. Future of the Global Muslim Population. Pew Research Center. Truy cập 22 December 2011.
  6. “Table: Muslim Population by Country | Pew Research Center's Religion & Public Life Project”. Features.pewforum.org (27 tháng 1 năm 2011). Truy cập 18 tháng 5 năm 2014.
  7. “UN official languages”. Un.org. Truy cập 18 October 2015.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.