Phiên âm Hán-Việt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phiên âm Hán-Việt là cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt.

Phát âm của chữ Hán[sửa]

Chữ Hán là một loại chữ biểu ý, không phải là loại chữ biểu âm nên không thể nhìn vào mặt chữ mà đọc được. Do đó trong từ điển hoặc tự điển, người ta phải ghi chú cách đọc.

Bản thân chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc, tuỳ từng vùng cũng có nhiều giọng/âm đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (漢朝), người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán-Hoà (漢和), người Việt Nam có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (漢越).

Trong từ điển hoặc tự điển Hán-Việt, bên cạnh ghi chú bính âm do người Trung Quốc đặt ra để đọc âm của họ, còn có ghi chú âm Hán-Việt dành riêng cho người Việt. Như vậy âm tiếng Quan thoại chuẩn (nay gọi là phổ thông thoại tức tiếng Hán phổ thông, dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) đã được phiên sang âm tiếng Việt, do đó gọi là phiên âm Hán-Việt. Ví dụ chữ Hán 北京, đọc theo âm Quan thoại là Pẩy Chinh, ghi âm theo bính âm là Běijīng, còn người Việt đọc là Bắc Kinh.

Phiên âm Hán-Việt khác phiên thiết Hán-Việt[sửa]

Nhiều người thường lẫn lộn giữa phiên âm Hán-Việt phiên thiết Hán-Việt. Phiên âm là bản thân âm (cách đọc) Hán-Việt của chữ Hán, còn phiên thiết chỉ là một trong những phương pháp ghi cách đọc chữ Hán để người đọc biết cách đọc. Phiên thiết là dùng âm của hai chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho một chữ, nghĩa là lấy phụ âm đầu (thanh mẫu) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận mẫu) của chữ thứ hai đọc nối liền lại, còn thanh điệu thì tuân theo một quy tắc nhất định.

Trước khi có cách dùng chữ cái Latinh để ghi cách đọc chữ Hán, thì ngoài cách phiên thiết, còn có các phương pháp khác như chú âm bằng cách dùng chữ đồng âm, gọi là trực âm (直音), hay dùng những chữ có âm gần giống, gọi là độc nhược (讀若) độc như (讀如) hay độc vi (讀為).

Ngoài ra, còn phương pháp chú âm dùng 37 ký tự dựa vào chính chữ Hán, gọi là chú âm phù hiệu (chữ Hán phồn thể: 注音符號; chữ Hán giản thể: 注音符号; bính âm: Zhùyīn fúhào), được soạn ra vào đầu thế kỷ 20, hiện nay thỉnh thoảng vẫn được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn bính âm.

Ngoài ra, không phải bao giờ phiên âm Hán-Việt cũng trùng với phiên thiết Hán-Việt, nghĩa là âm Hán-Việt không đọc theo phiên thiết Hán-Việt, vì phiên thiết của người Trung Hoa dùng cho người Trung Hoa chứ không phải dùng cho người Việt đọc ra âm Hán-Việt. Ví dụ (xem chi tiết ở bài Phiên thiết Hán-Việt):

  • 因 theo phiên thiết là âm ân, nhưng xưa nay người Việt vẫn đọc là nhân,
  • 一 theo phiên thiết là ất, nhưng xưa nay vẫn đọc là nhất,
  • 比 theo phiên thiết là bỉ, nhưng xưa nay vẫn đọc là tỉ
  • 扇 theo phiên thiết là thiến, nhưng xưa nay vẫn đọc là phiến
  • 轟 theo phiên thiết là hoanh, nhưng xưa nay vẫn đọc là oanh
  • 昇 theo phiên thiết là thưng, nhưng xưa nay vẫn đọc là thăng

v.v.

So sánh âm Quan thoại chuẩn và âm Hán-Việt[sửa]

Âm Quan thoại chuẩn (dưới đây gọi tắt là Quan thoại) có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh khứ thanh, trong khi âm Hán-Việt có 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã nặng.

Một âm Quan thoại thường tương ứng với nhiều chữ Hán, và đôi khi một chữ Hán cũng có 2-3 âm khác nhau, nhưng nói chung tổng số âm Quan thoại ít hơn nhiều so với tổng số chữ Hán. Một âm Quan thoại cũng thường tương ứng với nhiều âm Hán-Việt và đôi khi một âm Hán-Việt cũng tương ứng với 2 hoặc vài âm Quan thoại, nhưng tổng số âm Quan thoại ít hơn tổng số âm Hán-Việt. Ví dụ: âm Quan thoại (được biểu thị bằng bính âm) tương ứng với các âm Hán-Việt và chữ Hán sau (chữ viết nghiêng là âm Quan thoại, chữ viết đậm là âm Hán-Việt):

  • ẩu
  • dụ 喻, 愈, 瘉, 癒, 芋, 吁/籲(còn có âm là hu/), 裕, 誘, 谕/諭, 峪 (có sách phiên là dục)
  • 愈/癒, 羑
  • duật 聿, 矞, 燏, 繘, 谲/譎, 遹, 鴥, 鷸
  • dục 育, 淯, 堉, 毓, 谷 (còn có âm là cốc/), 浴, 峪 (có sách phiên là dụ), 欲/慾, 鹆/鵒, 昱, 煜, 翌, 鬻
  • dự 与 (còn có âm là /, dữ/), 预/預, 澦, 蓣/蕷, 誉/譽, 豫
  • ngọc 玉, 鈺
  • ngộ
  • ngụ 寓/庽,
  • ngục 狱/獄
  • ngữ 语/語 (còn có âm là )
  • ngự 御/禦, 驭/馭
  • quắc 阈/閾 (còn có âm là vực)
  • uất 熨 (còn có âm là úy/yùn), 黦, 郁/鬱 (còn có âm là úc), 菀 (còn có âm là uyển/wăn), 尉 (còn có âm là úy/wèi), 蔚 (còn có âm là úy/wèi)
  • úc 噢, 澳 (còn có âm là áo/ào), 隩 (còn có âm là áo/ào), 燠, 郁/鬱 (còn có âm là uất), 彧 (có sách phiên là vực)
  • 淤 瘀 饫/飫 燠
  • 雨 (còn có âm là )
  • vực 域 棫 淢 緎罭 蜮/㟴魊 阈/閾 (còn có âm là quắc) 彧 (có sách phiên là úc).

Dưới đây đưa ra ví dụ về các trường hợp một chữ Hán có nhiều âm khác nhau hoặc các trường hợp không tương ứng một đối một giữa âm Quan thoại và âm Hán-Việt.

Một chữ Hán có 2 âm Quan thoại và 2 âm Hán-Việt tương ứng[sửa]

Một số ví dụ:

  • 蔭 (yīn) âm và (yìn) ấm
  • 谷 () dục, và () cốc
  • 台(tái) đài (trong Đài Loan), và (tài) thai (trong Thiên Thai, Thai Châu)
  • 曾 (zēng) tăng, và (céng) tằng

Một chữ Hán có 2 âm Quan thoại và 1 âm Hán-Việt[sửa]

Một số ví dụ:

  • 洇, 湮 (yān /yīn) nhân
  • 泊 ( /) bạc

Một chữ Hán có 1 âm Quan thoại và 2 âm Hán-Việt hoặc nhiều hơn[sửa]

Ta thường gặp các biến thể:

  • Chu Ân Lai - Châu Ân Lai (周恩来/來, Zhōu Ēnlái), trong trường hợp này âm Châu gần âm gốc Zhōu hơn. Tuy nhiên âm Chu chủ yếu được dùng ở miền Bắc Việt Nam trước kia nay trở nên phổ biến hơn
  • Châu Giang - Chu Giang (珠江, Zhū Jiāng) (sông), Châu Hải - Chu Hải (珠海; Zhūhǎi) (thành phố), trong trường hợp này âm Chu gần âm gốc Zhū hơn
  • Càn Long - Kiền Long (乾隆; Qiánlóng) (vua nhà Thanh), trong trường hợp này âm Càn được coi là chính tắc hơn
  • Phủ Điền - Bồ Điền (thành phố thuộc tỉnh Phúc Kiến)
  • Đông Hoản - Đông Quản (thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông), trong đó âm Hoản được coi là chuẩn hơn
  • Sái Luân - Thái Luân, người phát minh ra một loại giấy.
v.v.

Điển hình cho trường hợp này là tên hồ 鄱阳湖 (Póyáng Hú), tọa lạc tại tỉnh Giang Tây của Trung Quốc. Các sách và tự điển gọi hồ này bằng nhiều cái tên khác nhau: hồ Bà Dương, hồ Phàn Dương, hồ Phiền Dương hoặc có khi là hồ Phồn Dương.

Chữ 土 chỉ có 1 âm gốc là và trong mọi nghĩa đều được phiên là thổ, nhưng người ta lại đặt thêm âm độ chỉ dành riêng cho cụm từ Tịnh độ tông. Tuy nhiên âm thổ cũng được dùng cho trường hợp này, tuy ít phổ biến hơn: Tịnh thổ tông. Trong khi đó âm độ thông thường, ứng với âm gốc , gồm các chữ 度 (còn có âm là đạc/duó), 渡, 鍍, 镀.

Sự thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt[sửa]

Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau.

Bản thân chữ bính trong thuật ngữ bính âm xuất xứ từ một số sách cũ ở miền Nam Việt Nam, trong khi nhiều từ/tự điển hiện nay chỉ phiên là phanh, và cũng có một số người dùng phanh âm.

Ung Châu (雍州), một trong chín châu của Trung Quốc thời cổ (vùng Thiểm Tây 陝西, Cam Túc 甘肅, Thanh Hải 青海 ngày nay), có chữ đầu đều được phiên là Ung trong hầu hết các từ/tự điển Hán-Việt và các sách truyện như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc, chỉ riêng tự điển Thiều Chửu phiên là Úng. Chữ Ung này cũng nằm trong niên hiệu Ung Chính 雍正 của vua Thanh Thế Tổ.

Trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, An Chi Võ Thiện Hoa đã so sánh một số trường hợp phiên âm không thống nhất giữa 2 quyển Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (câu 438, trang 140-145, tập 3) như:

  • chữ 膾 (bính âm: kuài), là khoái theo Đào Duy Anh và quái theo Thiều Chửu. Theo An Chi, khoái là âm Hán-Việt thông dụng, còn quái là âm Hán-Việt chính thống, phản ánh cách phát âm đời Đường.
  • chữ 炙 (bính âm: zhì), là chá theo Đào Duy Anh và chích theo Thiều Chửu. Trong từ điển của Trung Quốc có cả 2 âm này.
  • chữ 僣 (bính âm: tiĕ), là tiếm theo Đào Duy Anh và thiết theo Thiều Chửu. Âm thiết là đúng, còn âm tiếm dành cho chữ 僭 (jiàn, zèn) cũng gần giống mà từ điển của Đào Duy Anh không có chữ này. Người ta vẫn có thói quen lấy chữ 僣 thay cho chữ 僭 nhưng làm như thế là không chuẩn.

Nhân vật họ Mã trong Tam quốc làm thất thủ Nhai Đình, lỡ kế hoạch của Gia Cát Lượng có tên là 马/馬謖 (bính âm: Mǎ Sù), được phiên khi thì là Mã Tốc, khi thì là Mã Tắc, thậm chí có khi là Mã Thốc, còn theo An Chi thì phải đọc là Mã Sốc theo đúng âm Hán-Việt chính thống xuất xứ từ đời Đường!

Tương tự như vậy, nhân vật Chu Du (周瑜, Zhōu Yú) quen thuộc có lúc lại biến thành Châu Do (âm Do không đúng nhưng âm Châu lại sát âm gốc hơn) chỉ vì cách phiên âm Hán-Việt khác nhau!

Hai viên tướng Trung Quốc thời cổ thường được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi Đồ Thư (屠睢) và Nhâm Ngao (壬嚣), nếu theo phiên âm hiện đại thì phải là Đồ Tuy Nhậm/Nhiệm/Nhâm Hiêu (任嚣). Ở đây họ 壬 (Nhâm - Rén) thời xưa đã được viết thành 任 có hai âm Nhâm - Rén và Nhậm/Nhiệm - Rèn.

Chữ (tự) đồng âm[sửa]

Trong tiếng Hán, có rất nhiều chữ (tự) đồng âm, tức là đọc giống nhau nhưng viết (mặt chữ) khác nhau và nghĩa khác nhau. Tuy nhiên chữ đồng âm Quan thoại (pinyin) thường không nhất thiết là chữ đồng âm Hán-Việt, còn chữ đồng âm Hán-Việt nói chung thường là đồng âm Quan thoại. Lấy ví dụ âm nguyên Hán-Việt có khoảng 11 chữ đồng âm là 元, 原, 姩, 嫄, 沅, 源, 羱, 芫, 螈, 騵, 黿 (và đều đồng âm Quan thoại: yuán).

Còn nếu xét chữ đồng âm Quan thoại (âm yuán) thì có thể kể thêm:

  • Các chữ đồng âm Hán Việt viên: 員 (giản thể 员) (còn có các âm yún /vân, yùn /uẩn), 園( giản thể 园), 圓 (giản thể 圆), 圜 (còn có âm huán /hoàn), 垣, 媛 (còn có âm yuàn /viện), 湲, 爰, 猿 (còn viết là 猨), 蝯, 袁, 轅
  • 2 chữ đồng âm Hán Việt viện: 援, 瑗 (chữ 媛 đã tính ở mục âm viên)
  • Chữ ngoan: 鼋
  • 4 chữ đồng âm Hán Việt duyên: 缘, 橼, 櫞, 蝝

Tuy nhiên cũng có một số chữ đồng âm Hán-Việt nhưng có tới 2 (thậm chí nhiều hơn) âm Quan thoại. Chẳng hạn, có (ít nhất) 7 chữ đồng âm cát, nhưng có tới 4-5 âm Quan thoại: 吉 (), 佶 (), 割 (), 葛 (gé /gě), 轕 (), 噶 (), 釓 (). Đó là chưa kể các chữ kiết 鮚 (giản thể 鲒), 拮, 桔 (kiết / kết) với âm Quan thoại là jié, mà có từ điển còn phiên là cát.

Chữ "tác" đánh chữ "tộ"[sửa]

Thành ngữ có câu chữ "tác" đánh chữ "tộ" (chữ "tác" tưởng là chữ "tộ") để chỉ sự lẫn lộn giữa các chữ do mặt chữ gần giống nhau, qua đó chê người học kém. Một số cặp chữ gần giống nhau làm cho người dịch dịch nhầm, chẳng hạn, các cặp chữ:

  • tác (zuò) thuộc bộ nhân (亻) – 怍 tộ (zuò) thuộc bộ tâm (忄)
  • 博, 搏 bác () – 傅 phó () – 溥 phổ ()
  • bặc () – 毫 hào (háo)
  • chuẩn (zhǔn) thuộc bộ băng (冫) – 淮 hoài (huái) thuộc bộ thủy (氵)
  • dực () – 冀 ()
  • đảng (dǎng) – 觉 giác (giản thể) (jiào)
  • hạo (hào) – 洁 khiết (jié)
  • 桐, 桐 đồng (dòng /tóng, tóng) – 坰, 炯 quýnh (jiōng)
  • ngộ () – 過 quá (guò)
  • hạnh (xìng) – 辛, 莘 tân (xīn)
  • mạt () – 沬 muội (mèi)
  • ngộ () – 過 quá (guò)
  • thổ () – 士 (shì)
  • tính, tịnh (bìng) – 井 tỉnh (jĭng)
  • vạn (giản thể) (wàn) – 方 phương (fāng)

Những chữ tên riêng bị phiên sai có thể kể:

  • Bặc /Bạc /Bột Châu (亳州), quê hương của đạo sĩ Trần Đoàn, ông tổ tử vi, bị phiên sai thành Hào Châu (毫州), do nhầm Bạc (亳; pinyin: bó) thành Hào (毫; pinyin: háo). Ví dụ: [1]. Cuốn Almanac những nền văn minh thế giới có bài về Trần Đoàn do Nguyễn Tiến Đoàn - Trần Thanh Loan - Hoàng Điệp viết (bài được chép ở đây) cũng nói rằng ông người huyện Hào Châu (nay là Tây Nam huyện Hào, tỉnh An Huy). Đất Bạc ở đây trước kia là một vùng rộng lớn, nằm ở vùng Thương Khâu, Lộc Ấp (Hà Nam) và tây bắc An Huy, từng là kinh đô nhà Thương thời vua Thành Thang, nhưng nay chỉ thu lại là thành phố Bạc Châu thuộc tỉnh An Huy. Rất nhiều sách, kể cả cuốn Tinh hoa văn hóa Trung Quốc, dịch và in tại NXB Thế giới cũng ghi là đất Hào!
  • Trí Di, hay bị phiên là Trí Khải.

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.