Esperanto
Quốc tế ngữ | ||
---|---|---|
Esperanto | ||
Cờ | ||
Tạo bởi | L. L. Zamenhof| 1887 | |
Sắp đặt và sử dụng | — | |
Tổng số người nói | 2000 (1996)[1] | |
Hạng | Tiếng mẹ đẻ: | |
Thể loại (mục đích) |
Quốc tế ngữ |
|
Quy định bởi | Akademio de Esperanto | |
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1 | eo | |
ISO 639-2 | epo | |
ISO 639-3 | epo | |
Lưu ý: Trang này có thể chứa các kí hiệu ngữ âm IPA ở dạng Unicode. |
Quốc tế ngữ hay Bản mẫu:Audio hay La Lingvo Internacia là ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Ngôn ngữ này được đánh giá là khoa học và logic, thậm chí là dễ sử dụng đối với một số người, nhưng không thực dụng, do vai trò quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ của những quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế và chính trị.
Mục lục
Khởi nguồn[sửa]
Quốc tế Ngữ được sáng tạo bởi một học giả Ba Lan, Ludwik Lejzer Zamenhof trong khoảng 1872 tới 1885 tại Warszawa. Ludwik Lejzer Zamenhof am hiểu nhiều tiếng châu Âu, nhưng ông không hiểu nhiều về châu Á cũng như các ngôn ngữ của châu lục này. Vào thời điểm Quốc tế ngữ được sáng chế, ngôn ngữ này được kì vọng sẽ là ngôn ngữ phổ thông, được sử dụng trong mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân toàn thế giới.
Thực trạng[sửa]
Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, tại thời điểm điều tra năm 1996, số người sử dụng Quốc tế ngữ như thứ tiếng thứ nhất chỉ là khoảng từ 200 cho tới 2.000 người. Có khoảng 2 triệu người khác trải khắp 115 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai của mình.
Từ vài thập kỉ nay, quốc tế ngữ được sử dụng để dịch những cuốn Kinh thánh. Những người được nhà thờ Công giáo La Mã dịch Kinh thánh sang Quốc tế ngữ, thường là những nhân vật có tiếng tăm với dân chúng trong vùng. Một vài trong số họ cũng chính là những người có công hoàn thiện Quốc tế ngữ, logic hơn trước.
Đặc điểm[sửa]
Về đặc trưng và cấu tạo ngôn ngữ, Quốc tế ngữ tập hợp nhiều điểm ưu việt của các ngôn ngữ châu Âu:
- có từ sở hữu, từ quan hệ đứng sau danh từ;
- mạo từ, tính từ, từ chỉ số lượng đứng trước danh từ;
- vấn đề hỏi đáp đứng đầu tiên trong một câu ngữ pháp;
- từ chỉ nguyên nhân sẽ được hình thành khi được nối với một tiếp vĩ ngữ duy nhất là "-ig";
- có sự chia cách thức, nhưng chỉ có hai cách thức là tặng cách và đối cách, và mỗi cách cũng chỉ có một biến âm, đối với tặng cách là tiếp vĩ ngữ "-n" và đối với đối cách là tiếp vĩ ngữ "-al". Việc chỉ có tiếp vĩ ngữ (chứ không có tiếp đầu ngữ) là bởi lập luận của Zamenhof rằng khi biến âm đứng ở cuối từ người nghe và cả người đọc đều có khả năng hiểu và diễn đạt nhanh hơn; do trước khi nói thì người nói không phải nghĩ nhiều, kết cấu từ sẽ hoàn thành ngay sau khi anh ta thêm tiếp vĩ ngữ như một thói quen; người nghe có điều kiện để không bị "đánh lừa" bởi những tiếp đầu ngữ, mà sẽ được tiếp xúc ngay lập tức với những từ chỉ tính chất, hành vi, hiện tượng, tình cảm... vốn là nội dung và bản chất của câu nói;
- phần phụ tố được dùng để chỉ thời, như vậy người học chỉ cần thêm một vài phụ tố nhất định và đơn giản là có thể chia thời và hành văn đúng ngữ pháp, chứ không như cả ba ngôn ngữ phổ biến nhất của thời đại Zamenhof là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh đều bao gồm quá nhiều sự bất quy tắc trong việc chia thời cho từ ngữ;
- từ bị động khi kết hợp với "esti" sẽ trở thành phân từ bị động (động tính từ bị động);
- phần lớn từ vựng, dù bắt nguồn từ thứ tiếng nào (tiếng Hy Lạp, tiếng Latin hay tiếng khác), đa phần đều được chuyển sang những âm mới đơn giản và dễ đọc, dễ nhớ hơn.
Một số mẫu câu[sửa]
Dưới đây là các từ và mẫu câu trong Quốc tế ngữ cùng với phiên âm IPA:
Tiếng Việt | Tiếng Anh | Quốc tế ngữ | IPA |
---|---|---|---|
Xin chào | Hello | Saluton | [sa.ˈlu.ton] |
Vâng/Có | Yes | Jes | [ˈjes] |
Không | No | Ne | [ˈne] |
Chào buổi sáng | Good morning | Bonan matenon | [ˈbo.nan ma.ˈte.non] |
Chào buổi tối | Good evening | Bonan vesperon | [ˈbo.nan ves.ˈpe.ron] |
Chúc ngủ ngon | Good night | Bonan nokton | [ˈbo.nan ˈnok.ton] |
Tạm biệt | Goodbye | Ĝis revido | [dʒis re.ˈvi.do] |
Tên bạn là gì? | What is your name? | Kiel vi nomiĝas? | [ˈki.el vi no.ˈmi.dʒas] |
Tên tôi là John | My name is John | Mi nomiĝas Johano | [mi no.ˈmi.dʒas jo.ˈha.no] |
Bạn có khỏe không? | How are you? | Kiel vi fartas? | [ˈki.el vi ˈfar.tas] |
Bạn có biết nói Quốc tế ngữ không? | Can you speak Esperanto? | Ĉu vi parolas Esperanton? | [ˈtʃu vi pa.ˈro.las es.pe.ˈran.ton] |
Tôi không hiểu bạn | I don't understand you | Mi ne komprenas vin | [mi ˈne kom.ˈpre.nas vin] |
Tốt thôi | All right | Bone | [ˈbo.ne] |
Đồng ý/Tốt | Okay | Ĝuste | [ˈdʒus.te] |
Cảm ơn | Thank you | Dankon | [ˈdan.kon] |
Không có chi | You're welcome | Nedankinde | [ˌne.dan.ˈkin.de] |
Vui lòng/Làm ơn | Please | Bonvolu | [bon.ˈvo.lu] |
Gesundheit! | Sanon! | [ˈsa.non] | |
Chúc mừng | Congratulations | Gratulon | [ɡra.ˈtu.lon] |
Tôi yêu bạn | I love you | Mi amas vin | [mi ˈa.mas vin] |
Cho một ly bia | One beer, please | Unu bieron, mi petas | [ˈu.nu bi.ˈe.ron, mi ˈpe.tas] |
Cái gì đó? | What is that? | Kio estas tio? | [ˈki.o ˈes.tas ˈti.o] |
Đó là con chó | That is a dog | Tio estas hundo | [ˈti.o ˈes.tas ˈhun.do] |
Hoà bình | Peace! | Pacon! | [ˈpa.tson] |
Xem thêm[sửa]
Đọc thêm[sửa]
- Emily van Someren. Republication of the thesis 'The EU Language Regime, Lingual and Translational Problems'.
- Ludovikologia dokumentaro I Tokyo: Ludovikito, 1991. Facsimile reprints of the Unua Libro in Russian, Polish, French, German, English and Swedish, with the earliest Esperanto dictionaries for those languages.
- Fundamento de Esperanto. HTML reprint of 1905 Fundamento, from the Academy of Esperanto.
- Auld, William. La Fenomeno Esperanto ("The Esperanto Phenomenon"). Rotterdam: Universala Esperanto-Asocio, 1988.
- Butler, Montagu C. Step by Step in Esperanto. ELNA 1965/1991. ISBN 0-939785-01-3.
- DeSoto, Clinton (1936). 200 Meters and Down. West Hartford, Connecticut, USA: American Radio Relay League, p. 92.
- Crystal, Professor David, article "Esperanto" in The New Penguin Encyclopedia, Penguin Books, 2002.
- ditto, How Language Works (pages 424-5), Penguin Books, 2006. ISBN 978-0-14-101552-1.
- Everson, Michael. Bản mẫu:PDFlink. Evertype, 2001.
- Forster, Peter G. The Esperanto Movement. The Hague: Mouton Publishers, 1982. ISBN 90-279-3399-5.
- Gledhill, Christopher. The Grammar of Esperanto: A Corpus-Based Description. Second edition. Lincom Europa, 2000. ISBN 3-89586-961-9.[1]
- Harlow, Don. The Esperanto Book. Self-published on the web (1995–96).
- Wells, John. Lingvistikaj aspektoj de Esperanto ("Linguistic aspects of Esperanto"). Second edition. Rotterdam: Universala Esperanto-Asocio, 1989.
- Zamenhof, Ludovic Lazarus, Dr. Esperanto's International Language: Introduction & Complete Grammar The original 1887 Unua Libro, English translation by Richard H. Geoghegan; HTML online version 2006. Print edition (2007) also available from ELNA or UEA.
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:InterWiki Bản mẫu:Wiktionarylang Bản mẫu:Sisterlinks
- Esperanto a, b, c
- Hội Quốc tế ngữ Việt Nam - Website chính thức của Hội Quốc tế ngữ Việt Nam (VEA)
- China Interreta Informa Centro - cổng chính thức của Trung Hoa về Esperanto
- (mul) Esperantomondo - diễn đàn Esperanto
- [2]
- Learn Not to Speak Esperanto by Justin B. Rye
- Is Esperanto's Vocabulary Bloated?
- Ĝangalo - La mondo en Esperanto - Cổng về Esperanto
- Từ điển Esperanto- Tiếng Việt
- UEA.org the World Esperanto Association
- Esperanto books at Project Gutenberg
- Bản mẫu:Dmoz
- The Amazing Story of how Esperanto came to be by The New Republic
- Trò chơi