Tiếng Hy Lạp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά , elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα , ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania Síp. Nó có lịch sử ghi chép dài nhất trong tất cả ngôn ngữ còn tồn tại, kéo dài 34 thế kỷ.[1] Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ chữ viết chính để viết tiếng Hy Lạp; vài hệ chữ khác, như Linear B hệ chữ tượng thanh âm tiết Síp, cũng từng được dùng. Bảng chữ cái Hy Lạp xuất phát từ bảng chữ cái Phoenicia, và sau đó đã trở thành cơ sở cho các hệ chữ Latinh, Kirin, Armenia, Copt, Goth và một số khác nữa.

Tiếng Hy Lạp có một vị trí quan trọng trong lịch sử Thế giới phương Tây Kitô giáo; nền văn học Hy Lạp cổ đại có những tác phẩm cực kỳ quan trọng và giàu ảnh hưởng lên văn học phương Tây, như Iliad Odýsseia. Tiếng Hy Lạp cũng là ngôn ngữ mà nhiều văn bản nền tảng trong khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học và logic, và triết học phương Tây, như những tác phẩm của Aristoteles, được sáng tác. Tân Ước trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy Lạp Koiné.

Vào thời cổ đại Hy-La, tiếng Hy Lạp là một lingua franca, được sử dụng rộng rãi trong vùng ven Địa Trung Hãi. Nó trở thành ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Byzantine, rồi phát triển thành tiếng Hy Lạp trung đại. Dạng hiện đại là ngôn ngữ chính thức của hai quốc gia, Hy Lạp và Síp, là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại bảy quốc gia khác, và là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. Ngôn ngữ này được nói bởi hơn 13 triệu người tại Hy Lạp, Síp, Ý, Albania, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lịch sử[sửa]

Bài chính: Lịch sử tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp đã từng được nói ở bán đảo Balkan từ thiên niên kỷ thứ 2 trước CN. Bằng chứng sớm nhất được tìm thấy trên các bản Sách kẻ hàng B có từ năm 1500 TCN. Bảng chữ cái sử dụng đã được phỏng theo bảng chữ cái Phoenicia vào khoảng năm 1000 TCN và thông qua nhiều lần thay đổi, vẫn còn được dùng cho đến ngày nay.

Ngôn ngữ này có hai thể chính đã được dùng kể từ thời trung cổ Hy Lạp: Dhimotiki (Δημοτική) là ngôn ngữ bình dân (tiếng bản xứ) và Katharevousa (Καθαρεύουσα) là ngôn ngữ mô phỏng tiếng Hy Lạp cổ điển và được dùng trong giới văn học, luật học và khoa học trong suốt thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20. Tiếng Hy Lạp bình dân là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Hy Lạp hiện đại, và là thứ tiếng được người Hy Lạp ngày nay sử dụng rộng rãi.

Một vài học giả nhấn mạnh sự giống nhau giữa tiếng Hy Lạp hiện đại với các tiếng Hy Lạp cổ hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, sự thông hiểu của nó với tiếng Hy Lạp cổ vẫn còn tranh luận. Người ta cho rằng một người nói tiếng Hy Lạp hiện đại "có trình độ" có thể đọc được các phương ngôn cổ, tuy vậy trình độ thế nào khi phải đối mặt với thứ từ vựng ngữ pháp không còn dùng trong giao tiếp hàng ngày nữa là một vấn đề vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy vậy người nói ngày nay vẫn có thể dễ dàng hiểu được. Tiếng Koinē hay Kiní (oi=ē=i) là một giai đoạn của tiếng Hy Lạp được dùng để viết Kinh thánh Tân Ước.

Các dạng từ Hy Lạp tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến từ vựng khoa học và kỹ thuật của thế giới, và thành phần lớn từ vựng kỹ thuật của nhiều thứ tiếng như Latinh, Ý, Đức, Pháp Anh, v.d. astronomy, democracy, philosophy, thespian, anthropology, vân vân. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Danh sách các từ tiếng Anh có gốc Hy Lạp Danh sách các từ Hy Lạp với các từ phái sinh tiếng Anh.

Phân loại[sửa]

Tiếng Hy Lạp là nguyên một nhánh độc lập của hệ Ấn-Âu và không có sinh ngữ nào có liên hệ gần với nó. Trong số các ngôn ngữ hiện đại, tiếng Armenia có vẻ là tiếng có liên hệ gần nhất. Tiếng Hy Lạp đã bị ảnh hưởng bởi các tiếng tại vùng Balkan tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nó là thành viên của Hiệp hội Ngôn ngữ Balkan.

Địa vị chính thức[sửa]

Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Hy Lạp là nơi có 98.5% dân số sử dụng. Nó cũng là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Síp, cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát âm[sửa]

Phát âm của tiếng Hy Lạp hiện đại đã có thay đổi đáng kể so với tiếng Hy Lạp cổ, mặc dù chính tả hiện nay vẫn còn phản ánh những đặc điểm của thứ tiếng xưa. Những ví dụ dưới đây là để miêu tả tiếng Hy Lạp tại Aten vào thế kỷ thứ 5 trước CN. Mặc dù cách phát âm cổ không thể dựng lại chính xác, kể từ thời kỳ này tiếng Hy Lạp đặc biệt được ghi chép rất tốt, và giữa các học giả ít có bất đồng về trạng thái nguyên thủy của các âm. Xem W. Sidney Allen, Vox Graeca – một quyển sách hướng dẫn cách phát âm tiếng Hy Lạp cổ. Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1974. ISBN 0-521-20626-X.

Nguyên âm[sửa]

Theo Bảng phiên âm quốc tế:

Tiếng Hy Lạp cổ đại – âm ngắn[sửa]

Âm e ngắn (ε trong chính tả Hy Lạp) trong bảng này được coi là nguyên âm nửa kín [e] nhưng có lẽ là nó giống [ɛ] hơn.

  trước sau
kín không tròn [[nguyên âm không tròn trước mở|i]]  
kín tròn [[nguyên âm không tròn trước kín|y]]  
nửa kín [[nguyên âm không tròn trước nửa đóng|e]] [[nguyên âm tròn sau nửa đóng|o]]
mở [[nguyên âm không tròn trước mở|a]]  

Tiếng Hy Lạp cổ đại – âm dài[sửa]

Âm [] (ου trong chính tả Hy Lạp) đã có thể là [] vào thế kỷ thứ năm.

  trước sau
kín không tròn [[nguyên âm không tròn trước kín|]]  
kín tròn [[nguyên âm tròn trước|]] [[nguyên âm tròn sau kín|]]
nửa kín [[nguyên âm tròn trước nửa kín|]]  
nửa mở [[nguyên âm không tròn trước nửa mở|ɛː]] [[nguyên âm tròn sau mở|ɔː]]
mở [[nguyên âm không tròn trước mở|]]  

Tiếng Hy Lạp hiện đại[sửa]

Tiếng Hy Lạp hiện đại không còn phân biệt nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.

  trước sau
kín i u
nửa kín               o
nửa mở ɛ  
mở a  

Phụ âm[sửa]

Theo Bảng phiên âm quốc tế:

Tiếng Hy Lạp cổ đại[sửa]

âm đôi môi âm hàm trên âm vòm mềm âm thanh môn
âm bật p b t d k g
âm bật hơi âm bật            
âm mũi m n ŋ
âm rung r r r
âm xát s z h
âm trung gian cạnh lưỡi l

Lưu ý: [z] là tha âm vị của [s], dùng trước các phụ âm kêu, và đặc biệt trong tổ hợp [zd] được viết như zêta (ζ). Âm [r ̥] (r không kêu) được viết như rho với hơi mạnh () có thể là một tha âm vị của [r].

Tiếng Hy Lạp hiện đại[sửa]

âm đôi môi âm môi răng âm răng âm hàm trên âm vòm âm vòm mềm
âm bật p b t d c ɟ k g
âm mũi m ɱ n ɲ ŋ
âm vỗ ɾ
âm xát f v θ ð s z ç ʝ x ɣ
âm tắc xát ts dz
âm trung gian j
âm trung gian cạnh lưỡi l ʎ

Âm vị học[sửa]

Tiếng Hy Lạp có hiện tượng Sandhi, trong đó một số được viết ra còn một số thì không. ν trước âm đôi môi và vòm mềm được phát âm tương ứng là /m/ và /ŋ/, và được viết là μ (συμπάθεια) và γ (συγχρονίζω) khi có nó trong một từ. Từ (estí, IPA /ˌɛsˈti/), có nghĩa là "là" trong tiếng Hy Lạp có được ν, còn mạo từ đổi cách τόν và τήν trong tiếng Hy Lạp hiện đại thì lại mất, tùy theo chữ bắt đầu của từ tiếp theo; hiện tượng này gọi là "nuy di động". Trong tón patéra (τον πατέρα), có nghĩa là "cha" (trạng đổi cách), từ đầu đọc là /tom/, còn trong tiếng Hy Lạp hiện đại (tiếng Hy Lạp cổ thì không thế, nó có âm /b/ riêng), từ sau đọc là /ˌbaˈtɛɾa/ do mp đọc là /mb/.

Thay đổi cách phát âm theo lịch sử[sửa]

Thay đổi ngữ âm từ tiếng Hy Lạp cổ đại sang tiếng Hy Lạp hiện đại chủ yếu thể hiện ở sự giản lược hệ nguyên âm và một thay đổi ở một vài phụ âm nghiêng sang âm xát. Tiếng Hy Lạp cổ đại có năm nguyên âm ngắn, bảy nguyên âm dài, và rất nhiều nguyên âm đôi. Hệ thống này giờ giảm thành hệ năm nguyên âm. Đáng chú ý nhất là các nguyên âm i, ē, y, ei, oi đều biến thành i. Các nguyên âm b, d, g biến thành v, dh, gh (dh là /ð/ và gh là /ɣ/). Các nguyên âm bật hơi , , biến thành f, th, kh (trong đó cách phát âm mới của th là /θ/ và của kh là /x/).

Ngữ pháp[sửa]

Tiếng Hy Lạp, như đa số các ngôn ngữ của hệ Ấn-Âu, biến tố khá mạnh. Chẳng hạn danh từ (bao gồm cả danh từ riêng) có năm cách (cách chủ ngữ, cách sở hữu, cách nhận, cách đổi cách xưng hô), ba giống (đực, cái trung), và ba số (số ít, số đôi số nhiều). Động từ có bốn trạng (trạng trình bày, trạng mệnh lệnh, trạng cầu khẩn trạng mong mỏi), ba thể (thể chủ động, thể trung gian thể bị động), cũng như ba ngôi (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai ngôi thứ ba) cùng nhiều biến tố khác. Tiếng Hy Lạp ngày nay nằm trong số ít các ngôn ngữ Ấn-Âu còn giữ được dạng bị động tổng hợp.

Ngôn ngữ bình dân (Dhimotikí) đã không còn cách nhận, ngoại trừ trong một vài câu như εν τάξει (en táxei /ɛn ˈdaˌksi/), có nghĩa là "OK" (dịch sát nghĩa: "theo thứ tự").

Một thay đổi ngữ pháp đáng chú ý khác là việc mất trạng vô định, số đôi và sự giản lược của hệ tạo tiền tố ngữ pháp như thêm phụ tố láy âm.

Hệ thống chữ viết[sửa]

Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phoenicia rồi cải tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.

Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm:

Có 24 Chữ Hoa và 25 chữ thường (sigma có hai dạng, một dạng được dùng ở cuối từ):

Viết hoa
Α Β Γ Δ Ε Ζ Η Θ Ι Κ Λ Μ Ν Ξ Ο Π Ρ Σ Τ Υ Φ Χ Ψ Ω
Viết thường
α β γ δ ε ζ η θ ι κ λ μ ν ξ ο π ρ σ / ς τ υ φ χ ψ ω

Chữ số[sửa]

Mỗi đơn vị (1, 2, …, 9), mỗi chục (10, 20, …, 90) và mỗi trăm (100, 200, …, 900) được biểu thị bằng một ký tự riêng. Điều này đòi hỏi có 27 ký tự, do đó 24 chữ cái Hy Lạp mở rộng bằng cách sử dụng ba ký tự cổ: digamma ϝ,(hoặc stigma ϛ hay trong tiếng Hy Lạp hiện đại là στ) cho số 6, qoppa ϟ cho số 90, và sampi ϡ cho số 900.[2].

Ký tự Giá trị Ký tự Giá trị Ký tự Giá trị
αʹ 1 ιʹ 10 ρʹ 100
βʹ 2 κʹ 20 σʹ 200
γʹ 3 λʹ 30 τʹ 300
δʹ 4 μʹ 40 υʹ 400
εʹ 5 νʹ 50 φʹ 500
ϝʹ hoặc ϛʹ hoặc στʹ ||6 || ||ξʹ ||60 || ||χʹ ||600
ζʹ 7 οʹ 70 ψʹ 700
ηʹ 8 πʹ 80 ωʹ 800
θʹ 9 ϟʹ 90 ϡʹ 900

Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, các ký tự viết hoa được ưa thích sử dụng hơn, ví dụ Φίλιππος Βʹ = Philip II.

Ví dụ[sửa]

Một vài từ và câu phổ biến[sửa]

  • Người Hy Lạp (đàn ông): Έλληνας, IPA /ˈɛliˌnas/
  • Người Hy Lạp (đàn bà): Ελληνίδα /ˌɛliˈniða/
  • Tiếng Hy Lạp: Ελληνικά /ɛˌliniˈka/
  • hello: γειά /ʝa/ (thân mật), chỉ dùng để nói với người quen biết. Khi nói với người lạ phải dùng thể lịch sự hơn "chúc một ngày tốt lành": καλημέρα /ˌkaliˈmɛɾa/
  • tạm biệt: αντίο /aˈndiˌo/ (lịch sự), γειά /ʝa/ (thân mật, giống ở trên)
  • làm ơn: παρακαλώ /paˌɾakaˈlo/
  • Làm ơn, tôi muốn ____: θα ήθελα ____ παρακαλώ /θa ˈiθɛˌla ____ paˌɾakaˈlo/
  • xin lỗi: συγνώμη /ˌsiˈɣnomi/
  • cảm ơn: ευχαριστώ /ɛˌfxaɾiˈsto/
  • đó/đây: αυτό /ˌaˈfto/
  • bao nhiêu?: πόσο; /ˈpoˌso/
  • nó giá bao nhiêu?: πόσο κοστίζει; /ˈpoˌso ˌkoˈstizi/
  • có: ναι //
  • không: όχι /ˈoˌçi/
  • Tôi không hiểu: δεν καταλαβαίνω /ðɛŋ kaˌtalaˈvɛno/
  • Tôi không biết: δεν ξέρω /ðɛŋ ˈksɛˌɾo/
  • phòng tắm ở đâu?: πού είναι η τουαλέτα; /pu ˈiˌnɛ i ˌtuaˈlɛta/
  • bánh nướng: εις υγείαν! /is iˈʝiˌan/
  • nước trái cây: χυμός /ˌçiˈmos/
  • nước: νερό /ˌnɛˈɾo/
  • rượu: κρασί /ˌkɾaˈsi/
  • bia: μπύρα /ˈbiˌɾa/
  • sữa: γάλα /ˈɣaˌla/
  • Bạn nói được tiếng Anh không?: Μιλάτε Αγγλικά; /miˈlaˌtɛ ˌaŋgliˈka/
  • Anh (em) yêu em (anh): σ’ αγαπώ /ˌsaɣaˈpo/
  • Giúp tôi!: Βοήθεια! /voˈiθiˌa/

Kinh của Chúa bằng tiếng Hy Lạp[sửa]

Kinh của Chúa (Kinh Lạy Cha) bằng tiếng Hy Lạp, theo Matt. 6:9-13:

Chuyển tự thành:

Pater hēmōn, ho en tois ouranois hagiasthētō to onoma sou;
elthetō hē basileia sou; genethetō to thelēma sou, hōs en ouranōi, kai epi tēs gēs;
ton arton hēmōn ton epiousion dos hēmin sēmeron;
kai aphes hēmin ta opheilēmata hēmōn, hōs kai hēmeis aphiemen tois opheiletais hēmōn;
kai mē eisenenkēis hēmas eis peirasmon, alla rhusai hēmas apo tou ponērou.
Hoti sou estin hē basileia, kai hē dúnamis, kai hē doxa eis tous aiōnas;
amēn.

Kinh Tin Kính Nicaea bằng tiếng Hy Lạp[sửa]

Kinh Tin Kính Nicaea bằng tiếng Hy Lạp:

Tham khảo[sửa]

Nguồn[sửa]

  • W. Sidney Allen, Vox Graeca - sách hướng dẫn phát âm tiếng Hy Lạp cổ điển. Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1968-74. ISBN 0-521-20626-X
  • Geoffrey Horrocks, Greek: A History of the Language and Its Speakers (Thư viện ngôn ngữ học Longman). Nhà xuất bản Addison Wesley, 1997. ISBN 0-582-30709-0
  • W. Sidney Allen, Vox Graeca - a guide to the pronunciation of classical Greek. Cambridge University Press, 1968-74. ISBN 0-521-20626-X
  • Robert Browning, Medieval and Modern Greek, Cambridge University Press, 2nd edition 1983, ISBN 0-521-29978-0. An excellent and concise historical account of the development of modern Greek from the ancient language.
  • Crosby and Schaeffer, An Introduction to Greek, Allyn and Bacon, Inc. 1928. A school grammar of ancient Greek
  • Dionysius of Thrace, "Art of Grammar", "Τέχνη γραμματική", c.100 BC
  • David Holton, Peter Mackridge, and Irene Philippaki-Warburton, Greek: A Comprehensive Grammar of the Modern Language, Routledge, 1997, ISBN 0-415-10002-X. A reference grammar of modern Greek.
  • Geoffrey Horrocks, Greek: A History of the Language and Its Speakers (Longman Linguistics Library). Addison Wesley Publishing Company, 1997. ISBN 0-582-30709-0. From Mycenean to modern.
  • Brian Newton, The Generative Interpretation of Dialect: A Study of Modern Greek Phonology, Cambridge University Press, 1972, ISBN 0-521-08497-0.
  • Andrew Sihler, "A New Comparative Grammar of Greek and Latin", Oxford University Press, 1996. An historical grammar of ancient Greek from its Indo-European origins. Some eccentricities and no bibliography but a useful handbook to the earliest stages of Greek's development.
  • Herbert Weir Smyth, Greek Grammar, Harvard University Press, 1956 (revised edition), ISBN 0-674-36250-0. The standard grammar of classical Greek. Focuses primarily on the Attic dialect, with comparatively weak treatment of the other dialects and the Homeric Kunstsprache.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.