Aristoteles
Bản mẫu:Infobox Philosopher Aristoteles (Bản mẫu:Lang-grc Bản mẫu:IPA-grc, Aristotélēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritxtốt; 384 – 322 TCN)[1] là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Cuộc đời[sửa]
Aristoteles, cái tên có nghĩa là "mục đích tốt nhất",[2] được sinh tại Stagira thuộc Vương quốc Macedonia cách thành Athens 200 dặm về phía bắc, tức là ở phía đông Thessaloniki ngày nay, vào năm 384 TCN.[3] Cha của ông là bác sĩ riêng, bạn thân của quốc vương Macedonia Amyntas III (tổ phụ của Alexandros Đại đế).[4] Từ nhỏ Aristoteles sống với cha mẹ và được cha dạy cho về y khoa. Năm 17 tuổi, Aristoteles đến thành Athena và theo học nghề thầy thuốc.
Aristoteles đến Athens từ lúc 18 tuổi và trở thành học viên trong Học viện Platon. Ông học ở đó khoảng 20 năm trước khi rời Athens vào 348/47 TCN. Người ta thường kể lại, ông rời bỏ Athens vì thất vọng là học viện đã được giao cho cháu của Platon Speusippus lãnh đạo, mặc dù cũng có thể là vì khuynh hướng chống lại người Macedonia đang nổi dậy, cho nên ông đã bỏ đi trước khi Platon mất.[5]
Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời kì lí tưởng trong cuộc đời Aristoteles. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn Aristoteles gần 43 tuổi, chỉ sự cách biệt ấy cũng không làm dễ dàng sự thông cảm. Platon công nhận rằng Aristoteles là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Aristoteles là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của Aristoteles được Platon gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng vào sách vở của Aristoteles.
Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra vào cuối đời Platon. Aristoteles có vẻ chống lại tư tưởng của Platon và nhiều khi không đồng ý với Platon. Thái độ này làm Platon rất bất bình coi Aristoteles như một đứa con vô ơn. Một vài học giả cho rằng Aristotetes lập một trường hùng biện. Trong số các môn sinh có Hermias sau này thành người cầm quyền tiểu quốc Atarneus. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hermias mời Aristoteles về sống tại triều đình vào năm 344 TCN, Hermias giới thiệu người chị của mình làm vợ Aristoteles. Cuộc hôn nhân là một sự thành công mĩ mãn.
Sau đó một năm (343 TCN), quốc vương Macedonia là Philippos II mời Aristoteles về triều đình để dạy cho thái tử Alexandros.[6] Đó là một vinh dự rất lớn cho Aristoteles, vì Philip II cũng như Alexandros là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Philip II chinh phục Thrace năm 356 TCN để chiếm những mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của Athena. Thần dân của Philip là những nông dân khoẻ mạnh, những chiến sĩ dũng cảm biết chịu đựng gian khổ. Nhờ những yếu tố ấy Philip II và Alexandros đã thôn tính hàng trăm tiểu quốc và thực hiện được sự thống nhất Hy Lạp. Philippos II không ưa chủ nghĩa cá nhân đương thời mặc dù chủ nghĩa này có kết quả tốt đẹp đối với nghệ thuật và đời sống tinh thần của dân Hy Lạp. Philippos II cho rằng chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của sự đồi truỵ kinh tế cũng như chính trị. Chính dựa vào chủ nghĩa này mà những kẻ lưu manh chính trị có thể lơi dụng sự tin tưởng quá dễ dãi của dân chúng để mặc tình thao túng chính trường gây nên bè phái, giai cấp, âm mưu chống đối nhau. Philippos II quyết chấm dứt tình trạng trên để thực hiện một nước Hy Lạp thống nhất và hùng mạnh xứng đáng là trung tâm chính trị của thế giới thời bấy giờ. Trong thời niên thiếu Philippos II đã học quân sự tại Thebes (Hy Lạp). Năm 338 TCN ông chiến thắng tại Athena và thực hiện được sự thống nhất của nước Hy Lạp. Ông mong mỏi sẽ cùng người con là Alexandros tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì ông bị ám sát.[7]
Khi Aristoteles đến nhận việc thì Alexandros là một cậu bé 13 tuổi bồng bột và ốm yếu, ưa cưỡi ngựa và tập ngựa. Những cố gắng của Aristoteles để làm dịu sự bồng bột của Alexandros hình như không đem lại nhiều kết quả. Theo một vài sử gia Alexandros coi Aristoteles như cha ruột của mình và về phần Alexandros cũng đã từng tuyên bố muốn học hỏi và coi trọng sự hiểu biết hơn là chinh phục thế giới. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ xã giao vì không đúng với sự thật. Alexandros luôn luôn là một chiến sĩ thích chinh phục, sau khi thọ giáo 2 năm với Aristoteles, Alexandros nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành công của Alexandros có lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Aristoteles và người ta thường so sánh thiên tài của Aristoteles trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandros trong lãnh vực chính trị. Cả hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất triết lí.[8]
Sau khi cất quân chinh phục châu Á, Alexandros để lại ở Hy Lạp những chính phủ trung thành với ông nhưng không được dân chúng ủng hộ. Truyền thống dân chủ của người Hy Lạp không thể một sớm một chiều bị lu mờ trước sức mạnh của đội quân Alexandros. Tại những chính phủ này, những đảng lên cầm quyền được mệnh danh là đảng Macedonia hay là đảng thân Alexandros. Năm 334 TCN, Aristoteles trở về Athena sau một cuộc du hành và lẽ cố nhiên không dấu cảm tình đối với đảng Macedonia tại đó.[9] Công trình khảo cứu khoa học, triết lí, chính trị của Athena tuy rất bao la nhưng không phải là hoàn toàn theo đuổi trong sự yên tĩnh. Nhiều biến cố chính trị luôn luôn đe doạ Aristoteles và nhóm cộng sự viên, công trình này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thành công của Alexandros trên lãnh vực chính trị. Những nhận xét trên đây còn cho phép chúng ta hiểu rõ tư tưởng chính trị của Aristoteles.[10]
Các quan điểm của Aristoteles[sửa]
- "Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn"
- "Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh."
- "Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn."
"Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng."
- Aristoteles còn cho rằng, chuyển động có thể là "có ý thức" hoặc "vô ý thức". Ông dùng thuật ngữ "nature will" (tạm dịch là "lẽ tự nhiên") để giải thích về nguyên nhân của sự chuyển động: "Mọi chuyển động có ý thức hay vô ý thức của sinh vật hoặc các vật thể đều tuân theo lẽ tự nhiên của chúng."
- Aristoteles đồng ý với quan điểm của Empedode về 4 nguyên tố đất, lửa, khí, nước. Sau đó đề xuất thêm rằng các thiên thể chuyển động theo đường tròn, trong môi trường gọi là ête (ether).
Một số quan niệm của Aristoteles sau này bị Galileo Galilei đánh đổ ví dụ như " Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ"
Công việc[sửa]
Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Aristoteles đã thành công trong việc lập nên một trường học lấy tên là Lyceum. Rất nhiều môn đồ đến xin thụ giáo đến nỗi cần phải đặt ra những phép tắc luật lệ để giữ gìn trật tự. Những môn đồ này tự bầu cử một uỷ ban để cai quản các công việc của trường. Họ thường ở lại và ăn uống ngay trong trường, các buổi học thường được tổ chức ngoài đồng trống.[11]
Trước kia Platon cũng đã thành lập một trường lấy tên là Academy chuyên nghiên cứu về toán học và chính trị. Lyceum của Aristoteles chuyên nghiên cứu về sinh lí học và động vật học. Alexandros ra lệnh cho các nhà săn bắn và chài lưới phải đem nộp cho Aristoteles tất cả những giống vật mới lạ.[12] Tục truyền có cả thảy một đội quân 1.000 người rải rác khắp Hy Lạp và châu Á để sưu tầm những giống vật mới lạ, Aristoteles là người đầu tiên đã lập nên vườn bách thảo và sở bách thú trên toàn thế giới.[13]
Ngoài sự ủng hộ của Alexandros, Aristoteles còn bỏ vào đó một số vốn rất lớn, ông là một người có nhiều tiền của nhờ cưới vợ giàu và có quyền thế, có lần bên nhà vợ đã tặng Aristoteles một số tiền tương đương với 4 triệu Mĩ kim theo thời giá hiện nay để dùng vào việc nghiên cứu khoa học. Có người cho rằng chính Aristoteles đã khuyến cáo Alexandros chinh phục Ai Cập với mục đích thám hiểm vùng thượng lưu sông Nin để biết rõ nguyên nhân những trận lụt xảy ra ở Ai Cập. Ngoài ra, Aristote còn sưu tầm 158 bản hiến pháp.
Nhưng những phương tiện nghiên cứu của Aristoteles vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có kính viễn vọng, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristoteles đã sử dụng là một cái thước và một cái la bàn. Sức hút của Trái Đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh.
Những tác phẩm của Aristoteles lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có người bảo 1.000 cuốn. Những cuốn còn lại đến nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có thể lập thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lí dạy các cách xếp đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lí học, thiên văn học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lí như đạo đức học, chính trị học và siêu hình học.
Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Công trình của Aristoteles xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandros. Văn chương của Aristoteles không bóng bẩy và thi vị như của Platôn, đó là một loại văn chương chính xác và khoa học. Aristoteles phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả tư tưởng. Những từ ngữ Âu Mĩ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Aristotle như faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, principle, form.... Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Aristoteles còn viết nhiều tác phẩm văn chương nhưng đến nay đã thất truyền.
Có người cho rằng những tác phẩm của Aristoteles không phải do chính Aristotle soạn thảo mà do các môn đệ soạn thảo sau khi ghi chú các bài giảng của Aristoteles. Phần lớn những tác phẩm này được xuất bản sau khi Aristoteles qua đời. Chỉ có một số ít tác phẩm về luận lí và văn chương được xuất bản khi Aristoteles còn sống. Một số những tác phẩm khác về siêu hình học và chính trị được sưu tầm từ đống giấy tờ do Aristoteles để lại. Có người cho rằng trong tất cả các tác phẩm và Aristoteles chúng ta có thể tìm thấy một lối viết văn giống nhau, điều này chứng tỏ rằng các môn đệ của Aristoteles thấm nhuần tư tưởng của thầy một cách sâu xa, nếu không phải tự tay Aristoteles soạn thảo ra các tác phẩm của mình thì các tư tưởng trình bày chắc chắn là của Aristoteles.
Ảnh hưởng[sửa]
Sau khi nhà đại Hiền Triết Aristoteles qua đời, nền triết học của ông được giảng dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là Kritolaos đã qua kinh thành Roma vào năm 155 TCN, nhờ đó người La Mã được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 TCN, Andronicus người đảo Rhodes, đã cho ấn hành nhiều tác phẩm của Aristoteles và nhờ đó mà nhiều học giả đã học tập và phân tích nền Triết học kể trên, đặc biệt tại thành Alexandria.[14]
Sau khi Đế quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết học của Aristoteles bị hầu như lãng quên, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 SCN tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristotle sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo.[15][16] Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes vào thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, ông đã nghiên cứu và nhận xét về Aristoteles. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Aristote-les lại được quan tâm bởi các học giả Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas,[17] một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Aristoteles làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó.[18] Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristoteles là "Bậc Thầy của những người hiểu biết".[19][20]
Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin, đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Aristoteles cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần học và trước thế kỷ 20,[21][22] môn Luận Lý được coi là của Aristoteles.[23]
Vinh danh[sửa]
Núi Aristoteles, nằm trên bờ biển Oscar II thuộc đất Graham, Châu Nam Cực được đặt tên theo tên của Aristote-les.[24]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Ingemar Düring, Aristotle in the Ancient Biographical Tradition, Göteborg, 1957, tr. 253.
- ↑ Campbell, Michael. “Behind the Name: Meaning, Origin and History of the Name Aristo-tle”. Behind the Name: The Etymology and History of First Names. www.behindthename.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ McLeisch, Kenneth Cole (1999). Aristotle: The Great Philosophers. Routledge. tr. 5. ISBN 0-415-92392-1.
- ↑ Anagnostopoulos, G., "Aristotle's Life", A Companion to Aris-totle (Blackwell Publishing, 2009), tr. 4.
- ↑ Carnes Lord, introduction to The Politics by Aristotle (Chicago: University of Chicago Press, 1984).
- ↑ Bertrand Russell, "A History of Western Philosophy", Simon & Schuster, 1972
- ↑ Peter Green, Alexander of Macedon, 1991 University of California Press, Ltd. Oxford, England. Library of Congress Cataloging-in-Publication Data, p.58–59
- ↑ William George Smith,Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology, vol. 3, tr. 66
- ↑ Peter Green, Alexander of Macedon, 1991 University of California Press, Ltd. Oxford, England. Library of Congress Cataloging-in-Publication Data, tr. 379, 459
- ↑ Neill, Alex; Aaron Ridley (1995). The Philosophy of Art: Readings Ancient and Modern. McGraw Hill. tr. 488. http://www.amazon.com/dp/0070461929/.
- ↑ Sachs, Joe (2005), “Aristotle: Motion and its Place in Nature”, Internet Encyclopedia of Philosophy, http://www.iep.utm.edu/aris-mot/
- ↑ Emily Kearns, "Animals, knowledge about," in Oxford Classical Dictionary, 3rd ed., 1996, tr. 92.
- ↑ Singer, Charles. A short history of biology. Oxford 1931.
- ↑ Plutarch, Life of Alexander
- ↑ Encyclopedia of Islam, Aristutalis
- ↑ Magee, Bryan (2010). The Story of Philosophy. Dorling Kindersley. tr. 34.
- ↑ Rasa'il I, 103, 17, Abu Rida
- ↑ Comm. Magnum in Aristotle, De Anima, III, 2, 43 Crawford
- ↑ Bản mẫu:SEP
- ↑ Nasr, Seyyed Hossein (1996). The Islamic In-tellectual Tradition in Persia. Curzon Press. 59–60. ISBN 0-7007-0314-4.
- ↑ “Aristotle (Greek philosopher) – Britannica Online Encyclopedia”. Britannica.com. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Durant, Will (1926 (2006)). The Story of Philosophy. United States: Simon & Schuster, Inc.. tr. 92. ISBN 978-0-671-73916-4.
- ↑ W. K. C. Guthrie (1990). "A history of Greek philosophy: Aristotle: an encounter". Cambridge University Press. tr. 156. ISBN 0-521-38760-4
- ↑ Aristotle Mountains. SCAR Composite Antarctic Gazetteer.
Liên kết đến đây
- Khoa học
- Archimedes
- Chân lý
- Châu Âu
- Chính trị
- Cristoforo Colombo
- Cơ học cổ điển
- Galileo Galilei
- Hiến pháp
- Hư cấu
- Xem thêm liên kết đến trang này.