Thời gian
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn ngữ của loài người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật. Định nghĩa về thời gian là một định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian trôi",... và do đó dứt khoát phải có một cách hiểu chung nhất.
Thời gian là một thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng (luôn vận động). Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm lịch),... hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật".
Thời
gian
chỉ
có
một
chiều
duy
nhất
(cho
đến
nay
được
biết
đến)
đó
là
từ
quá
khứ
đến
hiện
tại
và
tương
lai.
Do
sự
vận
động
không
ngừng
của
thế
giới
vật
chất
từ
vi
mô
đến
vĩ
mô
(và
kể
cả
trong
ý
thức,
nhận
thức)
mà
trạng
thái
và
vị
trí
(xét
theo
quan
điểm
động
lực
học)
của
các
vật
không
ngừng
thay
đổi,
biến
đổi.
Chúng
luôn
có
những
quan
hệ
tương
hỗ
với
nhau
và
vì
thế
"vị
trí
và
trật
tự"
của
chúng
luôn
biến
đổi,
không
thể
trở
về
với
trạng
thái
hay
vị
trí
trước
đó
được.
Đó
chính
là
trình
tự
của
thời
gian.
Theo
Stephen
Hawking,
thời
gian
có
liên
quan
đến
entropi
(trạng
thái
động
lực
học)
vĩ
mô
[1].
Hay
nói
cách
khác
thời
gian
là
một
đại
lượng
mang
tính
vĩ
mô.
Nó
luôn
luôn
gắn
với
mọi
mọi
vật,
không
trừ
vật
nào.
Thời
gian
gắn
với
từng
vật
là
thời
gian
riêng,
và
thời
gian
riêng
thì
có
thể
khác
nhau
tuỳ
thuộc
vào
bản
chất
của
vật
đó
và
hệ
quy
chiếu
gắn
với
nó,
ví
dụ
với
mỗi
hệ
chuyển
động
có
vận
tốc
khác
nhau
thời
gian
có
thể
trôi
đi
khác
nhau.
Thời
gian
của
vật
này
có
thể
ảnh
hưởng
đến
vật
khác.Tuy
nhiên,thời
gian
nếu
là
sự
hoạt
động
và
tương
tác
vật
chất
thì
nó
phải
được
xác
định
các
sự
kiện
là
hệ
quả
của
nhau.Nếu
như
các
sự
kiện
mà
con
người
đo
đạc
chỉ
là
các
sự
kiện
ngẫu
nhiên,hoặc
không
thể
xác
định
sự
liền
mạch
khi
tái
chuẩn
hoá
hoặc
lượng
tử
hoá
qua
hằng
số
planck,thời
gian
có
vẻ
không
tồn
tại.
Như
vậy,
"thời
điểm"
là
một
trạng
thái
vật
lý
cụ
thể
(có
thể
xác
định
được)
của
một
hệ
và
"thời
gian"
là
diễn
biến
của
các
trạng
thái
vật
lý
của
một
hệ
là
hệ
quả
của
nhau
trong
lí
thuyết
hỗn
độn.(xem
hệ
vật
lý
kín).
Mục lục
Đo đạc[sửa]
Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây. Trong đó, đơn vị cơ sở là "ngày", một ngày được chia làm 24 giờ (12 canh giờ - cách tính thường sử dụng thời xưa), 1 giờ chia thành 60 phút, 1 tuần gồm 7 ngày, 1 tháng bao gồm 28 đến 31 ngày tuỳ thuộc vào tháng trong năm...
Theo quy ước hiện đại trong vật lý 1 giây được định nghĩa như sau:[2][3]
- Giây là khoảng thời gian bằng 9,192,631,770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi.
Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên khái niệm giây như sau:
- Một phút có 60 giây
- Một giờ có 60 phút
- Một ngày có 24 giờ
- Một tuần có 7 ngày
- Một tháng có 4 tuần + 0, 1, 2, 3 ngày, (trung bình 30,4.. ngày)
- Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm có 12 tháng, hoặc 52 tuần 1 ngày, hoặc 365 ngày và 6 giờ
Trong lý thuyết tương đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm vào cho không gian ba chiều để tạo thành không-thời gian[4][cần dẫn nguồn]. Việc cho thêm chiều thời gian giúp việc định vị các sự kiện được dễ dàng khi hệ quy chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm trong không gian ba chiều cổ điển.
Vật lý cũng như nhiều ngành khoa học khác xem thời gian là một trong số những đại lượng cơ bản ít ỏi. [5]
Nó được dùng định nghĩa nhiều đại lượng khác như vận tốc nhưng nếu dùng những đại lượng như vậy mà định nghĩa trở lại thời gian sẽ tạo ra lối định nghĩa lòng vòng (tiếng Anh: circular definition).[6]
Một dạng định nghĩa operational về thời gian được diễn tả như sau: quan sát số lần lập cụ thể của một sự kiện có tính chu kì (như chuyển động của con lắc tự do) nảy sinh một loại đơn vị tiêu chuẩn như giây.
Các định nghĩa và tiêu chuẩn[sửa]
Đơn vị | Kích thước | Ghi chú |
---|---|---|
yocto giây | 10−24 s | |
zepto giây | 10−21 s | |
atto giây | 10−18 s | Khoảng thời gian nhỏ nhất có thể đo được chính xác |
femto giây | 10−15 s | Xung thời gian trên tia laser nhanh nhất |
pico giây | 10−12 s | |
nano giây | 10−9 s | Thời gian cho các phân tử để phát huỳnh quang. |
micro giây | 10−6 s | |
milli giây | 0,001 s | |
giây | 1 s | đơn vị cơ bản trong SI |
phút | 60 s | |
giờ | 60 phút | |
ngày | 24 giờ | |
tuần | 7 ngày | |
fortnight | 14 ngày | Tương đương với 2 tuần |
tuần trăng | 27.2–29.5 ngày | Các khái niệm khác nhau của tháng âm lịch |
tháng | 28–31 ngày | |
quý | 3 tháng | |
năm | 12 tháng | |
năm thường | 365 ngày | 52 tuần + 1 ngày |
năm nhuận | 366 ngày | 52 tuần + 2 ngày |
năm nhiệt đới | 365,24219 ngày | trung bình |
năm Gregoria | 365,2425 ngày | trung bình |
Olympiad | chu kỳ 4 năm | |
thập niên | 10 năm | |
thế hệ | 17-35 năm | thay đổi khác nhau, tùy ngữ cảnh |
thế kỷ | 100 năm | |
thiên niên kỷ | 1.000 năm | |
exa giây | 1018 s |
gần
32
tỉ
năm,
gấp
hơn
2
lần tuổi của vũ trụ tính theo thời gian hiện tại |
Trong hệ đo lường SI cơ bản, đơn vị của thời gian là giây. Từ đó các đơn vị lớn hơn như phút, giờ, và ngày được tính dựa theo đó, các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị không SI do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng cũng được chấp nhận chính thức cùng với SI. Không có tỉ số cố định giữa giây và tháng hay năm, trong khi tháng và năm có những thay đổi đáng kể trong năm về độ dài.[2]
Định nghĩa về giây chính thức trong SI như sau:[2][3] Bản mẫu:Bquote
Trong một hội nghị về thời gian năm 1997, CIPM thông báo rằng định nghĩa này đề cập đến một nguyên tử caesium trong trạng thái cơ bản ở 0 K.[2] Trước đó vào năm 1967, giây đã được định nghĩa là: Bản mẫu:Bquote
Định nghĩa giây hiện tại, kết hợp với định nghĩa hiện tại về met, được dựa trên thuyết tương đối hẹp, để khẳng định rằng không-thời gian của chúng ta là một không gian Minkowski.
Thời gian thế giới[sửa]
Điều cơ bản trong khoa học thời gian là việc tính liên tục đơn vị giây dựa trên đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới, hay gọi là thời gian Nguyên tử Quốc tế.
Giờ phối hợp quốc tế (UTC) là giờ chuẩn hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Giờ GMT là một giờ chuẩn cũ, tính từ ngành đường sắt Anh năm 1847. Sử dụng kính thiên văn thay vì đồng hồ nguyên tử, GMT được hiệu chỉnh theo thời gian Mặt Trời trung bình tại Đài thiên văn Greenwich ở Vương quốc Anh. Giờ vũ trụ (UT) là một thuật ngữ hiện đại được dùng trong hệ thống quốc tế dựa trên quan sát bằng kính thiên văn, được chấp nhận để thay thế cho Giờ trung bình Greenwich ("Greenwich Mean Time") năm 1928 bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế. Những quan sát tại đài thiên văn Greenwich đã chấm dứt năm 1954, mặc dù vị trí này vẫn còn được sử dụng làm mốc cho hệ thống tọa độ. Do chu kỳ quan của Trái Đất không phải lúc hoàn toàn cố định, khoảng thời gian giây có thể thay đổi nếu được hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn dựa trên kính thiên văn như GMT hay UT - trong đó giây được xác định là một tỷ lệ của ngày hay năm.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng phát đi các tín hiệu thời gian rất chính xác trên toàn cầu, với những chỉ dẫn về cách chuyển đổi giữa giờ GPS và UTC.
Trái Đất được chia thành các múi giờ. Hầu hết mỗi múi giờ cách nhau một giờ, và tính toán giờ địa phương khi cộng thêm vào giờ UTC hay GMT. Ở một số nơi việc cộng thêm giờ thay đổi theo năm do những quy ước về giờ tiết kiệm ánh sáng ngày.
Đọc thêm[sửa]
- Barbour, Julian (1999). The End of Time: The Next Revolution in Physics. Oxford University Press. ISBN 0-19-514592-5.
- Das, Tushar Kanti (1990). The Time Dimension: An Interdisciplinary Guide. New York: Praeger. ISBN 0275926818.- Research bibliography
- Davies, Paul (1996). About Time: Einstein's Unfinished Revolution. New York: Simon & Schuster Paperbacks. ISBN 0-684-81822-1.
- Feynman, Richard (1994) [1965]. The Character of Physical Law. Cambridge (Mass): The MIT Press. 108–126. ISBN 0-262-56003-8. http://mitpress.mit.edu/catalog/item/default.asp?ttype=2&tid=5277.
- Galison, Peter (1992). Einstein's Clocks and Poincaré's Maps: Empires of Time. New York: W. W. Norton. ISBN 0-393-02001-0.
- Highfield, Roger (1992). Arrow of Time: A Voyage through Science to Solve Time's Greatest Mystery. Random House. ISBN 0-449-90723-6.
- Mermin, N. David (2005). It's About Time: Understanding Einstein's Relativity. Princeton University Press. ISBN 0-691-12201-6. http://press.princeton.edu/titles/8112.html.
- Penrose, Roger (1999) [1989]. The Emperor's New Mind: Concerning Computers, Minds, and the Laws of Physics. New York: Oxford University Press. 391–417. ISBN 0-19-286198-0. http://www.oup.com/uk/catalogue/?ci=9780192861986.
- Price, Huw (1996). Time's Arrow and Archimedes' Point. Oxford University Press. ISBN 0-19-511798-0. http://www.usyd.edu.au/time/price/TAAP.html.
- Reichenbach, Hans (1999) [1956]. The Direction of Time. New York: Dover. ISBN 0-486-40926-0. http://store.doverpublications.com/0486409260.html.
- Stiegler, Bernard, Technics and Time, 1: The Fault of Epimetheus
- Whitrow, Gerald J. (1973). The Nature of Time. Holt, Rinehart and Wilson (New York).
- Whitrow, Gerald J. (1980). The Natural Philosophy of Time. Clarendon Press (Oxford).
- Whitrow, Gerald J. (1988). Time in History. The evolution of our general awareness of time and temporal perspective. Oxford University Press. ISBN 0-19-285211-6.
- Rovelli, Carlo (2006). What is time? What is space?. Rome: Di Renzo Editore. ISBN 8883231465. http://www.direnzo.it/main.phtml?Language=en&Doc=0001&ISBN=8883231465.
- Charlie Gere, (2005) Art, Time and Technology: Histories of the Disappearing Body, Berg
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ Stephen Hawking. Lược sử thời gian.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 Organisation Intergouvernementale de la Convention du Métre (1998) (PDF). The International System of Units (SI), 7th Edition. http://www1.bipm.org/utils/en/pdf/si-brochure.pdf. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
- ↑ 3,0 3,1 “Base unit definitions: Second”. NIST. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Lược sử thời gian - Stephen Hawking
- ↑ Bản mẫu:Cite paper p. 17. "I only add to this the observation that relativity and quantum mechanics provide, in string theory, units of length and time which look, at present, more fundamental than any other."
- ↑ Duff, Okun, Veneziano, ibid. p. 3. "There is no well established terminology for the fundamental constants of Nature. … The absence of accurately defined terms or the uses (i.e. actually misuses) of ill-defined terms lead to confusion and proliferation of wrong statements."
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Wiktionarypar Bản mẫu:Wikiquote
Dự án liên quan | Wikibooks có thêm thông tin về Thời gian |
Bản mẫu:Các thành phần tự nhiên
Liên kết đến đây
- Carl Friedrich Gauss
- Âm dương
- Khoa học
- Albert Einstein
- Ánh sáng
- Aristoteles
- Bức xạ điện từ
- Carl Friedrich Gauß
- Cày
- Cơ học lượng tử
- Xem thêm liên kết đến trang này.