Đế quốc La Mã

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma () là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại. La Mã từng là một đế quốc rộng lớn tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 1 TCN cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 hay thế kỷ thứ 6, gồm phần đất những nước vây quanh Địa Trung Hải ngày nay. Đế quốc La Mã là sự tiếp nối của Cộng hòa La Mã và nằm trong giai đoạn cuối cùng của thời cổ điển.[1]. Nó được tính từ khi Augustus bắt đầu trị vì từ năm 27 TCN và có nhiều mốc kết thúc khác nhau.

Nền Cộng hòa La Mã 500 năm tuổi, tiền thân của Đế quốc La Mã, đã bị suy yếu qua nhiều cuộc nội chiến.[Gc 1] Đã có nhiều sự kiện xảy ra đánh dấu bước chuyển mình từ nền Cộng hòa sang Đế quốc, bao gồm việc Julius Caesar được bổ nhiệm làm nhà độc tài suốt đời (44 TCN), trận Actium (31 TCN), và sự kiện Viện nguyên lão trao cho Octavianus danh hiệu cao quý Augustus (27 TCN).[Gc 2]

Hai thế kỷ đầu của đế quốc ghi dấu với nền Thái bình La Mã (Pax Romana), một giai đoạn hòa bình thịnh trị chưa từng thấy.[2] Sự mở rộng cương thổ của La Mã đã bắt đầu từ thời Cộng hòa, nhưng đạt tới cực đỉnh vào thời hoàng đế Traianus. Ở đỉnh cao, Đế quốc La Mã kiểm soát gần 6.5 triệu km2, tuy rằng những người kế tục đã từ bỏ phần lớn đất đai mà ông chiếm được[3]. Vì sự rộng lớn và bền vững dài lâu của mình, những thể chế và văn hóa của Đế quốc La Mã có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến sự phát triển của ngôn ngữ, tôn giáo, kiến trúc, triết học, luật pháp trong những vùng mà nó cai trị, đặc biệt là châu Âu, và nhờ vào chủ nghĩa bành trướng của châu Âu, sau này chúng lan ra toàn thế giới hiện đại.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Đế chế La Mã

Roma đã bắt đầu sáp nhập các tỉnh mới của nó từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, và quá trình này kéo dài suốt bốn thế kỷ trước khi lãnh thổ của nó đạt đến mức cực đỉnh, và theo chiều hướng là một "đế chế" trong khi vẫn cai trị như là một nhà nước cộng hòa.[4] Các tỉnh Cộng hòa thì được cai quản bởi các viên cựu chấp chính quan và cựu pháp quan, vốn được bầu hàng năm và nắm giữ quyền lực tuyệt đối [5]. Với việc tập trung quá nhiều của cải cũng như sức mạnh quân đội trong tay của một vài người thông qua quyền cai trị các tỉnh, nó đã trở thành nhân tố chính trong quá trình chuyển từ nhà nnước cộng hòa sang chế độ quân chủ chuyên chế.[6]

Vì là vị hoàng đế đầu tiên, Augustus đã đảm nhận địa vị chính thức này nhờ vào việc ông đã phục hồi nền Cộng hòa, và điều chỉnh quyền hạn của mình một cách cẩn thận trong khuôn khổ các nguyên tắc của hiến pháp cộng hòa. Ông từ chối danh hiệu mà người La Mã kết hợp với chế độ quân chủ, và thay vào đó tự gọi mình là Princeps, "Đệ nhất công dân". Các chấp chính quan tiếp tục được bầu, quan bảo dân của người bình dân thì tiếp tục có quyền ban hành những điều luật, và các nguyên lão vẫn được tranh luận trong Curia. Tuy nhiên, Augustus cũng còn là người tạo ra tiền lệ đó là các vị hoàng đế là người quyết định cuối cùng, với sự ủng hộ của quân đội.

Triều đại của Augustus đã kéo dài hơn 40 năm, và nó đã được mô tả trong các tác phẩm văn học thời kì này như là một "Thời Đại Hoàng Kim". Augustus đã tạo nên một nền tảng tư tưởng lâu dài cho ba thế kỷ tiếp theo của đế quốc và được gọi là thời kì "Nguyên Thủ" (27 TCN-284 CN), 200 năm đầu tiên trong số đó theo truyền thống được coi là thời kì Thái bình La Mã ("Pax Romana"). Trong thời gian này, sự gắn kết bên trong đế quốc được đẩy mạnh nhờ việc góp phần vào đời sống người dân, các quan hệ kinh tế, và sự chia sẻ chuẩn mực văn hóa, luật pháp và tôn giáo. Các cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh thì không thường xuyên nổ ra, nhưng chúng lại bị dập tắt một cách "không thương tiếc và nhanh chóng" khi xảy ra,[7] giống như ở Britain và Gaul. Các cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã nổ ra liên tục trong suốt 60 năm là một ngoại lệ về cả mặt thời gian và sự ác liệt của chúng.[8]

Triều đại Julio-Claudius sau đó còn có thêm bốn vị hoàng đế-Tiberius, Caligula, Claudius, và Nero trước khi nó kết thúc vào năm 69 CN. Tiếp theo đó là những cuộc nội chiến trong suốt "Năm tứ đế", và từ đó Vespasianus nổi lên với tư cách là người chiến thắng.

Vespasianus đã trở thành người sáng lập của triều đại Flavius chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, trước khi nó được kế tục bởi triều đại Nerva-Antoninus mà tạo nên cái gọi là "Ngũ Hiền Đế": Nerva, Traianus, Hadrianus, Antoninus Pius và vị hoàng đế triết gia Marcus Aurelius. Theo quan điểm của sử gia Hy Lạp, Dio Cassius, một người đương thời, với việc hoàng đế Commodus lên kế vị trong 180 CN đã đánh dấu sự suy yếu "từ một vương quốc của vàng trở thành một vương quốc của gỉ sắt" [9]-bình luận nổi tiếng trên đã khiến một số nhà sử học, đặc biệt là Edward Gibbon coi triều đại của Commodus đã bắt đầu sự suy tàn của Đế chế La Mã.

Năm 212, dưới thời trị vì của Caracalla, quyền công dân La Mã đã được ban cho tất cả các cư dân tự do của Đế quốc. Tuy nhiên, bất chấp điều này, triều đại Severus lại là một triều đại hỗn loạn-và các vị hoàng đế của triều đại này thường xuyên bị sát hại hoặc bị hành quyết-và tiếp sau sự sụp đổ của nó, Đế quốc La Mã đã bị nhấn chìm bởi cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba, một thời kì của cuộc xâm lược, nội chiến, suy thoái kinh tế, và bệnh dịch [10]. Trong việc định rõ các thời kỳ lịch sử, cuộc khủng hoảng này đôi khi được xem như là đã đánh dấu sự chuyển đổi từ thời kì cổ đại tới thời kì Hậu cổ đại. Ảo tưởng vốn tàn lụi về nền Cộng hòa cũ đã phải hy sinh cho mục ích thiết lập lại trật tự: Diocletianus (trị vì từ năm 284-305) đã đưa Đế quốc thoát khỏi bờ vực của sự sụp đôt, nhưng lại từ chối đóng vai trò của một Nguyên Thủ và thay vào đó đã trở thành vị hoàng đế đầu tiên được đề cập thường xuyên như là Dominus, "chủ nhân" hay " Chúa Tể"[11].

Hoàng đế Diocletianus sau đó đã ổn định tình hình đế quốc và thiết lập hệ thống phân chia quyền lực giữa bốn vị đồng Hoàng đế (gọi là Tứ đầu chế).[12] Sau thời ông tình hình đế quốc lại trở nên bất ổn, nhưng trật tự sau đó lại được Constantinus I - vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo và là người thành lập tân đô của đế quốc ở phía Đông là Constantinopolis - lập lại. Trong các thập kỷ sau đế quốc thường được phân chia theo một trục Đông-Tây (Constantinopolis/Roma). Theodosius I là hoàng đế cuối cùng trị vì cả đông lẫn tây, và mất năm 395 sau khi đưa Ki-tô giáo lên làm quốc giáo của đế quốc.[13]

Kể từ cuối thế kỷ 4, đế quốc bắt đầu tan rã do các man tộc từ phương Bắc lấn át chính quyền La Mã. Vốn đã vỡ vụn, Đế quốc Tây La Mã cáo chung vào năm 476 khi Romulus Augustus bị viên chỉ huy người German Odoacer hạ bệ.[14] Đế quốc Đông La Mã (người nay gọi là Đế quốc Byzantine nhưng người đương thời chỉ gọi là "Đế quốc La Mã") tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức cho đến năm 1453 với cái chết của Kōnstantinos XI sự xâm chiếm Constantinopolis của Sultan Mehmed II của Đế quốc Ottoman.[15]

Địa lý[sửa]

Đế quốc La Mã là một trong những đế quốc lớn nhất trong lịch sử.[16] Thành ngữ Latinh imperium sine fine ("đế quốc mà không có điểm kết thúc" [17]) nhằm nêu lên sự mơ tưởng rằng đế quốc không bị giới hạn về cả thời gian hay không gian. Trong bộ sử thi Aeneid của Vergil, sự vô hạn của đế quốc được nói là do vị thần Jupiter ban cho những người La Mã.[18] Tuyên bố về sự thống trị thế giới này đã được tiếp tục nhắc đến và tồn tại cho đến khi Đế quốc nằm dưới sự thống trị của Kitô giáo vào thế kỷ thứ 4.[19]

Trong thực tế, công cuộc bành trướng của người La Mã đã được thực hiện chủ yếu dưới thời Cộng hoà, mặc dù các vùng ở khu vực bắc Âu đã được chinh phục vào thế kỷ 1, khi mà người La Mã đã củng cố quyền lực của họ ở châu Âu, châu Phi và châu Á. Trong suốt triều đại của Augustus, một "bản đồ toàn cầu của thế giới được biết đến" đã được trưng bày lần đầu tiên trước công chúng tại Rome, trùng thời điểm với tác phẩm toàn diện nhất về địa lý chính trị tồn tại từ thời cổ đại, Geography của nhà văn người Pontos gốc Hy Lạp Strabo [20] Khi Augustus qua đời, tác phẩm nhằm ca ngợi về những thành tựu của ông (Res Gestae) đã mô tả những nét đặc trưng nổi bật theo danh mục về địa lý của các dân tộc và những nơi bên trong đế quốc.[21] Địa lý, điều tra dân số, và những văn thư ghi lại được lưu giữ một cách kĩ càng là những mối quan tâm chủ yếu của chính quyền đế quốc[22].

Tập tin:Hadrian's Wall and Highshield Crags - geograph.org.uk - 1410581.jpg
Một đoạn tàn tích của Trường thành Hadrian

Đế quốc đạt tới ngưỡng mở rộng lớn nhất của nó dưới thời Trajanus (trị vì từ năm 98-117),[23] trên một diện tích lên tới 5.000.000 km vuông vào năm 2009 và được chia thành bốn mươi quốc gia khác nhau hiện nay..[24] Dân số của nó theo ước tính truyền thống lên tới 55-60.000.000 cư dân [25] chiếm khoảng từ một phần sáu tới một phần tư dân số của thế giới [26] và khiến cho nó trở thành quốc gia có dân cư lớn nhất hơn bất cứ thực thể chính trị thống nhất nào ở phương Tây cho đến giữa thế kỷ 19[27] Những nghiên cứu nhân khẩu học gần đây đã minh chứng rằng vào lúc đỉnh điểm, đế quốc có từ 70 triệu đến hơn 100 triệu thần dân.[28] Bất cứ thành phố nào trong ba thành phố lớn nhất của Đế quốc-Rôma, Alexandria, và Antioch- gần như đều có kích thước gấp đôi bất kỳ thành phố châu Âu vào đầu thế kỷ 17.[29]

Vị hoàng đế kế vị Trajanus, Hadrianus đã thông qua một chính sách duy trì thay vì mở rộng đế quốc. Biên giới (fines) đã được đánh dấu, còn các phòng tuyến biên giới (limes) thì được tuần tra.[30] Những khu vực biên giới được củng cố vững chắc nhất là nơi ổn định nhất.[31] Trường thành Hadrian vốn ngăn cách thế giới La Mã khỏi những gì đã được coi là một mối đe dọa man rợ luôn hiện diện, là công trình chính còn sót lại của nỗ lực này.[32]

Ngôn ngữ[sửa]

Ngôn ngữ của người La Mã là tiếng Latin, nó đã được Vergil nhấn mạnh như một nguồn gốc của sự thống nhất và truyền thống của người La Mã.[33] Cho đến tận thời của Alexander Severus (trị vì từ năm 222-235), Giấy khai sinh và chúc thư của công dân La Mã đều phải được viết bằng tiếng Latin.[34] Tiếng Latin cũng còn là ngôn ngữ của các tòa án ở phía Tây và của quân đội trên khắp Đế quốc[35], nhưng lại không được áp dụng chính thức đối với những cư dân nằm dưới sự cai trị của người La Mã.[36] Thánh Augustinô nhận xét rằng người La Mã ưa thích tiếng Latinh đến mức đã chấp nhận và thực hiện per societatis pacem, thông qua một hiệp ước xã hội.[37] Chính sách này tương phản với của Alexandros Đại đế, vốn mong muốn nhằm biến tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức trên khắp đế chế của mình.[38] Như là một hệ quả từ các cuộc chinh phục của Alexandros, ngôn ngữ Koine Hy Lạp đã trở thành ngôn ngữ chung ở khu vực quanh phía đông Địa Trung Hải và ở Tiểu Á [39] "Biên giới ngôn ngữ họ" này đã phân chia đế quốc thành hai nửa với tiếng Latin ở Phía Tây và tiếng Hy Lạp ở Phía Đông thông qua bán đảo Balkan, tạo ra một hệ ngôn ngữ song song bên trong đế quốc La Mã.[40]

Những người La Mã mà được nhận một nền giáo dục ưu tú, thì lại học tiếng Hy Lạp như là một ngôn ngữ thơ ca, và hầu hết những người thuộc chính quyền đều có thể nói tiếng Hy Lạp.[41] Các vị hoàng đế của triều đại Julio-Claudius đã khuyến khích những tiêu chuẩn cao đối với tiếng Latin chuẩn (Latinitas), một trào lưu ngôn ngữ được đồng nhất theo những thuật ngữ hiện đại như là tiếng La tinh cổ điển, và ủng hộ việc sử dụng chính thức tiếng Latin trong các hoạt động kinh doanh.[42] Hoàng đế Claudius đã cố gắng để hạn chế việc sử dụng tiếng Hy Lạp, và nhân dịp này ông đã cho thu hồi quyền công dân của những người ít sử dụng tiếng Latin, nhưng ngay cả trong Viện nguyên lão, ông chỉ cần sử dụng đến song ngữ riêng của mình trong những dịp phải tiếp kiến với những sứ thần biết nói tiếng Hy lạp.[42] Suetonius trích dẫn lời nói của ông mà đã đề cập đến "hai ngôn ngữ của chúng ta," [43] và hoàng đế đã sử dụng hai viên thư ký hoàng gia, một dùng tiếng Hy Lạp và một là tiếng Latinh, để đề ngày tháng cho triều đại của ông.[44]

Tập tin:P.Ryl. I 61.tif
Tờ giấy papyrus thế kỉ thứ 5 cho thấy một đoạn trích từ một bài diễn văn của Cicero sử dụng song song cả tiếng Latinh và Hy Lạp[45]

Ở phía Đông của đế chế, pháp luật và các văn bản chính thức thường xuyên được dịch sang tiếng Hy Lạp từ tiếng La tinh.[46] Sự giao thoa hàng ngày của hai ngôn ngữ được thể hiện trong những câu văn viết bằng song ngữ, mà thậm chí đôi khi có sự chuyển đổi qua lại giữa tiếng Hy Lạp và Latinh. Ví dụ như Văn bia của một người lính nói tiếng Hy lạp, có thể chủ yếu được viết bằng tiếng Hy Lạp, với cấp bậc và đơn vị của ông ta trong quân đội La Mã thể hiện bằng tiếng Latinh.[47] Sau khi tất cả các cư dân tự do của đế quốc được ban cho quyền công dân La Mã vào năm 212 CN, một số lượng lớn các công dân La Mã sẽ phải biết chút ít tiếng Latinh.

Một trong những cải cách của hoàng đế Diocletianus (trị vì từ năm 284-305) đó là đã tìm cách khôi phục lại uy quyền của tiếng Latinh với những từ ngữ tiếng Hy Lạp ἡ κρατοῦσα διάλεκτος (hẽ kratousa dialektos) là minh chứng cho việc duy trì địa vị của tiếng Latin là "ngôn ngữ của quyền lực".[48] Học giả Libanius (thế kỷ thứ 4) coi tiếng Latinh như là nguyên nhân gây ra một sự suy giảm trong chất lượng của thuật hùng biện Hy Lạp[49] Trong những năm đầu của thế kỷ thứ 6, hoàng đế Justinianus đã tiến hành một nỗ lực viển vông nhằm tái khẳng định địa vị của tiếng Latin như là ngôn ngữ của pháp luật. mặc dù vào thời của ông ta, tiếng Latin không còn giữ được sự thịnh hành như là một sinh ngữ ở phía Đông.[50]

Những ngôn ngữ địa phương[sửa]

Tập tin:Inscription Theatre Leptis Magna Libya.JPG
Chữ khắc bằng song ngữ Latinh-Punic tại một nhà hát ở Leptis Magna, Tỉnh châu Phi của La Mã (present-day Libya)

Những luật gia La Mã cũng cho thấy một mối quan tâm đối với các ngôn ngữ địa phương như tiếng Punic, Gaul, và tiếng Aramaic trong việc đảm bảo sự hiểu biết chính xác cùng với việc áp dụng pháp luật và tuyên thệ.[51] hành tỉnh châu Phi, Tiếng Punic đã được sử dụng cho những chữ khắc trên các đồng tiền xu dưới triều đại Tiberius (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên), và các chữ khắc bằng tiếng Punic lần xuất hiện trên các tòa nhà công cộng vào thế kỷ thứ 2, một số song song cùng với tiếng Latinh.[52]

Ở phía Tây, tiếng Latinh có vai trò cực kì quan trọng trong việc vươn tới bộ máy chính quyền và đều này gây ra sự biến mất nhanh chóng của những bản khắc đã được sử dụng để diễn tả ngôn ngữ địa phương trên bán đảo Iberia (Tây Ban Nha thời La Mã) và ở Gaul. Một trong những số các khía cạnh khác biệt của nền văn hóa Gallo-La Mã đó là việc tạo ra các bản văn Gallo-Latin,[53] và ngay tại khu vực Gallia Narbonensis, cả ba ngôn ngữ (tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, Gaul) đã được sử dụng vào giữa thế kỷ 1 trước CN.[54] Ở Ý, việc sử dụng các văn bản bằng tiếng Latin đã thay thế tiếng Etruscan Oscan vào cuối thế kỷ 1 sau CN [55] Sự thống trị của tiếng Latinh ở giữa tầng lớp có học thức có thể đã dần làm phai mờ tính liên tục của các ngôn ngữ nói, và còn vì tất cả các nền văn hóa trong đế chế La Mã chủ yếu đều truyền miệng.[56]

Di sản ngôn ngữ[sửa]

Ở đế quốc Tây La Mã, tiếng Latin dần dần thay thế tiếng Celtic tiếng Italic vốn có liên quan đến nó bằng cách chia sẻ chung nguồn gốc Ấn-Âu. Tương đồng trong cú pháp và từ vựng đã tạo thuận lợi cho việc chấp nhận và sử dụng tiếng Latinh.[57] Tiếng Basque thì lại vốn không phải là một ngôn ngữ Ấn-Âu và nó đã tiếp tục tồn tại trong khu vực dãy núi Pyrenee.[57] Sau giai đoạn phân chia quyền lực chính trị vào thời kì hậu cổ đại, tiếng Latin đã phát triển thành các nhánh khác nhau với tính chất cục bộ mà cuối cùng đã trở thành nhóm ngôn ngữ Rôman, chẳng hạn như tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý và Romania. Vì là một ngôn ngữ quốc tế của tri thức và văn học, bản thân tiếng Latin vẫn tiếp tục là một phương tiện dùng trong các hoạt động ngoại giao và cho sự phát triển trí thức được đồng nhất với chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng cho đến tận thế kỷ 17, và đối với pháp luật và Giáo hội Giáo hội Công giáo Rôma cho đến ngày nay[58].

Mặc dù tiếng Hy Lạp tiếp tục là ngôn ngữ của Đế quốc Byzantine, sự phân bố ngôn ngữ ở phía Đông lại phức tạp hơn. Đa số những người nói tiếng Hy lạp sống ở bán đảo và các quần đảo của Hy Lạp, miền tây Tiểu Á, các thành phố lớn, và một số vùng ven biển.[59] Giống như tiếng Hy Lạp và Latinh, tiếng Thracia có nguồn gốc từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, và cũng như một số ngôn ngữ đã biến mất khác ở Anatolia như tiếng Galatia, Phrygia, Pisidian, và Cappadocia, chúng chỉ được chứng thực từ những chữ khắc vào thời kì đế quốc.[60] Có nhiều ngôn ngữ Phi Á-chủ yếu là tiếng Copt ở Ai Cập, và tiếng Aramit ở Syria và Lưỡng Hà-không bao giờ bị tiếng Hy Lạp thay thế. Những người lính Palmyra thậm chí sử dụng phương ngữ Aramaic của họ trên các chữ khắc, đây là một ngoại lệ đáng chú ý bởi vì tiếng Latinh là ngôn ngữ được dùng cho quân đội.[61]

Xã hội[sửa]

Tập tin:Pompeii family feast painting Naples.jpg
Một bữa tiệc nhiều thế hệ được miêu tả trên một bức tranh tường ở Pompeii (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên)

Đế quốc La Mã đã khá đa dạng về văn hóa, cùng với "khả năng gắn kết hơn đáng kinh ngạc" để tạo ra một bản sắc chung trong khi lại chứa đựng rất nhiều các dân tộc khác nhau nằm bên trong hệ thống chính trị của nó suốt một khoảng thời gian dài.[62] Người La Mã đã quan tâm đến việc tạo ra các công trình và không gian công cộng dành cho tất cả mọi người dân như là các khu chợ,đấu trường đài vòng, trường đua ngựa và các nhà tắm.

Xã hội La Mã cũng có nhiều hệ thống phân cấp xã hội chồng chéo mà những khái niệm hiện đại về "giai cấp" trong tiếng Anh có thể không đại diện một cách chính xác cho nó.[63] Hai thập kỷ của những cuộc nội chiến mà từ đó đã giúp cho Augustus nổi lên và trở thành nhà cai trị duy nhất đã để khiến cho xã hội truyền thống ở Roma rơi vào tình trạng hỗn loạn và biến động,[64] nhưng nó lại không ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sự phân bố giàu nghèo và quyền lực xã hội. Những mối quan hệ cá nhân như sự bảo trợ, tình bạn (Amicitia), gia đình, hôn nhân đã tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động chính trị và chính quyền như dưới thời Cộng hòa.[65] Tuy nhiên, vào triều đại của Nero, việc tìm thấy một cựu nô lệ lại giàu có hơn một công dân tự do, hoặc một kị sĩ có nhiều quyền lực hơn một nguyên lão lại không phải là một điều bất thường.[66]

Địa vị pháp lý[sửa]

Theo luật gia Gaius, sự khác biệt quan trọng trong "Dân luật" của người La Mã đó là tất cả mọi người hoặc là những người tự do(Liberi) hoặc là nô lệ (servi).[67] Tư cách pháp lý của người tự do xa hơn nữa có thể được xác định bằng quyền công dân của họ. Vào đầu thời kì đế quốc, chỉ có một số lượng nam giới tương đối hạn chế có được đầy đủ các quyền công dân La Mã mà cho phép họ có quyền bỏ phiếu, tranh cử, và gia nhập vào hàng ngũ thầy tế. Hầu hết người dân đều giữ những quyền hạn chế (chẳng hạn như ius Latinum,"quyền của người Latin"), nhưng đã được pháp luật bảo vệ và những đặc quyền mà người thiếu quyền công dân không được hưởng. Người tự do không được coi là công dân, nhưng sinh sống bên trong thế giới La Mã, đã giữ địa vị là peregrini, không phải người La Mã.[68] Năm 212 CN, bằng sắc lệnh được biết đến như là Constitutio Antoniniana, hoàng đế Caracalla đã mở rộng quyền công dân cho tất cả các cư dân tự do của đế quốc. Chủ nghĩa quân bình hợp pháp này đòi hỏi một sự sửa đổi sâu rộng đối với những pháp luật hiện hành vốn đã phân chia giữa công dân và những người không phải công dân.[69]

Phụ nữ[sửa]

Những người phụ nữ La Mã tự do được coi là công dân từ thời nhà nước Cộng hoà cho tới thời Đế quốc, nhưng họ không có quyền bỏ phiếu hay nắm giữ chức vụ chính trị, hoặc phục vụ trong quân đội. Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ có quyền công dân thì cũng sẽ có được điều này, thể hiện bằng cách nói ex duobus civibus Romanis natos ("trẻ em sinh ra bởi hai công dân La Mã").[70] Một người phụ nữ La Mã giữ tên họ của gia đình mình (nomen)trong suốt cuộc đời. Con cái thường lấy theo tên của người cha, nhưng vào thời kì đế quốc, đôi khi lại sử dụng một phần tên của người mẹ cho tên của họ, hoặc thậm chí sử dụng nó để thay thế.[71]

Tập tin:Bronze young girl reading CdM Paris.jpg
Tượng nhỏ bằng đồng (thế kỷ 1 CN) mô tả một nữ giới đang đọc sách

Hình thái hôn nhân cổ xưa manus trong đó người phụ nữ phải lệ thuộc vào uy quyền của người chồng đã được bãi bỏ một cách rộng khắp vào thời kì đế quốc, và một người phụ nữ đã lập gia đình có quyền giữ lại quyền sở hữu với bất kỳ của hồi môn nào mà họ sở hữu. Về mặt pháp lý, họ vẫn nằm dưới thẩm quyền pháp lý của người cha, bất kể là họ đã đi lấy chồng đi chăng nữa và chỉ khi nào người cha qua đời, họ mới được tự do về mặt pháp lý.[72]

Người con gái có quyền thừa kế bình đẳng với người con trai nếu người cha của họ qua đời mà không để lại một di chúc[73] Một người mẹ La Mã của quyền sở hữu tài sản và nhường lại nó khi thấy phù hợp, bao gồm thiết lập các điều khoản trong di chúc của mình, điều này khiến họ có ảnh hưởng rất lớn với những người con trai của họ hơn ngay cả khi những người con trai của họ đã trưởng thành.[74]

Nộ lệ và pháp luật[sửa]

Dưới triều đaị của Augustus, có đến 35 phần trăm người dân ở Ý là nô lệ,[75] điều này khiến cho Roma trở thành một trong năm "xã hội nô lệ" trong lịch sử, trong đó những người nô lệ chiếm ít nhất một phần năm dân số và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.[76] Trong môi trường đô thị, nô lệ có thể là các chuyên gia như thầy giáo, thầy thuốc, đầu bếp, người giữ sổ sách, ngoài ra thì phần lớn các nô lệ đã qua huấn luyện hoặc không có kỹ năng thì lao động ở trong các hộ gia đình hoặc các công xưởng. Các ngành nông nghiệp và công nghiệp, chẳng hạn như xay xát và khai thác mỏ, đều dựa trên việc khai thác sức lao động của nô lệ. Bên ngoài đất Ý, nô lệ chiếm trung bình khoảng từ 10 đến 20 phần trăm dân số, ở tỉnh Ai Cập thuộc La Mã thì lại thưa thớt nhưng tập trung nhiều hơn ở một số vùng của Hy Lạp. Việc mở rộng quyền sở hữu đất canh tác và các ngành công nghiệp của người La Mã sẽ bị ảnh hưởng từ thực tiễn của chế độ nô lệ ở các tỉnh..[77]

Pháp luật liên quan đến chế độ nô lệ là "cực kỳ phức tạp".[78] Theo luật La Mã, nô lệ được coi là tài sản và không có địa vị pháp lý. Họ có thể phải chịu các hình thức nhục hình vốn không thường được áp dụng đối với công dân, bóc lột tình dục, tra tấn, và hành quyết nô lệ mà không cần xét xử. Một nô lệ bị cưỡng bức thì không phải là một vấn đề quan trọng trong pháp luật bởi lẽ tội hiếp dâm chỉ có thể bị tống giam nếu đó là người tự do; Người chủ nô có quyền khởi tố người cưỡng bức nô lệ của mình vì đã làm thiệt hại tài sản theo Luật Aquilia[79] Nô lệ có hình thức hôn nhân không được pháp luật công nhận được gọi là conubium, nhưng đôi khi hôn nhân của họ được công nhận, và nếu cả hai được trả tự do thì họ có thể kết hôn.[80] Sau những cuộc chiến tranh nô lệ dưới thời Cộng hòa, pháp luật dưới triều đại của Augustus và những người kế vị ông đã cho thấy một chiều hướng quan tâm đến việc kiểm soát các mối đe dọa từ các cuộc khởi nghĩa thông qua việc hạn chế kích thước của các nhóm lao động, và việc săn lùng nô lệ bỏ trốn.[81]

Về mặt pháp luật, một nô lệ không thể sở hữu tài sản,[82] nhưng nếu một nô lệ quản lý việc kinh doanh, người này có thể được trao cho một tài khoản cá nhân hoặc quỹ (peculium) mà có thể sử dụng như thể nó là của riêng mình. Các điều khoản của tài khoản này khác nhau tùy thuộc vào mức độ tin tưởng và hợp tác giữa người chủ nô với nô lệ: một nô lệ với năng khiếu kinh doanh có thể được cho phép dành nhiều thời gian cho việc tạo ra lợi nhuận, và có thể được phép thừa kế peculium, người này còn quản lý các nô lệ khác trong gia đình của chủ nô.[83] Trong một hộ gia đình hoặc nơi làm việc, một hệ thống cấp bậc giữa các nô lệ có thể tồn tại, với một nô lệ có đóng vai trò là ông chủ của nô lệ khác.[84]

Theo thời gian, nô lệ đã dần nhận được sự bảo vệ của pháp luật, trong đó họ có quyền nộp đơn khiếu nại chống lại người chủ của họ. Một dự luật buôn bán có thể chứa một điều khoản quy định rằng các nô lệ không được phép sử dụng cho nạn mại dâm, tuy rằng gái mại dâm ở La Mã cổ đại thường là nô lệ.[85] Với việc bùng phát buôn bán nô lệ thái giám trong những năm cuối thế kỷ 1 CN đã thúc đẩy đạo luật trong đó cấm thiến một nô lệ trái với ý muốn của họ "vì ham muốn hoặc lợi ích."[86]

Trong giai đoạn bành trướng dưới thời Cộng hòa khi chế độ nô lệ đã trở nên phổ biến, tù nhân chiến tranh là một nguồn cung cấp nô lệ chính và cuộc chinh phục Hy Lạp đã đem về Rome thêm một số nô lệ có tay nghề cao và cả nô lệ có học thức. Nô lệ cũng được buôn bán trong các khu chợ, và đôi khi được bán bởi những tên cướp biển. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và việc tự bán mình làm nô lệ của những người nghèo là những nguồn khác.[87]

Những nô lệ có tay nghề cao hoặc học thức có thể tích lũy được một peculium đủ lớn để mua lại sự tự do của họ, hoặc được chủ nô giải phóng. Việc giải phóng nô lệ đã trở nên đủ thường xuyên tới mức vào năm 2 trước Công nguyên một đạo luật (Lex Fufia Caninia) đã được ban hành trong đó giới hạn số lượng nô lệ mà một chủ nô được cho phép giải phóng trong di chúc của mình.[88]

Nô lệ được giải phóng[sửa]

Tập tin:DM Tiberius Claudius Chryseros.jpg
Bình đựng di cốt hỏa táng của nô lệ được giải phóng Tiberius Claudius Chryseros và hai nữ giới, có thể là vợ và con gái của ông ta.

Roma khác với các thành bang Hy Lạp ở chỗ cho phép những người nô lệ được giải phóng trở thành công dân. Sau khi được giải phóng, một nô lệ đã từng thuộc về một công dân La Mã không chỉ được hưởng sự tự do thụ động từ quyền sở hữu, mà còn cả quyền tự do chính trị thực sự (Libertas), trong đó có cả quyền biểu quyết.[89] Một nô lệ mà đã đạt được Libertas, thì cũng còn là một libertus ("người được giải phóng", Liberta nữ) nhờ mối quan hệ với chủ cũ của mình, và sau đó đã trở thành người bảo trợ của ông ta (Patronus): hai bên tiếp tục có những nghĩa vụ thông thường và hợp pháp với nhau. Những người nô lệ được giải phóng còn được xếp vào một tầng lớp xã hội, nói chung gọi là libertini, mặc dù các nhà văn sau đó sử dụng thuật ngữ libertus libertinus.[90]

Một libertinus không có quyền nắm giữ chức vụ công hoặc giáo sĩ tối cao của nhà nước, nhưng người này có thể đóng một vai trò của một giáo sĩ trong tôn giáo thờ cúng hoàng đế. Ông ta cũng không thể kết hôn với một người phụ nữ từ một gia đình thuộc tầng lớp nguyên lão, cũng như bản thân ông ta không được phép đứng vào hàng ngũ nguyên lão, nhưng vào thời kì đầu của đế quốc, những nô lệ được giải phóng đã giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy quan liêu của chính phủ nhiều tới mức Hadrianus đã phải hạn chế sự tham gia của họ bằng pháp luật.[91] Bất kỳ đứa trẻ nào được một nô lệ được giải phóng sinh ra thì đều là người tự do, với đầy đủ các quyền công dân.

Hệ thống đẳng cấp[sửa]

Từ La tinh Ordo (số nhiều ordines) đề cập đến một sự phân biệt xã hội được dịch sang tiếng Anh với nhiều cách khác nhau như là "giai cấp, tầng lớp, đẳng cấp", nhưng không có cái nào trong số đó là chính xác. Một mục đích của việc điều tra dân số La Mã là xác định một cá nhân thuộc về Ordo nào. Hai ordines cao nhất ở Roma là tầng lớp nguyên lão và kị sĩ. Bên ngoài Roma, decurion, hay còn được gọi là curiales (tiếng Hy Lạp:bouleutai), là Ordo thống trị cao nhất của một thành phố riêng lẻ.

Tập tin:0 Sarcophage d'Acilia - Pal. Massimo alle Terme.JPG
Mảnh vỡ của một quách mô tả Gordian III và các nghị sĩ (thế kỷ 3)

"Nguyên lão", bản thân nó thì không phải là một chức vụ được bầu ở La Mã cổ đại, một cá nhân được nhận vào Viện nguyên lão sau khi ông ta đã được bầu và giữ chức vụ là một thẩm phám hành pháp ít nhất một nhiệm kì. Một nguyên lão cũng phải đáp ứng một yêu cầu về tài sản tối thiểu là 1 triệu sestertii, vốn được xác định bởi những cuộc điều tra dân số.[92] Nero đã ban tặng nhiều tiền bạc cho một số nguyên lão từ các dòng họ lâu đời nhưng nay họ đã trở nên quá nghèo khổ để có thể đủ điều kiện. Không phải tất cả những người có đủ điều kiện Ordo senatorius đều được lựa chọn vào một vị trí trong Viện nguyên lão, mà trong đó yêu cầu có nơi cư trú hợp pháp tại Roma. Hoàng đế thường bổ sung những vị trí còn khuyết trong hội đồng 600 thành viên bằng cách bổ nhiệm.[93] Con trai của một nguyên lão thuộc Ordo senatorius cũng phải hội đủ điều kiện riêng của mình thì cũng mới được chấp nhận vào Viện Nguyên Lão. Một nguyên lão có thể bị mất ghế nếu ông ta vi phạm tiêu chuẩn đạo đức: ví dụ như ông ta bị cấm kết hôn với một phụ nữ được trả tự do hoặc chiến đấu trong đấu trường[94].

Dưới triều đại của Nero, các nguyên lão chủ yếu vẫn từ Roma và các vùng đất khác của Ý cùng với một số đến từ bán đảo Iberia và miền nam nước Pháp;. Những người đến từ các tỉnh nói tiếng Hy lạp ở phương Đông bắt đầu được thêm vào dưới thời Vespasianus [95] Vị nguyên lão đầu tiên tới từ tỉnh Cappadocia phía đông đã được thừa nhận dưới triều đại Marcus Aurelius.[96]

Các nguyên lão đã có một vầng hào quang uy tín và là tầng lớp thống trị truyền thống của những người nổi lên thông qua honorum cursus, con đường của sự nghiệp chính trị, nhưng tầng lớp kị sĩ của đế quốc lại thường nắm giữ sự giàu có và nhiều quyền lực chính trị hơn. Thành viên của tầng lớp kị sĩ được căn cứ vào tài sản, vào những ngày đầu của Roma, equites hay kị sĩ đã được phân biệt bởi việc họ có khả năng tham gia lực lượng kị binh trong quân đội (những "kị binh của nhân dân"), nhưng vào thời đế quốc, việc tham gia kị binh đã được tách riêng[97] Một người được coi là một Kị sĩ nếu như ông ta có giá trị tài sản là 400.000 sesterces và ba thế hệ trong gia đình sinh ra là người tự do thì mới đủ điều kiện.[98] Cuộc điều tra dân số vào năm 28 trước Công nguyên đã khám phá ra một số lượng lớn những người đủ điều kiện, và trong năm 14 CN, một ngàn kị sĩ đã được ghi nhận chỉ riêng tại Cadiz Padua.[99] Tầng lớp kị sĩ còn nổi lên thông qua con đường binh nghiệp(tres militiae) để nắm giữ các chức vụ quan trọng như Thái thú Kiểm sát trưởng trong chính quyền đế quốc.[100]

Sự nổi lên của các nguyên lão và kị sĩ đến từ các tỉnh là một khía cạnh của biến động xã hội trong ba thế kỷ đầu của đế quốc.[101] Tầng lớp quý tộc La Mã được dựa trên sự cạnh tranh, và không giống tầng lớp quý tộc châu Âu sau này, một gia đình La Mã không thể duy trì vị thế của nó chỉ đơn thuần thông qua thừa kế hoặc có được quyền sở hữu đất đai.[102] Được đứng vào những ordines cao hơn mang đến sự ưu đãi và đặc quyền, nhưng cũng có một số trách nhiệm. Vào thời cổ đại, mỗi một thành phố đều phải trông đợi vào sự tài trợ từ các công dân có thế lực của nó cho những công trình công cộng, các sự kiện, và các buổi lễ (munera), chứ không phải là thu nhập từ thuế, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho quân đội. Để duy trì địa vị thì đòi hỏi mỗi người đều phải có những khoản chi tiêu cá nhân lớn.[103] Những Decurion đã trở nên quan trọng đối với hoạt động của các thành phố tới mức vào giai đoạn cuối của đế quốc, khi mà những thành viên của Hội đồng thành phố ngày càng trở nên ít dần, những người đã đứng vào Viện nguyên lão lại được chính quyền trung ương khuyến khích từ bỏ vị trí của mình và trở về quê hương, trong một nỗ lực để duy trì các hoạt động dân sự.[104]

Sự bất bình đẳng[sửa]

Tập tin:Museum of Sousse - Mosaics 2 detail.jpg
Một con báo tấn công một người bị kết án tại trường đấu (đồ khảm thế kỷ 3 từ Tunisia)

Khi mà nguyên tắc về sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật thời cộng hòa bị lu mờ dần, các đặc quyền mang tính biểu tượng và xã hội của tầng lớp thượng lưu dẫn sự phân cấp một cách không chính thức ở bên trong xã hội La Mã thành hai tầng lớp đó là những người nắm giữ quyền cao chức trọng (honestiores) và những người thuộc tầng lớp thấp kém(humiliores). Nói chung, honestiores là những thành viên của ba "giai cấp" trên, cùng với một số sĩ quan quân đội.[105] Việc cấp quyền công dân cho tất cả cư dân vào năm 212 dường như đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tầng lớp thượng lưu vốn có địa vị cao hơn hẳn các công dân được xác nhân khác, đặc biệt là trong hệ thống tư pháp [106]

Chính quyền và quân đội[sửa]

Ba trụ cột quan trọng của chính quyền đế quốc La Mã đó là chính quyền trung ương, quân đội, và chính quyền địa phương.[107] Quân đội thiết lập sự kiểm soát đối với các vùng đất thông qua chiến tranh, nhưng sau khi một thành phố hoặc một dân tộc đã chịu khuất phục, thì quân đội lại đảm nhiệm nhiệm vụ giữ gìn trật tự: bảo vệ các công dân La Mã (sau năm 212 SCN, là với tất cả cư dân tự do của Đế quốc), các vùng đất nông nghiệp mà nuôi sống họ, và địa điểm tôn giáo [108] Việc hợp tác với tầng lớp quý tộc đầy quyền lực ở các địa phương là điều cần thiết để duy trì trật tự, thu thập thông tin, và tăng thêm nguồn thu cho ngân khố. Người La Mã thường tiến hành lợi dụng tình trạng chia rẽ chính trị nội bộ bằng cách ủng hộ một trong hai phe:theo như quan điểm của Plutarch, "đó là sự bất hòa giữa các phe phái trong các thành phố mà dẫn đến việc mất quyền tự cai quản" ".[109]

Cộng với việc chứng minh lòng trung thành với Roma đã giúp họ giữ lại được những luật lệ riêng, và đồng thời có thể thu thuế tại địa phương của họ, và trong trường hợp đặc biệt sẽ được miễn thuế La Mã. Đặc quyền pháp lý và sự độc lập một cách tương đối là một động lực để tiếp tục giữ được vị thế tốt đối với Roma.[110] Sự cai quản của La Mã như vậy đã bị hạn chế, nhưng điều này lại tỏ ra hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực có sẵn cho nó.[111]

Chính quyền trung ương[sửa]

Quyền hạn của một vị hoàng đế (quyền lực tuyệt đối của ông) tồn tại ít nhất là trong lý thuyết, gồm có "quyền quan bảo dân" (potestas tribunicia) và "quyền quan trấn thủ của Hoàng đế" (Imperium proconsulare).[112] Trên lý thuyết, quyền hạn của quan bảo dân (tương tự như Quan bảo dân của người bình dân của nền cộng hòa cũ) khiến cho bản thân hoàng đế và chức vụ của ông trở thành bất khả xâm phạm, và đem lại cho hoàng đế quyền lực đối với chính quyền dân sự của Roma, bao gồm cả quyền lực để chủ trì và kiểm soát viện nguyên lão[113].

Quyền hạn của quan trấn thủ (tương tự như của các thống đốc quân sự, hoặc quan trấn thủ, dưới thời nền Cộng hòa cũ) đã đem lại cho ông quyền lực đối với toàn bộ quân đội La Mã. Ông cũng đã được giao những quyền hạn, mà dưới thời Cộng hòa, đã được dành cho viện nguyên lão và các hội đồng, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, và đàm phán với các nhà lãnh đạo ngoại quốc[114].

Tập tin:Antoninus Pius Hermitage.jpg
Antoninus Pius (cai trị từ năm 138–161), mặc một chiếc toga (Hermitage Museum)

Hoàng đế cũng có thẩm quyền để thực hiện một loạt các công việc đã được thực hiện bởi các kiểm duyệt viên, bao gồm cả quyền hạn kiểm soát các thành viên của viện nguyên lão[115] Ngoài ra, hoàng đế còn kiểm soát cả tôn giáo, vì từ khi là hoàng đế, ông cũng luôn luôn đảm nhiệm chức Pontifex Maximus (Đại Tư tế) và là thành viên của mỗi nhóm trong bốn nhóm thầy tế lớn.[114]. Trong khi những tước hiệu này đã được định rõ vào thời kì đầu của giai đoạn đế quốc, cuối cùng chúng cũng bị mất đi, và quyền lực của hoàng đế dần ít tính lập hiến và mang nhiều tính quân chủ hơn.[116]

Trên thực tế, quyền hạn của một vị hoàng đế và quyền lực của ông được dựa trên sự ủng hộ chính đến từ quân đội. Được trả lương bởi ngân khố hoàng gia, những lính lê dương này cũng đã thề một lời thề quân sự thường niên để tỏ lòng trung thành đối với ông, được gọi là Sacramentum.[117]

Sau khi một vị hoàng đế qua đời, trên lý thuyết, viện nguyên lão được quyền lựa chọn vị hoàng đế mới, nhưng hầu hết các hoàng đế đều đã chọn người kế vị riêng của họ, thường là một thành viên trong gia đình. Vị Hoàng đế mới phải nhanh chóng tìm kiếm một sự thừa nhận cho địa vị mới của ông ta và để ổn định bối cảnh chính trị. Không có vị hoàng đế có thể hy vọng sống sót, ít ra là trị vì, mà không có lòng trung nghĩa của đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã và các quân đoàn. Để bảo đảm lòng trung thành của họ, hoàng đế thường ban cho họ donativum, một khoản tiền thưởng.

Quân đội[sửa]

Tập tin:Roman Empire 125.png
Đế quốc La Mã dưới thời Hadrian (cai trị từ năm 117–138) cho thấy vị trí của các quân đoàn La Mã được bố trí vào năm 125SCN

Các binh sĩ của quân đội đế quốc La Mã đều là những quân nhân chuyên nghiệp và họ tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Nhiệm vụ chính của quân đội La Mã vào đầu thời kì đế quốc đầu đó là bảo vệ nền Thái bình La Mã (Pax Romana).[118] Ba bộ phận chính của quân đội đó là:

  • Các đơn vị đồn trú tại Rome, trong đó bao gồm cả lực lượng vệ binh hoàng gia vigile, những người có vai trò như là cảnh sát và nhân viên cứu hỏa;
  • Quân đội ở các tỉnh, bao gồm cả các quân đoàn La Mã và các đạo quân trợ chiến được cung cấp bởi các tỉnh (auxilia);
  • Hải quân.

Trong và sau cuộc nội chiến, Octavianus giảm số lượng to lớn của các Binh đoàn Lê dương La Mã (gồm hơn 60 Binh đoàn)[119] xuống còn 28 Binh đoàn - một con số dễ chấp nhận và kiểm soát hơn nhiều.[119] Một số Binh đoàn bị ngờ vực về sự trung thành chỉ đơn giản là bị sa thải. Các Binh đoàn khác được hợp nhất - sự thật này được gợi nên qua biệt hiệu Gemina (Anh em song sinh).[119]

Năm 9, các bộ tộc German tận diệt ba Binh đoàn La Mã trong trận rừng Teutoburg. Thảm họa này giảm số lượng các Binh đoàn xuống còn 25. Sau này, tổng số các Binh đoàn sẽ lại được tăng lên và trong vòng 300 năm sau, La Mã luôn luôn có chừng trên dưới 30 Binh đoàn.[120]

Augustus cũng thành lập đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã (Praetoriani): chín cohorts có vẻ là để gìn giữ nền hòa bình chung và đóng quân tại Ý. Được trả lương hậu hĩnh hơn các Binh đoàn, các Cận vệ cũng phục vụ ngắn hạn hơn; thay vì phục vụ theo thời gian tiêu chuẩn của các Binh đoàn là 25 năm, họ về phép sau 16 năm tại nhiệm.[121]

Tuy quân trợ chiến (tiếng Latinh: auxilia = những hỗ trợ) không nổi danh các Binh đoàn, họ có tầm quan trọng không nhỏ. Khác với các Binh đoàn, quân trợ chiến được tuyển mộ từ người không có quyền công dân. Được tổ chức trong các đơn vị nhỏ hơn gồm toàn là lính cohort, họ được trả thù lao ít hơn các Binh đoàn, và sau 25 năm phục vụ trong quân đội, họ cùng các con mình được trao quyền công dân La Mã. Theo Tacitus[122] quân trợ chiến cũng có số lượng xấp xỉ bằng các Binh đoàn. Từ thời điểm đó La Mã có 25 Binh đoàn với khoảng 5.000 lính, ta suy ra quân trợ chiến cũng có chừng khoảng 125.000 binh sĩ, vậy là có xấp xỉ 250 trung đoàn trợ chiến.[123]

Lực lượng Hải quân La Mã (tiếng Latinh: Classis, dịch sát nghĩa. "hạm đội") không chỉ hỗ trợ trong việc tiếp tế và vận tải của các Binh đoàn, nhưng cũng góp phần bảo vệ biên thùy ở các dòng sông Rhine Donau. Một trách nhiệm của họ là bảo vệ những con đường buôn bán rất quan trọng trên biển chống lại mối đe dọa của cướp biển. Do đó, họ tuần tra khắp biển Địa Trung Hải, một phần của Bắc Đại Tây Dương (các bờ biển của Hispania, Gallia, và Britannia), và cũng hiện diện trên Biển Đen. Song, người La Mã vẫn coi Lục quân là một nhánh cao cấp và vinh hiển hơn.[124]

Chính quyền tỉnh[sửa]

Xem chi tiết: Tỉnh của La Mã
Tập tin:Pula Arena aerial 1.jpg
Pula Arena tại Croatia là một trong các kỹ trường tranh đua hình tròn La Mã lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất.

Quá trình để một vùng lãnh thổ bị sáp nhập trở thành một tỉnh đều phải trải qua ba bước: làm một sổ ghi danh sách các thành phố, tiến hành một cuộc tổng điều tra dân số, và vẽ bản đồ[125] Hơn nữa những hồ sơ lưu trữ của chính quyền còn bao gồm ngày sinh và qua đời, giao dịch bất động sản, thuế và những biên bản pháp lý[126] Trong thế kỷ 1 và 2, chính quyền trung ương đã phái khoảng 160 quan chức mỗi năm để cai trị các vùng đất bên ngoài Ý [127] Trong số các quan chức có các "thống đốc La Mã", theo cách gọi bằng tiếng Anh: hoặc thẩm phán được bầu tại Rome, những người có tên trong viện nguyên lão và nhân dân La Mã, cai trị các tỉnh trực thuộc viện nguyên lão;. hoặc thống đốc, thường thuộc tầng lớp kị sĩ, những người nắm giữ quyền tuyệt đối của họ thay mặt cho hoàng đế ở những tỉnh không nằm dưới sự kiểm soát của viện nguyên lão, đặc biệt là tỉnh Ai Cập thuộc La Mã[128] Một thống đốc phải khiến cho bản thân ông ta trở nên gần gũi với người dân mà ông ta cai quản. Tuy nhiên, bộ máy giúp việc của ông ta lại rất nhỏ: những cấp dưới chính thức của ông ta (apparitores), bao gồm các vệ sĩ, sứ truyền lệnh, sứ giả, những người chép bản thảo, và cận vệ; Các Legate, cả dân sự và quân sự, thường là những người thuộc tầng lớp kị sĩ và bạn bè, đang trong độ tuổi và có kinh nghiệm, hộ tống ông ta nhưng không chính thức[129].

Các quan chức khác được bổ nhiệm đó là các giám sát tài chính của chính quyền.[127] Việc tách riêng trách nhiệm tài chính khỏi luật pháp và chính quyền là một cải cách ở thời kì đế quốc. Những kiểm sát trưởng thuộc tầng lớp kị sĩ mà ban đầu có quyền lực "ngoài vòng pháp luật và ngoài hiến pháp," đã quản lý cả tài sản của nhà nước và một lượng lớn tài sản cá nhân của hoàng đế (res Privata).[129]

Luật La Mã[sửa]

Xem chi tiết: Luật La Mã

Tòa án La Mã nắm giữ quyền xét xử đầu tiên đối với các trường hợp liên quan đến công dân La Mã khắp đế quốc, nhưng lại có quá ít các công chức tư pháp để có thể áp đặt luật La Mã thống nhất ở các tỉnh. Hầu hết các vùng của miền đông của đế quốc đã có các bộ luật và những thủ tục pháp lý chính thức.[130] Nói chung, chính sách của La Mã là tôn trọng mos regionis ("truyền thống vùng" hay "luật pháp của địa phương") và coi luật pháp địa phương như là một nguồn tiền lệ pháp lý và ổn định xã hội [131] Sự phù hợp giữa luật La Mã và luật địa phương được cho là phản ánh một ius gentium cơ bản, "luật của các quốc gia" hay luật quốc tế được coi là phổ biến và nhất quán giữa tất cả các cộng đồng con người[132]. Nếu một bộ luật tỉnh riêng biệt mâu thuẫn với luật La Mã hoặc luật pháp theo tục lệ, các quan tòa La Mã sẽ nghe kháng cáo, và hoàng đế nắm giữ thẩm quyền cuối cùng để đưa ra quyết định.[133]

Ở phía Tây, pháp luật đã được thi hành dựa trên cơ sở địa phương hóa cao độ hay nền tảng bộ lạc, và quyền sở hữu tư nhân có thể là một sự mới lạ của thời đại La Mã, đặc biệt là trong số các bộ tộc người Celt. Luật La Mã tạo điều kiện cho việc cho một tầng lớp thân La Mã có thể đạt được sự giàu có một cách thuận lợi thông qua việc có được đặc quyền mới của mình là công dân.[134] Sự mở rộng quyền công dân cho tất cả các cư dân tự do của đế quốc vào năm 212 đã được áp dụng thống nhất trong pháp luật La Mã, thay thế các bộ luật địa phương vốn áp dụng cho những người không phải là công dân. Những nỗ lực của Diocletianus nhằm để ổn định đế quốc sau khi kết thúc cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba bao gồm việc biên soạn hai bộ luật quan trọng trong vòng bốn năm đó là Codex Gregorianus Codex Hermogenianus, để hướng dẫn việc cai quản các tỉnh theo những tiêu chuẩn pháp lý phù hợp.[135]

Thuế[sửa]

Việc thu thuế vào thời đế quốc lên tới khoảng 5 phần trăm tổng sản lượng.[24] Tỷ lệ thuế điển hình đối với mỗi cá nhân dao động trong khoảng từ 2-5 phần trăm [136] Những luật lệ về thuế lại tạo ra sự "lúng túng" trong hệ thống phức tạp của các loại thuế trực tiếp và gián tiếp, một số được thu bằng tiền mặt và một số bằng hiện vật. Các loại thuế có thể được cụ thể cho một tỉnh, hoặc đối với các loại tài sản như: thủy sản, ruộng muối;. chúng có thể có kết quả trong một thời gian hạn chế [137] Việc thu thuế đã được chứng minh là điều cần thiết để có thể duy trì quân đội,[138] và người nộp thuế đôi khi có thể nhận được một khoản hoàn lại nếu quân đội cướp được một lượng chiến lợi phẩm dư thừa.[139] Thuế bằng hiện vật đã được chấp nhận từ các khu vực ít lưu hành tiền tệ, đặc biệt là đối với những người có thể cung cấp lương thực, hàng hoá đến các doanh trại quân đội.[140]

Tập tin:Nile river02 pushkin.jpg
Hiện thân của Nile và những người con, trong Đền thờSerapeum Serapis và Isis tại Roma (thế kỷ 1 CN)

Các nguồn thu chính của việc thuế trực tiếp là các cá nhân, những người nộp thuế khoán và một khoản thuế đối với đất đai của họ, có thể hiểu như là một khoản thuế đối với sản lượng của nó hoặc năng lực sản xuất [136] Những khoản bổ sung có thể được nộp bởi những người hội đủ điều kiện miễn trừ nhất định;. Ví dụ, nông dân Ai Cập có thể ghi vào sổ các cánh đồng mà bỏ hoang và được miễn thuế tùy thuộc vào mức độ ngập lụt của sông Nile.[141] Nghĩa vụ nộp thuế được xác định căn cứ theo các cuộc điều tra dân số.

Một nguồn thu quan trọng của thuế gián thu là portoria, thuế quan và thuế cầu đường đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu, bao gồm cả giữa các tỉnh.[136] Những khoản thuế đặc biệt còn được áp dụng đối với việc buôn bán nô lệ. Vào cuối triều đại của mình, Augustus tiến hành đánh thuế 4 phần trăm đối với việc bán nô lệ,[142] và sau này Nero chuyển từ thu thuế người mua sang thu thuế của người bán, những người phản ứng bằng cách tăng giá bán của họ.[143] Một chủ nô nếu giải phóng một nô lệ thì cũng phải trả "thuế tự do", tính theo 5 phần trăm giá trị.[144]

Thuế thấp đã giúp cho tầng lớp quý tộc La Mã gia tăng sự giàu có của họ, mà bằng hoặc hơn cả nguồn thu của chính quyền trung ương. Một vị hoàng đế đôi khi bổ sung ngân khố của mình bằng cách tịch thu điền sản của những người "siêu giàu", nhưng vào thời kì sau này, sự chống đối của những người giàu có vốn phải đóng thuế là một trong những yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của đế quốc.[26]

Kinh tế[sửa]

Moses Finley là người đề xướng chính cho quan điểm quan điểm rằng nền kinh tế La Mã là "kém phát triển và chưa hoàn thiện", và nó mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp, với các trung tâm đô thị tiêu thụ nhiều hơn so với khả năng sản xuất của chúng trong điều kiện về thương mại và công nghiệp; các nghệ nhân có địa vị thấp, công nghệ chậm phát triển; và "thiếu hợp lý về kinh tế." [145] Những quan điểm hiện tại thì lại phức tạp hơn. Những cuộc chinh phục lãnh thổ đã cho phép tiến hành một quá trình tái tổ chức quy mô lớn việc sử dụng đất mà tạo ra thặng dư nông nghiệp và sự chuyên môn hóa, đặc biệt là ở phía bắc châu Phi.[146] Một số thành phố được biết đến với các ngành công nghiệp cụ thể hoặc hoạt động thương mại, và quy mô xây dựng trong các khu vực đô thị đã cho thấy ngàng công nghiệp xây dựng đã đóng một vai trò quan trọng [146] Những cuộc giấy cói đã bảo tồn các phương pháp kế toán phức tạp cho thấy các yếu tố của chủ nghĩa duy lý kinh tế,[147] và cũng đã có sự lưu hành tiền tệ ở mức độ cao trong đế quốc[148] Mặc dù các phương tiện thông tin liên lạc và giao thông bị hạn chế vào thời cổ đại, việc vận chuyển hàng hóa vào thế kỷ 1 và 2 đã trải dài một cách rộng khắp, và các tuyến đường thương mại kết nối các nền kinh tế trong khu vực.[149] Những hợp đồng tiếp tế cho quân đội, mà vốn đóng quân ở tất cả các nơi trong đế quốc, đã thu hút các thương nhân địa phương ở gần các căn cứ (Castrum), trên địa bàn tỉnh, và giữa các tỉnh.[150] Đế quốc có lẽ được đánh giá tốt nhất ở việc có một mạng lưới các nền kinh tế khu vực, dựa trên một hình thức của "chủ nghĩa tư bản chính trị" trong đó nhà nước giám sát và quy định các hoạt động thương mại để đảm bảo nguồn thu của nó[151] Tăng trưởng kinh tế của đế quốc mặc dù không thể so sánh với các nền kinh tế hiện đại, nhưng nó đã lớn hơn so với hầu hết các xã hội khác trước khi tiến hành công nghiệp hóa.[147]

Tiền tệ và ngân hàng[sửa]

Thời kì đầu đế quốc đã có sự lưu hành tiền tệ đạt đến một mức độ gần như phổ quát, với ý nghĩa của việc sử dụng tiền như một cách để thể hiện giá cả và các khoản nợ.[152] Đồng sestertius (số nhiều sestertii, tiếng Anh "sesterces", ký hiệu là HS) là đơn vị cơ bản về mặt giá trị thanh toán vào thế kỷ thứ 4,[153] mặc dù đồng denarius bạc, trị giá bốn sesterces, cũng đã được sử dụng trong việc thanh toán vào triều đại Severus.[154] Đồng tiền có giá trị nhỏ nhất thường được lưu hành là đồng as (số nhiều asses), bằng một phần tư đồng sestertius.[155] Vàng nén và thỏi dường như không được tính là pecunia, "tiền", và chỉ được sử dụng trên các vùng biên giới để giao dịch kinh doanh hoặc mua bất động sản. Người La Mã vào thế kỷ 1 và 2 tính số lượng tiền, chứ không phải cân chúng -một dấu hiệu cho thấy đồng tiền được định giá ngay trên mặt của nó và không phải dựa vào hàm lượng kim loại của đồng tiền. Khuynh hướng đối với tiền định danh này cuối cùng dẫn đến làm giảm giá trị của tiền xu La Mã, với những hậu quả để lại vào thời kì cuối của đế quốc.[156] Sự tiêu chuẩn hóa đối với tiền trong toàn đế quốc đã thúc đẩy thương mại và hội nhập thị trường [157] Với số lượng lớn tiền xu kim loại trong lưu thông đã làm tăng nguồn cung tiền cho các giao dịch hoặc tiết kiệm.[158]

Roma không có ngân hàng trung ương, và các quy định của hệ thống ngân hàng là tối thiểu. Ngân hàng vào thời cổ đại thường tiến hành dự trữ với số lượng nhỏ. Một ngân hàng điển hình thường có số vốn hạn chế, và thường chỉ có một người chủ, mặc dù một ngân hàng có thể có nhiều từ 6 tới 15 người chủ. Seneca thừa nhận rằng bất cứ ai có liên quan đến thương mại đều cần phải tiếp cận nguồn tín dụng.[159]

Một người chủ ngân hàng gửi tiền chuyên nghiệp (argentarius, coactor argentarius, hoặc sau này là nummularius) nhận và giữ những khoản tiền gửi trong một thời hạn nhất định hoặc không thời hạn và cho bên thứ ba vay tiền.[160] Tầng lớp nguyên lão đã tham gia rất nhiều vào việc cho tư nhân vay, cả các chủ nợ và khách hàng vay, cho vay từ tài sản cá nhân của họ trên cơ sở các mối quan hệ xã hội.[161] Chủ sở hữu của một món nợ có thể sử dụng nó như một phương tiện thanh toán bằng cách chuyển nó cho một bên khác, không dùng tiền mặt trao tay. Mặc dù đôi khi người ta cho rằng La Mã cổ đại thiếu "giấy" hoặc giao dịch tài liệu, các hệ thống của các ngân hàng trên khắp đế quốc cũng cho phép trao đổi một khoản tiền rất lớn mà không có sự vận chuyển tiền tự nhiên, một phần vì những rủi ro của việc di chuyển số lượng lớn tiền mặt, đặc biệt là bằng đường biển. Chỉ có một vụ thiếu tín dụng nghiêm trọng được biết đến và đã xảy ra vào đầu thời đế quốc, một cuộc khủng hoảng tín dụng vào năm 33 SCN mà khiến cho một số nguyên lão gặp phải rủi ro, chính quyền trung ương đã giải cứu thị trường thông qua một khoản vay 100 triệu HS được hoàng đế Tiberius thực hiện vào ngành ngân hàng (Mensae).[162] Nói chung, số vốn khả dụng vượt quá số lượng cần thiết cho khách hàng vay.[163] Bản thân chính quyền trung ương không vay tiền, và cũng không có nợ công để cần bù đắp cho thâm hụt ngân sách từ dự trữ tiền mặt.[164]

Các vị hoàng đế của triều đại Antoninus và Severus về mặt tổng thể đều đã làm mất giá trị đồng tiền, đặc biệt là đồng denarius, dưới áp lực của việc biên chế quân đội.[165] Lạm phát đột ngột dưới triều đại Commodus đã gây tổn hại đối với thị trường tín dụng.[163] Vào giữa những năm 200, nguồn cung tiền đồng giảm mạnh [166] Tình cảnh của cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba- chẳng hạn như việc giảm sút thương mại đường dài, hoạt động khai thác mỏ bị gián đoạn, và việc vận chuyển tiền đúc vàng ra bên ngoài đế quốc bởi những kẻ thù xâm lược- đã làm suy giảm mạnh nguồn cung tiền và ngành ngân hàng cho đến năm 300[167] Mặc dù tiền xu La Mã từ lâu đã là tiền định danh hoặc tiền tệ tín dụng, những lo ngại kinh tế chung đã lên đến đỉnh điểm dưới triều đại Aurelianus, và giới ngân hàng mất niềm tin vào đồng tiền hợp pháp của chính quyền trung ương. Mặc dù Diocletianus sau này giới thiệu đồng solidus vàng và những cải cách tiền tệ, thị trường tín dụng của đế quốc sẽ không bao giờ phục hồi mạnh mẽ lại như nó trước đây.[163]

Khai mỏ và luyện kim[sửa]

Tập tin:Panorámica de Las Médulas.jpg
Cảnh quan là kết quả của kỹ thuật khai mỏ ruina montium tại Las Médulas, Hispania, một trong các mỏ vàng quan trọng nhất tại Đế quốc La Mã.

Các khu vực khai thác khoáng sản chính của đế quốc là Tây Ban Nha (vàng, bạc, đồng, thiếc, chì); Gaul (vàng, bạc, sắt), Anh (chủ yếu là sắt, chì, thiếc), các tỉnh Danube (vàng, sắt); Macedonia và Thrace (vàng, bạc) và Tiểu Á (vàng, bạc, sắt, thiếc). Việc tập trung khai mỏ trên quy mô lớn - trong lòng đất và bằng các phương tiện khai thác lộ thiên và dưới lòng đất - đã diễn ra từ dưới triều đại của Augustus cho đến đầu thế kỷ thứ 3, khi sự bất ổn của đế quốc đã gián đoạn quá trình khai thác. Ví dụ như các mỏ vàng của Dacia đã có thể không còn được người La Mã khai thác sau khi tỉnh này bị từ bỏ vào năm 271. Khai thác mỏ dường như đã khôi phục lại được một phần trong suốt thế kỷ thứ 4.[168]

Khai thác thủy lực, mà được Pliny gọi là Ruina montium ("hủy hoại những ngọn núi"), đã cho phép khai thác các kim loại thường và kim loại quý trên quy mô công nghiệp nguyên thủy.[169] Tổng sản lượng sắt hàng năm ước tính khoảng 82.500 tấn[170] sản lượng đồng được sản xuất với tốc độ hàng năm là 15.000 tấn,[171] và chì là 80.000 tấn,[171] những cấp độ sản xuất chưa từng có cho đến cuộc cách mạng công nghiệp;[172] Chỉ riêng Tây Ban Nha đã chiếm 40 phần trăm sản lượng chì thế giới[173] Sản lượng chì cao là do nó là một sản phẩm phụ của quá trình khai thác bạc quy mô lớn đạt 200 tấn mỗi năm.[174] Vào giai đoạn cao điểm vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2, kho bạc La Mã được ước tính có khoảng 10.000 tấn, lớn hơn từ 5 tới 10 lần hơn toàn bộ lượng bạc của châu Âu thời trung cổ và các Caliphate vào khoảng 800 SCN.[175] Như một dấu hiệu cho quy mô sản xuất kim loại của người La Mã, ô nhiễm chì trong các tảng băng ở Greenland tăng gấp bốn lần so với mức tiền sử của nó trong thời kỳ đế quốc, và sau đó tiếp tục giảm.[176]

Giao thông và vận chuyển[sửa]

Tập tin:Halage sur la Durance Amphores et tonneaux gallo-romains.jpg
Phù điêu Gaul-La Mã mô tả một chiếc thuyền sông vận chuyển các thùng rượu, một phát minh của người Gaul được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ thứ 2; ở trên, rượu được trữ trong các vò hai quai truyền thống, một số được bảo vệ trong đồ đan bằng liễu gai[177]

Đế quốc La Mã hoàn toàn bao quanh Địa Trung Hải, và họ gọi nó là "biển của chúng tôi" (Mare Nostrum).[178] Tàu thuyền của người La Mã đã đi lại khắp Địa Trung Hải cũng như các con sông chính của Đế quốc, trong đó có sông Guadalquivir, Ebro, Rhône, Rhine, sông Tiber sông Nile.[179] Việc vận chuyển bằng đường biển thường được chọn nếu có thể, và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là rất khó khăn.[180] Phương tiện đi lại, bánh xe, và tàu thuyền cho thấy sự tồn tại của một số lượng lớn các thợ mộc lành nghề.[181]

Vận tải bằng đường bộ thì sử dụng hệ thống các con đường La Mã tiên tiến. Các loại thuế bằng hiện vật được các cộng đồng đóng bao gồm việc cung cấp lương thực cho các nhân viên, động vật, hoặc phương tiện cho các cursus publicus, hệ thống bưu điện nhà nước và dịch vụ vận tải đã được Augustus thành lập[140] Các trạm ngựa nằm dọc theo những con đường mỗi 7-12 dặm La Mã, và có xu hướng phát triển thành một làng hoặc trạm buôn bán.[182] Một mansio (số nhiều mansiones) là một trạm dịch vụ tư nhân đặc quyền của triều đình đế quốc dành cho cursus publicus. Các nhân viên hỗ trợ tại một cơ sở như vậy bao gồm người dắt la, thư ký, thợ rèn, xe ngựa, một thầy thuốc thú y, một vài quân cảnh và người đưa thư. Khoảng cách giữa mansiones được xác định bằng quãng đường một chiếc xe ngựa có thể đi di chuyển trong một ngày.[182] La là loài động vật thường được sử dụng cho xe kéo, và nó có thể đi được khoảng 4 dặm mỗi giờ.[183] Như một ví dụ về tốc độ thông tin liên lạc, một người đưa tin ít nhất phải mất chín ngày để đi đến Rome từ Mainz thuộc tỉnh Thượng Germania, ngay cả khi đang có một vấn đề cấp bách[184] Ngoài các mansiones, một số quán rượu cũng cung cấp chỗ ở cũng như ăn uống, một nhãn được ghi lại trong một lần lưu lại cho thấy chi phí cho rượu vang, bánh mì, thức ăn cho con la, và chi phí của một gái mại dâm.[185]

Thương mại và hàng hóa[sửa]

Các tỉnh La Mã buôn bán giữa chúng với nhau, nhưng thương mại còn mở rộng ra bên ngoài biên giới tới các khu vực xa xôi như Trung Quốc và Ấn Độ.[186] Các mặt hàng chính là ngũ cốc.[187] Ngoài ra còn buôn bán mặt hàng khác như dầu ô liu, các loại thực phẩm, garum (nước mắm), nô lệ, quặng và đồ vật kim loại, sợi và dệt may, gỗ, gốm, đồ thủy tinh, đá cẩm thạch, giấy cói, gia vị và dược liệu, ngà voi, ngọc trai và đá quý.[188]

Lao động và việc làm[sửa]

Tập tin:Pompeii - Fullonica of Veranius Hypsaeus 1 - MAN.jpg
Người làm công trong một cửa hàng sản xuất vải, một bức họa trong fullonica của Veranius Hypsaeus tại Pompeii

Những dòng chữ khắc ghi lại 268 ngành nghề khác nhau trong thành phố Rome, và 85 ở Pompeii.[189] Hiệp hội nghề nghiệp hoặc các Hội thương gia (collegia) được chứng thực cho một loạt các ngành nghề, trong đó có ngư dân (piscatores), người buôn muối (salinatores), người buôn bán dầu ô liu (olivarii), người làm trò mua vui (scaenici), người buôn bán gia súc (pecuarii), thợ kim hoàn (aurifices), người đánh xe (asinarii hoặc muliones), và thợ đá (lapidarii) [190] Đôi khi có những nghề khá đặc biệt: một collegium tại Rome bị hạn chế nghiêm ngặt đối với thợ thủ công làm việc với ngà voi và gỗ cam quýt.[191]

Các công việc được thực hiện bởi những người nô lệ rơi vào năm loại chung: nội trợ, trên các văn bia ghi lại ít nhất 55 công việc khác nhau trong gia đình, phục vụ hoàng gia hoặc công cộng; hàng thủ công đô thị và dịch vụ, nông nghiệp và khai thác khoáng sản[192] Tù nhân cung cấp phần lớn lao động trong các mỏ hoặc mỏ đá, nơi mà điều kiện làm việc nổi tiếng là tàn bạo.[193] Trong thực tế, có rất ít sự phân công lao động giữa nô lệ và người tự do. Một số lượng lớn những người lao động thông thường được sử dụng trong nông nghiệp: trong hệ thống canh tác công nghiệp của Ý (latifundia), có thể chủ yếu là nô lệ, nhưng trên khắp đế quốc, nô lệ lao động trong nông nghiệp có lẽ là ít quan trọng hơn so với các hình thức lao động phụ thuộc vào những người về cơ bản không phải là nô lệ.[194]

Dệt may và sản xuất trang phục là một nguồn việc làm chính. Vải và cả áo quần đã hoàn thành được giao dịch giữa các dân tộc của đế quốc mà có sản phẩm thường được đặt tên theo tên gọi của họ hay một thị trấn đặc biệt, giống như một "nhãn hiệu" thời trang.[195]

GDP[sửa]

Các sử gia kinh tế có tính toán khác nhau về sản phẩm quốc nội của nền kinh tế La Mã.[196] Trong những năm 14, 100, và 150 SCN, ước tính GDP bình quân đầu người khoảng từ 166 tới 380 HS. GDP bình quân đầu người của Ý được ước tính là cao hơn từ 40 [197] đến 66 phần trăm [198] so với phần còn lại của đế quốc, do thuyên chuyển thuế từ các tỉnh và sự tập trung thu nhập của tầng lớp có địa vị ở trung tâm của đế quốc.

Kiến trúc và kĩ thuật xây dựng[sửa]

Xem chi tiết: Kiến trúc La Mã cổ đại
Tập tin:Colosseum in Rome, Italy - April 2007.jpg
Việc xây dựng Đấu trường La Mã bắt đầu trong thời gian trị vì của Vespasianus

Những đóng góp chính của người La Mã đối với kiến trúc là cung vòm mái vòm. Ngay cả sau khi trải qua hơn 2.000 năm một số cấu trúc La Mã vẫn còn đứng vững, một phần do những phương pháp chế tạo xi măng và bê tông tinh vi [199][200] Các con đường La Mã được coi là những con đường tiên tiến nhất xây dựng cho đến đầu thế kỷ 19. Hệ thống đường sá tạo điều kiện cho việc duy trì trật tự của quân đội, giao thông và thương mại. Những con đường có thể chịu được lũ lụt và các mối đe dọa môi trường khác. Ngay cả sau khi chính quyền trung ương sụp đổ, một số tuyến đường vẫn có thể sử dụng trong hơn một ngàn năm.

Các cây cầu La Mã là một trong những cây cầu lớn và bền vững đầu tiên, chúng được xây dựng từ đá cùng với kiểu kiến ​​trúc cung vòm như cấu trúc cơ bản. Vật liệu được sử dụng nhiều nhất bê tông. Cây cầu La Mã lớn nhất là cây cầu Trajan bắc qua hạ lưu sông Danube, nó được xây dựng bởi Apollodorus của Damascus và vẫn là cây dài nhất đã được xây dựng cả về chiều dài tổng thể và chiều dài trong hơn một thiên niên kỷ.[201]

Người La Mã đã xây dựng nhiều đập để trữ nước, chẳng hạn như các đập Subiaco, hai trong số đó cấp nước cho Anio Novus, một trong những hệ thống cầu máng lớn nhất của Roma.[202] Họ đã xây dựng 72 đập chỉ riêng trên bán đảo Iberia, và một số lượng nhiều hơn thế nữa được biết đến trên khắp Đế quốc, và một số vẫn còn được sử dụng. Một số đập bằng đất nước Anh từ thời La Mã cũng đã được biết đến, trong đó có một ví dụ đã được bảo quản tốt là ở Longovicium (Lanchester).

Tập tin:Pont du Gard Oct 2007.jpg
Cầu máng Pont du Gard bắc qua sông Gardon ở miền nam nước Pháp, nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO

Người La Mã đã xây dựng nhiều cầu máng. Một luận án còn sót lại tới ngày nay của Frontinus, người từng giữ chức vụ curator aquarum (ủy viên về nước) dưới thời Nerva, đã phản ánh vai trò hành chính quan trọng đối với việc bảo đảm cung cấp nước. Sau khi nước đi qua cầu máng, nó được tập trung vào các bể chứa nước và theo các đường ống để tới các đài phun nước công cộng, phòng tắm, nhà vệ sinh, hoặc các khu công nghiệp.[203] Các hệ thống cống dẫn nước chính trong thành phố Roma là Aqua Claudia Aqua Marcia.[204] Một hệ thống phức tạp còn được xây dựng để cung cấp nước cho Constantinoplis từ nơi cách nó hơn 120 km dọc theo một tuyến đường quanh co dài hơn 336 km.[205] Người La Mã cũng đã sử dụng cống dẫn nước trong hoạt động khai thác khoáng sản phong phú của họ trên toàn đế quốc, tại các địa điểm như Las Médulas Dolaucothi ở miền Nam xứ Wales.[206]

Lịch sử quân sự[sửa]

Thời kì Nguyên thủ (27 TCN-235 CN)[sửa]

Giữa các triều đại của hoàng đế Augustus Traianus, Đế quốc La Mã đã giành được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở cả phía Đông và phía Tây. Ở phía Tây, sau một vài chiến thắng trong năm 16 TCN,,[207] quân đội La Mã đã mở rộng biên giới đế quốc về phía bắc và phía đông của Gaul, chinh phục rất nhiều đất đai xứ Germania. Mặc dù vậy, La Mã đã bị mất một đạo quân lớn cùng với hầu hết binh lính của nó với thảm bại của Varus trong trận rừng Teutoburg vào năm 9 CN.[208][209][210] Được xem là thất bại quân sự lớn nhất của Đế quốc La Mã, thảm họa này đã chấm dứt quá trình bành trướng của họ về mạn Đông sông Rhine.[211][212]

La Mã sau đó đã hồi phục và tiếp tục bành trướng và vượt ra ngoài biên giới của thế giới được biết đến. Dưới thời Tiberius, tướng Germanicus lại tổ chức các chiến dịch tấn công Germania trong các năm 15 - 17, nhưng không mấy thành công và chịu nhiều thiệt hại[213]. Mặc dù vậy, để tuyên dương những trận thắng của Germanicus trước quân German trong các chiến dịch của mình, ông được Hoàng đế tổ chức lễ diễu binh khải hoàn vào năm 17.[214] Người La Mã xâm chiếm đảo Anh vào năm 43,[215] chiếm đóng khu vực nội địa,,[216] và xây dựng hai căn cứ quân sự để bảo vệ vùng đất này chống lại các cuộc khởi nghĩa và những cuộc tấn công từ phía bắc.

Hoàng đế Claudius đã ra lệnh tạm dừng các cuộc tấn công hơn nữa trên khắp sông Rhine,[217] và thiết lập nên giới hạn cố định cho sự mở rộng của đế quốc theo hướng này.[218]. Xa hơn về phía đông, Traianus chuyển sự chú ý của ông tới Dacia.[219][220][221] Sau một số lượng không chắc chắn các trận chiến xảy ra, Trajan tiến vào Dacia,,[222] bao vây kinh đô của người Dacia và san bằng nó[223] Cùng với việc dẹp yên Dacia, Trajan sau đó xâm chiếm đế quốc Parthia ở phía đông, những cuộc chinh phục của ông đã khiến cho Đế quốc La Mã mở rộng đến đỉnh điểm.

Vào năm 69, Marcus Salvius Otho đã sát hại hoàng đế Galba [224][225] và tự mình xưng đế,[226][227] Tuy nhiên, Vitellius cũng tấn phong mình làm Hoàng đế.[228][229] Otho sau đó đã rời Roma, và giao chiến với Vitellius trong trận Bedriacum lần thứ nhất,[230] nhưng quân đội của phe Otho lại thua trận và buộc phải rút về trại của họ,[231] và ngày hôm sau họ đầu hàng lực lượng của phe Vitellius.[232] Trong khi đó, các lực lượng quân đội đang đóng quân tại các tỉnh Trung Đông như Judaea và Syria đã tôn Vespasianus lên làm hoàng đế.[230] Quân đội của Vespasianus và Vitellius sau đó đã giao tranh trong trận Bedriacum lần thứ hai,[230][233] kết quả là quân đội của phe Vitellius bị đánh tan tác.[234] Vespasianus, sau khi thành công trong việc kết thúc cuộc nội chiến, đã được tuyên bố làm hoàng đế.

Cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất, đôi khi được gọi là Cuộc đại khởi nghĩa, là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong ba cuộc khởi nghĩa lớn của người Do Thái ở tỉnh Judaea chống lại Đế quốc La Mã.[235] Những thành công ban đầu của người Do Thái khi chống lại La Mã chỉ càng thu hút thêm sự chú ý lớn hơn từ Hoàng đế Nero, ông ta đã giao cho tướng Vespasianus nhiệm vụ đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Đến năm 68, sự kháng cự của người Do Thái ở khu vực phía Bắc, vùng Galile, đã bị nghiền nát [236][237] và trong năm 70 năm, Jerusalem đã bị chiếm cùng với đó Đền thờ thứ hai đã bị phá hủy. Năm 115, một cuộc khởi nghĩa lại tiếp tục nổ ra trong tỉnh, dẫn đến cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ hai mà còn được gọi là Chiến tranh Kitos, và một lần nữa là vào năm 132, lần này được gọi là cuộc khởi nghĩa của Bar Kokhba. Cả hai cuộc khởi nghĩa này đều bị đàn áp dã man.

Do đã triển khai lực lượng kỵ binh nặng hùng mạnh và lực lượng kị cung cơ động, Đế chế Parthia là kẻ thù ghê gớm nhất của Đế quốc La Mã ở phía đông. Trajan đã tiến hành chiến dịch chống lại người Parthia và ông đã chiếm được kinh đô của họ trong một thời gian ngắn, đặt một vị vua bù nhìn lên ngai vàng, nhưng các vùng lãnh thổ này sau đó đã bị từ bỏ. Một Đế quốc Parthia phục hưng lại tấn công La Mã năm 161, và đánh bại hai đạo quân La Mã. Tướng Gaius Avidius Cassius được lệnh phản kích Parthia đang hồi sinh vào năm 162. Thành Seleucia trên sông Tigris của Parthia bị phá hủy, và người Parthia giảng hòa nhưng bị buộc phải nhượng vùng Tây Lưỡng Hà cho La Mã.[238]

Năm 197, Hoàng đế Septimius Severus phát động một cuộc chiến ngắn gọn chống Đế quốc Parthia, trong đó La Mã giành thắng lợi và cướp phá đế đô của Parthia, một nửa vùng Lưỡng Hà được giao trả cho La Mã. Hoàng đế Caracalla xuất binh đến Parthia vào năm 217 từ Edessa để khơi mào một cuộc chiến chống lại họ, nhưng ông bị ám sát khi đang ra quân.[239] Năm 224, Đế quốc Parthia bị tiêu diệt không phải là do người La Mã mà là do cuộc khởi nghĩa của vua chư hầu Ba Tư là Ardashir, dẫn đến sự thành lập nhà Sassanid của Đế quốc Ba Tư, thay thế Parthia làm kình địch của La Mã ở phía Đông.

Các vị hoàng đế trại binh và gốc Illyria (235–284) cùng với chế độ chuyên quyền (284-395)[sửa]

Mặc dù lịch sử chưa xác minh rõ ràng, một vài nhóm dân German, Celt, và những sắc dân pha trộn Celt-German đã định cư trên lãnh thổ Germania từ thế kỷ 1 trở đi. Vấn đề quan trọng của các nhóm bộ tộc lớn trên biên giới hầu như là giống hết tình hình mà La Mã phải đối mặt trong những thế kỷ trước, và thế kỷ thứ 3 đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể những mối đe dọa lớn này.[240][241]

Các nhóm chiến binh người Alamanni liên tục vượt qua biên giới, tấn công Thượng Germania nhiều tới mức mà họ gần như liên tục lâm chiến với Đế quốc La Mã. Tuy nhiên, cuộc tấn công quy mô lớn của họ vào sâu trong lãnh thổ La Mã đã không xảy ra cho đến năm 268. Trong năm đó người La Mã đã bị buộc phải lấy đi rất nhiều binh lực ở biên cương Germaniađ để đáp trả cuộc xâm lược ồ ạt của một liên minh các bộ lạc Đức khác, người Goth, từ phía đông.

Người Alamanni nhanh chóng nắm lấy cơ hội tiến hành một cuộc xâm lược lớn nhằm vào Gaul và miền Bắc Italia. Tuy nhiên, người Visigoth đã bị đánh bại trong trận chiến vào mùa hè năm đó và sau đó họ lại tiếp tục thua chạy tan tác trong trận Naissus [242]

Người Alamanni mặt khác lại tiếp tục cuộc tấn công của họ nhằm vào Italia gần như ngay lập tức. Mặc dù họ đã đánh bại Aurelianus trong trận Placentia vào năm 271 nhưng họ đã bị đánh lui chỉ một thời gian ngắn sau đó, và họ chỉ tái nổi lên sau năm mươi năm nữa. Trong năm 378, người Goth đã đánh tan tác quân đội của đế quốc Đông La Mã tại trận Hadrianopolis.[243][244]

Đồng thời, người Frank đã tiến hành cướp bóc suốt khu vực Biển Bắc eo biển Anh,[245] Người Vandal thì hối hả vượt qua sông Rhine, người Iuthungi tiến đánh khu vực sông Danube, người Iazyge, Carpi và người Taifali quấy rối Dacia, và người Gepids gia nhập với người Goth và người Heruli trong các cuộc tấn công quanh Biển Đen [246] Vào đầu thế kỷ thứ 5, áp lực nhằm vào biên giới phía tây của La Mã đã gia tăng mãnh liệt.

Văn hóa[sửa]

Tập tin:Toga Illustration-2.svg
Người La Mã mặc áo dài (toga).
Xem chi tiết: Văn minh La Mã cổ đại

Cuộc sống ở Đế chế La Mã thường xoay quanh thành phố Roma, và bảy ngọn đồi nổi tiếng của nó. Thành phố cũng đã có một số nhà hát,[247] gymnasia, các quán rượu, phòng tắm và nhà thổ. Trên khắp các vùng đất nằm dưới sự kiểm soát của Rome, trình độ kiến trúc các căn nhà ở đều rất khiêm tốn tới cả những biệt thự thôn quê, và ngay trong kinh đô Rome, các căn nhà ở trên đồi Palatine thanh lịch, mà từ đó từ "cung điện" được hình thành. Phần lớn dân số sống ở trung tâm thành phố, gói gọn trong các khu nhà chung cư.

Hầu hết các thị trấn và thành phố La Mã đều đã có một khu chợ và các đền thờ, cũng như chính bản thân thành phố Roma. Hệ thống cống dẫn nước được xây dựng để đưa nước đến các trung tâm đô thị[248] và được sử dụng như một con đường để nhập khẩu rượu vang và dầu từ nước ngoài. Địa chủ thường cư trú ở các thành phố và việc chăm sóc điền trang của họ được giao lại cho những người quản lý trang trại. Để kích thích năng suất lao động cao hơn nhiều, nhiều địa chủ đã giải phóng một số lượng lớn nô lệ. Vào triều đại của Augustus, các nô lệ Hy Lạp có học thức trong nhà đã dạy học cho các trẻ em nam La Mã (đôi khi ngay cả các cô gái). Các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp được dùng để trang trí cảnh quan cho khu vườn mang phong cách Hy Lạp trên đồi Palatine hoặc trong các biệt thự.

Nhiều khía cạnh của văn hóa La Mã đã được tiếp thu từ người Etruscan người Hy Lạp.[249] Trong kiến ​​trúc và điêu khắc, sự khác biệt giữa các hình mẫu Hy Lạp và những bức họa La Mã là rõ ràng. Đóng góp chính của người La Mã cho nghệ thuật kiến trúc là khung vòm và mái vòm.

Chế độ nô lệ và nô lệ là một phần của trật tự xã hội. Có rất nhiều chợ nô lệ, ở nơi đó họ có thể bị mua và bán. Nhiều nô lệ có thể được giải phóng bởi những người chủ của họ, một số nô lệ có thể tiết kiệm được tiền để mua lại sự tự do của mình. Người ta ước tính rằng hơn 25% dân số La Mã đã làm nô lệ.[250][251]

Giao thông[sửa]

Địa Trung Hải tấp nập thuyền đi lại, đặc biệt trong khoảng tháng 3 đến tháng 11 là thời gian có gió thuận lợi. Ngoài ra còn có hệ thống đường sá hoàn chỉnh trong khắp đế quốc, nhờ đó việc chuyển quân và chuyển thư dễ dàng, nhanh chóng.

Dân cư[sửa]

Thời đầu Công Nguyên khoảng 50 triệu người. Quân đội ít nhưng tinh nhuệ. Có ba thành phố lớn: La Mã là trung tâm đầu não của đế quốc, dân số khoảng 1 triệu, nhiều người thuộc giới lãnh đạo. Alexandria ở Ai Cập, phía nam Địa Trung hải, là trung tâm văn hóa, có thư viện nổi tiếng thời đó, kiều dân Do Thái chiếm 1/3 số dân ở đây. Antiokhia (Antioch), từng là thủ đô xứ Syria cổ (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi Kitô giáo phát triển rất sớm.

Tôn giáo[sửa]

Sự mở rộng của đế quốc đồng nghĩa với việc cư dân La Mã bao gồm người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, sự cúng bái những vị thần với số lượng ngày một gia tăng được khoan dung và chấp nhận. Chính quyền Đế quốc nói riêng và người La Mã nói chung, đều có xu hướng rất khoan dung cho phần lớn tôn giáo và tín ngưỡng, sao cho họ không gây bất an. Điều đó dễ dàng được các đức tin khác đồng thuận do các nghi thức tế thần và lễ hội La Mã thường được thêm bớt cho phù hợp với văn hóa và bản sắc địa phương. Do người La Mã theo Đa Thần giáo, họ cũng dễ dàng đồng hòa thần linh của các tộc người mà họ chinh phạt.[252] Một cá nhân có thể cúng tế cả chư thần La Mã để thể hiện bản sắc La Mã của anh ta và tôn giáo cá nhân, vốn được xem là một phần của đặc điểm cá nhân của anh em. Cũng có những giai đoạn chính quyền tổ chức các cuộc bách hại, nhất là với Kitô giáo.

Sự thờ cúng Hoàng đế[sửa]

Trong một nỗ lực nhằm để tăng cường lòng trung thành, các cư dân của đế quốc đã được kêu gọi tham gia thờ cúng hoàng đế để tỏ lòng tôn kính đối với những vị hoàng đế (thường là đã qua đời) như là các á thần [253] Một vài hoàng đế tự mình tuyên bố là vị thần trong khi đang còn sống với hoàng đế, đó là các trường hợp ngoại lệ và những vị hoàng đế này vào thời điểm đó bị coi là mất trí một cách rộng rãi (chẳng hạn như Caligula). Làm như vậy trong giai đoạn đầu thời đế quốc sẽ mạo hiểm tiết lộ một cách nông cạn những gì mà Hoàng đế Augustus gọi là "khôi phục nhà nước Cộng hòa". Kể từ đó, công cụ này chủ yếu là cách mà mỗi một vị Hoàng đế sử dụng để kiềm chế thần dân của mình.

Tham khảo[sửa]

Ghi chú
  1. Trong cuộc đấu tranh của cuối cùng của nền Cộng hòa, hàng trăm Nghị viên đã bị sát hại, và Nghị viện La Mã đã bị thay đổi bởi những người ủng hộ Bộ ba trụ cột đầu tiên và những người theo phe Bộ ba trụ cột thứ hai.
  2. Octavianus/Augustus chính thức tuyên bố cứu vớt nước Cộng hòa La Mã và cẩn thận ngụy trang quyền lực của mình dưới kiểu hình thức cộng hòa, các Tổng tài tiếp tục được bầu, và Nghị viên vẫn còn nhóm họp trong Viện nguyên lão La Mã. Tuy nhiên, Octavian sau khi lên ngôi hoàng đế, đã đặt ảnh hưởng của mình đến tất cả mọi thứ và kiểm soát các quyết định cuối cùng, đã có những quân đoàn Lê dương ủng hộ ông, nếu nó trở nên cần thiết.
Trích dẫn
  1. "Roman Empire", Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2008
  2. "Pax Romana". Britannica Online Encyclopedia.
  3. Parker, Philip, "The Empire Stops Here". tr.2.
  4. Christopher Kelly, The Roman Empire: A Very Short Introduction (Oxford University Press, 2006), p. 4ff.; Claude Nicolet, Space, Geography, and Politics in the Early Roman Empire (University of Michigan Press, 1991, originally published in French 1988), các trang 1, 15; T. Corey Brennan, The Praetorship in the Roman Republic (Oxford University Press, 2000), p. 605 et passim; Clifford Ando, "From Republic to Empire," in The Oxford Handbook of Social Relations in the Roman World (Oxford University Press, các trang 39–40.
  5. Clifford Ando, "The Administration of the Provinces," in A Companion to the Roman Empire (Blackwell, 2010), p. 179.
  6. Nicolet, Space, Geography, and Politics in the Early Roman Empire, các trang 1, 15; Olivier Hekster and Ted Kaizer, preface to Frontiers in the Roman World. Proceedings of the Ninth Workshop of the International Network Impact of Empire (Durham, 16–ngày 19 tháng 4 năm 2009) (Brill, 2011), p. viii; Andrew Lintott, The Constitution of the Roman Republic (Oxford University Press, 1999), p. 114; W. Eder, "The Augustan Principate as Binding Link," in Between Republic and Empire (University of California Press, 1993), p. 98.
  7. Mary T. Boatwright, Hadrian and the Cities of the Roman Empire (Princeton University Press, 2000), p. 4.
  8. Yaron Z. Eliav, "Jews and Judaism 70–429 CE," in A Companion to the Roman Empire (Blackwell, 2010), p. 571.
  9. Dio Cassius 72.36.4, Loeb edition translated E. Cary
  10. Brown, P., The World of Late Antiquity, London 1971, p. 22.
  11. Adrian Goldsworth, How Rome Fell: Death of a Superpower (Yale University Press, 2009), các trang 405–415.
  12. Potter, David. The Roman Empire at Bay. 296–98.
  13. Chester G. Starr, A History of the Ancient World, Second Edition. Oxford University Press, 1974. các trang 670–678.
  14. Isaac Asimov. Asimov's Chronology of the World. Harper Collins, 1989. p. 110.
  15. Asimov, p. 198.
  16. Kelly, The Roman Empire, p. 3.
  17. Nicolet, Space, Geography, and Politics in the Early Roman Empire, p. 29; translated as "power without end" in Pat Southern, The Roman Empire from Severus to Constantine (Routledge, 2001), p. 16.
  18. Vergil, Aeneid 1.278; Nicolet, Space, Geography, and Politics, p. 29; David J. Mattingly, Imperialism, Power, and Identity: Experiencing the Roman Empire (Princeton University Press, 2011), p. 15; G. Moretti, "The Other World and the 'Antipodes': The Myth of Unknown Countries between Antiquity and the Renaissance," in The Classical Tradition and the Americas: European Images of the Americas (Walter de Gruyter, 1993), p. 257; Southern, The Roman Empire from Severus to Constantine, p. 16.
  19. Prudentius (348–413) in particular Christianizes the theme in his poetry, as noted by Marc Mastrangelo, The Roman Self in Late Antiquity: Prudentius and the Poetics of the Soul (Johns Hopkins University Press, 2008), các trang 73, 203. St. Augustine, however, distinguished between the secular and eternal "Rome" in The City of God. See also J. Rufus Fears, "The Cult of Jupiter and Roman Imperial Ideology," Aufstieg und Niedergang der römischen Welt II.17.1 (1981), p. 136 et passim, on how Classical Roman ideology influenced Christian Imperial doctrine; Peter Fibiger Bang, "The King of Kings: Universal Hegemony, Imperial Power, and a New Comparative History of Rome," in The Roman Empire in Context: Historical and Comparative Perspectives (John Wiley & Sons, 2011); and the Greek concept of globalism (oikouménē).
  20. Nicolet, Space, Geography, and Politics, các trang 7–8.
  21. Nicolet, Space, Geography, and Politics, các trang 9, 16.
  22. Nicolet, Space, Geography, and Politics, các trang 10–11.
  23. Southern, The Roman Empire from Severus to Constantine, p. 14.
  24. 24,0 24,1 Keith Hopkins, "The Political Economy of the Roman Empire," in The Dynamics of Ancient Empires: State Power from Assyria to Byzantium (Oxford University Press, 2009), p. 183.
  25. Kelly, The Roman Empire, p. 1.
  26. 26,0 26,1 Hopkins, "The Political Economy of the Roman Empire," p. 184.
  27. Raymond W. Goldsmith,"An Estimate of the Size and Structure of the National Product of the Early Roman Empire", Review of Income and Wealth, 30.3 (1984), các trang 263–288, especially p. 263.
  28. Walter Scheidel: Population and demography, Princeton/Stanford Working Papers in Classics, Version 1.0, April 2006, p. 9
  29. W.V. Harris, "Trade," in The Cambridge Ancient History: The High Empire A.D. 70–192 (Cambridge University Press, 2000), vol. 11, p. 721.
  30. Southern, The Roman Empire from Severus to Constantine, các trang 14–16.
  31. Olivier Hekster and Ted Kaizer, preface to Frontiers in the Roman World. Proceedings of the Ninth Workshop of the International Network Impact of Empire (Durhan, 16–ngày 19 tháng 4 năm 2009) (Brill, 2011), p. viii.
  32. Greg Woolf, editor, Cambridge Illustrated History of the Roman World (Cambridge: Ivy Press, 2003), p. 340; Thorsten Opper, Hadrian: Empire and Conflict (Harvard University Press, 2008), p. 64; Nic Fields, Hadrian's Wall AD 122–410, which was, of course, at the bottom of Hadrian's garden. (Osprey Publishing, 2003), p. 35.
  33. Vergil, Aeneid 12.834 and 837: "they will keep the speech (sermo) and mores of their fathers … and I will make them all Latins with one mode of expression (uno ore, literally "with one mouth"), in a speech attributed to Rome’s supreme deity Jupiter; Bruno Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," translated by James Clackson, in A Companion to the Latin Language (Blackwell, 2011), các trang 549, 563; J.N. Adams, "Romanitas and the Latin Language," Classical Quarterly 53.1 (2003), p. 184.
  34. Adams, "Romanitas and the Latin Language," các trang 186–187.
  35. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," các trang 554, 556.
  36. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 549; Charles Freeman, The Greek Achievement: The Foundation of the Western World (New York: Penguin, 1999), các trang 389–433.
  37. Augustine of Hippo, De Civitate Dei 19.7.18, as cited by Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 549.
  38. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 549, citing Plutarch, Life of Alexander 47.6.
  39. Fergus Millar, A Greek Roman Empire: Power and Belief under Theodosius II (408–450) (University of California Press, 2006), p. 279; Warren Treadgold, "A History of the Byzantine State and Society" (Stanford University Press, 1997), p. 5.
  40. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 553.
  41. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," các trang 550–552.
  42. 42,0 42,1 Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 552.
  43. Suetonius, Life of Claudius 42.
  44. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 553; Lee I. Levine, Jerusalem: Portrait of the City in the Second Temple Period (538 B.C.E. – 70 C.E.) (Jewish Publication Society, 2002), p. 154.
  45. Cicero, In Catilinam 2.15, P.Ryl. I 61 "recto".
  46. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," các trang 553–554.
  47. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 556; Adams, "Romanitas and the Latin Language," p. 200.
  48. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 560.
  49. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 560; A.H.M. Jones, The Decline of the Ancient World (Longmanns, 1966), p. 346.
  50. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," các trang 562–563.
  51. Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," các trang 558–559.
  52. Richard Miles, "Communicating Culture, Identity, and Power," in Experiencing Power: Culture, Identity and Power in the Roman Empire (Routledge, 200), các trang 58–59.
  53. Miles, "Communicating Culture, Identity, and Power,"các trang 58–59.
  54. Varro as quoted by Isidore of Seville, Origines 15.1.63, trilingues quod et graece loquantur et latine et gallice; Edgar C. Polomé, "The Linguistic Situation in the Western Provinces of the Roman Empire," Aufstieg und Niedergang der römischen Welt II (De Gruyter, 1983), p. 527; Philip Freeman, Ireland and the Classical World (Austin: University of Texas Press, 2001), p. 15.
  55. Miles, "Communicating Culture, Identity, and Power," p. 58.
  56. Miles, "Communicating Culture, Identity, and Power," các trang 59–60.
  57. 57,0 57,1 Rochette, "Language Policies in the Roman Republic and Empire," p. 550; Stefan Zimmer, "Indo-European," in Celtic Culture: A Historical Encyclopedia (ABC-Clio, 2006), p. 961; Leonard A. Curchin, "Literacy in the Roman Provinces: Qualitative and Quantitative Data from Central Spain," American Journal of Philology 116.3 (1995), p. 464.
  58. Françoise Waquet, Latin, Or, The Empire of the Sign: From the Sixteenth to the Twentieth Century (Verso, 2001; originally published 1998 in French), các trang 1–2; Kristian Jensen, "The Humanist Reform of Latin and Latin Teaching," in The Cambridge Companion to Renaissance Humanism (Cambridge University Press, 1996, 2003), các trang 63–64.
  59. Treadgold, A History of the Byzantine State and Society, p. 5.
  60. Miles, "Communicating Culture, Identity, and Power," p. 58; Treadwell, A History of the Byzantine State and Society, các trang 5–7.
  61. Adams, "Romanitas and the Latin Language," p. 199.
  62. Michael Peachin, introduction to The Oxford Handbook of Social Relations in the Roman World (Oxford University Press, 2011) p. 12.
  63. Peachin, introduction to The Oxford Handbook of Social Relations in the Roman World, p. 9, citing particularly Géza Alföldy, Römische Sozialgeschichte (first published 1975) on "the innate, potent, and widely institutionalized hierarchic character of Roman society," and các trang 21–22 (note 45 on the problems of "class" as a term).
  64. Peter Garnsey and Richard Saller, The Roman Empire: Economy, Society and Culture (University of California Press, 1987), p. 107.
  65. Peachin, introduction to The Oxford Handbook of Social Relations in the Roman World, các trang 4–5.
  66. Aloys Winterling, Politics and Society in Imperial Rome (John Wiley & Sons, 2009, originally published 1988 in German), các trang 11, 21.
  67. Bruce W. Frier and Thomas A.J. McGinn, A Casebook on Roman Family Law (Oxford University Press: American Philological Association, 2004), p. 14; Gaius, Institutiones 1.9 = Digest 1.5.3.
  68. Frier and McGinn, A Casebook of Family Law, pp. 31–32.
  69. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 177.
  70. The civis ("citizen") stands in explicit contrast to a peregrina, a foreign or non-Roman woman: A.N. Sherwin-White, Roman Citizenship (Oxford University Press, 1979), pp. 211 and 268; Frier and McGinn, A Casebook on Roman Family Law, pp. 31–32, 457, et passim. In the form of legal marriage called conubium, the father's legal status determined the child's, but conubium required that both spouses be free citizens. A soldier, for instance, was banned from marrying while in service, but if he formed a long-term union with a local woman while stationed in the provinces, he could marry her legally after he was discharged, and any children they had would be considered the offspring of citizens—in effect granting the woman retroactive citizenship. The ban was in place from the time of Augustus until it was rescinded by Septimius Severus in 197 AD. See Sara Elise Phang, The Marriage of Roman Soldiers (13 B.C.–A.D. 235): Law and Family in the Imperial Army (Brill, 2001), p. 2, and Pat Southern, The Roman Army: A Social and Institutional History (Oxford University Press, 2006), p. 144.
  71. Beryl Rawson, "The Roman Family," in The Family in Ancient Rome: New Perspectives (Cornell University Press, 1986), p. 18.
  72. Frier and McGinn, A Casebook on Roman Family Law, pp. 19–20.
  73. David Johnston, Roman Law in Context (Cambridge University Press, 1999), chapter 3.3; Frier and McGinn, A Casebook on Roman Family Law, Chapter IV; Yan Thomas, "The Division of the Sexes in Roman Law," in A History of Women from Ancient Goddesses to Christian Saints (Harvard University Press, 1991), p. 134.
  74. Beth Severy, Augustus and the Family at the Birth of the Empire (Routledge, 2002; Taylor & Francis, 2004), p. 12.
  75. Keith Bradley, Slavery and Society at Rome (Cambridge University Press, 1994), p. 12.
  76. The others are ancient Athens, and in the modern era Brazil, the Caribbean, and the United States; Bradley, Slavery and Society at Rome, p. 12.
  77. W.V. Harris, "Demography, Geography and the Sources of Roman Slaves," Journal of Roman Studies 89 (1999) 62–75, especially p. 65 on Roman Egypt. For background on pre-Roman slavery in some areas brought under provincial rule, see Timothy Taylor, "Believing the Ancients: Quantitative and Qualitative Dimensions of Slavery and the Slave Trade in Later Prehistoric Eurasia," World Archaeology 33.1 (2001) 27–43.
  78. Frier and McGinn, A Casebook of Family Law, p. 7.
  79. Thomas A.J. McGinn, Prostitution, Sexuality and the Law in Ancient Rome (Oxford University Press, 1998), p. 314; Jane F. Gardner, Women in Roman Law and Society (Đại học Indiana Press, 1991), p. 119.
  80. Frier and McGinn, A Casebook on Roman Law, pp. 31, 33.
  81. Christopher J. Fuhrmann, Policing the Roman Empire: Soldiers, Administration, and Public Order (Oxford University Press, 2012), pp. 21–41.
  82. Frier and McGinn, A Casebook on Roman Family Law, p. 21.
  83. Richard Gamauf, "Slaves Doing Business: The Role of Roman Law in the Economy of a Roman Household," in European Review of History 16.3 (2009) 331–346.
  84. Bradley, Slavery and Society at Rome, pp. 2–3.
  85. McGinn, Prostitution, Sexuality, and the Law, p. 288ff.
  86. Ra'anan Abusch, "CIrcumcision and Castration under Roman Law in the Early Empire," in The Covenant of Circumcision: New Perspectives on an Ancient Jewish Rite (Brandeis University Press, 2003), pp. 77–78; Peter Schäfer, The History of the Jews in the Greco-Roman World (Routledge, 1983, 2003), p. 150.
  87. Harris, "Demography, Geography and the Sources of Roman Slaves," p. 62 et passim.
  88. Bradley, Slavery and Society at Rome, p. 10.
  89. Fergus Millar, The Crowd in Rome in the Late Republic (University of Michigan, 1998, 2002), pp. 23, 209.
  90. Henrik Mouritsen, The Freedman in the Roman World (Cambridge University Press, 2011), p. 36; Adolf Berger, entry on libertus, Encyclopedic Dictionary of Roman Law (American Philological Society, 1953, 1991), p. 564.
  91. Berger, entry on libertinus, Encyclopedic Dictionary of Roman Law, p. 564.
  92. Walter Eck, "Emperor, Senate and Magistrates," in Cambridge Ancient History: The High Empire A.D. 70–192 (Cambridge University Press, 2000), vol. 11, pp. 217–218; Ronald Syme, Provincial At Rome: and Rome and the Balkans 80 BC-AD 14 (University of Exeter Press, 1999), pp. 12–13.
  93. Eck, "Emperor, Senate and Magistrates," pp. 215, 221–222; Millar, "Empire and City," p. 88. The standard complement of 600 was flexible; twenty quaestors, for instance, held office each year and were thus admitted to the Senate regardless of whether there were "open" seats.
  94. Millar, "Empire and City," p. 88.
  95. Eck, "Emperor, Senate and Magistrates," pp. 218–219.
  96. His name was Tiberius Claudius Gordianus; Eck, "Emperor, Senate and Magistrates," p. 219.
  97. The relation of the equestrian order to the "public horse" and Roman cavalry parades and demonstrations (such as the Lusus Troiae) is complex, but those who participated in the latter seem, for instance, to have been the equites who were accorded the high-status (and quite limited) seating at the theatre by the Lex Roscia theatralis. Senators could not possess the "public horse." See T.P. Wiseman, "The Definition of Eques Romanus," Historia 19.1 (1970) 67–83, especially pp. 78–79.
  98. Wiseman, "The Definition of Eques Romanus," pp. 71–72, 76.
  99. Ancient Gades, in Roman Spain, and Patavium, in the Celtic north of Italy, were atypically wealthy cities, and having 500 equestrians in one city was unusual. Strabo 3.169, 5.213; Wiseman, "The Definition of Eques Romanus," pp. 75–76, 78.
  100. Andrew Fear, "War and Society," in The Cambridge History of Greek and Roman Warfare: Rome from the Late Repblic to the Late Empire (Cambridge University Press, 2007), vol. 2, pp. 214–215; Julian Bennett, Trajan: Optimus Princeps (Đại học Indiana Press, 1997, 2001, 2nd ed.), p. 5.
  101. Millar, "Empire and City," pp. 87–88.
  102. Hopkins, The Political Economy of the Roman Empire, p. 188; Millar, "Empire and City," pp. 87–88.
  103. Millar, "Empire and City," p. 96.
  104. Wolfgang Liebeschuetz, "The End of the Ancient City," in The City in Late Antiquity (Taylor & Francis, 2001), pp. 26–27.
  105. Koenraad Verboven, "The Associative Order: Status and Ethos among Roman Businessmen in Late Republic and Early Empire," Athenaeum 95 (2007), p. 870–72; Dennis P. Kehoe, "Law and Social Formation in the Roman Empire," in The Oxford Handbook of Social Relations in the Roman World, p. 153.
  106. Kehoe, "Law and Social Formation in the Roman Empire," p. 153;.Judith Perkins, "Early Christian and Judicial Bodies," in (Walter de Gruyter, 2009), pp. 245–246 (particularly on the effect of the Constitutio Antoniniana); Garrett G. Fagan, "Violence in Roman Social Relations," in The Oxford Handbook of Social Relations, p. 475.
  107. Yann Le Bohec, The Imperial Roman Army, translated by Raphael Bate (Routledge, 2000, originally published 1989 in French), p. 8.
  108. Le Bohec, The Imperial Roman Army, pp. 14–15.
  109. Plutarch, Moralia Moralia 813c and 814c; Clifford Ando, "The Administration of the Provinces," in A Companion to the Roman Empire (Blackwell, 2010), pp. 181–182; Edward N. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire: From the First Century A.D. to the Third (Johns Hopkins University Press, 1976, 1979), p. 30.
  110. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 184.
  111. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 181.
  112. Abbott, 342
  113. Abbott, 357
  114. 114,0 114,1 Abbott, 345
  115. Abbott, 354
  116. Abbott, 341
  117. Goldsworthy, Adrian (2003). "The Life of a Roman Soldier". The Complete Roman Army. London: Thames & Hudson. tr. 80. ISBN 0-500-05124-0.
  118. Olivier J. Hekster, "Fighting for Rome: The Emperor as a Military Leader," in Impact of the Roman Army (200 BC–AD 476) (Brill, 2007), p. 96.
  119. 119,0 119,1 119,2 The complete Roman army by Adrian Goldsworthy, 2003 chapter The Army of the Principate, p.50; ISBN 0-500-05124-0
  120. The complete Roman army by Adrian Goldsworthy, 2005 chapter The Army of the Principate, p.183; ISBN 0-500-05124-0
  121. Rome and her enemies published by Osprey, 2005 part 3 Early Empire 27BC — AD 235, chapter 9 The Romans, section Remuneration, p.183; ISBN 978-1-84603-336-0
  122. Tacitus Annales IV.5
  123. Goldsworthy (2003) 51
  124. The complete Roman army by Adrian Goldsworthy 2003, chapter After Service, p.114; ISBN 0-500-05124-0
  125. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 183.
  126. Ando, "The Administration of the Provinces," pp. 177–179. Most government records that are preserved come from Roman Egypt, where the climate preserved the papyri.
  127. 127,0 127,1 Ando, "The Administration of the Provinces," p. 179.
  128. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 179. The exclusion of Egypt from the senatorial provinces dates to the rise of Octavian before he became Augustus: Egypt had been the stronghold of his last opposition, Mark Antony and his ally Cleopatra.
  129. 129,0 129,1 Ando, "The Administration of the Provinces," p. 180.
  130. Peter Garnsey and Richard Saller, The Roman Empire: Economy, Society and Culture (University of California Press, 1987), p. 110.
  131. Garnsey and Saller, The Roman Empire: Economy, Society and Culture, p. 110; Clifford Ando, "The Administration of the Provinces," in A Companion to the Roman Empire (Blackwell, 2010), pp. 184–185.
  132. Adda B. Bozeman, Politics and Culture in International History from the Ancient Near East to the Opening of the Modern Age (Transaction Publishers, 2010, 2nd ed., originally published 1960 by Princeton University Press), pp. 208–20
  133. Garnsey and Saller, The Roman Empire: Economy, Society and Culture, p. 110; Ando, "The Administration of the Provinces," pp. 184–185. This practice was established in the Republic; see for instance the case of Contrebian water rights heard by G. Valerius Flaccus as governor of Hispania in the 90s–80s BC.
  134. Garnsey and Saller, The Roman Empire, pp. 110–111.
  135. Elizabeth DePalma Digeser, The Making of a Christian Empire: Lactantius and Rome (Cornell University Press, 2000), p. 53.
  136. 136,0 136,1 136,2 Ando, "The Administration of the Provinces," p. 187.
  137. Ando, "The Administration of the Provinces," pp. 185–187.
  138. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 185; Hopkins, "The Political Economy of the Roman Empire," p. 184.
  139. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 185.
  140. 140,0 140,1 Ando, "The Administration of the Provinces," p. 188.
  141. Ando, "The Administration of the Provinces," p. 186.
  142. Cassius Dio 55.31.4.
  143. Tacitus, Annales 13.31.2.
  144. This was the vicesima libertatis, "the twentieth for freedom"; Ando, "The Administration of the Provinces," p. 187.
  145. David Mattingly, "The Imperial Economy," in A Companion to the Roman Empire (Blackwell, 2010), p. 283.
  146. 146,0 146,1 Mattingly, "The Imperial Economy," p. 285.
  147. 147,0 147,1 Mattingly, "The Imperial Economy," p. 286.
  148. Mattingly, "The Imperial Economy," p. 292.
  149. Mattingly, "The Imperial Economy," pp. 285–286, p. 296f.
  150. Mattingly, "The Imperial Economy," p. 296.
  151. Mattingly, "The Imperial Economy," pp. 286, 295.
  152. David Kessler and Peter Temin, "Money and Prices in the Early Roman Empire," in The Monetary Systems of the Greeks and Romans, in The Monetary Systems of the Greeks and Romans (Oxford University Press, 2008), n.p.
  153. Kenneth W. Hart, Coinage in the Roman Economy, 300 B.C. to A.D. 700 (Johns Hopkins University Press, 1996), p. 135.
  154. Mireille Corbier, "Coinage and Taxation: The State's Point of View, A.D. 193–337," in Cambridge Ancient History: The Crisis of Empire, A.D. 193–197 (Cambridge University Press, 2005), vol. 12, p. 333.
  155. Colin Wells, The Roman Empire (Harvard University Press, 1984, 1992), p. 8.
  156. W.V. Harris, "The Nature of Roman Money," in The Monetary Systems of the Greeks and Romans, n.p.
  157. Kessler and Temin, "Money and Prices in the Early Roman Empire," n.p.
  158. Walter Scheidel, "The Monetary Systems of the Han and Roman Empires", in: Scheidel, Walter, ed. (2009): Rome and China. Comparative Perspectives on Ancient World Empires (Oxford University Press, 2009), New York, ISBN 978-0-19-533690-0, pp. 137–207, especially p. 205.
  159. Harris, "The Nature of Roman Money," n.p.
  160. Jean Andreau, Banking and Business in the Roman World (Cambridge University Press, 1999), p. 2.
  161. Andreau, Banking and Business in the Roman World, p. 2; Harris, "The Nature of Roman Money," n.p.
  162. Tacitus, Annales 6.17.3.
  163. 163,0 163,1 163,2 Harris, "The Nature of Roman Money," in The Monetary Systems of the Greeks and Romans, n.p.
  164. Richard Duncan-Jones, Money and Government in the Roman Empire (Cambridge University Press, 1994), pp. 3–4.
  165. Hart, Coinage in the Roman Economy, 300 B.C. to A.D. 700, p. 125–136.
  166. Hart, Coinage in the Roman Economy, 300 B.C. to A.D. 700, pp. 128–129.
  167. Harris, "The Nature of Roman Money," in The Monetary Systems of the Greeks and Romans, n.p.; Hart, Coinage in the Roman Economy, 300 B.C. to A.D. 700, pp. 128–129.
  168. "Mining," in Late Antiquity: A Guide to the Postclassical World p. 579.
  169. Wilson, Andrew (2002): "Machines, Power and the Ancient Economy", The Journal of Roman Studies, Vol. 92, pp. 1–32 (17–21, 25, 32)
  170. Craddock, Paul T. (2008): "Mining and Metallurgy", in: Oleson, John Peter (ed.): The Oxford Handbook of Engineering and Technology in the Classical World, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-518731-1, p. 108; Sim, David; Ridge, Isabel (2002): Iron for the Eagles. The Iron Industry of Roman Britain, Tempus, Stroud, Gloucestershire, ISBN 0-7524-1900-5, p. 23; Healy, John F. (1978): Mining and Metallurgy in the Greek and Roman World, Thames and Hudson, London, ISBN 0-500-40035-0, p. 196. Assumes a productive capacity of c. 1.5 kg per capita.Healy, John F. (1978): Mining and Metallurgy in the Greek and Roman World, Thames and Hudson, London, ISBN 0-500-40035-0, p. 196
  171. 171,0 171,1 Hong, Sungmin; Candelone, Jean-Pierre; Patterson, Clair C.; Boutron, Claude F. (1996): "History of Ancient Copper Smelting Pollution During Roman and Medieval Times Recorded in Greenland Ice", Science, Vol. 272, No. 5259, pp. 246–249 (366–369); cf. also Wilson, Andrew (2002): "Machines, Power and the Ancient Economy", The Journal of Roman Studies, Vol. 92, pp. 1–32 (25–29)
  172. Callataÿ, François de (2005): "The Graeco-Roman Economy in the Super Long-Run: Lead, Copper, and Shipwrecks", Journal of Roman Archaeology, Vol. 18, pp. 361–372 (361–369); Hong, Sungmin; Candelone, Jean-Pierre; Patterson, Clair C.; Boutron, Claude F. (1996): "History of Ancient Copper Smelting Pollution During Roman and Medieval Times Recorded in Greenland Ice", Science, Vol. 272, No. 5259, pp. 246–249 (247, fig. 1 and 2; 248, table 1); Hong, Sungmin; Candelone, Jean-Pierre; Patterson, Clair C.; Boutron, Claude F. (1994): "Greenland Ice Evidence of Hemispheric Lead Pollution Two Millennia Ago by Greek and Roman Civilizations", Science, Vol. 265, No. 5180, pp. 1841–1843; Settle, Dorothy M.; Patterson, Clair C. (1980): "Lead in Albacore: Guide to Lead Pollution in Americans", Science, Vol. 207, No. 4436, pp. 1167–1176 (1170f.)
  173. Hong, Sungmin; Candelone, Jean-Pierre; Patterson, Clair C.; Boutron, Claude F. (1994). "Greenland Ice Evidence of Hemispheric Lead Pollution Two Millennia Ago by Greek and Roman Civilizations". Science 265 (5180): 1841–1843. doi:10.1126/science.265.5180.1841. PMID 17797222.
  174. Patterson, C. C. (1972): "Silver Stocks and Losses in Ancient and Medieval Times", The Economic History Review, Vol. 25, No. 2, pp. 205–235 (228, table 6); Callataÿ, François de (2005): "The Graeco-Roman Economy in the Super Long-Run: Lead, Copper, and Shipwrecks", Journal of Roman Archaeology, Vol. 18, pp. 361–372 (365f.)
  175. Patterson, C. C. (1972): "Silver Stocks and Losses in Ancient and Medieval Times", The Economic History Review, Vol. 25, No. 2, pp. 205–235 (216, table 2); Callataÿ, François de (2005): "The Graeco-Roman Economy in the Super Long-Run: Lead, Copper, and Shipwrecks", Journal of Roman Archaeology, Vol. 18, pp. 361–372 (365f.)
  176. Hopkins, The Political Economy of the Roman Empire, p. 197.
  177. Élise Marlière, "Le tonneua en Gaule romaine," Gallia 58 (2001) 181–210, especially p. 184; Corbier, "Coinage, Society, and Economy," in CAH 12, p. 404.
  178. Kevin Greene, The Archaeology of the Roman Economy p. 17.
  179. W.V. Harris, "Trade," in The Cambridge Ancient History: The High Empire A.D. 70–192 (Cambridge University Press, 2000), vol. 11, p. 713.
  180. Harris, "Trade," in CAH 11, p. 714.
  181. Roger Bradley Ulrich, Roman Woodworking (Yale University Press, pp. 1–2.
  182. 182,0 182,1 Stambaugh, The Ancient Roman City, p. 253.
  183. Ray Laurence, "Land Transport in Roman Italy: Costs, Practice and the Economy," in Trade, Traders and the Ancient City (Routledge, 1998), p. 129.
  184. Keith Hopkins, "The Political Economy of the Roman Empire," in The Dynamics of Ancient Empires: State Power from Assyria to Byzantium (Oxford University Press, 2009), p. 187.
  185. Holleran, Shopping in Ancient Rome, p. 142.
  186. Harris, "Trade," in CAH 11, p. 713.
  187. Harris, "Trade," in CAH 11, p. 710.
  188. Harris, "Trade," in CAH 11, pp. 717–729.
  189. Hopkins, "The Political Economy of the Roman Empire," p. 196.
  190. Verboven, "The Associative Order: Status and Ethos among Roman Businessmen," preprint pp. 18, 23.
  191. Eborarii and citriarii: Verboven, "The Associative Order: Status and Ethos among Roman Businessmen," preprint p. 21.
  192. "Slavery in Rome," in The Oxford Encyclopedia of Ancient Greece and Rome (Oxford University Press, 2010), p. 323.
  193. "Slavery in Rome," in The Oxford Encyclopedia of Ancient Greece and Rome, p. 323.
  194. Garnsey and Saller, The Roman Empire: Economy, Society and Culture, p. 111.
  195. A.H.M. Jones, "The Cloth Industry under the Roman Empire," Economic History Review 13.2 (1960), pp. 184–185.
  196. Scheidel, Walter; Morris, Ian; Saller, Richard, eds. (2007): The Cambridge Economic History of the Greco-Roman World, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-78053-7
  197. Lo Cascio, Elio; Malanima, Paolo (Dec. 2009): "GDP in Pre-Modern Agrarian Economies (1–1820 AD). A Revision of the Estimates", Rivista di storia economica, Vol. 25, No. 3, pp. 391–420 (391–401)
  198. Maddison 2007, pp. 47–51
  199. W. L. MacDonald, The Architecture of the Roman Empire, rev. ed. Yale University Press, New Haven, 1982, fig. 131B; Lechtman and Hobbs "Roman Concrete and the Roman Architectural Revolution"
  200. Vitruvius, De Arch. Book 1, preface. section 2
  201. Encyclopaedia Britannica, Apollodorus of Damascus, "Greek engineer and architect who worked primarily for the Roman emperor Trajan."
    George Sarton (1936), "The Unity and Diversity of the Mediterranean World", Osiris 2: 406-463 [430]
    Giuliana Calcani, Maamoun Abdulkarim (2003). Apollodorus of Damascus and Trajan's Column: From Tradition to Project. L'Erma di Bretschneider. tr. 11. ISBN 88-8265-233-5. "...focusing on the brilliant architect Apollodorus of Damascus. This famous Syrian personage represents..."
    Hong-Sen Yan, Marco Ceccarelli (2009). International Symposium on History of Machines and Mechanisms: Proceedings of HMM 2008. Springer. tr. 86. ISBN 1-4020-9484-1. "He had Syrian origins coming from Damascus"
  202. ; ; Schnitter 1978, tr. 28
  203. Chandler, Fiona "The Usborne Internet Linked Encyclopedia of the Roman World", page 80. Usborne Publishing 2001
  204. Forman, Joan "The Romans", page 34. Macdonald Educational Ltd. 1975
  205. J. Crow 2007 "Earth, walls and water in Late Antique Constantinople" in Technology in Transition AD 300–650 in ed. L.Lavan, E.Zanini & A. Sarantis Brill, Leiden
  206. Jones, R. F. J. and Bird, D. G., Roman gold-mining in north-west Spain, II: Workings on the Rio Duerna, Journal of Roman Studies 62 (1972): 59-74.
  207. Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 244
  208. Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 245
  209. Matyszak, The Enemies of Rome, p. 159
  210. Clunn, In Quest of the Lost Legions, p. xv
  211. Nic Fields, The Roman Army of the Principate 27 BC-AD 117, trang 72
  212. Andrew Roberts, The Art of War: Great Commanders of the Ancient and Medieval Worlds 1600 BC - AD 1600, trang 172
  213. Annette Panhorst, Looting of Bones In the Teutoburg Forest, các trang 90-91.
  214. Nic Fields, The Roman Army of the Principate 27 BC-AD 117, trang 47
  215. Churchill, A History of the English Speaking Peoples, p. 4
  216. Churchill, A History of the English-Speaking Peoples, p. 5
  217. Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 269
  218. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 38
  219. Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 322
  220. Matyszak, The Enemies of Rome, p. 213
  221. Matyszak, The Enemies of Rome, p. 215
  222. Matyszak, The Enemies of Rome, p. 222
  223. Matyszak, The Enemies of Rome, p. 223
  224. Tacitus, The Histories, Book 1, ch. 41
  225. Plutarch, Lives, Galba
  226. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 51
  227. Lane Fox, The Classical World, p. 542
  228. Tacitus, The Histories, Book 1, ch. 57
  229. Plutarch, Lives, Otho
  230. 230,0 230,1 230,2 Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 52
  231. Tacitus, The Histories, Book 1, ch. 44
  232. Tacitus, The Histories, Book 1, ch. 49
  233. Tactitus, The Histories, Book 3, ch. 18
  234. Tactitus, The Histories, Book 3, ch. 25
  235. Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 294
  236. Santosuosso, Storming the Heavens, p. 146
  237. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 3
  238. Grant, The History of Rome, p. 273
  239. Grant, The History of Rome, p. 279
  240. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 146
  241. Grant, The History of Rome, p. 282
  242. Grant, The History of Rome, p. 285
  243. Ammianus Marcellinus, Historiae, book 31.
  244. Jordanes, The Origins and Deeds of the Goths, 138.
  245. Grant, The History of Rome, p. 284
  246. Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, p. 149
  247. Jones, Mark Wilson Principles of Roman Architecture. New Haven: Yale University Press, 2000.
  248. Kevin Greene, "Technological Innovation and Economic Progress in the Ancient World: M.I. Finley Re-Considered", The Economic History Review, New Series, Vol. 53, No. 1. (Feb., 2000), pp. 29–59 (39)
  249. Scott, 404
  250. “Resisting Slavery in Ancient Rome”. BBC. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  251. “Slavery in Ancient Rome”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  252. Farber, Allen. “Early Christian Art: An Introduction”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  253. See also Harland, P. A., "Honours and Worship: Emperors, Imperial Cults and Associations at Ephesus (First to Third Centuries C.E.)", Studies in Religion/Sciences religieuses 25 (1996) 319–334.

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

cs:Starověký Řím#Císařství

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.