Ngôn ngữ học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngôn ngữ học là khoa học về ngôn ngữ các dân tộc trên thế giới. Người nghiên cứu các bộ môn của ngôn ngữ học được gọi là nhà ngôn ngữ học.

Phân ngành[sửa]

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, người ta thường xếp loại các nhà nghiên cứu dựa vào hai khái niệm chính:

  • Lý thuyết hay Áp dụng: Một nhà ngôn ngữ học lý thuyết là một người quan tâm đến cách tạo ra các cơ cấu để diễn tả từng ngôn ngữ và các lý thuyết chung cho tất cả ngôn ngữ; một nhà ngôn ngữ học áp dụng dùng các lý thuyết đó cho những vấn đề thực tế như dạy sinh ngữ, máy nói (speech synthesizer) hay sửa khuyết tật nói (speech therapy).
  • Tự quản hay Dựa vào hoàn cảnh: Nghiên cứu về tính chất "tự quản" (autonomous) của ngôn ngữ là nghiên cứu về cái Ferdinand de Saussure gọi là langue (ngôn ngữ) và Noam Chomsky gọi là I[nternal]-language (ngôn ngữ hướng nội): cái bản tính của ngôn ngữ làm nó đứng xa những cách dùng thông thường hàng ngày của nó. Nghiên cứu "dựa vào hoàn cảnh" là nghiên cứu về cái Saussure gọi là parole (cách nói) và Chomsky gọi là E[xternal]-language (ngôn ngữ hướng ngoại), hay những tương tác của ngôn ngữ trong thế giới loài người như các chức năng của nó trong xã hội hay tác dụng của nó trong thái độ của con người.

Nếu dùng các định nghĩa trên, khi một học giả tự cho mình là một "nhà ngôn ngữ học" hay một "nhà ngôn ngữ học lý thuyết" thì đó là một người nghiên cứu về tính chất tự quản và các lý thuyết tự tạo (synchronic) của ngôn ngữ; và những nhà nghiên cứu này là một phần lớn quan trọng của môn học này hiện nay.

Các nghiên cứu chuyên ngành của ngôn ngữ học thì được rất nhiều nhà chuyên ngành theo đuổi; và những nhà nghiên cứu này ít khi đồng ý với nhau, như Russ Rymer đã diễn tả một cách trào phúng như sau:

"Linguistics is arguably the most hotly contested property in the academic realm. It is soaked with the blood of poets, theologians, philosophers, philologists, psychologists, biologists, anthropologists, and neurologists, along with whatever blood can be got out of grammarians." 1

Cấu trúc ngôn ngữ học gồm mặt nghĩa và mặt âm. Các nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định của ngôn ngữ có thể sắp xếp như sau:

  • Ngữ âm học (Phonetics), nghiên cứu quy luật của các thể (aspect) của âm
  • Âm vị học (Phonology), nghiên cứu những điển hình (pattern) của âm
  • Hình thái học (Morphology), nghiên cứu bản chất cấu trúc của từ vựng
  • Cú pháp học (Syntax), nghiên cứu thủ thuật xây dựng câu trong ngữ pháp
  • Ngữ nghĩa học (Semantics), nghiên cứu ý nghĩa từ vựng (từ vựng học) và thành ngữ (ngữ cú học)
  • Ngữ dụng học (Pragmatics), nghiên cứu phát biểu trong ngữ cảnh giao tiếp (nghĩa đen và nghĩa bóng)
  • Phân tích học (Discourse Analysis), phân tích ngôn ngữ trong văn bản (văn bản nói, viết hoặc ký hiệu)

Biến thể[sửa]

Đặc tính của ngôn ngữ[sửa]

Miêu tả hay quy định[sửa]

Bài chính: Miêu tả và điển chế (ngôn ngữ học)

Những nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ học hiện nay đều nằm trong lãnh vực "miêu tả" (descriptive); các nhà nghiên cứu tìm cách làm sáng tỏ các bản tính của ngôn ngữ mà không đưa ra các phán xét hay tiên đoán hướng đi của nó trong tương lai. Tuy vậy, có nhiều nhà ngôn ngữ học và các người nghiên cứu tài tử đã cố gắng đưa ra các luật lệ cho ngôn ngữ trong lãnh vực "điển chế" (prescriptive), họ đã đưa ra các "chuẩn" để mọi người theo.

Những người theo lối đi "điển chế" thường là những người trong lãnh vực giáo dục báo chí, họ thường ít khi nằm trong lãnh vực ngôn ngữ học hàn lâm. Những người này có một khái niệm khá rõ về những điều mà họ cho là "đúng" hay "sai", họ có thể tự cho họ nhiêm vụ làm cho các thế hệ tương lai dùng một loại ngôn ngữ có thể dẫn đến "thành công" hơn "thất bại", thường là một lối nói, một cách phát âm mà họ cho là "chuẩn". Các lý do làm cho họ không chấp nhận được các "cách dùng sai" có thể bao gồm sự ngờ vực cho các từ mới (neologism), các lý do liên quan đến các phương ngôn (dialect) bị xã hội chê bai hay, đơn giản hơn, vì các mâu thuẫn với các lý thuyết họ ưa chuộng. Một hình thức cực đoan của hình thái "quy định" là hình thức kiểm duyệt; những nhà kiểm duyệt thường cho họ một nghĩa vụ diệt trừ các từ, các cách dùng, các lối phát âm... mà theo các giá trị xã hội, đạo đức, chính trị... của họ có thể dẫn đến một xã hội xấu.

Trong khi đó, những người theo lối "miêu tả" không chấp nhận khái niệm "cách dùng sai" của những người đi theo lối "quy định". Họ có thể gọi cách dùng đó như một "cách dùng riêng" (idiosyncratic) hay họ có thể tìm cách khám phá ra một "luật" mới cho cách dùng đó để mang nó trở vào trong hệ thống (thay vì tự động cho các lối dùng "sai" là nằm ngoài hệ thống như các người theo lối "điển chế" làm). Trong phạm vi điều tra điền dã (fieldwork), các nhà ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu ngôn ngữ bằng cách dùng một đường lối diễn tả. Phương pháp của họ gần với phương pháp khoa học được dùng trong các nghành khác.

Viết hay nói[sửa]

Lịch sử[sửa]

Ngôn ngữ ra đời theo một số nhà khoa học theo chủ nghĩa duy vật, không phải bắt nguồn từ sự bắt chước âm thanh của tự nhiên hoặc do nhu cầu thể hiện cảm xúc mà bắt nguồn từ lao động. Chính Engels đã khẳng định trong cuốn "Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người": "Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ."

Theo Engels, trong quá trình lao động, con người nguyên thuỷ dần dần làm chủ được thiên nhiên, sự phát hiện về thiên nhiên càng trở nên nhiều hơn. Nhu cầu giao tiếp ngày càng lớn, và để giao tiếp được, các sự vật hiện tượng cần phải được định danh bằng những quy ước, những ký hiệu cụ thể. Trong đó âm thanh cũng được sử dụng như là một công cụ. Từ những ký hiệu âm thanh cụ thể, nó được phát triển thành những ký hiệu mà đòi hỏi sự tư duy trừu tượng. Đó chính là sự khởi đầu của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ còn được xem là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người.

Hệ thống tín hiệu thứ nhất là tất cả những ấn tượng, cảm giác và biểu tượng thu được từ bối cảnh tự nhiên bên ngoài thông qua những phản xạ, kích thích ở dạng mọi giác quan. Hệ thống tín hiệu thứ nhất tiến hành giao tiếp trong phạm vi tư duy hình tượng, một mặt nó lấy hình tượng mà bộ máy cảm giác nhận được làm cái biểu hiện còn cái được biểu hiện là tư duy hình tượng. Sự giao tiếp như vậy rất đơn sơ vì nó không có tư duy trừu tượng. Ví dụ, một người nguyên thuỷ kêu lên một tiếng, những người khác lập tức chạy trốn vào hang động, bởi vì tiếng kêu đó làm cho người khác biết là có nguy hiểm. Ở một số loài vật cũng có hệ thống tín hiệu này.

Phạm vi của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở con người nguyên thuỷ rất rộng. Bất cứ hình tượng nào mà bộ máy cảm giác hình thành nên đều có thể trở thành biểu hiện của hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Tuy nhiên không phải ngôn ngữ bắt nguồn từ tất cả hệ thống tín hiệu thứ nhất. Vì ngôn ngữ lấy ngữ âm thanh làm vật kích thích vật chất, lấy khái niệm làm nội dung chính của những vật kích thích ấy, cho nên chỉ bộ phận hệ thống tín hiệu thứ nhất nào có tác dụng giao tiếp lấy âm thanh làm vật kích thích mới trở thành ngôn ngữ.

Các môn học liên ngành[sửa]

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.