Y học
Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh.
Y học hiện đại ứng dụng các kiến thức khoa học sức khỏe, nghiên cứu về y sinh học và công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật thông qua thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng nhiều phương pháp trị liệu phong phú khác. Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh".[1][2]
Dù công nghệ y học cũng như sự chuyên môn hóa ngành y đã phát triển thành trụ cột nền y học hiện đại nhưng vì phương pháp chữa trị trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân vẫn hiệu quả giúp giảm thiểu đau bệnh nên chúng cần tiếp tục thực hiện, thông qua việc quan tâm đến cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn nói chung của con người. [3]
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Y học
Cho đến nay, nhiều tác giả cho rằng lịch sử y học có thể đã ra đời cùng với lịch sử phát sinh bệnh tật và lịch sử người thầy thuốc. Trong hang Ba anh em (La Grotte des Trois Frères) người ta đã tìm được bức vẽ cách đây khoảng 17 ngàn năm mô tả một phù thủy đầu hưu đang chữa bệnh. [1]
Y học thời tiền sử dùng thảo mộc, thể tạng động vật hay khoáng chất để chữa trị mà nhiều khi chúng được người chữa trị (như tu sĩ, thầy thuốc) mô tả như là những chất thần diệu. Ngành nhân y học (tiếng Anh: medical anthropology) nghiên cứu các hệ thống y học thời tiền sử cùng quan hệ của chúng với xã hội con người.
Y khoa sơ khởi được ghi nhận từ lâu trong nhiều nền văn minh cổ như Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa hay Hy Lạp. Ông Hippocrates được xem là tổ sư của ngành y mà kế thừa ngày nay là y học phương Tây hay Tây y.[4][5], còn ông Galen đã đặt nền tảng phát triển cho lý luận y khoa. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ và bắt đầu thời Trung Cổ, các lương y trong thế giới đạo Hồi đã kế tục và tạo nên bước đột phá lớn cho ngành nhờ được hỗ trợ từ bản dịch sang tiếng A rập các công trình của Hippocrates và Galen. Nhiều lương y tiên phong nổi tiếng là người A Rập, như ông Avicenna được gọi là "tổ sư y học hiện đại",[6][7] ông Abulcasislà tổ sư ngành phẫu thuật, ông Avenzoar là tổ sư ngành phẫu thuật thực nghiệm, ông Ibn al-Nafis là tổ sư ngành sinh lí học circulatory physiology, và ông Averroes.[8] Còn ông Rhazes sáng lập ngành nhi khoa là người đầu tiên phản biện thuyết Grecian về humorism vẫn ảnh hưởng đến y học phương Tây thời Trung đại.
Ngành y sinh học hiện đại theo tiêu chuẩn khoa học (kết quả nghiên cứu có thể kiểm tra và tái lập) ra đời đã thay thế Tây y truyền thống vốn dựa vào thảo dược. Mốc thời gian đánh dấu ngành y hiện đại hình thành là khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn khoảng năm 1880 và sự ra đời của thuốc kháng sinh năm 1900. Thời kì hiện đại khởi đi từ cuối thế kỉ 18 tại châu Âu đã sinh ra nhiều tên tuổi có đóng góp nền tảng cho ngành y, chẳng hạn tại Đức và Áo có Rudolf Virchow, Wilhelm Conrad Röntgen, Karl Landsteiner, Otto Loewi; tại Anh có Alexander Fleming, Joseph Lister, Francis Crick; tại Hoa Kỳ có William Williams Keen, Harvey Cushing, William Coley, James D. Watson; tại Pháp có Jean-Martin Charcot, Claude Bernard, Paul Broca và nhiều người ở các nước khác.
Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì ngành y ngày càng dựa vào dược phẩm nhiều hơn, ngành dược học bắt nguồn từ thảo dược ra đời và đến ngày nay nhiều loại thuốc vẫn được bào chế từ thực vật (như atropine, ephedrine, warfarin, aspirin, digoxin, vinca alkaloids, taxol, hyoscine...) mà loại đầu tiên tên arsphenamine/Salvarsan do ông Paul Ehrlich tìm ra năm 1908 khi ông nhận thấy vi khuẩn nhiễm độc chất nhuộm nhưng tế bào người lại không bị. Hai ông Edward Jenner và Louis Pasteur tìm ra vắc-xin (vaccine). Loại kháng sinh đầu tiên do người Pháp chế ra có tên gọi sulfa có nguồn gốc từ thuốc nhuộm azo. Nhiều rắc rối bắt đầu nảy sinh từ đấy. Khoa công nghệ sinh học hiện đại chấp nhận việc bào chế thuốc nhắm đến một quá trình sinh lý cụ thể nhưng đôi khi cũng bào chế thuốc sao cho thích ứng với cơ thể nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc.
Y học thực chứng là một trào lưu hiện thời có mục đích thiết lập quy trình chẩn trị hiệu quả nhất bằng phương pháp "xét duyệt có hệ thống" (tiếng Anh: systematic review) và "phân tích lượng lớn" (meta-analysis) theo khoa thống kê. Nó phát triển nhờ tiến bộ của khoa học thông tin hiện đại giúp thu thập và phân tích khối lượng dữ liệu, bằng chứng rất lớn theo quy chuẩn, sau đó phổ biến cho các nơi làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay phòng trị bệnh. Một nan đề cho phương pháp "tối ưu" này là nó có thể bị xem là cách tiếp cận có tính "tiểu thuyết", nghĩa là sẽ tạo ra nhiều đánh giá khác nhau. Báo cáo của chương trình hợp tác Cochrane là phong trào chủ trương ý kiến này năm 2001 cho biết trong 160 bản "xét duyệt có hệ thống" của Cochrane, căn cứ vào hai người nhận xét, thì có 21,3% bằng chứng không đầy đủ, 20% không công hiệu và 22,55% bằng chứng là dương tính.[9]
Thao tác lâm sàng[sửa]
Những bước cơ bản nhất để thiết lập một chẩn đoán y khoa là Hỏi, Nhìn, Sờ, Gõ, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) hoặc Tứ chẩn là Vọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong Y học cổ truyền. [2]. Một khi đã có chẩn đoán sơ bộ từ việc thăm khám lâm sàng nói trên, người thầy thuốc có thể quyết định điệu trị ngay hoặc đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được dùng trong chẩn đoán là huyết học, sinh hóa, hình ảnh học, vi sinh vật học, tế bào học, giải phẫu bệnh, thăm dò chức năng và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn như di truyền học.
Trong kĩ thuật điều trị, bác sĩ tiếp xúc bệnh nhân và dùng phương pháp chẩn đoán gồm dự chẩn, ngăn ngừa, trị bệnh; hay còn được gọi bằng thuật ngữ "quan hệ người bệnh-thầy thuốc", nghĩa là bác sĩ làm việc với bệnh nhân dựa trên bệnh sử, bệnh án của họ bằng vấn chẩn [10] rồi khám tổng quát bằng một số y cụ thông thường như ống nghe, thiết bị nội soi. Sau khi vấn chẩn tìm triệu chứng và khám để tìm dấu hiệu bệnh, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân làm vài xét nghiệm như thử máu, làm sinh thiết hoặc kê đơn thuốc hay là phép điều trị khác nữa.
Nhiều phương pháp chẩn đoán chuyên biệt được dùng phân tích bệnh tình trên cơ sở thông tin cung cấp. Trong buổi vấn chẩn điều rất quan trọng là thu thập được chi tiết nhất mọi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân để có được thông tin trung thực nhất, sau đó kết quả vấn chẩn được ghi vào bệnh án.[11] Các bước kế tiếp có thể ngắn hơn nhưng cũng tuân theo quy trình cơ bản như vậy.
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |
Tham khảo[sửa]
- ↑ Etymology: Latin: medicina, from ars medicina "the medical art," from medicus "physician."(Etym.Online) Cf. mederi "to heal," etym. "know the best course for," from PIE base *med- "to measure, limit. Cf. Greek medos "counsel, plan," Avestan vi-mad "physician")
- ↑ "Medicine" Online Etymology Dictionary
- ↑ Culliford Larry (December 2002). "Spirituality and clinical care (Editorial)". British Medical Journal 325 (7378): 1434. doi: . PMID 12493652.
- ↑ Useful known and unknown views of the father of modern medicine, Hippocrates and his teacher Democritus., U.S. National Library of Medicine
- ↑ The father of modern medicine: the first research of the physical factor of tetanus, European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases
- ↑ Becka J (1980). "The father of medicine, Avicenna, in our science and culture: Abu Ali ibn Sina (980-1037) (Czech title: Otec lékarů Avicenna v nasí vĕdĕ a kulture)" (Czech). Cas Lek Cesk 119 (1): 17–23. PMID 6989499.
- ↑ Medical Practitioners
- ↑ Martín-Araguz A, Bustamante-Martínez C, Fernández-Armayor Ajo V, Moreno-Martínez JM (ngày 1 tháng 5 năm 2002—15). "Neuroscience in al-Andalus and its influence on medieval scholastic medicine" (tiếng Tây Ban Nha). Revista de neurología 34 (9): 877–892. PMID 12134355.
- ↑ Ezzo J, Bausell B, Moerman DE, Berman B, Hadhazy V (2001). "Reviewing the reviews. How strong is the evidence? How clear are the conclusions?". Int J Technol Assess Health Care 17 (4): 457–466. PMID 11758290.
- ↑ Coulehan JL, Block MR (2005). The Medical Interview: Mastering Skills for Clinical Practice (ấn bản 5th). F. A. Davis. ISBN 0-8036-1246-X. OCLC 232304023.
- ↑ Addison K, Braden JH, Cupp JE, Emmert D, et al. (AHIMA e-HIM Work Group on the Legal Health Record) (September 2005). "Update: Guidelines for Defining the Legal Health Record for Disclosure Purposes". Journal of AHIMA 78 (8): 64A–G. PMID 16245584. http://library.ahima.org/xpedio/groups/public/documents/ahima/bok1_027921.hcsp?dDocName=bok1_027921.
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Y học Bản mẫu:Chăm sóc sức khỏe
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Nhi khoa
- Các tra cứu tài liệu và khai thác dữ liệu tại HINARI / PubMed
- Anton Pavlovich Chekhov
- Aristoteles
- Cách mạng công nghiệp
- Công nghệ sinh học
- Đại số
- Đạo giáo
- Đau đầu
- Dược phẩm
- Xem thêm liên kết đến trang này.