Platon

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Platon (, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Sokrates là thầy ông.

Sinh ra ở Athen, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Sokrates.

Ông đã từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athena khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Akademia (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Aristoteles đã theo học tại đây khi 20 tuổi và sau này lập ra một trường khác là Lyceum.

Khi Sokrates chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong suốt phiên tòa xử thầy mình, ông ngồi dự ở phòng xử án. Toàn bộ chuỗi biến cố đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì ông đánh giá Sokrates là người giỏi nhất, minh triết nhất và chính trực nhất trong tất cả mọi người.

Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó nhân vật chính luôn luôn là Sokrates, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những khái niệm căn bản về đạo đức chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước những câu hỏi của ông.

Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức và tái khẳng định những lời giáo huấn của Sokrates bất chấp chúng đã bị kết án một cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy yêu quý của mình, cho mọi người thấy ông không phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh giá nhất của họ.

Tiểu sử[sửa]

Gia đình[sửa]

Thời gian và nơi sinh của Platon thì không được biết rõ nhưng chắc chắn một điều là ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và có ảnh hưởng. Theo nhiều nguồn tài liệu cổ, hầu hết các học giả hiện đại tin rằng ông sinh ra ở Athen hoặc Aegina trong khoảng 429 và 423 TCN. Cha ông là Ariston. Theo truyền thống còn tranh cãi, như thông báo của Diogenes Laertius, Ariston có gốc gác từ vua Athena, Codrus, và vua của Messenia, Melanthus.[1] Mẹ của Platon là Perictione, gia đình bà ta có quan hệ rộng rãi với những nhà làm luật Athen nổi tiếng và nhà thơ trữ tình Solon.[2] Perictione là chị của Charmides và là cháu gái của Critias, cả hai nhân vật nổi tiếng của ba mươi bạo chúa cùng với sự sụp đổ của Athen vào cuối chiến tranh Peloponnesian (404–403 TCN).[3] Ngoài Platon himself, Ariston và Perictione còn có 3 người con khác, gồm hai trai là Adeimantus Glaucon, và một gái Potone, là mẹ của Speusippus (cháu trai và là người kế nhiệm Platon đứng đầu học việc Triết học của ông).[3] Theo Cộng hòa, Adeimantus và Glaucon lớn tuổi hơn Plato.[4] Tuy vậy, trong quyển Memorabilia, Xenophon cho rằng Glaucon thì nhỏ hơn Platon.[5]

Triết học Platon[sửa]

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có được nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí. Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội.

Những môn đệ của Platon[sửa]

Nổi tiếng nhất trong số những người môn đệ của ông là Aristoteles. Ngoài ra, sau này có Plotinus, một triết học gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng của Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon.

Câu nói nổi tiếng[sửa]

  • " Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất."

Tham khảo[sửa]

  1. Diogenes Laertius, Life of Plato, III
    * D. Nails, "Ariston", 53
    * U. von Wilamowitz-Moellendorff, Plato, 46
  2. Diogenes Laertius, Life of Plato, I
  3. 3,0 3,1 W. K. C. Guthrie, A History of Greek Philosophy', IV, 10
    * A.E. Taylor, Plato, xiv
    * U. von Wilamowitz-Moellendorff, Plato, 47
  4. Platon, Cộng hòa, 2.368a
    * U. von Wilamowitz-Moellendorff, Platon, 47
  5. Xenophon, Memorabilia, 3.6.1

Nguồn sơ cấp (Hy Lạp và La Mã của Platon)[sửa]

. See original text in Perseus program.

Nguồn thứ cấp[sửa]

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.