Đẹp
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính[1], đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất[2].
Mục lục
Lịch sử quan niệm[sửa]
Trong thực tế lịch sử mỹ học nói riêng và triết học nói chung, quan niệm về cái đẹp không thống nhất. Phái hoài nghi thời cổ Hy-La bác bỏ sự tồn tại của cái đẹp trong thực tại[cần dẫn nguồn]. Theo Hume, cái đẹp không phải là phẩm chất vốn có trong sự vật, nó chỉ có trong tinh thần và chỉ tinh thần mới chiêm nghiệm được nó[cần dẫn nguồn], tinh thần mỗi người mỗi khác nên cảm nhận về cái đẹp của cùng một thực tại cũng không giống nhau. Platon, đại biểu của triết học duy tâm, cho rằng cái đẹp là một ý niệm vĩnh cửu, tuyệt đối, thần thánh[cần dẫn nguồn]. Thomas Aquinas xem cái đẹp nguyên khởi từ Thượng đế[cần dẫn nguồn]. Hegel cho rằng cái đẹp là hình thể cảm tính của các ý niệm[cần dẫn nguồn]. Trong khi đó, thuyết trực cảm cho rằng cái đẹp được tạo ra do việc phóng chiếu tình cảm con người lên đối tượng[cần dẫn nguồn].
Mỹ học duy vật thể hiện các xu hướng nhìn nhận cái đẹp[cần dẫn nguồn]:
- xu hướng xem cái đẹp như một phẩm chất của bản thân vật thể (với đại diện Burke) hoặc như sự biểu lộ tính quy luật của tự nhiên (Hogarth).
- Bên cạnh đó là xu hướng muốn kết hợp việc thừa nhận tính khách quan của cái đẹp với ý nghĩa của nó đối với con người.
Tchernyshevski cho rằng cái đẹp là sự sống[cần dẫn nguồn], một tồn tại là đẹp khi ở nó ta nhìn thấy cuộc sống như nó phải có theo cách hiểu của ta. Các đại biểu của mỹ học theo chủ thuyết Marx nêu lên sự liên hệ có tính quy luật giữa cái đẹp với các lao động của con người[cần dẫn nguồn]. Trong khi đối sánh sự tự khẳng định bản chất nhân loại-xã hội của con người trong thực tiễn sáng tạo thế giới vật chất với những hoạt động có tính bản năng của loài vật, Karl Marx nêu định đề nổi tiếng "con người cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp"[cần dẫn nguồn]. Theo đó, cái đẹp là khách quan bởi vì nó là giá trị nhân bản-xã hội, được tạo ra trong sự tương tác của tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với nhau của con người trong tiến trình lịch sử xã hội. Tuy vậy, sự đánh giá cái đẹp, bộc lộ qua tình cảm thẩm mỹ, lại mang tính chủ quan và có thể chân thực hay giả dối tùy theo chỗ tương ứng hay không với cái đẹp như là giá trị khách quan. Mỹ học theo chủ thuyết Marx, ngoài ra, cũng nhấn mạnh đặc biệt mối liên hệ biện chứng giữa cái đẹp và cái có ích, cái đẹp và chân lý[cần dẫn nguồn].
Đặc trưng[sửa]
Một hiện tượng có thể được xem là đẹp khi, với tính toàn vẹn cụ thể cảm tính của người tiếp nhận, chúng hiện diện như những giá trị xã hội-nhân bản, tức những giá trị thể hiện sự khẳng định con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa về nhân cách, sự nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh về năng lực của con người.
Trong mỹ học và lịch sử nghệ thuật, cái đẹp và sự tiếp nhận cái đẹp được nghiên cứu ở bình diện quan hệ giữa vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, hình thức và nội dung. Đặc trưng của cái đẹp được xác định thông qua mối quan hệ của nó với các loại hình giá trị khác: giá trị thực dụng (lợi ích), giá trị nhận thức (chân lý), giá trị đạo đức (chân, thiện). Mỹ học duy tâm giải thích tác động của cái đẹp đến con người bằng quan niệm cho rằng ở cái đẹp bộc lộ những sức mạnh tâm linh siêu nhiên, trong khi đó mỹ học duy vật tìm ngọn nguồn của tiếp nhận và trải nghiệm cái đẹp ở thực tại vật chất[3].
Vẻ đẹp con người[sửa]
Cái đẹp được xếp vào hai dạng cái đẹp bên trong( nghĩa là tính tốt) với vẻ đẹp bên ngoài nhưng thường thì vẻ đẹp bên ngoài được coi trọng hơn và có sức hấp dẫn người khác[cần dẫn nguồn]. Sắc đẹp thường miêu tả về một phụ nữ, và làm ảnh hưởng tới các vấn đề tình dục. Hiện nay, đẹp còn được miêu tả như cả về tính nết và một số thứ khác. Cuộc thi hoa hậu là một trong những cuộc thi đánh giá sắc đẹp của toàn thế giới.
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
Tham khảo[sửa]
- Từ điển triết học, Nhà xuất bản tiến bộ, Mát-xcơ-va, Nhà xuất bản Sự thật in tại Hà Nội năm 1986.
- 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003.