Tiếng Trung Quốc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Trung (tiếng Trung: 中文; [[bính âm]]: Zhōngwén; Hán-Việt: Trung văn), tiếng Hán (giản thể: 汉语; phồn thể: 漢語; [[bính âm]]: Hànyǔ; Hán-Việt: Hán ngữ) hay tiếng Hoa (giản thể: 华语; phồn thể: 華語; [[bính âm]]: Huáyǔ; Hán-Việt: Hoa ngữ) là một ngôn ngữ hay họ ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ thanh điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết Trung Quốc là một hệ Chữ tượng hình

Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman.

Tuy vậy, tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỷ 20 bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.

Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ Tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này.

Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc.

Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).

Thuật ngữ và khái niệm và người Trung Quốc sử dụng để phân biệt văn nói và văn viết không giống với phương Tây do những sự khác biệt về phát triển chính trị và xã hội ở Trung Quốc so với châu Âu. Mặc dù châu Âu phân chia thành nhiều nhà nước-quốc gia dựa trên khác biệt về ngôn ngữ sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, Trung Quốc vẫn giữ được thống nhất về văn hoá và chính trị vào cùng thời kỳ đó và duy trì được thứ ngôn ngữ viết chung trong suốt thời kỳ lịch sử của nó dù trên thực tế sự đa dạng trong ngôn ngữ nói của Trung Quốc có thể sánh như châu Âu. Do đó, người Trung Quốc phân biệt rõ giữa "văn viết" (tiếng Trung: ; [[bính âm]]: wén; Hán-Việt: văn) và "văn nói" (giản thể: ; phồn thể: ; [[bính âm]]: ; Hán-Việt: ngữ). Như vậy, quan niệm về sự thống nhất và khác biệt giữa văn viết và các dạng văn nói ở phương Tây rõ rệt hơn là ở Trung Quốc.

Tập tin:Map of sinitic languages full-vi.svg
Các ngôn ngữ tại Trung Quốc.

Các dạng khác nhau[sửa]

Bản đồ thể hiện những dạng khác nhau của tiếng Trung Quốc ("các ngôn ngữ" hoặc "nhóm phương ngữ").

Tên Viết tắt Bính âm Latinh hóa Giản thể Phồn thể Tổng số
người nói
Quan Thoại
Chú thích: Gồm Tiếng Phổ thông
Quan; Guānhuà
Běifānghuà
Bính âm: Guānhuà
Bính âm: Běifānghuà
官话 (Quan thoại)
北方话 (Bắc phương thoại)
官話
北方話
khoảng 1.365 triệu
Ngô
Chú thích: Gồm Tiếng Thượng Hải
Ngô; / Wúyǔ Trường-đoản: Ng Nyiu hoặc Ghu Nyiu 吴语 (Ngô ngữ) 吳語 khoảng 90 triệu
Quảng Đông
Chú thích: Gồm Tiếng Quảng Đông & Tiếng Đài Sơn
Việt; / Yuèyǔ Yale: Yuht Yúh
Việt bính: Jyut6 Jyu5
粤语 (Việt ngữ) 粵語 khoảng 70 triệu
Mân
Chú thích: Gồm Tiếng Phúc Lão, Đài Loan & Triều Châu
Mân; / Mǐnyǔ POJ: Bân Gú;
BUC: Mìng Ngṳ̄
闽语 (Mân thoại) 閩語 khoảng 50 triệu
Tương Tương; Xiāngyǔ Romanji: Shiāen'ỳ 湘语 (Tương ngữ) 湘語 khoảng 36 triệu
Khách Gia Khách Gia; 客家
Khách;
Kèjiāhuà
Kèhuà
Bính âm Khách Gia: Hak-kâ-fa hoặc Hak-kâ-va
Bính âm Khách Gia: Hak-fa hoặc Hak-va
客家话 (Khách Gia thoại)
客话 (Khách thoại)
客家話
客話
khoảng 35 triệu
Cám Cám; Gànyǔ Latinh hóa: Gon Ua 赣语 (Cám thoại) 贛語 khoảng 31 triệu

Các phân loại tranh cãi:

Tên Viết tắt Bính âm Latinh hóa Giản thể Phồn thể Tổng số
người nói
Tấn
Chú thích: từ tiếng Quan Thoại
Tấn; / Jìnyǔ Không có 晋语 (Tấn ngữ) 晉語 45 triệu
Huy
Chú thích: từ tiếng Ngô
Huy; Huīyǔ
Huīzhōuhuà
Không có 徽语 (Huy ngữ)
徽州话 (Huy Châu thoại)
徽語
徽州話
~3,2 triệu
Bình
Chú thích: từ tiếng Quảng Đông
Bình; Pínghuà
Guǎngxī Pínghuà
Không có 平话 (Bình thoại)
广西平话 (Quảng Tây Bình thoại)
平話
廣西平話
~5 triệu

Ảnh hưởng đối với các ngôn ngữ khác[sửa]

Tại Trung Quốc, Quan thoại được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông; tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Chiết Giang; tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến v.v., đây là những phương ngôn (tiếng địa phương).

Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.

Về mặt phát âm những phương ngôn này có nhiều từ ngữ phát âm giống tiếng Quan Thoại hoàn toàn, một số chỉ đọc hơi giống và cũng có những từ phát âm khác xa Quan thoại. Các phương ngôn trên có cách phát âm đa dạng hơn Quan thoại do đó từ đồng âm trong những phương ngôn này cũng ít hơn.

Tiếng Việt có từ Hán Việt, trong tiếng Triều Tiên thì có từ Hán Triều (한자 - 漢字 - "Hán tự") và tiếng Nhật có từ Hán Hòa (かんじ - 漢字 - Hán tự). Tất cả những từ này đều có cách phát âm giống 50%-100% tiếng Quan Thoại hoặc các phương ngôn khác. Ví dụ từ "thủy" phát âm (nguyên âm) giống tiếng Quan Thoại, từ "trúc" lại phát âm (cả từ) giống tiếng Quảng Đông.

Tham khảo[sửa]

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.