Tokyo
Bản mẫu:Infobox Prefecture Japan
Tokyo (東京都 (Đông Kinh Đô)/ とうきょうと Tōkyō-to , Bản mẫu:Audio) là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū. Trong tiếng Nhật, Tōkyō hay Toukyou ("Đông Kinh")[1][2] có nghĩa là "Kinh đô ở phía đông"[3]. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008[4].
Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và Thành phố New York[5] Thành phố này được xem là một alpha+ thành phố thế giới, theo xếp hạng của GaWC năm 2008 inventory[6]. Tokyo là nơi đặt có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản.
Mục lục
Tên gọi[sửa]
Kinh đô Tokyo từng được biết đến là Edo, có nghĩa là cửa sông[7]. Thành phố được đổi tên thành Tokyo (Tōkyō: tō (Đông) + kyō (Kinh)) khi nó trở thành kinh đô của vương triều. Trong suốt triều vua Minh Trị, thành phố được gọi là "Tōkei"[8], một cách phiên âm đảo nghịch cho kí tự Trung Quốc diễn tả từ "Tokyo". Một vài tài liệu chính thống bằng Tiếng Anh còn sót lại tới ngày nay vẫn sử dụng cách đọc "Tokei", tuy nhiên cách phiên âm này hiện không còn được dùng nữa.[9]
Lịch sử[sửa]
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai nhà lãnh đạo lỗi lạc: Tokugawa Ieyasu và Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji). Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ 18. Nó trở thành kinh đô trên thực tế của đất nước Nhật Bản mặc dù Thiên hoàng sống ở Kyoto, kinh đô Nhật Bản thời bấy giờ. Xem Edo.
Sau 263 năm, chế độ Mạc phủ bị lật đổ và Thiên hoàng phục hồi Đế quyền. Vào năm 1869, Minh Trị Thiên Hoàng vừa 17 tuổi dời đô từ Kyoto về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" (Đông Kinh) một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung vua làm nó trở thành một kinh đô trên thực tế của đất nước cũng như là thành Edo trước đây trở thành Hoàng cung. Thành phố Tokyo được thiết lập và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo.
Tokyo, cũng như Osaka, đã được thiết kế từ thập niên 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng.
Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Thập niên 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan).
Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào thập niên 1980, giá địa ốc tăng vọt trong nền kinh tế bong bóng: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu thập niên 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Sự suy thoái kinh tế theo sau đó, làm thập niên 1990 thành "thập niên bị mất" của Nhật, mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp.
Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí.
Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142.000 người.
Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật Bản và chưa được thực hiện.
Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra Romaji, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio".
Địa lý và hành chính[sửa]
Phần lục địa của Tokyo nằm ở phía tây bắc của vịnh Tokyo và ước tính có chiều dài 90 km từ đông tới tây và 25 km từ bắc tới nam. Tỉnh Chiba tiếp giáp phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Phần nằm trong lục địa của Tokyo được phân chia thành những khu đặc biệt (chiếm phần phía đông) và vùng Tama chạy dọc về hướng tây.
Danh giới hành chính của vùng đại Tokyo còn bao gồm hai chuỗi hòn đảo thuộc Thái Bình Dương chạy thẳng về phía nam: Quần đảo Izu và quần đảo Ogasawara, kéo dài hơn 1000 km so với vùng đất liền Nhật Bản.
Theo luật Nhật Bản, Tokyo được phân định là Đô(都-to)[10]. Cấu trúc hành chính ngang bằng với các tỉnh của Nhật Bản. Trong vùng Tokyo thì lại có nhiều cấu trúc hành chính nhỏ hơn, được gọi là thành phố. Bao gồm 23 khu đặc biệt (特別区-khu), đây là những khu tự trị, mỗi khu có một thị trưởng và một hội đồng riêng và có cấu trúc của một thành phố. Ngoài 23 khu đặc biệt này, Tokyo còn có 26 tiểu thành phố (市 -thị), 5 thị trấn (町-đinh) và 8 làng (村-thôn), mỗi phân khu hành chính đều có chính quyền địa phương riêng. Người đứng đầu chính quyền thủ đô Tokyo là một tỉnh trưởng được bầu công khai và hội đồng thành phố. Trụ sở của thành phố nằm ở khu Shibuya, đây là nơi điều hành toàn bộ Tokyo, bao gồm cả sông, ngòi, đầm, đảo, công viên quốc gia, thêm vào đó là cả những tuyến phố, những tòa nhà chọc trời và hệ thống tàu điện ngầm.
Hai Mươi ba khu đặc biệt[sửa]
Khu đặc biệt (tokubetsu-ku) của Tokyo bao gồm một vùng từng hình thành nên thành phố Tokyo. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, thành phố Tokyo được sáp nhập vào tỉnh Tokyo (東京府, Tōkyō-fu) và thành lập nên "tỉnh thủ đô". Sau vụ sáp nhập, không giống các khu thành phố khác ở Nhật Bản, những khu này không thuộc bất cứ một thành phố bao bọc lớn hơn nào. Mỗi khu là một đô thị tự trị với thị trưởng được bầu ra bởi chính khu đó và có hội đồng giống các thành phố khác ở Nhật. Điểm khác biệt của các khu này khác biệt so với các thành phố khác là mối quan hệ hành chính đặc biệt với chính quyền tỉnh. Vài chức năng đô thị nhất định, chẳng hạn như cung cấp nước, hệ thống cống rãnh, cứu hỏa được điều hành bởi chính quyền thủ đô Tokyo. Để trả cho những chi phí hành chính phát sinh, tỉnh thu thuế đô thị, thuế này sẽ thường được thu bởi thành phố[11]. Hiện nay Tokyo có 23 khu đặc biệt gồm:
Tây Tokyo[sửa]
Phía tây của những khu đặc biệt gồm có những thành phố, thôn, làng có cấu trúc hành chính giống những nơi khác ở Nhật. Dù đóng vai trò chủ yếu là những nơi sinh sống của người những người dân làm việc ở trung tâm Tokyo nhưng một vài nơi ở đây cũng có những cơ sở công nghiệp và thương mại địa phương. Những khu này thường được gọi là vùng Tama hay Tây Tokyo.
Thành phố[sửa]
Có 26 thành phố nằm ở vùng phía tây Tokyo:
Quận, thôn, làng[sửa]
Đoạn cực tây có quận Nishitama. Phần lớn vùng này là núi và điều kiện địa hình không phù hợp cho phát triển đô thị. Ngọn núi cao nhất ở Tokyo là núi Kumotori, cao 2,017m; những ngọn núi khác bao gồm Takasu (1737 m), Odake (1266 m), và Mitake (929 m). Hồ Okutama, gần sông Tama cạnh tỉnh Yamanashi, là hồ lớn nhất của Tokyo.
Đảo[sửa]
Tokyo có vô số hòn đảo ngoài khơi, kéo dài xa tới 1850 km so với trung tâm Tokyo. Vì khoảng cách xa của những hòn đảo này so với trụ sở chính quyền thành phố ở Shibuya nên những văn phòng chính quyền địa phương quản lí những hòn đảo này.
Quần đảo Izu là một nhóm các đảo núi lửa hình thành nên Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Những hòn đảo nằm gần Tokyo nhất theo thứ tự gồm: Izu Ōshima, Toshima, Niijima, Shikinejima, Kozushima, Miyakejima, Mikurajima, Hachijojima, và Aogashima. Izu Ōshima và Hachijojima là những thị trấn, những hòn đảo còn lại là thôn, trong đó Niijima và Shikinejima là một thôn.
Quần đảo Ogasawara bao gồm, từ bắc tới nam, Chichi-jima, Nishinoshima, Haha-jima, Kita Iwo Jima, Iwo Jima, và Minami Iwo Jima. Ogasawara cũng quản lý hai đảo nhỏ ngoài khơi: Minami Torishima và Okino Torishima. Hai chuỗi đảo và những hòn đảo ngoài khơi này không có người sinh sống lâu dài mà chỉ là nơi đồn trú của các sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chỉ có hai đảo Chichi-jima và Haha-jima là có người địa phương sinh sống. Hai đảo này hình thành nên thôn Ogasawara.
Vườn quốc gia[sửa]
Có một vài công viên quốc gia thuộc Tokyo bao gồm:
Dân số[sửa]
Tính đến tháng 10 năm 2007, ước tính có khoảng 12.79 triệu người sống tại Tokyo với 8.653 triệu người sống tại 23 khu đặc biệt. Vào ban ngày, dân số tăng thêm 2.5 triệu người, gồm những người đi làm và học sinh lưu chuyển từ các vùng lân cận vào trung tâm. Tác động này có thể thấy rõ nhất ở 3 khu trung tâm là Chiyoda, Chūō và Minato, những khu có dân số là 326,000 vào ban đêm và 2.4 triệu người vào ban ngày theo điều tra dân số năm 2005. Toàn bộ tỉnh Tokyo có 12,790,000 cư dân vào tháng 10 năm 2007 (8,653,000 trong 23 khu), với số tăng 3 triệu người vào ban ngày. Dân số Tokyo đang tiếp tục tăng do người dân đang có xu hướng quay trở lại sống tại các khu trung tâm khi giá đất ngày càng giảm nhẹ.
Tính đến năm 2005, những người có quốc tịch nước ngoài sống tại Tokyo theo điều tra gồm: người Trung Quốc (123,661), người Hàn Quốc (106,697), người Bắc Triều Tiên (62,000), người Phillipin (31,077), người Mỹ (18,848), người Anh (7,696), người Brazil (5,300) và người Pháp (3,000).[12]
Khí hậu và địa chất[sửa]
Tokyo nằm ở vành đai khí hậu cận nhiệt đới ẩm [13], mùa hè ẩm ướt và mùa đông dịu mát với những đợt rét. Lượng mưa bình quân là 1,380mm. Lượng tuyết ít nhưng vẫn thường xuyên diễn ra [14]. Tokyo là một ví dụ điển hình cho loại khí hậu nhiệt đô thị đảo, dân số đông góp một phần quan trọng đến khí hậu thành phố.[15]. Tokyo được xem là "một ví dụ thuyết phục cho mối quan hệ giữa sự tăng trưởng đô thị và khí hậu". Tokyo cũng thường có bão hàng năm, nhưng phần lớn là bão yếu.
Tokyo từng hứng chịu các trận động đất vào năm 1703, 1782, 1812, 1855, 1923,2010[16][17]. Trận động đất năm 1923 với cường độ đã cướp hết sinh mạng của 142.000 người.
Kinh tế[sửa]
Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới.
Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo (35.2 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.191 tỷ USD năm 2005, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris.
Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó.
Tokyo được xếp hạng bởi Economist Intelligence Unit là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới (giá sinh hoạt cao nhất) trong 14 năm liền cho đến 2006[18]. Chú ý rằng điều này chỉ đúng cho mức sống của một thương gia người phương Tây. Nhiều người Nhật vẫn sống được qua ngày một cách tiết kiệm ở Tokyo, do tỉ lệ tiết kiệm quốc gia cao.
Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn 4.000 tỷ USD. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới.
Tính đến năm 2003, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tokyo có 8,460 ha đất nông nghiệp, là tỉnh có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở tây Tokyo. Những mặt hàng dễ thối hỏng như rau, hoa quả và hoa có thể dễ dàng chuyển tới những khu chợ ở phía đông tỉnh. Rau bina Nhật Bản và rau bina là những loại rau quan trọng nhất, đến năm 2000, Tokyo cung cấp 32.5% lượng rau bina Nhật Bản được bán tại các chợ trung tâm.
Với 36% diện tịch bị bao phủ bởi rừng, Tokyo là nơi phát triển dày đặc của cây liễu sam và cây bách Nhật, đặc biệt là những vùng nhiều núi như Akiruno, Ōme, Okutama, Hachiōji, Hinode, and Hinohara. Với việc giảm giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản xuất cộng thêm việc phát triển rừng đã làm sụt giảm sản lượng gỗ ở Tokyo.
Vịnh Tokyo là nguồn cung thủy sản chính. Hiện tại, phần lớn thủy sản của Tokyo đến từ những hòn đảo ngoài khơi như Izu Ōshima và Hachijōjima. Cá ngừ, noji và aji là những mặt hàng thủy sản chính.
Giao thông[sửa]
Tokyo, với vai trò là trung tâm của vùng đại đô thị Tokyo, là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm bao quát được quản lý bởi nhiều nhà điều hành [19]. Xe buýt, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố.
Tại Ōta, một trong 23 khu đặc biệt của Tokyo, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) phục vụ những chuyến bay nội địa. Ngoài Tokyo, sân bay quốc tế Narita nằm ở tỉnh Chiba, là nơi đón khách quốc tế.
Nhiều đảo ở Tokyo cũng có sân bay như Hachijōjima (sân bay Hachijojima), Miyakejima (sân bay Miyakejima) và Izu Ōshima (sân bay Oshima) có những chuyến bay tới các sân bay ở Tokyo và quốc tế.
Đường sắt là loại hình giao thông chủ yếu ở Tokyo, Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế giới. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản điều hành hệ thống đường sắt lớn nhất của Tokyo, bao gồm đường ray Yamanote chạy quanh khu trung tâm thương mại của Tokyo. Hai tổ chức khác điều hành hệ thống tàu điện ngầm gồm: công ty tư nhân Tokyo Metro và Cục giao thông đô thị Tokyo thuộc chính phủ. Những hãng vận tải tư nhân và nhà nước điều hành các tuyến xe buýt, bao gồm các dịch vụ địa phương, vùng và trong nước.
Hệ thống đường cao tốc nối thủ đô tới các điểm khác trong vùng đại Tokyo, vùng Kantō và các đảo Kyūshū và Shikoku.
Những phương tiện giao thông khác bao gồm taxi hoạt động tại các khu đặc biệt, thành phố và thôn. Những bến phà đường dài cũng phục vụ tại các đảo của Tokyo và chuyên chở hành khách và hàng hóa tới các cảng trong nước và quốc tế.
Văn hóa[sửa]
Tokyo có rất nhiều bảo tàng. Riêng tại công viên Ueno đã có 4 bảo tàng quốc gia gồm: Bảo tàng Quốc gia Tokyo, bảo tàng lớn nhất của Nhật Bản và chuyên về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản; Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật phương Tây; Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo, với những bộ sưu tập về nghệ thuật Nhật Bản cũng như hơn 40,000 bộ phim của Nhật Bản và quốc tế. Ở vườn hoa Ueno cũng có Bảo tàng Khoa học Quốc gia và vườn thú công cộng. Các bảo tàng khác bao gồm: Bảo tàng Nghệ thuật Nezu tại Aoyama; Bảo tàng Edo-Tokyo tại Sumida dọc sông Sumida ở trung tâm Tokyo và thư viện nghị viện quốc gia, Cơ quan lưu trữ quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, nằm gần hoàng cung.
Tokyo có rất nhiều nhà hát cho nghệ thuật biểu diễn. Trong đó có những nhà hát tư nhân và nhà nước dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như kịch Noh và Kabuki cũng như cho các thể loại kịch hiện đại. Các dàn nhạc giao hưởng và những nhóm nhạc biểu diễn âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống. Tokyo có rất nhiều nơi biểu diễn dành cho thể loại nhạc pop và rock với đủ các kích cỡ từ những câu lạc bộ nhỏ cho tới những khu lớn như Nippon Budokan. Có rất nhiều lễ hội diễn ra khắp Tokyo. Những lễ hội lớn phải kể đến Sannō tại đền Hie, Sanja tại đền Asakura và lễ hội Kanda tổ chức hai năm một lần. Thường niên, vào cuối ngày thứ bảy của tháng bảy, tại sông Sumida sẽ có màn biểu diễn pháo hoa thu hút hơn một triệu người xem. Vào mùa hoa anh đào nở vào tháng tư, rất nhiều người tụ tập tại công viên Ueno, công viên Inokashira và vườn quốc gia Shinjuku Gyoen để tổ chức picnic dưới bóng cây anh đào.
Harajuku, một địa điểm thuộc khu Shibuya, được biết đến trên toàn thế giới với phong cách và thời trang của giới trẻ Nhật Bản.
Giáo dục[sửa]
Tokyo có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Rất nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở Tokyo, bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio. Những đại học lớn của Nhật Bản nằm ở Tokyo gồm có:
Quốc lập:
- Đại học Tokyo
- Đại học Hitotsubashi
- Đại học Công nghiệp Tokyo
- Đại học Nông-Công nghiệp Tokyo
- Đại học Hải Dương
Công lập:
Tư lập:
Thể thao[sửa]
Thể thao tại Tokyo rất đa dạng. Tokyo có hai đội bóng chày chuyên nghiệp là Yomiuri Giants (sân nhà là Tokyo Dome) và Yakult Swallows (sân nhà là sân vận động Meiji-Jingu). Hiệp hội Sumo Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo đặt tại nhà thi đấu Ryōgoku Kokugikan, nơi có 3 giải Sumo chính thức được tổ chức thường niên (vào tháng giêng, tháng năm và tháng chín). Những câu lạc bộ bóng đá ở Tokyo bao gồm F.C. Tokyo và Tokyo Verdy, cả hai đều có chung sân nhà là sân vận động Ajinomoto tại Chōfu. Tokyo là thành phố đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964. Sân vận động quốc gia, được biết đến với tên là sân vận động Olympic, Tokyo đã tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế. Là một thành phố có nhiều khu thi đấu thể thao đạt đẳng cấp quốc tế, Tokyo thường xuyên tổ chức những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế như các giải tennis, bơi, marathon, thể thao biểu diễn kiểu Mỹ, judo, karate. Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, nằm ở Sendagaya, Shibuya, là khu liên hợp thể thao lớn bao gồm nhiều bể bơi, phòng tập và một nhà thi đấu trong nhà. Tokyo cũng sẽ lần lần thứ hai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2020.
Tokyo trong văn hóa đại chúng[sửa]
Với vai trò là một trung tâm dân số lớn nhất Nhật Bản và là nơi có trụ sở của những đài truyền hình lớn nhất nhất quốc gia, Tokyo thường xuyên được chọn làm bối cảnh cho những bộ phim, show truyền hình, anime, manga. Trong thể loại kaiju (phim kinh dị), những thắng cảnh của Tokyo thường bị phá hủy bởi những con quái vật khổng lồ như Godzilla.
Một vài đạo diễn Hollywood đã chọn Tokyo là nơi quay phim cũng như bối cảnh của bộ phim. Một vài ví dụ cho những bộ phim thời hậu chiến là Tokyo Joe, My Geisha, tập phim You Only Live Twice trong loạt phim về James Bond; nhiều bộ phim nổi tiếng khác bao gồm Kill Bill, The Fast and the Furious: Tokyo Driff và Lost in Translation.
Khung cảnh[sửa]
Kiến trúc của Tokyo được hình thành phần lớn bởi lịch sử của thành phố. Tokyo từng hai lần bị tàn phá trong lịch sử: lần thứ nhất là do hậu quả của trận Đại động đất Kantō và lần thứ hai là kết quả của những cuộc oanh tạc trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai[20]. Do vậy, khung cảnh chủ yếu của Tokyo hiện nay là thuộc kiến trúc hiện đại và đương thời, có rất ít các công trình cổ.[20]
Tokyo cũng có rất nhiều vườn hoa và công viên
Thành phố kết nghĩa[sửa]
Tokyo có 11 thành phố và bang kết nghĩa:[21]
Chú thích[sửa]
- ↑ Trong Nhật Bản trong chiếc gương soi (tác giả Nhật Chiêu, Nhà xuất bản Giáo dục, H.1999. Trang 45) viết về sự thiên đô của Thiên hoàng Minh Trị: "Vị Thiên hoàng còn trẻ nhưng rất thông minh. Ông khao khát hiểu biết và tìm kiếm kiến thức khắp nơi để xây dựng đất nước. Thế là ông rời khỏi Kyôtô xưa cũ, dời đô về Êđô, đặt tên mới là Tôkyô (Đông Kinh). Trong vòng thời gian gần một năm, mọi lãnh địa được trao trả về cho Thiên hoàng".
- ↑ Trong Nhật Bản tư tưởng sử (của Ishi-da Kazu-yoshi, tập II, bản dịch của Châm-Vũ Nguyễn-Văn-Tần, Bộ Văn-hóa Thanh-niên và Giáo-dục xuất bản năm 1973) tại trang 149 viết "Đến thời Minh Trị bãi bỏ phiên-chế, chia đặt nước thành: nhất Đô, tức thủ phủ Đông Kinh. Nhất Đạo: tức toàn đảo Bắc Hải Đạo. Nhị Phủ: tức Kinh Đô Phủ và Đại Bản Phủ. Ngũ thập Huyện: tức 50 Huyện, mỗi Huyện bằng diện tích một Tỉnh ở Việt Nam"
- ↑ Nội thuộc vùng Kantō (Quan Đông) và nằm ở bờ Đông nước Nhật, trong tương quan với cố đô thuộc vùng Kansai (Quan Tây).
- ↑ “Global city GDP rankings 2008-2025”. Pricewaterhouse Coopers. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Sassen, Saskia (2001). The Global City: New York, London, Tokyo (ấn bản 2nd). Princeton University Press. ISBN 0691070636.
- ↑ GaWC - The World According to GaWC 2008
- ↑ Room, Adrian. Placenames of the World. McFarland & Company (1996), p360. ISBN 0-7864-1814-1.
- ↑ Waley, Paul (2003). Japanese Capitals in Historical Perspective: Place, Power and Memory in Kyoto, Edo and Tokyo. Routledge. 253. ISBN 070071409X.
- ↑ "明治東京異聞~トウケイかトウキョウか~東京の読み方" Tokyo Metropolitan Archives (2008). Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008. Bản mẫu:Ja icon
- ↑ “Local Government in Japan” trang p. 8. Council of Local Authorities for International Relations. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ THE STRUCTURE OF THE TOKYO METROPOLITAN GOVERNMENT (Tokyo government webpage)
- ↑ “Tokyo Statistical Yearbook 2005, Population”. Bureau of General Affairs, Tokyo Metropolitan Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Peel, M. C., Finlayson, B. L., and McMahon, T. A.: Updated world map of the Köppen-Geiger climate classification, Hydrol. Earth Syst. Sci.,ngày 1 tháng 11 năm 1633-1644, 2007.
- ↑ “Tokyo observes latest ever 1st snowfall”, Kyodo News, ngày 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2008.
- ↑ Barry, Roger Graham & Richard J. Chorley. Atmosphere, Weather and Climate. Routledge (2003), p344. ISBN 0-415-27170-3.
- ↑ “A New 1649-1884 Catalog of Destructive Earthquakes near Tokyo and Implications for the Long-term Seismic Process” định dạng (PDF). U.S. Geological Survey. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “A new probabilistic seismic hazard assessment for greater Tokyo” định dạng (PDF). U.S. Geological Survey. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Oslo is world's most expensive city: survey”, Reuters, January 31, 2006. Truy cập February 1. (inactive).
- ↑ “A Country Study: Japan” trang Chapter 2, Neighborhoods. The Library of Congress. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ 20,0 20,1 Hidenobu Jinnai. Tokyo: A Spatial Anthropology. University of California Press (1995), p1-3. ISBN 0-520-07135-2.
- ↑ “Sister Cities(States) of Tokyo”. Tokyo Metropolitan Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Tokyo Bản mẫu:Các tỉnh của Nhật Bản Bản mẫu:Thủ đô châu Á Bản mẫu:Olympic Summer Games Host Cities Bản mẫu:Danh sách vùng đô thị đông dân nhất thế giới Bản mẫu:Các chủ đề Bản mẫu:Coord
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Việt Nam tại Olympic Toán học Quốc tế
- Olympic Toán học Quốc tế
- Olympic Hóa học Quốc tế
- Olympic Triết học Quốc tế
- Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế
- List of MeSH codes (Z01)
- Delhi
- Nhật Bản
- Tượng Nữ thần Tự do
- Văn minh
- Xem thêm liên kết đến trang này.