Bắc Kinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bắc Kinh (tiếng Trung: ; [[bính âm]]: Běijīng, ), là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012[1] Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc, và là một trực hạt thị dưới quyền chính phủ Trung ương, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam.[2]

Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải; và là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc.[3] Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách.

Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cổ đô Trung Quốc, Bắc Kinh đã là trung tâm chính trị của quốc gia trong phần lớn thời gian suốt bảy thế kỷ qua.[4] Thành phố nổi tiếng với các cung điện sang trọng, chùa miếu, hoa viên, lăng mộ, tường và cổng thành,[5] cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật và các trường đại học đã biến Bắc Kinh thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc.[5] Chỉ có vài thành phố trên thế giới từng là trung tâm chính trị và văn hóa của một khu vực rộng lớn trong thời gian lâu đến vậy.[6]

Tên gọi[sửa]

Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh (南京 Nánjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Đông Kinh (東京 Dōngjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía đông", ngày nay là Hà Nội); cũng như Kyoto (, "Kinh Đô") và Kinh Thành, (京城 - có nghĩa là "kinh đô", ngày nay là Seoul), Tây Kinh (西京 Xījīng, nghĩa là "Kinh đô phía tây", nay là Lạc Dương). Ở Trung Quốc, thành phố này có nhiều lần được đặt tên lại. Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 [7] đến 1949, thành phố này có tên là Bắc Bình (; bính âm: Beiping; Wade-Giles: Pei-p'ing), có nghĩa "hòa bình phía bắc" hay "bình định phía bắc". Trong cả hai trường hợp, tên được đổi - bằng cách bỏ từ "kinh" - để phản ánh hiện thực là kinh đô đất nước đã chuyển đến Nam Kinh, lần đầu tiên dưới thời Hồng Vũ hoàng đế nhà Minh, và lần thứ hai dưới thời Chính phủ Quốc dân của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh năm 1949 một lần nữa một phần để nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã trở lại vai trò thủ đô Trung Quốc của mình. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan chưa bao giờ công nhận chính thức việc đổi tên này và trong thập niên 1950 thập niên 1960 phổ biến ở Đài Loan gọi Bắc Kinh là Bắc Bình để ám chỉ tính bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày nay, phần lớn Đài Loan, kể cả chính phủ Đài Loan đều sử dụng tên gọi Bắc Kinh, dù một số bản đồ của Trung Quốc từ Đài Loan vẫn sử dụng tên gọi cũ cùng với biên giới chính trị cũ. Yên Kinh (; Bính âm: Yānjīng; Wade-Giles: Yen-ching) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nước Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện được một số tổ chức sử dụng làm tên thương hiệu như bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trường đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh được gọi là Đại Đô.

Giản xưng của Bắc Kinh là "Kinh" (京), chúng xuất hiện trong biển số xe của thành phố. Giản xưng chữ cái Latinh chính thức của Bắc Kinh là "BJ".[8]

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử Bắc Kinh

Lịch sử ban đầu[sửa]

Tập tin:Gefujia Yan Steamer.jpg
Một chiếc nghiễn (甗) dùng để đun nấu có niên đại từ thời Yên, khai quật ở di chỉ Lưu Ly Hà thuộc huyện Phòng Sơn

Đã phát hiện được các dấu vết có niên đại sớm nhất về sự định cư của con người tại Bắc Kinh trong các hang động ở Long Cốt Sơn (龙骨山) gần Chu Khẩu Điếm thuộc huyện Phòng Sơn, nơi người vượn Bắc Kinh từng sinh sống. Các hóa thạch người đứng thẳng (Homo erectus) từ các hang động này có niên đại từ 230.000 đến 250.000 năm trước. Người hiện đại (homo sapiens) thời đại đồ đá cũ cũng đã sinh sống tại khu vực Bắc Kinh, từ khoảng 27.000 năm trước.[9] Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những điểm định cư thời đại đồ đá mới trên khắp thành phố, bao gồm cả ở Vương Phủ Tỉnh tại trung tâm Bắc Kinh.

Thành có tường bao bọc đầu tiên tại khu vực Bắc Kinh là Kế, một thành bang tồn tại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 TCN. Trên địa bàn Bắc Kinh hiện nay, Kế nằm ở phía nam của ga Bắc Kinh Tây.[10] Nơi này sau đó đã bị nước Yên chinh phục và trở thành kinh đô của nước này với tên gọi Yên Kinh.

Thời kỳ phong kiến ban đầu[sửa]

Tập tin:Tianning Pagoda 1.JPG
Thiên Ninh tự tháp, được xây dựng khoảng năm 1120.

Sau khi nước Yên bị tiêu diệt trong thời Chiến Quốc, các triều đại phong kiến ban đầu tiếp tục để thành làm thủ phủ châu với các tên gọi khác nhau. Trong thời Tam Quốc, khu vực Bắc Kinh do Công Tôn Toản Viên Thiệu chiếm giữ trước khi về tay Tào Ngụy. Triều Tây Tấn đã chuyển thủ phủ châu đến Phạm Dương, và các hoàng đế Ngũ Hồ của các nước "Yên" khác nhau trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc cũng chọn những địa điểm khác để định đô.

Thời nhà Tùy, khu vực đã hồi sinh khi người ta đào nhiều kênh mương để phục vụ cuộc xâm lược Cao Câu Ly của Tùy Dạng Đế. U châu là một sở chỉ huy chính vào thời nhà Đường, với tên gọi Phạm Dương, khu vực Bắc Kinh trong một thời gian ngắn đã là thủ đô của nước Đại Yên trong loạn An Sử vào thế kỷ 8. Năm 936, nhà Hậu Tấn đã buộc phải nhường lại toàn bộ khu vực Bắc Kinh cho nhà Liêu của người Khiết Đan. Hai năm sau, nhà Liêu lập bồi đô ở nơi này, và đặt tên là Nam Kinh. một số công trình cổ nhất còn tồn tại ở Bắc Kinh có niên đại từ thời Liêu, bao gồm Thiên Ninh tự.

Nhà Liêu sụp đổ trước nhà Kim của người Nữ Chân vào thế kỷ 12 và nhà Kim đã chuyển thủ đô của họ đến Nam Kinh vào năm 1153, đổi tên thành Trung Đô. Thành bị quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bao vây vào năm 1213 và bị san bằng hai năm sau đó.[11] Sau này, Hốt Tất Liệt đã hạ lệnh xây dựng Đại Đô (Khanbaliq), tân đế đô cho triều Nguyên của ông, nằm gần kề các tàn tích từ thời Kim. Việc xây dựng được tiến hành từ 1264 đến 1293,[11][12] và đã nâng cao rất nhiều vị thế của một thành nằm ở rìa phía bắc của Trung Quốc bản thổ. Thành có trung tâm là Cổ Lâu nằm hơi lệch về phía bắc của khu vực đô thị Bắc Kinh hiện nay và kéo dài từ đường Trường An đến tuyến số 10 ngày nay. Tàn dư của bức tường đắp bằng đất từ thời Nguyên vẫn còn và được gọi là Thổ Thành.[13]

Nhà Minh[sửa]

Năm 1368, một thời gian ngắn sau khi lập ra nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã cử một đội quân đến Đại Đô và đốt cháy thành.[14] Tuy nhiên do quân Nguyên tiếp tục chiếm giữ Thượng Đô và Mông Cổ, một thành mới đã được thiết lập để tiếp tế cho các đơn vị quân sự đồn trú trong khu vực.[15] Thành này được gọi là Bắc Bình[16] và theo chính sách tiến hành phong vương lập phiên của Chu Nguyên Chương thì thành được trao cho Yên vương Chu Đệ, hoàng tử thứ tư của ông ta.

Tập tin:BeijingWatchTower.jpg
Một trong các giác lâu của Tử Cấm thành.

Việc người kế thừa của Chu Nguyên Chương mất sớm đã dẫn đến một cuộc đấu tranh kế vị khi bản thân ông ta qua đời, thắng lợi cuối cùng thuộc về Chu Đệ và người này trở thành Vĩnh Lạc Đế. Do kinh thành Ứng Thiên (Nam Kinh) đã bị cháy khi Chu Đệ tiến vào, ông đã lập phong ấp của mình làm đồng kinh thành. Thành Bắc Bình trở thành Thuận Thiên tức Bắc Kinh ngày nay vào năm 1403.[17] Việc xây dựng hoàng cung mới, Tử Cấm thành, được tiến hành từ năm 1406 đến 1420;[11] đây cũng là khoảng thời gian xây dựng một số điểm đến chính của thành phố hiện nay, như Thiên Đàn[18] Thiên An Môn (song quảng trường trước nó đến năm 1651 mới được dọn quang[19]). Khi mọi thứ hoàn tất vào năm 1421, Bắc Kinh trở thành kinh sư của đế quốc trong khi Ứng Thiên mà nay gọi là Nam Kinh thì để mất đi phần lớn tầm quan trọng của nó. (Hồng Hi hoàng đế đã ra một chiếu chỉ vào năm 1425 để dời đô về Nam Kinh, song ông đã băng hà ngay sau đó.)

Trong thế kỷ 15, Bắc Kinh đã cơ bản có được khuôn mẫu như hiện nay. Tường thành thời Minh tiếp tục tồn tại cho đến thời hiện đại, khi nó bị kéo đổ và đường vành đai 2 được xây dựng trên vị trí của nó.[20] Có quan điểm phổ biến rằng Bắc Kinh từng là thành phố lớn nhất thế giới trong hầu hết các thế kỷ 15, 16, 17, và 18.[21] Nhà thờ Thiên Chúa giáo đầu tiên được biết đến tại Bắc Kinh đã được xây dựng vào năm 1652 tại đất có nhà nguyện của Matteo Ricci trước đó; nhà thờ Nam Đường được xây dựng sau này cũng trên địa điểm đó.[22]

Quân khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành đã chiếm Bắc Kinh vào năm 1644 và kết thúc triều đại Minh, song ông ta và triều Đại Thuận đã từ bỏ thành sau khi thất bại trước đội quân Thanh dưới quyền Đa Nhĩ Cổn Sơn Hải quan. Quân Thanh sau đó tiến vào chiếm lĩnh Bắc Kinh.

Tập tin:Beijing 1914.jpg
Bản đồ Bắc Kinh, 1914.

Nhà Thanh[sửa]

Đa Nhĩ Cổn xem triều Thanh là triều đại kế thừa trực tiếp của triều Minh (xem Đại Thuận là phi pháp)[23] và Bắc Kinh trở thành kinh đô duy nhất của Trung Quốc.[24] Các hoàng đế nhà Thanh đã cho sửa sang Hoàng cung, song phần lớn các công trình và cách bố trí chung từ thời Minh thì vẫn không thay đổi. Các thần thánh của người Mãn được thờ phụng, song nhà Thanh cũng tiếp tục duy trì các quốc lễ truyền thống. Các bảng hiệu được viết bằng song ngữ Mãn-Hán hoặc bằng chữ Hán.

Tập tin:See im Kaiserpalast Peking ca 1900.jpg
Bưu thiếp có hình ảnh một phần của Di Hòa Viên, khoảng 1900.

Trong chiến tranh Nha phiến lần hai, quân Anh-Pháp đã chiếm thành phố, cướp bóc và đốt phá Viên Minh Viên vào năm 1860. Theo Điều ước Bắc Kinh khi kết thúc cuộc chiến, các cường quốc phương Tây lần đầu tiên được đảm bảo quyền hiện diện ngoại giao thường trực trong thành phố. Năm 1900, "phong trào Nghĩa Hòa Đoàn" đã cố gắng tiệt trừ sự hiện diện này, cũng như việc người Trung Quốc cải sang Thiên Chúa giáo, khiến Bắc Kinh lại bị các cường quốc ngoại bang chiếm đóng.[25] Trong giao tranh, một vài cấu trúc quan trọng đã bị phá hủy, bao gồm Hàn Lâm Viện Di Hòa Viên.

Thời Dân Quốc[sửa]

Cách mạng Tân Hợi đã diễn ra vào năm 1911 nhằm thay thế nhà Thanh bằng một cộng hòa và các lãnh đạo của cuộc cách mạng như Tôn Trung Sơn ban đầu đã dự định dời đô đến Nam Kinh. Khi đó, một đại thần của triều Thanh là Viên Thế Khải đã buộc hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh thoái vị và những người cách mạng đã chấp thuận để ông làm đại tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc. Viên Thế Khải vẫn giữ thủ đô tại Bắc Kinh và nhanh chóng củng cố quyền lực, rồi xưng đế vào năm 1915. Ông ta qua đời chưa đầy một năm sau đó[26] khiến Trung Quốc bị phân liệt giữa các quân phiệt địa phương. Các phe phái mạnh nhất đã tiến hành các cuộc chiến tranh thường xuyên chiến tranh Trực-Hoàn năm 1920 cùng chiến tranh Trực-Phụng lần thứ nhất lần thứ hai vào các năm 1922 và 1924 để kiểm soát thủ đô. Sau khi Quốc Dân đảng' tiến hành Bắc phạt thành công, thủ đô chính thức bị dời về Nam Kinh vào năm 1928. Ngày 28 tháng 6 cùng năm, Bắc Kinh được đổi tên thành Bắc Bình.[3][27]

Trong chiến tranh Trung-Nhật,[3] Bắc Bình rơi vào tay Nhật Bản ngày 29 tháng 7 năm 1937[28] và trở thành nơi đặt trụ sở của chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, một chính phủ bù nhìn quản lý các phần lãnh thổ của người Hán ở các khu vực do Nhật Bản chiếm đóng tại Hoa Bắc.[29] Chính phủ này sau đó hợp nhất với chính quyền Uông Tinh Vệ đặt tại Nam Kinh.[30]

Thời Cộng hòa Nhân dân[sửa]

Tập tin:PRCFounding.jpg
Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949

Trong giai đoạn cuối cùng của Nội chiến Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chiếm được thành phố một cách yên bình vào ngày 31 tháng 1 năm 1949 trong chiến dịch Bình Tân. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ trên đỉnh Thiên An Môn. Ông đặt thủ đô tại thành phố, và phục hồi lại tên gọi Bắc Kinh,[31] một quyết định được Chính hiệp Toàn quốc thông qua chỉ vài ngày trước đó.

Trong thập niên 1950, thành phố bắt đầu phát triển ra ngoài thành cổ và các vùng lân cận xung quanh, với các cơ sở công nghiệp nặng ở phía tây và các khu dân cư ở phía bắc. Nhiều phần của tường thành Bắc Kinh đã bị giật đổ trong thập niên 1960 để xây dựng tàu điện ngầm Bắc Kinh đường vành đai 2.

Trong Cách mạng văn hóa từ năm 1966 đến 1976, phong trào Hồng vệ binh bắt đầu tại Bắc Kinh và chính quyền thành phố đã trở thành nạn nhân tại một trong các cuộc thanh trừng đầu tiên. Vào mùa thu năm 1966, toàn bộ các trường học của thành phố ngừng hoạt động và trên một triệu hồng vệ binh từ khắp đất nước đã tập hợp tại Bắc Kinh trong tám cuộc mittinh tại quảng trường Thiên An Môn với Mao Trạch Đông.[32] Vào tháng 4 năm 1976, cư dân Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tập hợp quần chúng lớn chống lại Tứ nhân bang và Cách mạng Văn hóa tại quảng trường Thiên An Môn song đã bị đàn áp mạnh mẽ. Vào tháng 10 năm 1976, Tứ nhân bang đã bị bắt giữ tại Trung Nam Hải và cách mạng Văn hóa đi đến hồi kết. Vào tháng 12 năm 1978, Hội nghị Toàn thể lần thứ ba của Uỷ ban Trung ương Đảng khóa 11 tại Bắc Kinh dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình đã đảo nghịch những lời tuyên án chống lại các nạn nhân của Cách mạng Văn hóa và khởi đầu "chính sách cải cách và mở cửa."

Từ đầu thập niên 1980, khu vực đô thị của Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều với việc hoàn thành đường vành đai 2 vào năm 1981 cũng như đường vành đai 3, 4, 5 6 vào sau này.[33][34] Theo một tường thuật báo chí vào năm 2005, quy mô khu vực phát triển mới của Bắc Kinh rộng gấp rưỡi trước đó.[35] Vương Phủ Tỉnh Tây Đan (西单) đã thành triển thành những khu phố mua sắm hưng thịnh,[36] trong khi Trung Quan Thôn trở thành một trung tâm điện tử lớn tại Trung Quốc.[37] Trong những năm gần đây, sự phát triển của Bắc Kinh đã đem đến một số vấn đề như giao thông đông đúc, chất lượng không khí ở mức thấp, mất đi các khu vực lịch sử, và phái đón nhận một dòng nhập cư đáng kể đến từ các khu vực kém phát triển hơn trong nước.[38] Bắc Kinh cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc thời gian gần đây, đáng chú ý là các cuộc biểu tỉnh Thiên An Môn năm 1989[39] Thế vận hội Mùa hè 2008.

Địa lý[sửa]

Địa hình[sửa]

Tập tin:Large Beijing Landsat.jpg
Bản đồ vệ tinh Bắc Kinh, với các dãy núi ở phía tây và phía bắc

Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành.[40] Đỉnh của Vạn Thọ Sơn (万寿山) thuộc Di Hòa Viên có độ cao .[41] Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh.

Ở phía tây bắc Kinh có Tây Sơn, có thể nhìn thấy núi này từ nội thị vào những ngày quang đãng. Tây Sơn tạo thành sườn núi phía đông của Thái Hành Sơn- dãy núi chạy theo chiều bắc-nam và tạo thành xương sống phía tây của Hà Bắc.[10] Tây Sơn bao trùm gần như toàn bộ các quận Phòng Sơn Môn Đầu Câu ở phía tây thành phố. Đông Linh Sơn (东灵山, cao ), một đỉnh núi của Tây Sơn nằm trên ranh giới với Hà Bắc, là đỉnh cao nhất tại Bắc Kinh.[10] Đỉnh này nằm cách trung tâm thành phố . Tây Sơn cũng được biết đến với các đồng cỏ núi cao và các hẻm núi sông, bao gồm Thập Độ (十渡). Vùng chân núi của Tây Sơn vươn đến tận vùng đô thị của thành phố, bao gồm Hương Sơn (香山)- một điểm đến du lịch lớn và Lão Sơn- nơi diễn ra thi đấu xe đạp leo núi trong Thế vận hội Mùa hè 2008.

Các dãy núi ở bắc bộ của Bắc Kinh bao gồm Bát Đạt Lĩnh, Quân Đô Sơn (军都山) và Phượng Hoàng Lĩnh (凤凰岭) đều thuộc Yên Sơn, chạy theo hướng đông-tây, ngang qua bắc bộ tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn chia tách bình nguyên Hoa Bắc với thảo nguyên và có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử. Toàn bộ các đoạn Trường Thành thuộc Bắc Kinh đều được xây dựng trên dãy Yên Sơn, với cao độ lớn nhất là tại Hải Đà Sơn (海坨山) trên ranh giữa giữa huyện Diên Khánh và tỉnh Hà Bắc.[10]

Yên Sơn và Tây Sơn gặp nhau tại Nam Khẩu thuộc quận Xương Bình ở tây bắc của thành phố. Chỗ giao nhau tạo thành một đường đứt đoạn lớn và thung lũng sụt lún, và các tuyến đường bộ và đường sắt chính vượt sang phía tây bắc của thành phố đều đi qua chỗ này.

Thủy văn[sửa]

Năm thủy hệ lớn nhất tại Bắc Kinh, chảy từ tây sang đông, gồm: Cự Mã Hà (拒马河), Vĩnh Định Hà, Bắc Vận Hà (北运河), Triều Bạch Hà (潮白河), Kế Vận Hà (蓟运河). Các sông hầu hết đều bắt nguồn từ Cao nguyên Nội Mông Cổ, chảy xuyên qua các dãy núi ở phía tây và bắc của thành phố, cuối cùng đổ vào Hải Hà- con sông đổ trực tiếp ra Bột Hải. Ngày nay, không có sông lớn nào chảy qua khu vực đô thị trung tâm của Bắc Kinh do qua hàng thế kỷ, con người đã điều hướng các con sông chảy vòng qua thành phố. Nhờ các hồ, kênh mương, hào, cống dẫn nước, các con sông này tiếp tục cung cấp nước, đồng thời là nơi thoát nước cho thành phố, song nội thị Bắc Kinh không còn bị đe dọa từ lũ lụt do sông này gây ra. Bắc Kinh cũng là điểm cuối phía bắc của Đại Vận Hà, được xây dựng xuyên qua bình nguyên Hoa Bắc đến Hàng Châu, đoạn Bắc Kinh-Thiên Tân được gọi là Bắc Vận Hà. Hồ chứa Mật Vân (密云水库), được xây dựng trên thượng du Triều Bạch Hà, là hồ chứa lớn nhất Bắc Kinh và cũng là một nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố.

Khu nội thị Bắc Kinh có một vài hồ được gọi là hải. Vào thời nhà Nguyên, những người cai trị Mông Cổ đã cho mở rộng và xây dựng hoàng cung Đại Đô xung quanh chúng. Sau này, các hoàng đế nhà Minh nhà Thanh đã sử dụng các hồ này làm ngự hoa viên. Ngày nay, ba hồ cực bắc trong nội thị là Tây Hải, Hậu Hải Tiền Hải, được gọi chung là Thập Sát Hải (什刹海). Ở phía nam của chúng, Bắc Hải là một công viên của thành phố, còn Trung Hải Nam Hải là một bộ phận của quần thể Trung Nam Hải. Chuỗi hồ này từng là lòng sông chính của Vĩnh Định Hà- cong sông mà ngày nay chảy cách đó về phía tây. Cách nay 1.800 năm, Vĩnh Định Hà chảy qua Tích Thủy Đàm (积水潭) và trung tâm đô thị của Bắc Kinh và sau đó chảy vào hồ Long Đàm và vào Thông Châu.[42]

Khí hậu[sửa]

Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Köppen Dwa), có đặc trưng là mùa hè nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberi.[43] Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải chịu các cơn gió cát thổi đến từ thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí khô và lạnh và kéo dài ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng của Bắc Kinh vào tháng 1 là , trong khi vào tháng 7 là . Lượng giáng thủy bình quân hàng năm là khoảng , với gần ba phần tư xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cực độ là từ đến .[44]

Hành chính[sửa]

Bắc Kinh hiện có 16 đơn vị hành chính cấp huyện. Ngày 1 tháng 7 năm 2010, các khu Sùng Văn Tuyên Vũ đã được hợp nhất tương ứng vào các khu Đông Thành và Tây Thành.

Bản đồ Khu chữ Hán Bính âm Dân số
(2010)[45]
Diện tích
(km²)
Mật độ
(trên km²)
Đông Thành 东城区 Dōngchéng Qū 919.000 40,6 22.635
Tây Thành 西城区 Xīchéng Qū 1.243.000 46,5 26.731
Triều Dương 朝阳区 Cháoyáng Qū 3.545.000 470,8 7.530
Hải Điến 海淀区 Hǎidiàn Qū 3.281.000 426,0 7.702
Phong Đài 丰台区 Fēngtái Qū 2.112.000 304,2 6.943
Thạch Cảnh Sơn 石景山区 Shíjǐngshān Qū 616.000 89,8 6.860
Thông Châu 通州区 Tōngzhōu Qū 1.184.000 870,0 1.361
Thuận Nghĩa 顺义区 Shùnyì Qū 877.000 980,0 895
Xương Bình 昌平区 Chāngpíng Qū 1.661.000 1.430,0 1.162
Đại Hưng 大兴区 Dàxīng Qū 1.365.000 1.012,0 1.349
Môn Đầu Câu 门头沟区 Méntóugōu Qū 290.000 1.331,3 218
Phòng Sơn 房山区 Fángshān Qū 945.000 1.866,7 506
Bình Cốc 平谷区 Pínggǔ Qū 416.000 1.075,0 387
Hoài Nhu 怀柔区 Huáiróu Qū 373.000 2.557,3 146
Mật Vân 密云区 Mìyún Qū 468.000 2.335,6 200
Diên Khánh 延庆区 Yánqìng Qū 317.000 1.980,0 160

Chú thích

Kinh tế[sửa]

Tập tin:Wangfujing street, Beijing.JPG
Vương Phủ Tỉnh là một trong các phố mua sắm bận rộn nhất tại Bắc Kinh.

Bắc Kinh nằm trong số các thành phố phát triển nhất tại Trung Quốc, với ngành kinh tế thứ ba chiếm khoảng 73,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố; Bắc Kinh là thành phố hậu công nghiệp đầu tiên tại Trung Quốc đại lục.[46] Năm 2009, Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở của 41 công ty trong Fortune Global 500, đứng thứ hai thế giới sau Tokyo,[47] và có hơn 100 công ty nằm trong số các công ty lớn nhất tại Trung Quốc.[48] Ảnh hưởng kinh tế tổng thể của Bắc Kinh được PwC xếp hạng thứ 1.[49]

Tài chính là một trong các ngành kinh tế quan trọng nhất của Bắc Kinh.[50] Đến cuối năm 2007, đã có 751 tổ chức tài chính tại Bắc Kinh tạo ra thu nhập 128,6 tỉ NDT chiếm 11,6% tổng thu nhập ngành tài chính của toàn quốc. Thu nhập từ tài chính cũng chiếm 13,8% tổng GDP của Bắc Kinh, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ thành phố nào khác tại Trung Quốc.[51]

Các ngành bất động sản và ô tô tại Bắc Kinh tiếp tục bùng nổ trong những năm gần đây. Năm 2005, có tổng cộng bất động sản nhà ở đã được bán, với tổng giá trị đạt 175,88 tỷ NDT. Tổng số ô tô đăng ký tại Bắc Kinh vào năm 2004 là 2.146.000 chiếc, trong đó 1.540.000 chiếc thuộc sở hữu tư nhân (tăng 18,7% so với năm trước).[52]

Khu Trung tâm Thương vụ Bắc Kinh (北京商务中心区), tập trung tại khu vực Quốc Mậu (国贸), đã được xác định là khu trung tâm thương mại mới của thành phố, và là nơi đặt trụ sở chính của các công ty, có các khu mua sắm, và nhà ở cao cấp. Phố Tài chính Bắc Kinh (北京金融街) nằm trên hai khu vực Phục Hưng Môn (复兴门) và Phụ Thành Môn (阜成门), là một trung tâm tài chính truyền thống. Các khu vực Vương Phủ Tỉnh Tây Đan là những phố mua sắm lớn. Trung Quan Thôn (中关村), được đặt biệt danh là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", tiếp tục là một trung tâm lớn của các ngành điện tử và các ngành công nghiệp liên quan đến máy tính, cũng như các nghiên cứu liên quan đến dược phẩm. Trong khi đó, Diệc Trang (亦庄), nằm ở đông nam khu vực đô thị của thành phố, đã trở thành một trung tâm mới đối với các ngành dược phẩm, công nghệ thông tin, và kỹ thuật vật liệu.[53] Thạch Cảnh Sơn, nằm ở ngoại ô phía tây thành phố, nằm trong số các khu vực công nghiệp chính.[54] Các khu công nghiệp được xác định có vị thế đặc biệt bao gồm Công viên Khoa học-Kỹ thuật Trung Quan Thôn (中关村科技园区), khu Phát triển Kinh tế Vĩnh Lạc (永乐经济开发区), Khu phát triển Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Kinh (北京经济技术开发区), và Khu công nghiệp cảng hàng không Thiên Trúc (天竺空港工业区).

Nông nghiệp phát triển ở bên ngoài khu vực đô thị, lúa mì và ngô là các cây trồng chính.[43] Nông dân cũng trồng các loại rau xanh ở các khu vực gần nội thị để cung cấp cho thành phố.

Văn hóa[sửa]

Kinh kịch là một thể loại kịch nghệ truyền thống được biết đến khắp Trung Quốc. Kinh kịch thường được tán dương là một trong các thành tựu lớn nhất của văn hóa Trung Quốc. Thể loại kịch nghệ này được biểu diễn với việc kết hợp điệu hát, đối thoại, và hành động theo quy luật liên quan đến cử chỉ, chuyển động, chiến đấu và nhào lộn. Kinh kịch phần lớn được biểu diễn bằng cổ ngữ, khá khác so với phương ngữ Bắc Kinh hiện nay.[55]

Ẩm thực Bắc Kinh tiếp thu các truyền thống nấu nướng trên khắp Trung Quốc, trong đó vịt quay Bắc Kinh có lẽ là món ăn được biết đến nhiều nhất. Phục linh giáp bính (茯苓夹饼) là một loại đồ ăn nhanh truyền thống của Bắc Kinh, nó là một cái bánh (bính) giống như một chiếc đĩa phẳng và được nhồi một thứ được làm từ phục linh, một loại nấm được sử dụng trong Trung y. Các trà quán khá phổ biển tại Bắc Kinh.

Công nghệ và truyền thống làm Cảnh Thái lam (景泰蓝) là một đặc trưng nghệ thuật của Bắc Kinh, và là một trong những nghề thủ công được tôn kính nhất tại Trung Quốc. Muốn làm được Cảnh Thái lam phải có các quy trình tỉ mỉ và phức tạp.[56] Sơn màu Bắc Kinh cũng nổi tiếng với các mẫu hình tinh tế và có hồn được khắc trên bề mặt.

Trong những thập niên gần đây, các cư dân trẻ của Bắc Kinh đã bị thu hút vào cuộc sống về đêm, phá vỡ truyền thống văn hóa khi xưa là chỉ hạn chế trong tầng lớp thượng lưu.[57]

Chỗ đến[sửa]

Trung tâm lịch sử của Bắc Kinh tập trung tại Tử Cấm thành, tổ hợp cung điện khổng lồ đã từng là nơi ở của các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh;[58] Tử Cấm thành có bảo tàng Cố cung, bao gồm các bộ sưu tập đế vương về nghệ thuật Trung Quốc. Xung quanh Tử Cấm thành là một vài ngự hoa viên, công viên, khu cảnh vật cũ, đáng chú ý là Bắc Hải, Thập Sát Hải, Trung Nam Hải, Cảnh Sơn Trung Sơn. Những nơi này, đặc biệt là công viên Bắc Hải, được mô tả là kiệt tác của nghệ thuật viên lâm Trung Quốc,[59] và là các điểm đến du lịch phổ biến do có tầm quan trọng to lớn về mặt lịch sử;[60] trong kỷ nguyên hiện đại, Trung Nam Hải cũng là trung tâm chính trị của các chính quyền và chế độ khác nhau tại Trung Quốc và nay là trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc Quốc vụ viện. Từ quảng trường Thiên An Môn, đối diện với Tử Cấm thành, có thể tiếp cận một số địa điểm nổi tiếng như Thiên An Môn, Tiền Môn (前门), Đại lễ đường Nhân dân, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân, và Lăng Mao Trạch Đông. Di Hòa Viên Viên Minh Viên đều nằm ở phần phía tây của thành phố; trong đó Di Hòa Viên là một di sản thế giới của UNESCO.[61]

Trong số các địa điểm tôn giáo được biết đến nhiều nhất trong thành phố, có Thiên Đàn nằm ở đông nam, và đây cũng là một di sản thế giới của UNESCO,[62] đây là nơi các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh đến để thực hiện các buổi lễ hàng năm nhằm cầu thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Ở phía bắc của thành phố là Địa Đàn, trong khi Nhật Đàn Nguyệt Đàn nằm tương ứng ở phía đông và tây của khu vực đô thị. Các ngôi đền chùa nổi tiếng khác tại Bắc Kinh gồm có: miếu Đông Nhạc Bắc Kinh (东岳庙), chùa Đàm Chá (潭柘寺), chùa Diệu Ứng (妙应寺), Bạch Vân Quán, Ung Hòa cung, chùa Pháp Nguyên (法源寺), chùa Vạn Thọ (万寿寺), chùa Đại Chung (大钟寺;). Thành phố cũng có Bắc Kinh Khổng Miếu Bắc Kinh Quốc Tử Giám. Nhà thờ Tuyên Vũ Môn (宣武门天主堂) được xây dựng vào năm 1605 và là nhà hờ Thiên chúa giáo cổ nhất tại Bắc Kinh. Thánh đường Ngưu Nhai Lễ (牛街礼拜寺) là thánh đường Hồi giáo cổ nhất tại Bắc Kinh, với lịch sử kéo dài trên một nghìn năm.

Bắc Kinh có một số ngôi tháp được bảo quản tốt và các tháp bằng đá, như tháp Thiên Ninh tự (天宁寺塔), được xây từ thời Liêu trong khoảng năm 1100 đến năm 1120, và Tháp Từ Thọ tự (慈寿寺塔), được xây dựng năm 1576 vào thời Minh. Các cầu đá đáng chú ý mang tính lịch sử gồm cầu Lư Câu từ thế kỷ 12, cầu Bát Lý (八里桥) từ thế kỷ 17, cầu Ngọc Đới (玉带桥) từ thế kỷ 18. Đài quan sát cổ Bắc Kinh trưng bày các quả cầu tiền kính thiên văn có niên đại từ thời Minh và Thanh. Hương Sơn là một công viên công cộng nổi tiếng, nó có cả các khu phong cảnh tự nhiên cũng như các di tích truyền thống và văn hóa. Thực vật viên Bắc Kinh trưng bày trên 6.000 loài thực vật, bao gồm một loạt các loại cây thân gỗ, cây bụi và cây hoa, và một vườn mẫu đơn rộng lớn. Các công viên Đào Nhiên Đình (陶然亭), Long Đàm hồ (龙潭湖), Triều Dương (朝阳), Hải Điến (海淀), Mi Lộc Uyển (麋鹿苑) và Tử Trúc Viện (紫竹院) là một vài trong số các công viên tiêu khiển nổi tiếng của thành phố. Động vật viên Bắc Kinh là một trung tâm nghiên cứu động vật, nó cũng gồm có các loài động vật quý hiếm từ các châu lục khác nhau, bao gồm cả gấu trúc lớn.

Có hơn một trăm bảo tàng tại Bắc Kinh.[63][64] Ngoài Bảo tàng Cố cung tại Tử Cấm thành và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, các bảo tàng lớn khác gồm: Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc (中国美术馆), Bảo tàng Thủ đô (首都博物馆), Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh, Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc (中国人民革命军事博物馆), Bảo tàng Địa chất Trung Quốc (中国地质博物馆), Bảo tàng Tự nhiên Bắc Kinh (北京自然博物馆) và Bảo tàng Cổ động vật Trung Quốc (中国古动物馆).[64]

Ở khu ngoại ô Xương Bình của Bắc Kinh có Thập Tam Lăng, là nơi chôn cất mười ba vị hoàng đế nhà Minh xa hoa và tinh tế, chúng là một phần của quần thể Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh- một di sản thế giới của UNESCO.[65] Di tích khảo cổ người vượn Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm là một di sản thế giới khác nằm trong địa giới của thành phố,[66] tại đó đã có nhiều phát hiện, trong số đó có một trong những mẫu vật đầu tiên của người đứng thẳng (Homo erectus) và một bộ sưu tập xương cốt của loài linh cẩu khổng lồ Pachycrocuta brevirostris. Tại Bắc Kinh cũng có một số đoạn Vạn Lý Trường Thành- một di sản thế giới của UNESCO,[67] những điểm được biết đến nhiều nhất trong số đó là Bát Đạt Lĩnh, Kim Sơn Lĩnh (金山岭), Tư Mã Đài (司马台) và Mộ Điền Dục (慕田峪).

Kiến trúc[sửa]

Trong nội thị Bắc Kinh có ba phong cách kiến trúc thống trị các công trình xây dựng. Trước tiên là kiến trúc phong kiến Trung Hoa, có lẽ minh họa tốt nhất là Thiên An Môn, Tử Cấm thành, Thái Miếu và Thiên Đàn. Tiếp theo, là phong cách kiến trúc mà đôi khi được gọi là "Trung-Xô", với các công trình kiến trúc có khuynh hướng giống như hình hộp, được xây dựng trong thời kỳ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970.[68] Cuối cùng, thành phố có nhiều mẫu kiến trúc hiện dại, đáng chú ý nhất là tại khu Trung tâm Thương vụ Bắc Kinh và phố Tài chính Bắc Kinh.

Bắc Kinh cũng nổi tiếng nhờ các tứ hợp viện (四合院), một kiểu dinh thự gồm các khối nhà bao quanh một khoảnh sân trong. Trong số chúng, có thể kể đến Cung Vương Phủ Tống Khánh Linh cố cư (宋庆龄故居). Những sân trong này thường được kết nối bằng các ngõ nhỏ được gọi là hồ đồng (胡同). Các hồ đồng thường thẳng và chạy từ đông sang tây để các ô cửa phải đối mặt với hướng bắc và nam nhằm có Phong thủy tốt. Chúng khác nhau về chiều rộng; một số rất hẹp đến nỗi chỉ đủ cho một vài người đi bộ có thể qua cùng một lúc. Đã từng phổ biến khắp nơi tại Bắc Kinh, các tứ hợp viện hồ đồng đang nhanh chóng biến mất,[69] khi chúng bị các khu nhà cao tầng thay thế.[70] Các cư dân trong các hồ đồng được quyền đến sống tại các tòa nhà mới tại những căn hộ có kích cỡ tối thiểu là tương đương nơi ở trước đây của họ. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn rằng không thể thay thế ý nghĩa truyền thống của lối sống cộng đồng và đường phố của các "hồ đồng",[71]

Giao thông[sửa]

Bắc Kinh là một trong các đầu mối lớn nhất trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tám tuyến đường sắt tỏa ra từ Bắc Kinh đến: Thượng Hải (tuyến Kinh-Hỗ), Quảng Châu (tuyến Kinh-Quảng), Cửu Long thuộc Hồng Kông (tuyến Kinh-Cửu), Cáp Nhĩ Tân (tuyến Kinh-Cáp), Bao Đầu (tuyến Kinh-Bao), Tần Hoàng Đảo (tuyến Kinh-Tần), Thừa Đức (tuyến Kinh-Thừa) Nguyên Bình (Kinh-Nguyên). Thêm vào đó, Bắc Kinh còn là điểm đầu của các tuyến đường sắt cao tốc: đoạn Bắc Kinh-Thạch Gia Trang thông xe năm 2012 của đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông, đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải thông xe vào năm 2011, đường sắt liên thành Bắc Kinh - Thiên Tân thông xe vào năm 2008. Các ga đường sắt chính của Bắc Kinh là ga Bắc Kinh- mở cửa từ năm 1959; ga Bắc Kinh Tây- mở cửa từ năm 1996; và ga Bắc Kinh Nam- được xây dựng lại thành một ga đường sắt cao tốc vào năm 2008.

Bắc Kinh được kết nối bằng đường bộ đến mọi nơi tại Trung Quốc, 9 tuyến đường cao tốc quốc gia và 11 tuyến quốc lộ của Trung Quốc đi qua Bắc Kinh. Giao thông đô thị Bắc Kinh dựa vào 5 tuyến đường vành đai đồng tâm bao quanh thành phố, trong đó khu vực Tử Cấm thành được xác định là tâm điểm của các tuyến đường vành đai. Các tuyến đường vành đai của Bắc Kinh có hình dạng giống với hình chữ nhật hơn là vòng tròn. Không có đường vanh đai 1 chính thức, đường vành đai 2 nằm trong nội thị. Các tuyến đường vành đai có khuynh hướng trở nên tương như như đường cao tốc khi chúng mở rộng ra phía ngoài, trong đó đường vành đai 5 và đường vành đai 6 hoàn toàn là đường cao tốc quốc gia, chỉ có giao điểm với các đường khác. Hệ thống đường sá tương đối kém phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông của Bắc Kinh. Bố trí đô thị của Bắc Kinh cũng góp phần vào điều này.[72] Các nhà đương cục đã cho đưa vào hoạt động một vài làn đường xe buýt, chỉ có xe buýt công cộng mới có thể sử dụng chúng vào các giờ cao điểm. Đầu năm 2010, Bắc Kinh có 4 triệu ô tô đã đăng ký.[73] Đến cuối năm 2010, chính quyền dự báo con số sẽ lên đến 5 triệu. Năm 2010, số xe đăng ký mới trung bình theo tuần tại Bắc Kinh là 15.500.[74]

Sân bay chính của Bắc Kinh là Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (IATA: PEK;), cách trung tâm thành phố về phía đông bắc. Sân bay này hiện đang là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới (sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta) và là sân bay bận rộn nhất châu Á. Sau khi được nâng cấp để phục vụ cho Thế vận hội Mùa hè 2008, sân bay hiện có ba nhà ga, trong đó Nhà ga 3 là một trong số các nhà ga sân bay lớn nhất thế giới.

Tàu điện ngầm Bắc Kinh mở cửa vào năm 1971, và chỉ có hai tuyến cho đến khi tuyến 13 bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Từ đó, hệ thống tàu điện ngầm đã được mở rộng thành 6 tuyến. Tuyến 1 tuyến Bát Thông, băng qua hầu như toàn bộ khu vực đô thị của Bắc Kinh từ đông sang tây. Tuyến 4 tuyến 5 là hai tuyến bắc-nam. Thành phố có gần 700 tuyến xe buýt và xe ô tô điện, bao gồm ba tuyến xe buýt nhanh.[75]

Bắc Kinh từ lâu đã nổi tiếng với số lượng xe đạp trên các đường phố. Tuy vậy, với sự gia tăng của số lượng ô tô, việc sử dụng xe đạp đã suy giảm, song vẫn là một hình thức giao thông địa phương quan trọng. Có thể trông thấy một lượng lớn người đi xe đạp trên các đường phố Bắc Kinh, và hầu hết các tuyến đường chính đều có làn riêng cho xe đạp. Bắc Kinh có địa hình tương đối bằng phẳng, khiến cho việc đi xe đạp trở nên thuận tiện. Sự gia tăng việc sử dụng xe đạp điện và xe máy điện, có tốc độ tương đương và sử dụng chung một làn đường, có thể đem đến sự hồi sinh cho xe hai bánh tại Bắc Kinh. Do ùn tắc ngày càng tăng, nhà đương cục đã hơn một lần biểu thị rằng họ muốn khuyến khích đi xe đạp, song không rõ liệu nó có tác động trên quy mô đáng kể hay không.[76]

Thành phố kết nghĩa[sửa]

Bắc Kinh có nhiều thành phố kết nghĩa trên khắp thế giới, nhiều thành phố trong số này là thủ đô của các quốc gia tương ứng:[77][78]

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 2012stats
  2. “Basic Information”. Beijing Municipal Bureau of Statistics. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. 3,0 3,1 3,2
  4. 5,0 5,1 “Beijing”. World Book Encyclopedia. 2008. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “Beijing”. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Great books onlines
  7. Ủy ban Quản lý Tiêu chuẩn hóa Quốc gia (SAC). "GB/T-2260: Codes for the administrative divisions of the People's Republic of China."
  8. “The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian”.
  9. 10,0 10,1 10,2 10,3 “Beijing's History”. China Internet Information Center. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. 11,0 11,1 11,2 “Beijing – Historical Background”, The Economist. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2008.
  11. Brian Hook, Beijing and Tianjin: Towards a Millennial Megalopolis, p. 2
  12. “元大都土城遗址公园”. Tuniu.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  13. Ebrey, Patricia Buckley. The Cambridge Illustrated History of China. Cambridge: Cambridge University Press, 1999. ISBN=0-521-66991-X
  14. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 23
  15. Susan Naquin, Peking: Temples and City Life, 1400–1900, p xxxiii
  16. Hucker, Charles O. "Governmental Organization of The Ming Dynasty", p. 56. Harvard Journal of Asiatic Studies, Vol. 21 (Dec. 1958). Harvard-Yenching Institute. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  17. “The Temple of Heaven”. China.org (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  18. “Renewal of Ming Dynasty City Wall”. Beijing This Month (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. Rosenburg, Matt T.. “Largest Cities Through History”. About.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  20. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 33
  21. Elliott 2001, tr. 98
  22. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 119–120
  23. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 133–134
  24. MacKerras & Yorke 1991, tr. 8
  25. “Incident on ngày 7 tháng 7 năm 1937”. Xinhua News Agency (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  26. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 166
  27. Cheung, Andrew (1995). “Slogans, Symbols, and Legitimacy: The Case of Wang Jingwei's Nanjing Regime”. Đại học Indiana. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  28. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 168
  29. " "毛主席八次接见红卫兵的组织工作" 中国共产党新闻网 7 tháng 4 năm 2011
  30. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 217
  31. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 255
  32. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 252
  33. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 149
  34. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 249–250
  35. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 255–256
  36. Picture Power:Tiananmen Standoff BBC News.
  37. 景山公园
  38. Summer Palace
  39. 陈平, 三、什刹海与陶然湖、古蓟城
  40. 43,0 43,1 “Beijing”. People's Daily (tháng March năm 2001). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  41. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mherrera
  42. 201363.htm 北京市2010年第六次全国人口普查主要数据公报
  43. “北京已率先进入后工业经济时代”. china.com.cn (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  44. “Global 500 2009: Cities”, Fortune. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2010. Bản chính được lưu trữ ngày ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  45. “Beijing @ The China Perspective”. Thechinaperspective.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  46. “Beijing tops PwC's list of cities' economic clout”, ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  47. “Beijing's Bankosphere”. bankosphere.com (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  48. “北京市金融业发展新闻发布会”. zhengwu.beijing.gov.cn (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  49. “Urban Construction”. Beijing Municipal Bureau of Statistics (2006). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  50. Statistical Communique on the 2003 National Economic and Social Development of the City of Beijing. Beijing Municipal Bureau of Statistics. ngày 12 tháng 2 năm 2004. http://www.bjstats.gov.cn/esite/tjgb/200611/t20061121_77051.html. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  51. “ShiJingShan”. Beijing Economic Information Center. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  52. “Beijing – Chinese Cloisonné Enamelware”.
  53. Levin, Dan. “Beijing Lights Up the Night”, The New York Times, ngày 15 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  54. “The Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties” định dạng (PDF). UNESCO World Heritage Center (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  55. Beihai Park.
  56. Littlewood, Misty and Mark Littlewood (2008). Gateways to Beijing: a travel guide to Beijing. Armour Publishing Pte Ltd. tr. 182. ISBN 981-4222-12-7.
  57. “Summer Palace, an Imperial Garden in Beijing”. UNESCO World Heritage Center. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  58. “Temple of Heaven: an Imperial Sacrificial Altar in Beijing”. UNESCO World Heritage Center. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  59. “About Beijing”.
  60. 64,0 64,1 “Beijing's Museums & Galleries”.
  61. “Imperial Tombs of the Ming and Qing Dynasties”. UNESCO World Heritage Center (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  62. “Peking Man Site at Zhoukoudian”. UNESCO World Heritage Center. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  63. “The Great Wall”. UNESCO World Heritage Center. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  64. Business Buide to Beijing and North-East China (ấn bản 2006–2007). Hong Kong: China Briefing Media. 2006. tr. 108. ISBN 988-98673-3-8. http://books.google.com/?id=M2TvFN9DmqkC&pg=PA108&lpg=PA108&dq=%22sino-sov%22+%2Barchitecture. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2009.
  65. Shen, Wei. “Chorography to record rise and fall of Beijing's Hutongs”, China Daily, ngày 16 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  66. Amy Stone (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Farewell to the Hutongs: Urban Development in Beijing”. Dissent magazine. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  67. Li, Dray-Novey & Kong 2007, tr. 253
  68. “Beijingers spend lives on road as traffic congestion worsens”, China Daily, Xinhua News Agency, ngày 6 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2009.
  69. “Automobile numbers could be capped”. China Daily. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  70. “Beijing city to have five mln cars on roads by year end”, Gasgoo, ngày 12 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  71. “Beijing Bus Rapid Transit”. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  72. Watts, Jonathan. “Campaign to boost cycling in Beijing”, The Guardian, ngày 24 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011.
  73. “Sister Cities”. Beijing Municipal Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  74. Paris and Rome are "partner cities" due to an exclusive agreement between those two cities. “Le jumelage avec Rome” (bằng tiếng Pháp). Municipalité de Paris. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  75. “NYC's Sister Cities”. Sister City Program of the City of New York (2006). Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  76. “Protocol and International Affairs”. DC Office of the Secretary. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  77. Municipality/Twin cities of Riga/default.htm “Twin cities of Riga”. Riga City Council. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  78. internacionais/ingles/descentralized cooperation/sister cities/0001 Prefeitura.Sp – Descentralized Cooperation
  79. internacionais/cidadesirmas/index.php?p=1066 “International Relations – São Paulo City Hall – Official Sister Cities”. Prefeitura.sp.gov.br. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  80. “Canberra's international relationships – Canberra's international relationships”. cmd.act.gov.au. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  81. “Sister Cities of Manila”. 2008–2009 City Government of Manila. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  82. “Twinning Cities: International Relations” định dạng (PDF). Municipality of Tirana. tirana.gov.al. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.