Madrid

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Madrid () là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha. Dân số thành phố vào khoảng 3,4  triệu người,[1] toàn bộ dân số của vùng đô thị Madrid ước tính khoảng 6,271 triệu người.[2] Madrid là thành phố lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau Luân Đôn Berlin. Vùng đô thị Madrid lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, chỉ sau vùng đô thị Đại Luân Đôn Paris.[3][4][5][6] Thành phố có diện tích tổng cộng 604,3  km² (233.3  sq mi).[7] Madrid là đô thị trung tâm của Vùng đô thị Madrid có dân số hơn 5,8 triệu người.

Chùm đô thị Madrid có mức GDP lớn thứ ba[8] trong Liên minh châu Âu và mọi ảnh hưởng về chính trị, giáo dục, giải trí, môi trường, truyền thông, thời trang, khoa học nghệ thuật của Madrid đều góp phần vào vị thế là một trong những thành phố toàn cầu của thế giới.[9][10] Dựa trên xuất khẩu kinh tế, tiêu chuẩn đời sống cao và quy mô thị trường rộng lớn, Madrid được xem là trung tâm tài chính chủ đạo của Nam châu Âu và bán đảo Iberia. Nơi đây là nơi đóng trụ sở của một số lượng đông đảo các công ty lớn của Tây Ban Nha. Madrid là thành phố thu hút du lịch nhất trên đất nước Tây Ban Nha, và xếp thứ tư trên toàn lục địa,[11] ngoài ra còn là thành phố được xem là nơi sống tốt đứng thứ 10 thế giới theo tạp chí Monocle trong bảng xếp hạng năm 2010.[12][13] Madrid cũng nằm trong danh sách 12 thành phố châu Âu xanh nhất vào năm 2010.[14]

Thành phố nằm trên sông Manzanares, ở trung tâm của đất nước và vùng Cộng đồng Madrid (vốn bao gồm thành phố Madrid, vùng đô thị liên hoàn của nó và các ngôi làng cũng như vùng ngoại ô mở rộng xung quanh). Vùng cộng đồng này giáp với cộng đồng tự trị Castile và León Castile-La Mancha. Đóng vai trò là thành phố thủ đô, nơi đóng cơ quan chính phủ và nơi cư trú của Quốc vương Tây Ban Nha, Madrid do đó còn là trung tâm chính trị của Tây Ban Nha.[15] Thị trưởng hiện nay là Alberto Ruiz-Gallardón của Đảng Nhân dân.

Tuy Madrid sở hữu một nền cơ sở hạ tầng hiện đại, nơi đây vẫn lưu giữ vẻ bề ngoài và cảm giác xưa cũ tại phần lớn các khu phố và những con đường lịch sử. Các thắng cảnh bao gồm: cung điện hoàng gia Madrid; nhà hát hoàng gia Teatro Real cùng nhà hát Opera tại đây phục hồi vào năm 1850; công viên Buen Retiro, thành lập năm 1631; toà nhà Thư viện Quốc gia từ thế kỷ 19 (thành lập năm 1712) lưu trữ những hiện vật và tài liệu lịch sử của Tây Ban Nha; bảo tàng khảo cổ; Tam giác Vàng Nghệ thuật nằm dọc theo đại lộ Paseo del Prado và gồm 3 bảo tàng nghệ thuật: Bảo tàng Prado, Bảo tàng Reina Sofía, một bảo tàng nghệ thuật đương đại, ngoài ra còn bảo tàng Thyssen-Bornemisza, nằm trong cung điện Villahermosa được sửa chữa phục hồi lại.[16]

Lịch sử[sửa]

Tập tin:Karte Madrid MKL1888.png
Bản đồ Madrid năm 1888 ở Đức

Thời Trung cổ[sửa]

Mặc dù địa điểm Madrid hiện đại đã có người ở từ thời tiền sử, trong thời La Mã vùng này thuộc về xứ đạo của Complutum (nay là Alcalá de Henares). Nhưng các dữ liệu lịch sử đầu tiên của thành phố có từ thế kỉ thứ 9, khi Mehmed I ra lệnh xây một cung điện nhỏ tại cùng nơi mà hiện nay là Palacio Real. Xung quanh cung điện có một thành lũy nhỏ mang tên al-Mudaina.

Gần cung điện là Manzanares, nơi những người Hồi giáo gọi là al-Majrīṭ (tiếng Ả Rập: المجريط, "nguồn nước"). Từ đó mà có việc đặt tên nơi này là Majerit, sau này dẫn đến cách phát âm hiện đại của Madrid). Thành này bị Alfonso VI xứ Castile chinh phục vào năm 1085 trên đường tiến quân về Toledo. Ông cho xây lại mosque thành nhà thờ của Virgin xứ Almudena (almudin: vựa lúa của quân đoàn đồn trú). Vào năm 1329, Cortes Generales tụ họp lần đầu tiên trong thành phố để cố vấn cho Ferdinand IV xứ Castile. Người Do Thái Sephardic người Moor tiếp tục sống trong thành phố cho đến khi họ bị đuổi đi vào cuối thế kỉ thứ 15.

Sau nhiều bạo loạn và một trận cháy lớn, Henry III xứ Castile (1379-1406) cho xây dựng lại thành phố và bản thân ông đóng đồn bên ngoài thành phố một cách an toàn ở El Pardo. Đám rước Ferdinand và Isabella trọng thể vào Madrid báo hiệu việc chấm dứt sự xung đột giữa Castile Aragon.

Thời Phục hưng[sửa]

Tập tin:Puerta de Alcalá - 04.jpg
Puerta de Alcalá, bên ngoài el Parque del Buen Retiro, là cổng để các nhà buôn đi vào thành phố bán sản phẩm vào chợ Chủ nhật

Vương quốc Castilla, với thủ đô tại Toledo, và Aragón, với thủ đô là Saragossa, được Carlos I hòa nhập vào Tây Ban Nha hiện đại. Mặc dù Carlos chuộng Madrid hơn, chính con trai ông, Felipe II (1527-1598) là người dời triều đình về Madrid vào năm 1561. Mặc dù ông không công bố chính thức, địa điểm của triều đình cũng chính là thủ đô de facto. Sevilla tiếp tục cai quản Spanish Indies, nhưng Madrid quản lý Sevilla. Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn, 1601-1606, khi Felipe III thiết lập triều đình ở Valladolid, sự may mắn của Madrid khá gần giống với sự may mắn của Tây Ban Nha. Suốt thời Siglo de Oro (Thế kỉ vàng), trong thế kỉ thứ 16/17, Madrid không giống bất cứ thủ đô nào ở châu Âu: dân số thành phố phụ thuộc kinh tế vào các công việc của chính triều đình.

Madrid cuối thời Phục hưng và đầu thời hiện đại[sửa]

Felipe V quyết định rằng một thủ đô châu Âu không thể ở trong tình trạng như vậy, và nhiều cung điện mới (bao gồm cả Palacio Real de Madrid) được xây dựng dưới triều đại của ông. Tuy nhiên, chỉ cho đến thời của Carlos III (1716-1788) thì Madrid mới trở thành một thành phố hiện đại. Carlos III là một trong những vị vua được kính trọng nhất trong lịch sử của Madrid, và câu nói "người thị trưởng tốt nhất, đó là nhà vua" trở thành phổ biến trong những thời gian này. Khi Carlos IV (1748-1819) lên ngôi vua thì dân thành Madrid nổi loạn. Sau cuộc Nổi loạn Aranjuez, dẫn dầu bởi chính con trai ông là Fernando VII chống lại ông, Carlos IV thoái vị, nhưng triều đại của Fernando VII khá ngắn ngủi: vào tháng 5 năm 1808 quân đội của Napoléon Bonaparte tiến vào thành phố. Vào 2 tháng 5 năm 1808 (tiếng Tây Ban Nha: Dos de Mayo) nhóm Madrileños nổi dậy chống lại quân Pháp, sự đối phó tàn bạo của quân Pháp đã có ảnh hưởng lâu dài lên sự cai trị của Pháp ở Tây Ban Nha và hình ảnh của Pháp nói chung ở châu Âu.

Sau cuộc chiến tranh giành độc lập (1814) Fernando VII quay trở lại ngôi vua, nhưng sau một cuộc cách mạng của quân đội tự do, Đại tá Riego làm nhà vua phải thề là tôn trọng hiến pháp. Điều này bắt đầu một giai đoạn mà nhà nước tự do và nhà nước bảo thủ thay phiên lẫn nhau, và điều này chấm dứt với sự lên ngôi của nữ hoàng Isabel II (1830-1904).

Madrid thế kỉ thứ 20[sửa]

Isabel II không thể làm dịu đi sự căng thẳng về mặt chính trị làm dẫn tới một cuộc cách mạng khác, Đệ nhất Cộng hòa Tây Ban Nha, và sự trở lại của hoàng gia, cuối cùng dẫn tới Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha Nội chiến Tây Ban Nha. Trong suốt cuộc chiến tranh này (1936-1939) Madrid là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất với các con đường trở thành những bãi chiến trường. Madrid là điểm cố thủ của những người Cộng hòa từ tháng 7 năm 1936. Các vùng ngoại ô phía tây là nơi những trận chiến khốc liệt xảy ra vào tháng 11 năm 1936, khi lực lượng Quốc gia cố gắng chiếm thành phố. Sau đó, thành phố bị bao vây gần ba năm, cho đến khi nó đầu hàng vào tháng 3 năm 1939. Chính trong Nội chiến mà Madrid trở thành thành phố đầu tiên bị bỏ bom bởi máy bay cố ý nhắm vào thường dân. (Xem Bao vây Madrid (1936-39).)

Trong suốt chế độ độc tài của Francisco Franco, đặc biệt là sau thập niên 1960, miền nam Madrid trở nên công nghiệp hóa cao và có nhiều cuộc di dân lớn từ các vùng nông thôn vào thành thị. Phía ngoại vi đông nam Madrid trở thành một khu nhà ổ chuột lớn, trở thành nền tảng cho các hoạt động văn hóa và chính trị.

Sau cái chết của Franco, các đảng phái dân chủ nổi lên (gồm cả những đảng cánh tả và những người theo lý tưởng cộng hòa) chấp nhận mong ước của Franco là được Juan Carlos I kế vị - để bảo đảm ổn định chính trị và dân chủ - dẫn tới việc Tây Ban Nha ngày nay như là một nước quân chủ lập hiến.

Phù hợp với sự phồn vinh đạt được trong thập niên 1980, thủ đô của Tây Ban Nha đã củng cố vị trí trong vai trò là một trung tâm dẫn đầu về kinh tế, văn hóa, công nghiệp, giáo dục và khoa học kỹ thuật trên bán đảo Iberia.

Thế kỉ 21[sửa]

Vào 11 tháng 3 năm 2004, Madrid bị đánh bom khi quân khủng bố đặt một loạt bom trên nhiều chuyến tàu trong giờ cao điểm, ba ngày trước cuộc bầu cử 14 tháng 3 năm 2004. Đây là cuộc thảm sát lớn nhất ở Tây Ban Nha kể từ nội chiến chấm dứt vào năm 1939.

Ban đầu, những người khủng bố Basque thuộc ETA đã bị đảng cầm quyền lúc đó là Partido Popular, cũng như các đảng phái chính trị khác ở Tây Ban Nha buộc tội, nhưng sau đó thủ phạm được cho là những kẻ khủng bố Hồi giáo.

Madrid cũng mong muốn trở thành một thành phố Thế vận hội, và trở thành ứng cử viên cho thế vận năm 2012, nhưng điều này đã thuộc về Luân Đôn sau khi Madrid bị loại ở vòng bỏ phiếu thứ ba. Tuy nhiên, thị trưởng thành phố đã nói rằng giấc mơ Thế vận hội của Madrid chưa kết thúc ở Singapore, vì thành phố sẽ ứng cử như là thành phố chủ nhà cho Thế vận hội năm 2016.[17].

Khí hậu[sửa]

Madrid chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải (phân loại khí hậu Köppen)[18][19] với mùa đông lạnh tuỳ theo cao độ (650m trên mực nước biển tại Alicante), bao gồm những đợt tuyết rơi lác đác và nhiệt độ thấp nhất thường dưới 0 độ. Mùa hè khí hậu thường nóng với nhiệt độ luôn vượt quá vào tháng 7 và tháng 8, tuy ít khi nào vượt quá ngưỡng . Do cao độ và khí hậu khô của Madrid, sự chênh nhiệt nhiệt độ vào ban ngày đặc biệt hệ trọng vào mùa hè. Giáng thuỷ tập trung vào mùa thu và mùa xuân, chủ yếu thưa thớt vào hè, diễn ra dưới hình thức một hoặc hai cơn mưa rào hoặc mưa giông trong vòng một tháng.

Nguồn nước[sửa]

Khoảng 75% lượng nước cung cấp cho Madrid lấy từ các đập và bể chứa nước xây trên sông Lozoya, trong đó có đập El Atazar.

Quận[sửa]

Madrid được phân chia hành chính ra thành 21 quận, sau đó phân nhỏ ra tổng cộng 128 phường (barrios).

Các quận của Madrid. Các con số tương ứng với danh sách bên trái.
  1. Centro: Palacio, Embajadores, Cortes, Justicia, Universidad, Sol.
  2. Arganzuela: Imperial, Acacias, La Chopera, Legazpi, Delicias, Palos de Moguer, Atocha.
  3. Retiro: Pacífico, Adelfas, Estrella, Ibiza, Jerónimos, Niño Jesús.
  4. Salamanca: Recoletos, Goya, Parque de las Avenidas, Fuente del Berro, Guindalera, Lista, Castellana.
  5. Chamartín: El Viso, Prosperidad, Ciudad Jardín, Hispanoamérica, Nueva España, Castilla.
  6. Tetuán: Bellas Vistas, Cuatro Caminos, Castillejos, Almenara, Valdeacederas, Berruguete.
  7. Chamberí: Gaztambide, Arapiles, Trafalgar, Almagro, Vallehermoso, Ríos Rosas.
  8. Fuencarral-El Pardo: El Pardo, Fuentelarreina, Peñagrande, Barrio del Pilar, La Paz, Valverde, Mirasierra, El Goloso.
  9. Moncloa-Aravaca: Casa de Campo, Argüelles, Ciudad Universitaria, Valdezarza, Valdemarín, El Plantío, Aravaca.
  10. Latina: Los Cármenes, Puerta del Ángel, Lucero, Aluche, Las Águilas, Campamento, Cuatro Vientos.
  11. Carabanchel: Comillas, Opañel, San Isidro, Vista Alegre, Puerta Bonita, Buenavista, Abrantes.
  12. Usera: Orcasitas, Orcasur, San Fermín, Almendrales, Moscardó, Zofío, Pradolongo.
  13. Puente de Vallecas: Entrevías, San Diego, Palomeras Bajas, Palomeras Sureste, Portazgo, Numancia.
  14. Moratalaz: Pavones, Horcajo, Marroquina, Media Legua, Fontarrón, Vinateros.
  15. Ciudad Lineal: Ventas, Pueblo Nuevo, Quintana, La Concepción, San Pascual, San Juan Bautista, Colina, Atalaya, Costillares.
  16. Hortaleza: Palomas, Valdefuentes, Canillas, Pinar del Rey, Apóstol Santiago, Piovera.
  17. Villaverde: San Andrés, San Cristóbal, Butarque, Los Rosales, Los Ángeles.
  18. Villa de Vallecas: Casco Histórico de Vallecas, Santa Eugenia.
  19. Vicálvaro: Casco Histórico de Vicálvaro, Ambroz.
  20. San Blas: Simancas, Hellín, Amposta, Arcos, Rosas, Rejas, Canillejas, Salvador.
  21. Barajas: Alameda de Osuna, Aeropuerto, Casco Histórico de Barajas, Timón, Corralejos.

Vùng đô thị[sửa]

Vùng đô thị Madrid gồm thành phố Madrid và 40 đô thị tự trị xung quanh, với dân số vào khoảng hơn 6,271 triệu người,[6][20][21]

Như các vùng đô thị khác với quy mô tương tự, Madrid phân biệt hai khu vực đô thị hoá:

Những vùng ngoại ô rộng lớn nhất nằm về phía Nam, chủ yếu phân bố dọc theo các tuyến đường chính dẫn ra ngoài Madrid.

Tiểu vùng đô thị[sửa]

Một dự án mới định ra những tiểu vùng đô thị bên trong vùng đô thị Madrid:

Tập tin:AUDES5.png
Các tiểu vùng đô thị Madrid
Tiểu vùng đô thị
Khu vực
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ
(người/km²)
Madrid – Majadahonda 996,1 3.580.828 3.595,0
Móstoles Alcorcón 315,1 430.349 1.365,6
Fuenlabrada Leganés Getafe Parla Pinto Valdemoro 931,7 822.806 883,1
Alcobendas 266.4 205,905 772.9
Arganda del Rey Rivas-Vaciamadrid 343,6 115.344 335,7
Alcalá de Henares Torrejón de Ardoz 514,6 360.380 700,3
Colmenar Viejo Tres Cantos 419,1 104.650 249,7
Collado Villalba 823,1 222.769 270,6
Vùng đô thị Madrid 4.609,7 5.843.031 1.267,6

Kiến trúc[sửa]

Mặc dù vị trí của Madrid đã được chiếm giữ làm nơi sinh sống từ thời tiền sử, những dữ liệu lịch sử đầu tiên có liên quan đến thành phố ghi nhận lại khoảng thời gian vào giữa thế kỷ thứ 9, khi Mohammad I ra lệnh xây dựng một cung điện nhỏ (ngày nay vị trí này là Cung điện Real). Xung quanh cung điện này người ta xây lên một thành luỹ nhỏ (al-Mudaina). Cung điện nhìn thẳng hướng về sông Maanazanares, nơi các nhà Hồi giáo gọi tên là Mayrit, có nghĩa là nguồn nước (sau này đổi thành Magerit, và cuối cùng là Madrid). Năm 1085, thành trì bị Alfonso VI chinh phục trong quá trình bành trướng về phía Toledo.

Môi trường[sửa]

Madrid là thành phố châu Âu có lượng cây và bề mặt được cây xanh bao phủ lớn nhất tính trên đầu người; có lượng cây trồng theo hàng nhiều thứ hai trên thế giới, với con số lên đến 248.000, chỉ sau Tokyo. Cư dân Madrid có thể đến được khu vực cây xanh chỉ trong vòng 15 phút đi bộ. Từ năm 1997, các khu vực cây xanh đã tăng lên 16%. Ngày nay, 8,2% diện tích đất bề mặt Madrid được phủ xanh, điều này có nghĩa là có 16 m2 xanh tính theo mỗi đầu người, vượt xa con số 10 m2 mỗi đầu người mà tổ Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.

Tập tin:Jardines del Buen Retiro (Madrid) 01.jpg
Cây xanh ở Công viên Retiro.

Công viên Buen Retiro (Parque del Retiro), trước đây là nơi xây dựng cung điện cho vua Felipe IV, là công viên nổi tiếng nhất tại Madrid và cũng là công viên rộng nhất tại trung tâm Madrid. Công viên có diện tích hơn 1,4 km2 (350 héc ta) và nằm rất gần với tượng đài Puerta de Alcalá, cách Bảo tàng Prado không xa. Đây là một công viên rất đẹp, với nhiều tượng đài và tác phẩm điêu khắc, bộ sưu tập,... nằm khắp nơi cùng một hồ nước thanh bình; là nơi diễn ra nhiều sự kiện và là một trong những điểm thu hút hàng đầu tại Madrid. Toàn bộ công viên được bao bọc bởi thành phố Madrid ngày nay. Hồ ở giữa công viên từng là nơi tổ chức những cuộc diễn trận hải quân để giải trí cho hoàng gia, thời nay, thú tiêu khiển bằng thuyền thanh bình hơn rất được ưa chuộng. Lâu đài Pha lê (Palacio de Cristal) được xây dựng lấy cảm hứng từ lâu đài pha lê Luân Đôn, nằm ở cuối phía đông nam của công viên.

Trong công viên Retiro là Rừng Tưởng niệm (Bosque de los Ausentes),một tượng đài tưởng nhớ 191 nạn nhân của cuộc tấn công Madrid ngày 11 tháng 3 năm 2004.

Nhà ga Atocha không chỉ là nhà ga trung tâm đầu tiên của thành phố mà còn là nơi có khu vườn trong nhà đặc biệt phủ 4.000 m2 thực vật nhiệt đới. Nhà ga Atocha đã trở thành một điểm đến bởi khu nhà kính dành cho những người yêu cây cỏ, với hơn 500 loài thực vật và những hồ nước có rùa và cá vàng nuôi bên trong, cùng những cửa tiệm và quán cà phê. Đây là một địa điểm đẹp để viếng thăm vào một ngày lạnh hay ẩm ướt với nhiệt độ luôn ổn định ở mức 24 độ C, hoặc thậm chí để ghé thăm vào những ngày hè nóng bức để xua tan nhiệt lượng.

Casa de Campo là vùng cây xanh đô thị khổng lồ nằm ở phía tây thành phố, đóng vai trò là lá phổi xanh chính của Madrid, với diện tích lớn nhất ở Tây Ban Nha, bao phủ diện tích tổng cộng 1.700 héc ta (6,6 dặm vuông). Đây là nơi có Sở thú Madrid, trong đó có khu công viên thuỷ cung. Madrid còn có một công viên giải trí mang tên Parque de Atracciones de Madrid, cùng một hồ bơi thành phố ở ngoài trời, ở đây những người đến xem có thể tận hưởng tầm nhìn bao quát từ trên cao của toàn công viên và thành phố từ trên buồng cáp treo từ phía bên trên những cành cây cao nhất. Thực vật tại Casa de Campo có những đặc trưng vô cùng quan trọng, hình thành 3 hệ sinh thái khác nhau: sồi, thông và nhóm cây bụi ven sông. Sồi là loài cây chiếm thành phần chủ yếu trong khu vực, mặc dù nhiều cây sồi trong số này có hơn 100 năm tuổi và đạt đến độ cao khổng lồ, chúng cũng có ở dạng cây nhỏ và cây bụi. Hệ sinh thái rừng thông có một lượng lớn cây đã thích nghi hoàn hảo với ánh sáng và điều kiện khô trong công viên. Ngoài ra, nấm thường sinh sôi sau những cơn mưa đầu mùa thu. Sau cùng, nhóm cây bụi ven sông, còn gọi là những khu rừng nhỏ ven sông, được tạo thành từ những loài cây đa dạng, chủ yếu là những loài rụng lá mọc ở những vùng ẩm ướt. Điển hình như dương, liễu và cây tổng quán sủi. Đối với những loài động vật liên quan, không gian xanh là nơi sinh sống của khoảng 133 loài động vật có xương sống.

Kinh tế[sửa]

Từ thời Trung cổ đến thế kỷ 20[sửa]

1992 đến 2008[sửa]

Madrid là trung tâm chính về kinh doanh và thương mại quốc tế. Đây là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu và tại Tây Ban Nha.

Madrid đã trở thành thành phố giàu thứ 23 trên thế giới và giàu có thứ 3 tại châu Âu về GDP; sản lượng kinh tế trong năm 2005 là 201,5 triệu USD, xếp sau Paris (460 triệu USD) và Luân Đôn ($452 triệu USD), vượt qua Moskva Barcelona.[22] Về GDP bình quân đầu người, Madrid, đặc biệt là vùng Madrid là nơi giàu có nhất tại Tây Ban Nha và là một trong những nơi giàu có nhất châu Âu. Với con số là 34.572 euro (48.313 USD), chênh lệch 133,9% so với mức trung bình tại châu Âu là 25,800€, Madrid đứng đầu trong tất cả 8 vùng Tây Ban Nha khác.[23] Sức mua của Madrid tương đương 97,8% của New York.

Madrid là một trong những trung tâm dứng đầu thế giới về tài chính, nằm trong nhóm 5 Trung tâm Thương mại hàng đầu ở châu Âu. Madrid còn là thành phố then chốt ở châu Âu, vươn lên từ thứ hạng 16 năm 2007 sang thứ 11 trên toàn cầu, từ thứ hạng 6 lên thứ 5 tại châu Âu. GDP, tỷ giá hối đoái và thị trường trái phiếu mạnh ổn định cùng với tiêu chuẩn đời sống cao của Madrid, tất cả góp phần đưa thành phố này đứng vào hàng ngũ những thành phố nổi bật nhất châu Âu:: Luân Đôn, Paris, Frankfurt Amsterdam.[24]

Madrid là một trong những thành phố thuộc bán đảo Iberi có sức thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và người tìm việc làm. Mức lương cơ bản tại Madrid trong năm 2007 là 2540 euro, cao hơn hẳn so với mức trung bình ở Tây Ban Nha là 2085 euro.[25] Về mạng lưới kinh doanh, Madrid cũng đứng đầu tại Tây Ban Nha, đứng thứ 28 trên thế giới với tỉ lệ 78.6%.[26]

Dân số[sửa]

Năm Đô thị tự trị Cộng đồng  %
1897 542.739 730.807 74,27
1900 575.675 773.011 74,47
1910 614.322 831.254 73,90
1920 823.711 1.048.908 78,53
1930 1.041.767 1.290.445 80,73
1940 1.322.835 1.574.134 84,04
1950 1.553.338 1.823.418 85,19
1960 2.177.123 2.510.217 86,73
1970 3.120.941 3.761.348 82,97
1981 3.158.818 4.686.895 67,40
1991 3.010.492 4.647.555 64,78
2001 2.938.723 5.423.384 54,19
2005 3.155.359 5.964.143 52,90
2006 3.128.600 6.008.183 52,07
2007 3.132.463 6.081.689 51,51
2008 3.213.271 6.271.638 51,23
2009 3.255.944 6.386.932 50,98
2010 3.273.049 6.458.684 50,68
Nguồn: INE

Dân số Madrid tăng từ khi thành phố trở thành thủ đô quốc gia vào giữa thế kỷ 16 và cố định vào khoảng 3 triệu dân từ những năm 1970.

Từ khoảng năm 1970 đến giữa những năm 1990, dân số thành phố giảm. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến những thành phố châu Âu khác, vốn xảy ra một phần là do sự tăng trưởng của những vùng ngoại ô vệ tinh với mức phí tổn như các khu buôn bán kinh doanh trong thành phố. Một lý do khác có thể là sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế của châu Âu.

Sự tăng vọt dân số đẩy mạnh vào cuối những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ 21 do quá trình di cư quốc tế, có nguồn gốc từ làn sóng tăng trưởng kinh tế ở Tây Ban Nha. Theo số liệu thống kê, dân số thành phố tăng 271.856 người từ năm 2001 đến năm 2005.

Với vai trò là thành phố thủ đô của Tây Ban Nha, thành phố do đó thu hút nhiều di dân từ khắp nơi trên thế giới. Khoảng 83,3$ cư dân là người Tây Ban Nha, những người khác có nhiều nguồn gốc khác, bao gồm di dân từ Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Tây Phi, tổng cộng chiếm khoảng 16,2% dân số Madrid vào năm 2007..[27]

10 nhóm di dân lớn nhất bao gồm: Ecuador: 104.184, România: 52.875, Bolivia: 44.044, Colombian: 35.971, Peru: 35.083, Trung Quốc: 34.666, Maroc: 32.498, Cộng hoà Dominica: 19.602, Brasil: 14.583 và Paraguay: 14.308. Ngoài ra cũng có các cộng đồng lớn khác của người Philippines, Guinea Xích Đạo, Bulgaria, Ấn Độ, Ý, Argentina, Senegal Ba Lan.[27]

Các quận có nhiều di dân nhất là Usera (28,37%), Centro (26,87%), Carabanchel (22,72%) và Tetuán (21,54%). Các quận có ít di dân nhất là Fuencarral-El Pardo (9,27%), Retiro (9,64%) và Chamartin (11,74%).

Văn hoá[sửa]

Đấu bò[sửa]

Madrid là nơi có trường đấu bò lớn nhất Tây Ban Nha, Las Ventas, thành lập vào năm 1929. Las Ventas được nhiều người xem là trung tâm thế giới của những trận đấu bò tót với sức chứa gần 25.000 chỗ ngồi. Mùa đấu bò ở Madrid bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 10. Những trận đấu bò được tổ chức mỗi ngày trong các lễ hội của San Isidro (vị thánh bảo trợ của Madrid) từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, và mỗi chủ nhật cùng ngày nghỉ lễ diễn ra phần còn lại của mùa đấu. Las Ventas được xây dựng theo phong cách Tân mudéjar. Nơi đây cũng tổ chức các buổi hòa nhạc và các sự kiện khác ngoài của khoảng thời gian của mùa đấu bò.

Giao thông[sửa]

Madrid có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông phát triển cao, khiến thủ đô Madrid trở thành trung tâm hậu cần hàng đầu cho cả Tây Ban Nha và châu Âu. Nơi đây cũng tự hào có mạng lưới đường cao tốc, bao quanh bởi những tuyến đường vành đai và đường xuyên tâm, là trục xương sống cho mạng đường sắt Tây Ban Nha, qua đó cung cấp kết nối hiệu quả với không chỉ những khu vực khác của toàn vùng, mà còn kết nối với nơi khác trên quốc gia Tây Ban Nha và châu Âu lại với nhau. Madrid cùng Tokyo Paris là 3 trung tâm đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Madrid cũng là nơi có sân bay Barajas Madrid, sân bay hàng đầu của Tây Ban Nha đồng thời cũng là một trong những sân bay lớn nhất trên toàn thế giới.

Đường không[sửa]

Tập tin:M-T4.jpg
Sân bay Barajas Madrid (nhà ga T4)

Sân bay Barajas tại Madrid là trung tâm của hãng hàng không Iberia Airlines. Do đó sân bay đóng vai trò là cửa ngõ chính đến bán đảo Iberia từ châu Âu, châu Mỹ và những nơi khác trên thế giới. Số hành khách hiện nay lên khoảng 49,8 triệu lượt mỗi năm, điều này đã khiến cho sân bay Barajas trở thành sân bay lớn nhất và đông đúc nhất của đất nước. Trong năm 2009, đây là sân bay tấp nập thứ 11 trên thế giới,[28] ngoài ra còn là sân bay tấp tập thứ 4 tại châu Âu. Do gia tăng hàng năm khoảng 10%, nơi đây đã tiến hành xây dựng một nhà ga thứ tư. Nó đã làm giảm đáng kể sự trì hoãn và gia tăng gấp đôi khả năng vận chuyển của sân bay đến hơn 70 triệu hành khách mỗi năm. Hai đường băng bổ sung cũng được xây dựng và làm cho Barajas trở thành một sân bay 4 đường băng vận hành hoàn toàn.

Sân bay Barajas nằm trong địa giới thành phố của Madrid, chỉ cách 9 km (5,6 dặm) từ quận tài chính của thành phố và cách 13 km (8,1 dặm) về phía đông bắc của Puerta del Sol, trung tâm lịch sử của Madrid. Tên gọi của sân bay bắt nguồn từ quận gần kề của Barajas, nơi có nhà ga xe điện ngầm trên cùng tuyến đường sắt phục vụ cho sân bay.

Đại biểu Hội đồng Giao thông của Cộng đồng Madrid, Manuel Lamela, tuyên bố vào 2007 rằng sẽ có hai sân bay mới phục vụ cho thành phố, hai sân bay này dự kiế nsẽ vận hành hoàn toàn vào năm 2016. Sân bay đầu tiên nằm tại Campo Real, chủ yếu dùng cho những chuyến bay vận chuyển hàng hoá và là nơi phục vụ những chuyến bay giá rẻ. Sân bay thứ hai dự kiến được xây dựng giữa hai đô thị tự trị El Álamo Navalcarnero, chỉ tiếp quản những tuyến đường vận hành tại sân bay Cuatro Vientos.

Đô thị song đôi và thành phố kết nghĩa[sửa]

Danh sách đô thị song đôi, thành phố kết nghĩa và thành phố đối tác:[29]

Tập tin:Madrid noche.jpg
Madrid về đêm
Tập tin:Bancoporlatarde.jpg
Ngân hàng Tây Ban Nha (phía trước) và Palacio de Comunicaciones (phía sau) tại trung tâm Madrid


Công trình kiến trúc lịch sử khác[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. INE.es Instituto Nacional de Estadística (National Statistics Institute)
  2. Eurostat
  3. “World Urban Areas: Population & Density” định dạng (PDF). Demographia. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  4. Eurostat, UrbanAudit.org, accessed on ngày 12 tháng 3 năm 2009. Data for 2004.
  5. Thomas Brinkoff, Principal Agglomerations of the World, accessed on ngày 12 tháng 3 năm 2009. Data for ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  6. 6,0 6,1 United Nations Department of Economic and Social Affairs, World Urbanization Prospects (2007 revision), (United Nations, 2008), Table A.12. Data for 2007.
  7. Member of the Governing Council. Delegate for Economy, Employment and Citizen Involvement. Page 6
  8. “Global city GDP rankings 2008–2025”. Pricewaterhouse Coopers. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. Globalization and World Cities (GaWC) Study Group and Network, Loughborough University. “The World According to GaWC 2008”.
  10. “Global Power City Index 2009” định dạng (PDF). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. “Madrid is the most touristic city of Spain”. Madridiario.es (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  12. “Monocle's World's Most Liveable Cities Index 2009”. Monocle.com (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  13. “Top 20 liveable cities – 10 Madrid”. Monocle.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  14. Greenest cities in Europe. City Mayors (2010-03-03). Truy cập 2010-12-16.
  15. “Madrid”, Indiana.edu, ngày 10 tháng 7 năm 2006.
  16. “Madrid: Overview, Easy expat, ngày 11 tháng 8 năm 2006.
  17. “Madrid 2016 echa a andar.”, Elpais.es, 11 tháng 8, 2006.
  18. “Climate in Madrid”. Meteomad. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. “Mediterranean”. Globalbioclimatics.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  20. Eurostat, UrbanAudit.org. Retrieved ngày 12 tháng 3 năm 2009. Data for 2004.
  21. Brinkoff, Thomas "Principal Agglomerations of the World". Retrieved ngày 12 tháng 3 năm 2009. Data for ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  22. “City Mayors reviews the richest cities in the world in 2005”. Citymayors.com (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  23. Colpisa. “Ocho regiones españolas superan ya el PIB medio de la Unión Europea. La Verdad”. Laverdad.es. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  24. “The world's best financial cities”. City Mayors.
  25. “El salario medio bruto se acerca a 2.000 euros en el segundo trimestre del año”. elmundo.es (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  26. “World's richest cities in 2008”. City Mayors. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  27. 27,0 27,1 “Foreign Population in the city of madrid. A study by the Dirección General de Estadística of the municipality of Madrid” định dạng (PDF). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  28. “ACI Passenger Traffic Data – 2009”. Airports.org (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  29. Madrid city council webpage “Mapa Mundi de las ciudades hermanadas”. Ayuntamiento de Madrid.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.