Miguel de Cervantes

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Miguel de Cervantes y Saavedra ( /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|s]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ər]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|v]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ɒ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|t]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|z]]/ hoặc /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|s]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ər]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|v]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|æ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|t]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|z]]/;[1] (29 tháng 9 năm 1547 – 23 tháng 4 năm 1616)[2] tiểu thuyết gia, nhà thơ nhà soạn kịch người Tây Ban Nha.

Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập Don Quixote de la Mancha, được coi như tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu[3], một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học phương Tây, và là tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha từng được viết.[4] Ảnh hưởng của ông đối với ngôn ngữ Tây Ban Nha lớn đến mức ngôn ngữ này thường được gọi là la Lengua de Cervantes ("ngôn ngữ của Cervantes").[5] Ông được mệnh danh là El Príncipe de los Ingenios ("Hoàng tử của trí tuệ").[6]

Năm 1569 Cervantes chuyển đến Rome, nơi ông làm việc như trợ lý cho một hồng y. Sau đó ông đăng lính trong quân binh đoàn Tây Ban Nha và tiếp tục cuộc sống quân ngũ của mình cho đến 1575, khi ông bị cướp biển của Algeria bắt giữ. Sau năm năm bị giam, ông đã được tha sau khi cha mẹ ông và các Trinitarians (một dòng tu Công giáo) trả một khoản tiền chuộc, và sau đó ông trở về sống với gia đình ở Madrid.

Năm 1585, Cervantes xuất bản một cuốn tiểu thuyết mục vụ tên là La Galatea. Ông làm việc như một đại lý mua hàng cho Armada Tây Ban Nha, và sau đó với vị trí thu thuế. Trong năm 1597 vì sự khác biệt trong các tài khoản trong ba năm trước đó, ông đã phải đi tù tại Crown of Seville. Trong năm 1605, ông ở Valladolid. Phần đầu cuốn truyện Đôn Kihôtê của ông đã tạo ra thành công tức thời sau khi xuất bản tại Madrid, đã báo hiệu sự trở lại của ông với thế giới văn chương. Năm 1607, ông định cư tại Madrid, nơi ông sống và làm việc cho đến khi qua đời. Trong chín năm cuối cùng của cuộc đời mình, Cervantes đã củng cố danh tiếng của mình như là một nhà văn; ông xuất bản Novelas ejemplares (Tiểu thuyết kiểu mẫu) năm 1613, Hành trình đến Parnassus (Viaje al Parnaso) năm 1614, và năm 1615, Ocho comedias y entremeses Ocho và phần thứ hai của Đôn Kihôtê.

Tiểu sử[sửa]

Tuổi thơ[sửa]

Tập tin:Alcala de henares plaza cervantes.JPG
Nhà thờ Santa María la Mayor (cảnh nền), nơi Cervantes đã được rửa tội tại Alcalá de Henares. Quảng trường phía trước của nhà thờ bây giờ được gọi là Plaza Cervantes

Người ta cho rằng Cervantes đã được sinh ra tại Alcalá de Henares, một thành phố Castilian khoảng 35 km (22 dặm) về phía đông bắc từ Madrid, có thể là vào ngày 29 tháng 9 (ngày lễ Thánh Micae) năm 1547. Ngày sinh của ông có thể đã được xác định từ sổ đăng ký nhà thờ, do truyền thống đặt tên một đứa trẻ theo tên Thánh của ngày sinh. Ông được rửa tội tại Alcalá de Henares vào ngày 9 tháng 10 năm 1547[7] tại nhà thờ giáo xứ Santa María la Mayor. Sổ đăng ký rửa tội ghi lại như sau:

Cervantes lúc sinh không có tên Cervantes Saavedra. Ông đặt tên "Saavedra" khi đã trưởng thành. Theo quy ước đặt tên Tây Ban Nha họ thứ hai của ông là của người mẹ, Cortinas.

Cervantes sinh ra tại một gia đình quý tộc sa sút ở Tây Ban Nha. Cha ông là một bác sĩ ngoại khoa bất đắc chí, từng phải ra toà vì thiếu nợ. Do kinh tế gia đình vất vả, ông chỉ học đến Trung học, tuy nhiên, ông rất chăm chỉ đọc sách.

Hơn 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ. Đây là cơ hội lớn cho ông đọc sách của chủ và học tập.

Năm 1571, hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào khu vực Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Cộng hoà Venise tổ chức hạm đội liên hợp chống lại. Hạm đội Liên minh thần thánh cuối cùng cũng đánh tan quân Thổ trong trận Lepanto, Cervantes tham gia trận này, được mô tả như một "hiệp sĩ gầy gò và khờ dại".

Năm tháng tù đày[sửa]

Sau khi tham gia nhiều trận đánh lớn trên biển Địa Trung Hải với tư cách là lính Tây Ban Nha, ông bị cướp biển Bắc Phi bắt giữ khi trên đường trở về Tây Ban Nha. Chúng đòi tiền chuộc quá lớn, gia đình ông không kịp chuẩn bị và triều đình thì không hề quan tâm. Ông bị giam 10 năm ở Algie, tiếp xúc với văn hóa Hồi giáo (sau trở thành tư liệu quan trọng cho sáng tác của ông). Đến năm 1580, khoản tiền chuộc giảm xuống một phần vì bọn cướp phục lòng dũng cảm của ông, một phần vì chúng nhận ra không thể lợi dụng ông để lấy tiền từ triều đình Tây Ban Nha. Hai chị gái của ông đã phải gia nhập vào nhà thờ để nhận một số tiền đem chuộc ông.

Cái chết[sửa]

Ông mất tại Madrid ngày 23 tháng 4 năm 1616 trong lịch Gregory, cùng ngày Shakespeare mất trong lịch Julian. Đáng kể là bách khoa toàn thư Encyclopedia Hispanica cho rằng ngày mất của Cervantes theo truyền thống – 23 tháng 4 – là ngày đề trên mộ. Theo truyền thống ở Tây Ban Nha trong hồi đó, ngày trên mộ là ngày chôn, chứ không phải là ngày mất. Nếu Encyclopedia Hispanica đúng thì Cervantes chắc qua đời ngày 22 tháng 4 và được chôn ngày 23 tháng 4. Dù sao, Cervantes và Shakespeare thực sự không mất cùng ngày, tại vì hai nước Anh và Tây Ban Nha đang sử dụng lịch khác trong thời kỳ đó.

Tham khảo[sửa]

  1. "Cervantes". Random House Webster's Unabridged Dictionary.
  2. Canavaggio, Jean (2011). “Miguel de Cervantes Saavedra – Autor Biografía” (bằng Spanish). bib.cervantesvirtual.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. “Harold Bloom on Don Quixote, the first modern novel”, The Guardian, ngày 12 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.
  4. “Don Quixote gets authors' votes”, BBC News, ngày 7 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2010.
  5. (in Spanish) (PDF) La lengua de Cervantes. Ministerio de la Presidencia de España. http://www.cepc.es/rap/Publicaciones/Revistas/2/REP_031-032_288.pdf. Retrieved ngày 14 tháng 9 năm 2008. 
  6. “La Epístola a Mateo Vázquez: historia de una polémica literaria en torno a Cervantes”. Centro de Estudios Cervantinos. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Đọc thêm[sửa]

  • Cervantes in Algiers. A Captive's Tale, Maria Antonia Garcés, Vanderbilt University Press, 2002
  • Cervantes's Don Quixote (Modern Critical Interpretations), ed. Harold Bloom, 2001
  • Miguel de Cervantes (Modern Critical Views), ed. Harold Bloom, 2005
  • Cervantes' Don Quixote: a casebook, ed. Roberto González Echevarría, 2005
  • Le Barbaresque, Olivier Weber, Flammarion, 2011.
  • The Cambridge companion to Cervantes, ed. Anthony J Cascardi, 2002
  • Critical essays on Cervantes / ed. Ruth S. El Saffar, 1986
  • Cervantes; a collection of critical essays, ed. Lowry Nelson, 1969
  • Cinco personajes fugaces en el camino de Don Quijote, Giannina Braschi; Cuadernos hispanoamericanos, ISSN 0011-250X, Nº 328, 1977, pp. 101–115.

Liên kết ngoài[sửa]


Liên kết đến đây